Đề tài Thực tập tại công ty điện lực Hà Nội

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường, ngành điện cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác cần có sự củng cố và phát triển, tìm ra những hướng đi đúng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để ngành điện thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền công nghiệp của đất nước. Sau gần hai tháng thực tập tại công ty điện lực thành phố Hà nội với sự dạy giỗ và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn thực tập cho Em thầy Trần Văn Bình, và sự giúp đỡ của các cô các bác trong phòng Kế hoạch của công ty điện lực thành phố Hà Nội để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này . Bám sát theo nội dung của bản đề cương được giao để Em xác định được mục đích của đợt thực tập là tự mình làm quen với công việc sản xuất kinh doanh nơi thực tập đồng thời cũng là dịp để Em so sánh những kiến đã được trang bị tại trường với thực tế đang diễn ra ở doanh nghiệp .Ngoài ra còn có một mục đích rất quan trọng đó là thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án tốt nghiệp . Với mục đích như vậy, bản báo cáo thực tập này của em tập trung vào phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch về đầu tư phát triển và công tác kế hoạch giảm tổn thất ,tình hình cung cấp và sử dụng điện tại công ty diện lực thành phố Hà Nội . Kết cấu của bản báo cáo này được chia thành các phần chính như sau: 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội - Lịch sử hình thành và phát triển - Chức năng và nhiệm vụ - Cơ cấu tổ chức và quản lý. 2/ Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội - Tình hình cung cấp và sử dụng điện hiện nay tại các khu vực địa bàn quản lý của công ty điện lực Hà nội. - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật lưới điện phân phối - Nhu cầu điện của khu vực. - Tình hình tài chính và vốn đầu tư cần thiết cho các dự án quy hoạch cải tạo lưới điện khu vực Hà nội. - Tổn thất và các biện pháp giảm tổn thất điện năng. - Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết. 3/ Giải pháp và đề xuất nếu có. - Giải pháp về kỹ thuật - Giải pháp về quản lý kinh tế. - Giải pháp về quản lý tài chính. 4/ Công tác kế hoạch giảm tổn thất Cho em được phép cảm ơn khoa Kinh tế và quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội, Đặc biệt là Thầy Trần Văn Bình giáo viên hướng dẫn thực tập cho Em cùng các cô, các chú trong phòng kế hoạch công ty điện lực Hà nội, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập.

doc66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại công ty điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường, ngành điện cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác cần có sự củng cố và phát triển, tìm ra những hướng đi đúng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để ngành điện thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền công nghiệp của đất nước. Sau gần hai tháng thực tập tại công ty điện lực thành phố Hà nội với sự dạy giỗ và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn thực tập cho Em thầy Trần Văn Bình, và sự giúp đỡ của các cô các bác trong phòng Kế hoạch của công ty điện lực thành phố Hà Nội để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này . Bám sát theo nội dung của bản đề cương được giao để Em xác định được mục đích của đợt thực tập là tự mình làm quen với công việc sản xuất kinh doanh nơi thực tập đồng thời cũng là dịp để Em so sánh những kiến đã được trang bị tại trường với thực tế đang diễn ra ở doanh nghiệp .Ngoài ra còn có một mục đích rất quan trọng đó là thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án tốt nghiệp . Với mục đích như vậy, bản báo cáo thực tập này của em tập trung vào phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch về đầu tư phát triển và công tác kế hoạch giảm tổn thất ,tình hình cung cấp và sử dụng điện tại công ty diện lực thành phố Hà Nội . Kết cấu của bản báo cáo này được chia thành các phần chính như sau: 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội Lịch sử hình thành và phát triển Chức năng và nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức và quản lý. 2/ Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội Tình hình cung cấp và sử dụng điện hiện nay tại các khu vực địa bàn quản lý của công ty điện lực Hà nội. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật lưới điện phân phối Nhu cầu điện của khu vực. Tình hình tài chính và vốn đầu tư cần thiết cho các dự án quy hoạch cải tạo lưới điện khu vực Hà nội. Tổn thất và các biện pháp giảm tổn thất điện năng. Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết. 3/ Giải pháp và đề xuất nếu có. Giải pháp về kỹ thuật Giải pháp về quản lý kinh tế. Giải pháp về quản lý tài chính. 4/ Công tác kế hoạch giảm tổn thất Cho em được phép cảm ơn khoa Kinh tế và quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội, Đặc biệt là Thầy Trần Văn Bình giáo viên hướng dẫn thực tập cho Em cùng các cô, các chú trong phòng kế hoạch công ty điện lực Hà nội, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập. CHƯƠNG I QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI I - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . Công ty đIện lực thành phố Hà Nội sau gần 50 năm hình thành và phát triển đó là một chặng đương đầy khó khăn và thử thách Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có thể chia ra các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1954-1960. Tháng 10 năm 1954, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội được thành lập với tên gọi ban đầu là Nhà máy Điện Hà Nội mà nhân dân quen gọi là “Nhà đèn Bờ Hồ” bao gồm cả chức năng sản xuất và kinh doanh điện. Việc thành lập một nhà máy điện tại Hà Nội lúc bấy giờ là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu này có rất nhiều khó khăn và trở ngại bởi lẽ ngoài việc tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ, điều độ hệ thống điện, phân phối kinh doanh...việc nào cũng mới mẻ và yêu câù bức thiết. Trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh vô cùng nghèo nàn, lạc hậu. Thêm vào đó, trước khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp còn âm mưu tháo dỡ, di chuyển, làm hư hỏng máy móc thiết bị, tài liệu kinh tế kỹ thuật quan trọng, dụ dỗ, vận động công nhân viên chức di cư vào Nam, tìm cách trì hoãn việc bàn giao nhà máy. Mục đích của chúng là phá huỷ tất cả hệ thống điện để khi quân ta về tiếp quản Thủ đô sẽ không có điện. Nhưng dưới sự lãnh đạo của quân và dân ta, Thủ đô vẫn giữ nguyên được lưới điện cùng hệ thống đường dây. Trong thời kỳ này, lưới điện Hà Nội rất ít ỏi gồm 80 trạm hạ thế phân phối và một số đường trục 35Kv cấp cho các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam ...Ở Hà Nội, điện chủ yếu được cung cấp cho các ông chủ tây và một số phố trong khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bột,...Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, thiết bị nhưng đến năm 1955, nhà máy đã phục hồi xong đường dây cao thế Hà Nội -Sơn Tây, bảo đảm an toàn sản xuất, chuyển từ phương thức cấp điện chủ yếu cho sinh hoạt sang phương thức phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Sản lượng điện thương phẩm một số năm như sau : Đơn vị : kWh Thành phẩm  1939  1955  1956   ĐIửn công nghiệp  3.684.900  8.153.430  12.557.096   ĐIửn tiêu dùng  6.724.755  14.983.179  14.989.562   Tổng:  10.409.655  23.136.609  27.546.658   * Giai đoạn 1961-1994. Năm 1961, Nhà máy Điện Hà Nội được đổi thành Sở Điện lực Hà Nội trên cơ sở tách chức năng quản lý và phân phối điện ra khỏi Nhà máy Điện. Sở Điện lực Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận của Công ty Điện lực 1 và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Công ty Điện lực 1. Trong giai đoạn này, Sở Điện lực Hà Nội đã đạt nhiều thành tích phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế quốc dân. Năm 1961-1974, Sở Điện lực Hà Nội đã có điều kiện cung cấp điện cho toàn thành phố Hà Nội và một số khu vực ngoại thành, phục vụ cho nhu cầu sản xuất Công nghiệp, nông nghiệp của các khu vực đó. Sản lượng điện thương phẩm cao nhất thời kì này là 286,9 triệu kWh. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ UBND thành phố Hà Nội, cán bộ nhận Sở Điện lực đã đề ra nhiều phường án nhằm cấp điện cho các khu vực trọng điểm trong mọi tình hình, phục vụ kịp thời cho công tác chiến đấu và bảo vệ Thủ đô, cấp điện ổn dịnh cho các cơ quan quan trọng của đảng và chính phủ. Năm 1975-1994 sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng, cả nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Xây dựng cở vật chất cho CNXH. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Sở Điện lực Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn: mất cân đối giữa nguồn và lưới điện, máy móc thiết bị đã cũ nát, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu phương tiện thông tin liên lạc... Khắc phục khó khăn trên, cán bộ công nhân viên Sở điện lực Hà Nội đã từng bước khôi phục, đại tu các trạm 110kV để đưa vào vận hành, xây dựng thêm các đường dây 35kV, cấp thêm các trạm mới ... Công tác giảm tổn thất điện năng được thực hiện quyết liệt hơn nhằm góp phần hạ giá thành sản xuất toàn hệ thống điện. Kết quả là tỷ lệ tổn thất trước đây từ 30 - 50% sau khi cải tạo tương đối đồng bộ lưới điện hạ thế, củng cố các mặt quản lý thì tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 26,4% Năm 1981, Sở Điện lực Hà Nội được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm và đường dây 110kV được tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải, phân xưởng diezel tách ra thành nhà máy diezel, bộ phận quản lý đèn đường trở thành Xí nghiệp và trực thuộc Thành phố. Nhiệm vụ chính của sở lúc này là: quản lý vận hành lưới 35kV trở xuống, kinh doanh phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu kWh (khu vực Hà Nội : 273,4 triệu kWh), tăng 26,8 lần so với năm 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3.646,58 km đường dây cao, hạ thế Từ năm 1984, lới điện Hà Nội bắt đầu cái tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên xô cũ. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn điện nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định và chưa thoã mãn nhu cầu. Năm 1987, khu vực nội thành mới chỉ đạt bình quân 300 kWh/người/năm, ở ngoại thành chỉ một số phụ tải cần thiết mới có điện. Từ năm 1989, các tổ máy của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình lần luợt được đưa vào hoạt động, nguồn điện cho Thủ đô dần dần được bảo đảm. cũng trong những năm này được sự đồng ý của Bộ năng lượng, Công ty Điện lực I. Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cung cấp điện được ổn định và giảm tổn thất. Đến năm 94, Sở điện lực Hà nội đã khắc phục được hầu hết khó khăn và đạt được một số thành tích trong hoạt động cung ứng và bán điện như sau: Về cũng cố và phát triển lưới điện, đã tiến hành đại tu 180 hạng mục công trình với trị giá lên tới 27 tỷ đồng, trong đó có việc xây dựng trạm 110kV Giám với hai máy biến áp 40mVA- 110/20 - 6kV, khu thí nghiệm Giảng võ, lắp thêm máy biến áp thứ hai cho trạm 110kV Văn Điển và Nghĩa Đô, xây dựng đường dây 110kV Yên Phụ – Trần Hưng Đạo, triển khai xây dựng bốn đường cáp ngầm từ Giám và Yên Phụ về trung tâm Bờ hồ, hoàn thiện 80 khu hạ thế, tổng số vốn xây dựng cơ bản thực hiện trên 70 tỷ đồng. Về bán điện, đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, thu và nộp tiền điện. Cung cấp ổn định cho thủ đô 1095 triệu kWh điện với tỷ lệ tổn thất 21.19% với doanh thu gần 530 tỷ đồng, điện thương phẩm cung cấp cho thành phố tăng 63.8 lần so với năm 1954, đời sống của CBCNV cũng được cải thiện từng bước, thu nhập bình quân là 547.000 đ/ng. t * Giai đoan 1995 đến nay. Theo quy định QD91/CP của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/4/1995, Sở Điện lực được đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Nội và là một trong 5 Công ty trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Theo quyết định trên thì Công ty Điện lực Hà Nội trở thành công ty phân phối và bán điện, hoạt động theo nguyên tắc độc lập lấy thu bù chi. Như vật kể từ ngày 1/4/1995 Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới - kinh doanh điện năng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là “ Ha noi Power company” trụ sở chính đặt tại 69 Đinh tiên Hoàng - Hoàn kiếm - Hà Nội. Bước vào giai đoạn mới công ty điện lực TP Hà nội không ngừng cải tiến, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào quản lý lưới điện và kinh doanh điện như: ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác quản lý, xây dựng, đại tu mạng lưới điện và các trạm biến áp thường xuyên liên tục, ứng dụng các thành tựu mới vào quản lý nhu cầu điện một cách nhanh nhất, xây dựng các dịch vụ tiếp xúc với khách hàng. Cụ thể như là tiến hành xúc tiến các dự án: trung tâm điều hành lưới điện Hà nội , áp dụng kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng trong quản lý nhu cầu điện (DSM), tự động hoá vùng phân phối...Với những nỗ lực bằng sức mạnh nội tại của mình, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ngày càng lớn mạnh về chất, khẳng định được vai trò to lớn của Công ty đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh... của Thủ đô, ngoài nhiệm vụ to lớn là cung cấp điện an toàn, ổn định cho các sự kiện trọng đại của thủ đô, Công ty Điện lực Thành phố Hà nội luôn coi khách hàng là động lực thúc đẩy và là người bạn đồng hành của mình, phương châm phục vụ khách hàng của Công ty là “luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao dịch vụ ngày càng hoàn hảo “. Qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành đến nay,tính đến ngày 31/12/2000 công ty đã có 3301 CBCNV, trong đó có 692 người có trình độ đại học ,sau đại học,và cao đẳng, 720 công nhân có bậc thợ từ 6/7 đến 7/7,trong đó số cán bộ CNV nữ gồm 659 người ,tổng số đảng viên 438 người . Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng, tiếp thu được kiến thức mới về quản lý và vận hành các thiết bị ngày càng hiện đại. Công ty đã được tặng thưởng 23 huân chương các loại, nhiều huy chương và bằng khen, đặc biệt vào tháng 5/2000 vừa qua công ty được nhà nước tặng thưởng danh hiệu” Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Năm Chỉ tiêu  1997  1998  1999  2000   ĐIửn đầu nguồn(Kwh) Điện thương phẩm(Kwh) Tỷ lệ tổn thất (%) Doanh thu bán điện (đ) Giá bán bình quân (đ/Kwh) Số lượng khách hàng Lao động bình quân Thu nhập bình quân (đ/ người /tháng)  1.834.444.776 1.535.258.004 16,31% 887.386.226.691 661,54 281.812 2.924 1.371.090  1.993.193.972 1.689.048.768 15,26% 1.052.680.465 730,36 307.699 3.033 1.360.720  2.190.657.135 1.926.263.621 12,07% 1.482.224.698.692 773,24 322.699 3.178 1.872.200  2.549.039.019 2.271.182.404 10.9% 1.849.877.531 814,50 346.892 3.301 2.106.430   II - CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ. Từ chức năng quan trọng của công ty điện lực thành phố Hà nội là: cung cấp điện tuyệt đối đảm bảo an toàn, ổn định , đảm bảo chất lượng cho các hộ loại 1, cho các sự kiện trọng đại của cả nước và thủ đô. Quản lý tốt lưới điện, nhu cầu điện của nhân dân thủ đô và các vùng lân cận. Dự báo chính xác, đầu tư phát triển kịp thời mạng lưới cung cấp điện cho nhu cầu dùng điện ngày càng tăng, bên cạnh đó cần phải có các biện phát giảm tổn thất hiệu quả, đảm bảo doanh thu cho nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của 3301 cán bộ công nhân viên của công ty. đảm bảo cho công ty phát triển ổn định, vững mạnh trong các điều kiện mới. Công ty điện lực thành phố Hà nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau. a-Về kế hạch sản xuất kinh doanh Công ty xây dựng kế hoạch ngấn hạn , trung hạn và dàI hạn trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu ,chỉ tiêu ,các cân đối về nguồn lực của công ty phù hợp với kế hoạch của tổng công ty giao .Công ty phân bổ và lập kế hoạch toàn diện hàng năm ,trình tổng công ty duyệt ,các kê hoạch :phát triển cảI tạo nâng cấp ,đạI tu sửa chữa định ki lưới điện trong phạm vi công ty quản lí .Công ty chỉ đạo lập ,duyệt và giao kế hoạch năm ,quý cho các đơn vị trực thuộc ,tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch trên . b - Về đầu tư phát triển. Công ty được tổng công ty giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển lưới điện theo kế hoạch của tổng Công ty. được quyền tự đầu tư các công trình, dự án phát triển không thuộc sự quản lý của tổng Công ty, có quyền huy động các nguồn lực để thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với công trình dự án đó. Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển lưới điện nông thôn ở các khu vực ngoại thành. c - Về tài chính hạch toán kế toán. Công ty được tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực, Công ty có nhiệm vụ thực hiện bảo toàn, phát triển vốn và nguồn lực được giao, được huy động các nguồn vốn kể cả vốn vay để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Công ty nộp ngân sách nhà nước các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế đất, nộp lợi nhuận cho tổng Công ty điện lực Việt Nam theo quy định, lợi nhuận còn lại của các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty được lập quỹ theo quy định của nhà nước và tổng Công ty. d - Về kinh doanh bán điện. Công ty điện lực thành phố Hà nội mua điện của tổng Công ty điện lực Việt nam với giá nội bộ, tổ chức kinh doanh bán điện năng cho khách hàng thông qua hợp đồng mua bán điện với giá căn cứ vào mục đích sử dụng điện. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Quản lý chặt chẽ khách hàng mua bán điện, điện năng thương phẩm mua và bán, tìm mọi cách thu hết tiền điện và tiền điện phát sinh, giảm dư nợ, thực hiện đúng giá bán do nhà nước quy định. Lập chương trình, biện pháp và tổ chức thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng kỹ thuật và thương mại. e - Về quản lý kỹ thuật an toàn. Thực hiện công tác vận hành an toàn, liên tục đảm bảo chất lượng điện của hệ thống, thường xuyên áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác sản xuất kinh doanh, nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng kế hoạch biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị vận hành trên lưới và các mặt sản xuất khác. f - Về mặt thiết bị vật tư. Công ty tổ chức mua và bán vật tự, thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho nhiệm vụ của mình, Công ty còn được uỷ thác xuất nhập khẩu cho các tổ chức đơn vị khác. III - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực TP Hà nội được tổ chức theo môn hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo của công ty gồm: Giám đốc và ba phó giám đốc.Sơ đồ khối tổ chức của công ty diện lực thành phố Hà nội như sau Giám đốc công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty, Giám đốc trực tiếp chĩ đạo các phòng : văn phòng, phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phòng tài vụ kế toán, phòng kinh tế đối ngoại, phòng thanh tra, phòng bảo vệ , phòng kiểm toán nội bộ. Các phó giám đốc là các trợ thủ đắc lực cho giám đốc, họ chịu trách nhiệm mà mình phụ trách. Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác, phó giám đốc kỹ thuật chĩ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng thiết kế , xưởng vật tư, xưởng 110kV, đội xây lắp điện, đội thí nghiệm và hệ thống vận hành toàn Công ty. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện, phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các phòng ban : phòng kinh doanh, xưởng công tơ, phòng KCS, phòng máy tính và hệ thống kinh doanh ttrong toàn bộ công ty. Phó giám đốc xây dựng cơ bản là người chỉ đạo điều hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình điện, phó giám đốc xây dựng cơ bản trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và phòng dự án. 1 - Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban. * Văn phòng: là đơn vị hành chính, quản trị giúp giám đốc công ty chỉ đạo ông tác văn thư , lưu trữ, tuyên truyền. * Phòng kế hoạch: là phòng nghiệp vụ, giúp giám đốc công ty quản lý công tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong toàn công ty, hướng dẩn các đơn vị lập kế hoạch tổng thể cho toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ giao kế hoạch và cùng các đơn vị này tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt kế hoạch được giao. * Phòng tổ chức lao động: Có chức năng giúp giám đốc quản lý về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện về lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn bộ Công ty. * Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lý về công tác kỹ thuật trong các khâu quy hoạch, xây dựng ,vận hành, sửa chửa và cải tạo lưới điẹn của công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sửa chữa vận hành trong công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, sáng tạo kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tham gia dào tạo, bồ dưỡng cán bộ công nhân kỹ thuật. * Phòng kinh tế đối ngoại – xuất nhâp khẩu: Giúp giám đốc công ty quản lý, điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất nhập khẩu vật tư,thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp giám đốc về quản lý kinh tế tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ hạch toán kế toán cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng như các quy định của nhà nước về chế độ hạch toán. * Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc quản lý công tác kinh doanh bán điện trong phạm vi toàn công ty. Tổng hợp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh bán điện của các điện lực quận, huyện. Từ đó tham mưu đề xuất các ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hoạt động kinh doanh của toàn công ty, bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. * Phòng xây dựng cơ bản: Giúp việc cho giám đốc điều hành các dự án, thực hiện chức năng đầu mối trong việc tổ chức lập và duỵêt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật , tổng dự toán, quản lý quá trình lập dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình, thông qua việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi công xây lắp nhằm thực hiện hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư. * Phòng kiểm tra chất lượng.(KCS): Được sự uỷ quyền của trung tâm do lường chất lượng Nhà nước, phòng KCS có chức năng là kiểm tra, hiệu chỉnh chất lượng công tơ đo đếm và các thiết bị đo đếm điện trước khi đưa vào vận hành trong mạng lưới. Kiểm tra chất lượng càng đạt hiệu quả, thì chất lượng công tơ và các thiết bị đo đếm k
Luận văn liên quan