Đề tài Thực tập tại Bộ kế hoạch Đầu tư

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Mỗi bộ, ngành , lĩnh vực ở trung ương đều hình thành một Vụ hoặc một ban nghiên cứu về kế hoạch và đầu tư. Ở các Tổng công ty và các công ty đều có ban kế hoạch và các phòng kế hoạch. Ở mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ưng đều có sở kế hoạch và đầu tư. Bên cạnh đó, mạng lưới nghiên cứu về kinh tế phát triển, về chiến lược kinh tế- xã hội, về kế hoạch, quy hoạch…đã hình thành rộng khắp trong các viện nghiên cứu quốc gia, trong các trường đại học và các Hội nghề nghiệp…Như vậy , hệ thống các cơ quan nghiên cứu về kinh tế-kế hoạch và đầu tư đã phát triển rộng khắp, tập hợp hàng trục nghìn cán bộ nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực, trong mọi vùng và mọi cấp

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Bộ kế hoạch Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Tìm hiểu về Bộ kế hoạch Đầu tư, Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. I. Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.Giới thiệu chung về Bộ. Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Mỗi bộ, ngành , lĩnh vực ở trung ương đều hình thành một Vụ hoặc một ban nghiên cứu về kế hoạch và đầu tư. Ở các Tổng công ty và các công ty đều có ban kế hoạch và các phòng kế hoạch. Ở mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ưng đều có sở kế hoạch và đầu tư. Bên cạnh đó, mạng lưới nghiên cứu về kinh tế phát triển, về chiến lược kinh tế- xã hội, về kế hoạch, quy hoạch…đã hình thành rộng khắp trong các viện nghiên cứu quốc gia, trong các trường đại học và các Hội nghề nghiệp…Như vậy , hệ thống các cơ quan nghiên cứu về kinh tế-kế hoạch và đầu tư đã phát triển rộng khắp, tập hợp hàng trục nghìn cán bộ nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực, trong mọi vùng và mọi cấp 2. Tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư. 2.1 Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ 3. Vụ Tài chính, tiền tệ 4. Vụ Kinh tế công nghiệp 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp 6. Vụ Thương mại và dịch vụ 7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị 8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư 10. Vụ Quản lý đấu thầu. 11. Vụ Kinh tế đối ngoại 12. Vụ Quốc phòng - An ninh 13. Vụ Pháp chế 14. Vụ Tổ chức cán bộ 15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường 16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội; 17. Cục Đầu tư nước ngoài; 18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 19. Thanh tra. 20. Văn phòng. Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2.2 Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 1. Viện Chiến lược phát triển; 2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; 3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia. 4. Trung tâm Tin học. 5. Báo Đầu tư. 6. Tạp chí Kinh tế và dự báo. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây : 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định. 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 5. Về quy hoạch, kế hoạch : a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao. b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt. c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ. d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. 6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước : a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia. c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. đ) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư. e) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 7. Về quản lý ODA : a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ. d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; 8. Về quản lý đấu thầu : Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính Phủ phê duyệt. 9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất : a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước; b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch. 10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh : a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ; 16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. II. Tổng quan chung về Viện chiến lược phát triển Lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển . Viện chiến lược phát triển được hình thành năm 1964 trên cơ sở tiền thân là 2 vụ của Uỷ ban kế hoạch nhà nước :Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân và Vụ kế hoạc phân vùng kinh tế .Qua nhiều giai đoạn phát triển đến năm 1994 Viện mới được chính thức mang tên Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch Đầu tư.Quá trình hình thành của Viện chiến lược phát triển cụ thể như sau. Năm 1964 Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế được thành lập theo quyết định số 47-CP ngày 9/3/1964 của Hội đồng Chính Phủ. Năm 1974 Viện phân vùng và quy hoạch thành lập theo nghị định số 49-CP ngày 25/3/1974 của Hội đồng Chính phủ. Năm 1977 thành lập Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương theo quyết định số 269-CP ngày 30/9/1977. Năm 1978 theo Quyết định số 236-TTg ngày 25/4/1978 của Thủ tướng Chính phủ quyết định trong 1 thời gian cần thiết Viện phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương. Năm 1983 quyết định số 69-GĐBT ngày 9/7/1983 của Hội đồng bộ trưởng về việc sửa đổi ,bổ sung tổ chức trực thuộc Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Đến năm 1986 theo nghị định số 151-HĐBT ngày 27/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế ,giải thể Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương ,giao công tác này cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phụ trách. Đổi tên thành Viện phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành Viện phân bố lực lượng sản xuất. Năm 1988 giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và giải thể Viện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất theo quyết định 198-UB /TCCB ngày 19/8/1988. Năm 1994 thực hiện theo quyết định số 116UB/TCCB ngày 1/10/1994 đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển .Và viện có vị trí tương đương tổng cục loại 1.Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển được quy định theo Quyết định số 18 BKH/TCCB ngày 29/11/1995. Đến 2003 Viện chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định công nhận là Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia và chức năng nhiệm vụ ,tổ chức của Viện được thay đổi theo quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ . 2. Cơ cấu tổ chức của Viện 2.1. Giai đoạn từ 1995 đến năm 2003 Trong giai đoạn này chức năng,nhiệm vụ ,cơ cấu của Viện được tổ chức theo quyết định số 18BKH/TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư. Hình 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện từ 1995-2003  Các phòng ban cụ thể như: Ban tổng hợp có chức năng nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Ngoài ra ban còn tham gia nghiên cứu một số vấn đề kinh tế, khoa học công nghệ tài nguyên môi trường và bản đồ. Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô có chức năng tiến hành phân tích dự báo sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước ở tầm vĩ mô. Đồng thời ban còn có nhiệm vụ theo dõi dự báo sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Ban vùng lãnh thổ có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ trên cả nước. Ban cũng tham gia nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để hướng dẫn các ban trong viện cùng với các địa phương triển khai công tác nghiên cứu lập kế hoạch. Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ có chức năng nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại dịch vụ trên phạm vi cả nước. Ngoài ra ban còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu xây dựng và thực hiện các dự án. Ban nông nghiệp và nông thôn có chức năng nghiên cứu chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn. Ban cũng tiến hành tham gia cùng với các ngành, địa phương xây dựng và triển khai các dự án. Ban kết cấu hạ tầng và đô thị chức năng chính là nghiên cứu, tổng hợp các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển của các ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị. Bên cạnh đó ban còn nhiệm vụ tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị. Ban kinh tế thế giới chức năng là nghiên cứu tổng hợp các chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta, dự báo biến động kinh tế thế giới, khu vực và tác động đến kinh tế Việt Nam. Ban nguồn nhân lực và xã hội chức năng nghiên cứu tổng hợp các chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Ngoài ra Ban cũng có nhiệm vụ tham gia xây dựng triển khai các dự án liên quan đến giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Văn phòng viện có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo điều kiện vật chất tài chính cho Viện hoạt động, thực hiện các công tác hành chính như : văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ đào tạo…Bên cạnh đó văn phòng có trách nhiệm xử lý thông tin đầu vào đầu ra và quản lý dữ liệu chung của cả Viện. Nhìn chung giữa các phòng ban trong viện có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhiệm vụ và chức năng của cả Viện. 2.2 Giai đoạn từ 2003 đến nay. Viện chiến lược với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên cơ cấu tổ chức của Viện có những thay đổi phù hợp sự phát triển và yêu cầu nhiệm vụ từng thời kì.Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt nam có rất nhiều thay đổi đòi hỏi Viện chiến lược có 1 bộ máy cơ cấu hợp lí với sự phát triển của thời đại.Cuối năm 2003 cơ cấu và tổ chức của Viện Chiến lược được thay đổi theo quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/11/2003. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển hiện nay  Tính đến năm 2006 Viện có 7 Ban .2 trung tâm và 1 văn phòng ,chức năng cụ thể của các đơn vị là: Cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển Ban tổng hợp có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu ,dự báo kinh tế và xây dựng các báo cáo chiến lược ngắn (dài hạn), quy hoạch sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Mặt khác ban còn phối hợp với các Cục,Vụ,Viện, các cơ quan có liên quan để xây dựng kế hoạch về quy hoạch và tham mưu cho nhà nước các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước. Ban dự báo :Chức năng của ban là phân tích tổng hợp ,dự báo các biến động kinh tế khoa học ,môi trường ,các xu hướng liên kết hội nhập kinh tế thế giới nhằm phục vụ các nghiên cứu chiến lược ,quy hoạch. Đồng thời ban cũng tham gia dự báo khả năng phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam , tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch trung và dài hạn ,thực hiện các nghiên cứu về phương pháp luận ,phương pháp dự báo. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất : Đây là 1 ban lớn trong viện vì vậy chức năng của ban khá rộng.Ban có chức năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược ,quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp ,xây dựng ,nông lâm ngư nghiệp trên phạm vị cả nước và các vùng lãnh thổ .Ban tham gia nghiên cứu tư vấn ,tham mưu những vấn đề liên quan đến chiến lược quy hoạch ,quản lí nhà nước với công tác quy hoạch các ngành sản xuất trên phạm vi cả nước.Bên cạnh đó Ban tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm thuộc ngành sản xuất,thực hiện các nhiệm vụ do Viện trưởng giao. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ :Có chức năng gần giống như ban phát triển các ngành sản xuất đó là tham gia tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược ,quy hoạch phát triển ngành dịch vụ trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ.Ban là đầu mối tổng hợp tham mưu và thẩm định các vấn đề liên quan về quản lí nhà nước đối với công tác quy hoạch ,các dự án quy hoạch. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội :Ban có chức năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các chiến lược,quy hoạch phát triển con người ,nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Đồng thời ban còn nghiên cứu và đề ra các giải pháp đảm bảo thực hiện các chiến lược quy hoạch phát triển con người và các vấn đề xã hội ;tham gia vào nghiên cứu xây dựng các kế hoạch 5 năm,hàng năm về các vấn đề liên quan.Ban còn thực hiện chức năng tham mưu cho nhà nước các vấn đề liên quan đến quản lí công tác quy hoạch phát triển con người và nguồn nhân lực. Ban nghiên cứu phát triển vùng: Là 1 ban lớn trong viện có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Luận văn liên quan