Đề tài Thực tập tại Công ty rượu Hà Nội
Nhà máy Rượu Hà Nội được hãng Phông Ten Pháp xây dựng vào năm 1892 cùng với Nhà máy Rượu Nam Định, Hải Dương, Bình Tây (Sài Gòn) . Địa điểm của Nhà máy tiếp giáp 4 mặt phố Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, Hoà Mã, Ngô Thời Nhiệm ( Năm 1955 cắt một phần đất để thành lập Nhà máy Dệt kim Đông Xuân). Trước cách mạng tháng 8-1945 Nhà máy sản xuất ra các loại cồn thô dùng để pha chế rượu trắng và một số rượu màu, rượu thuốc. Như nhãn hiệu Nam Hương Tửu. và tiêu thụ bắt buộc cho những thanh niên đến tuổi đóng thuế đinh ở nông thôn. Cùng với hệ thống " Tây đoan" đi bắt nâm rượu rất ráo riết. Tiêu thụ sản phẩm mang tính độc quyền và bắt buộc , mỗi ngày sản xuất phải dùng từ 40-50 tấn gạo được chở từ Nam Kỳ ra. Sản phẩm cồn thô không được tinh chế, chất lượng mang nhiều độc tố. Nhưng mỗi năm cũng sản xuất 4-5 triệu lít cồn thô 900 V và khoảng 10 triệu lít các loại. Số lượng công nhân khoảng 200 người, ăn ở trong Nhà máy và một kỹ sư người Việt Nam trông coi điều hành nhà máy, phương pháp công nghệ dùng lên men vi sinh vật theo phương pháp Amylô, thiết bị cổ điển nặng nhọc lao động công nhân vất vả như thiết bị nấu nguyên liệu, thiết bị lò hơi cũ kĩ, nặng nhọc bụi bậm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, nhưng vì trước đây hoang vu vắng vẻ là ngoại ô thành phố nên sự ảnh hưởng không tác động đến dân cư và dưới chế độ thuộc địa dân không có quyền ca thán đồi hỏi. Trong những năm kháng chiến chống Pháp Nhà máy ngừng sản xuất nơi đây biến thành trại giam những cán bộ Việt minh, Nhà máy biến thành nhà tù có trại lính canh gác ngày đêm. Về cơ bản thiết bị vẫn được bảo tồn trước ngày giải phóng, số thiết bị quý đã được di chuyển vào Nam. Năm 1954 khi hoà bình lập lại Chính phủ có chủ trương phục hồi Nhà máy. Năm 1955 đã có một số cán bộ đầu tiên đến Nhà máy để tiến hành việc chỉ đạo khôi phục lại Nhà maý. Hầu hết là cán bộ chính trị, quân đội chuyên nghành từ miền Nam tập kết ra Bắc, số công nhân làm việc cho phép ở các Nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương , Nam Định cũng được gọi đến làm việc. Nhà máy thuộc bộ công nghiệp nhẹ.