Đề tài Thực tập tại phòng giao dịch VBbank chi nhánh hai Bà Trưng Hà Nội

Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển ấn tượng trong hai thập niên gần đây. Sự chuyển dịch dần từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung truyền thống sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu từ năm 1986 đã mang lại những cải thiện to lớn về hiệu quả kinh tế và mức sống dân cư.Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó.Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả nền kinh tế quốc dân đã đề ra, đồng thời để hội nhập với xu h¬ướng hội nhập quốc tế, các thành phần kinh tế phải biết khai thác toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là phải tận dụng được sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng. Muốn vậy, ngành ngân hàng phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải. Để làm được điều đó đòi hỏi có sự thống nhất chung giữa bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, đặc biệt, các giải pháp của ngân hành thương mại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng mang tính chất quyết định. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Giao Dịch VPBANK CN Hai Bà Trưng Ha nội –địa chỉ 222 Lò Đúc,Quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội, em làm báo báo cáo tổng hợp giới thiệu sơ lược về Vpbank như sau: Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương: Chương I : Giới thiệu tổng quan về Vpbank Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vpbank trong thời gian vừa qua Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển ngân hàng trong thời gian gian tới.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại phòng giao dịch VBbank chi nhánh hai Bà Trưng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển ấn tượng trong hai thập niên gần đây. Sự chuyển dịch dần từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung truyền thống sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu từ năm 1986 đã mang lại những cải thiện to lớn về hiệu quả kinh tế và mức sống dân cư.Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó.Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả nền kinh tế quốc dân đã đề ra, đồng thời để hội nhập với xu hướng hội nhập quốc tế, các thành phần kinh tế phải biết khai thác toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là phải tận dụng được sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng. Muốn vậy, ngành ngân hàng phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải. Để làm được điều đó đòi hỏi có sự thống nhất chung giữa bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, đặc biệt, các giải pháp của ngân hành thương mại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng mang tính chất quyết định. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Giao Dịch VPBANK CN Hai Bà Trưng Ha nội –địa chỉ 222 Lò Đúc,Quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội, em làm báo báo cáo tổng hợp giới thiệu sơ lược về Vpbank như sau: Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương: Chương I : Giới thiệu tổng quan về Vpbank Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vpbank trong thời gian vừa qua Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển ngân hàng trong thời gian gian tới. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VPBANK 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( Vpbank) Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Trụ sở chính tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là một ngân hàng Thương mại cổ phần, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ Thanh toán quốc tế; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đó nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Vào tháng 7/2007, vốn điều lệ của VPBank đó tăng lên 1.500 tỷ đồng. Đến 31/12/2008, số vốn điều lệ của VPBank là 2117,4 tỷ đồng. Tổng tài sản của VPBank tính đến 30/6/2009 là 20.446 tỷ. Đại hội cổ đông năm 2007 được tổ chức vào cuối tháng 3/2008, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước. 1.2. Cơ cấu tổ chức VPBank rất quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro. Bộ máy quản trị rủi ro của VPBank được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu như sau: Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên trong đó có 2 thành viên chuyên trách Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: trực thuộc Ban điều hành với nhân sự được phân bổ cho mỗi CN cấp 1 có ít nhất từ 1 đến 2 nhân viên. Bộ phận kiểm tra kiểm toán có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của Ngân hàng. Hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ các chi nhánh được thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: VPBank có hai Hội đồng tín dụng và mỗi Chi Nhánh cấp 1 có một ban tín dụng. Hai hội đồng tín dụng đặt tại Hà nội và thành phố Hồ chí Minh có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức giao dịch cho các CN cấp 1 đóng tại khu vực phía bắc và phía nam. Để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành Hội đồng ALCO: để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, đã từ lâu VPBank thành lập hội đồng ALCO. Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, Hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gấy rủi ro khác để có thể giải pháp phù hợp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn. Nhờ có cơ chế kiểm soát rủi ro như trên mà nhiều năm qua VPBank đã hạn chế được rủi ro trong mọi hoạt động của mình và đạt được kết quả kinh doanh cao. Riêng trong hoạt động tín dụng, nợ quá hạn của VPBank từ mức cao nay đã giảm xuống và đang duy trì ở tỷ lệ 0.5%. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGAI QUỐC DOANH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank 2.1.1. Hoạt động huy động vốn Sáu tháng đầu năm 2007 là thời kỳ sôi động trong hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Mức cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn với nhiều giải pháp khuyến khích nhằm thu hút khách hàng. Không ít ngân hàng tăng lãi suất huy động và thực hiện các chương trình quay số có thưởng với nhiều giải thưởng hữu ích, đồng thời cũng đưa vào áp dụng nhiều sản phẩm mới, tiện ích hơn giành cho khách hàng. Điều đặc biệt đáng quan tâm là các ngân hàng quốc doanh dường như thức tỉnh sau nhiều năm trì trệ do được bao cấp quá nhiều, nay đã tham gia một cách tích cực hơn vào cạnh tranh. Do có ưu thế về vốn và mạng lưới nên nhiều chương trình khuyến mại của họ khá lớn, vượt trội so với các Ngân Hàng ngoài quốc doanh. Trong bối cảnh cạnh tranh đó, đòi hỏi VPBank phải năng động hơn nhiều giải pháp tích cực liên tục áp dụng các chương trình khuyến mại huy động có thưởng, đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới phù hợp với nguyện vọng của dân cư (tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD, tiết kiệm rút gốc linh hoạt…); Tăng cường quảng cáo, quảng bá hình ảnh của VPBank trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho khách hàng hiểu biết nhiều hơn về VPBank. 6 tháng đầu năm 2007 cũng là thời gian VPBank mở rộng mạng lưới nhanh chóng với việc được NHNN cấp phép thành lập 10 chi nhánh mới và nâng cấp 6 Phòng giao dịch thành chi nhánh cấp II. Đến nay, tất cả đã đi vào hoạt động. Tổng số tiền huy động được đến cuối tháng 6/2007 đạt 2.323 tỷ đồng, tăng 347 tỷ đồng so với cuối năm 2006, trong đó, riêng số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 427 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán của cư dân và các tổ chức kinh tế tăng 71 tỷ đồng. Riêng trong năm 2008, tổng tiền huy động đạt hơn 9.065 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2007. Bảng 3: Tình hình huy động vốn một số năm của VPBank ( Triệu đồng ) Chỉ tiêu  2008  2007  2006    Số dư  Tỷ trọng  Số dư  Tỷ trọng  Số dư  Tỷ trọng   Nguồn vốn huy động  9.065.000  100%  5.638.001  100%  3.858.967  100%   Phân theo kì hạn      Ngắn hạn  7.252.155  80%  4.397.641  78%  3.202.943  83%   Trung và dài hạn  1.813.039  20%  1.240.360  22%  656.000  17%   Phân theo cơ cấu      Huy động thị trường 1  5.678.458  63%  3.209.771  57%  1.847.711  48%   Huy động thị trường 2  3.386.736  37%  2.398.230  43%  2.011.256  52%   Nguồn : Annual Report VPBank 2008 Trong năm 2007, VPBank luôn có những điều chỉnh về mặt lãi suất cho phù hợp với diễn biến thị trường. Với sự linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, VPBank luôn ở trong nhóm ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất. Ngoài việc huy động tiết kiện bằng USD và VND thông thường, hiện nay VPBank vẫn tiếp tục huy động tiết kiệm dưới các hình thức đặc biệt “ Tiết kiệm VND được bù đắp trượt giá USD “ và “ Tiết kiệm VND được đảm bảo bằng USD”, thu hút hàng ngàn người gửi với doanh số gửi tiền mỗi tháng Đến hết ngày 31/3/2008, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiết kiệm từ dân cư tăng 27%, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng gần 40% so với đầu năm. Nợ quá hạn chỉ ở mức 0,64% tổng dư nợ. 3 tháng đầu năm, lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro (trước thuế) của VPBank đạt 27 tỷ đồng (đạt 8,73% so với vốn điều lệ). Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ đạt 6,3%. 2.1.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng Về hoạt động này, trong thời gian từ 2006 - 2008,hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”,không cạnh tranh bằng cách lới lỏng điều kiện tín dụng.Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tiến độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hai lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2008 đạt 6594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ đồng ( tương đương 68% ) so với năm 2007.Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2008 đạt 5031 tỷ đồng, tăng 2017 tỷ đồng ( ương đương 67% ) so với năm 2007. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank (gồm các nhóm 3,4,5 ) cuối năm 2008 ở mức 0,56% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành Ngân hàng Việt nam ( khoảng 7% ). Để nâng cao chất lượng tín dụng, VPBank luôn không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Mặt khác VPBank cũng nghiên cứu triển khai các hình thức cho vay mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Gần đây nhất, VPBank vừa chính thức triển khai hình thức cho vay cầm cố bằng cổ phiếu do các NH TMCP tại Việt Nam phát hành. Khách hàng đến với VPBank có thể cầm cố cổ phiếu để vay vốn sử dụng vào mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho cá nhân và gia đình, mua cổ phẩn của các công ty cổ phần hay các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt nam. Tùy vào mục đích sử dụng vốn vay mà Ngân hàng sẽ xác định số tiền cho vay và thời hạn vay phù hợp. Với loại hình cho vay mới này, VPBank hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu giao dịch bằng cổ phiếu đang và sẽ ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay VPBank nhận cầm cố cổ phiếu của 9 NHTM CP: ACB, Sacombank, EAB, Eximbank, Techcombank, MB, VIB, Habubank và Phương Đồng, trong trường hợp phát sinh các khoản cho vay ngoài danh mục, VPBank sẽ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Đây là cách làm khá linh hoạt của VPBank nhằm thích ứng với mọi sự biến động trên thị trường rất sôi động này. 2.1.3. Hoạt động dịch vụ Các hoạt động dịch vụ của VPBank vẫn tiếp tục tiến triển rất tốt. Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, dịch vụ chuyển tiền trong nước của VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2008 đạt 7331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2007. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được trong năm 2008 là 2 tỷ đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những tăng trưởng nhất định. Các hoạt động dich vụ khác của VPBank cũng khá sôi động với những kết quả rất đáng phấn khởi Dịch vụ thẻ đã được đưa vào hoạt động với nhiều tiện ích cho khác hàng. Ngày 21/12/2007, tại Press Club, VPBank long trọng tổ chức lễ ra mắt dòng sản phẩm thẻ mới với tên gọi VPBank MC2 EMV MasterCard – Nhìn thì dễ, xâm nhập mới khó. Thẻ MC2 đã được MasterCard phát hành trên toàn thế giới, đây là lần đầu tiên MC2 được phát hành tại Việt Nam và là dòng sản phẩm thẻ quốc tế thứ hai được VPBank phát hành tiếp theo thành công của loại thẻ cao cấp VPBank Platinum MasterCard. Các hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2008 đã có xu hướng tăng: Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt gần 61 triệu USD , tăng 60% so với năm 2007. Chuyển tiền thanh toán quốc tế ( TTR) đạt 80 triệu USD, tăng 79% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2008 là 7331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.Tính đến cuối năm 2008, tổng số điểm đại lý chi trả WU là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16.8 triệu USD và 13.4 tỷ đồng, trong đó chi trả qua WU là 6.4 triệu USD và 5.2 tỷ đồng. (Nguồn: Annual Report VPBank 2008) Mới đây nhất, Ngày 10/3/2008, VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank - một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007. Như vậy, trong nhiều năm liên tiếp, VPBank luôn được các ngân hàng lớn như CitiBank,  The Bank of New York...công nhận về chất lượng hoạt động trong các giao dịch thanh toán quốc tế của mình. 2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua. 2.2.1. Những kết quả đạt được Kết quả hoạt động cho vay tại VPBank nhìn chung khá tốt. Sau đây là các kết quả đạt được. Một là: Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của hoạt động cho vay đều tăng: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng tương đối khá. Dự nợ ngăn hạn và trung hạn tăng khá lành mạnh. Đây là những khoản vay rủi ro thấp, thu hồi vốn nhanh. Hai là : Nhờ cải tiến quy trình tín dụng, rút ngắn trong từng khâu. Việc rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay được rút ngắn giúp cho ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh so với các NHTM quốc doanh, thủ tục phức tạp và kéo dài hơn. Lợi thế này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng luôn có thủ tục nhanh gọn. Ba là: Chất lượng cho vay nhìn chung là được cải thiện tốt hơn khi mà Ngân Hàng đã ban hành thể lệ cho vay mua -sửa chữa-xây dựng nhà; thể lệ cho vay mua ô tô, thể lệ cho vay du học. Trước đây, Ngân hàng mới có quy chế cho vay đối với các khách hàng nói chung, mà không có các quy định cụ thể đối với từng sản phẩm gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt các khoản vay ( mức độ và thời hạn tối đa mà khách hàng có thể vay ). Ngân hàng còn ban hành xếp hạng tín dụng, nhờ vậy CBTD có căn cứ rõ ràng hơn trong việc đánh giá khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. 2.2.2. Những hạn chế * Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn: Doanh số cho vay lại bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng hay phải phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động được. Chưa tiếp cận được với các khoản vay lớn và đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu là khách hàng truyền thống. Ngân hàng sẽ không có khả năng đa dạng hoá các khoản cho vay và đối tượng cho vay. Đặc biết là khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn là hoàn toàn không có. Như vậy chưa phát huy được ưu thế của một ngân hàng bán lẻ truyền thống. Rõ ràng VPBank đã chọn đúng hướng đi cho mình trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam: Ngân hàng chủ yếu cung cấp cá dịch vụ trực tiếp cho các Doanh Nghiệp, Hộ gia đình và các cá nhân với các khoản giao dịch nhỏ, song chưa tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt vào giai đoạn hiện nay. * Sản phẩm cho vay chưa đa dạng: Sản phẩm của VPBank vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có những sản phẩm mang nét riêng của ngân hàng. Vì vậy số lượng khách hàng biết đến các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa cao. Mặc dù ngân hàng đã đa dạng hoá hoạt động cho vay bằng 4 sản phẩm chủ lực là: Cho vay mua- sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, và cho vay tiêu dùng khác.Nhưng trên thực tế, khách hàng mỡi chỉ biết đến cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà và mua ô tô, còn các sản phẩm khác khách hàng ít biết đến. Nhiều đối tượng vay vẫn còn hạn chế bởi thời gian và giá trị cho vay như: Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên,vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, cho vay đối với các đối tượng ở các tỉnh thành khác, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chủ yếu để sữa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, …Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, không kể các ngân hàng quốc doanh lớn như: ngân hàng Ngoại thương(VCB) với mức cho vay tối đa với một cán bộ công nhân viên là 50 triệu và thời hạn vay có thể dài tới 5 năm, mà các NHTM cổ phần như ABC hay Sacombank đều nâng mức này lên 30 triệu/ cán bộ công nhân viên. Thời gian tới VPBank nói chung và PGD Lò Đúc nói riêng nên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ mới này. * Tỷ lệ nợ quá hạn: Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của PGD chưa phải là ở mức đáng sợ, nhưng nợ quá hạn làm giảm khả tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD đang có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nhanh. Nên thực chất vẫn còn một lượng đáng kể nợ quá hạn từ các năm trước chưa xử lý được hoặc tốc độ xử lý còn chậm. * Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn do CBTD đảm nhận và chịu trách nhiệm. * Công tác thu hút khách hàng của PGD còn hạn chế, PGD chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi nhờ quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu của Ngân hàng VPBank…còn việc vận dụng marketting nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, đi sâu sát vào hoạt động, quan tâm đến từng khách hàng chưa cụ thể và vẫn do CBTD đảm nhận. Thu thập thông tín về khách hàng còn thiếu thường xuyên và không đầy đủ, Ngân hàng còn để hở một mảng lớn trong việc lôi kéo các khách hàng tiềm năng, chưa có các biện pháp cụ thể có thể dẫn đến việc bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế * Những nguyên nhân từ phía ngân hàng Một là : Sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và một số NHTMCP khác thì quy mô vốn của VPBank còn thấp. Đặc biệt so với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng thực sự kém ưu thế. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó còn làm giảm tính cạnh tranh của PGD, việc tiếp cận với các dự án vay lơn không cao giảm khả năng đối phó với những bất lợi của thị trường tài chính. Hai là: công tác kiểm tra kiểm soát: hoạt động này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc phát hiện kịp thời và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như trong việc bố trí sắp xếp cán bộ sao cho đúng người đúng việc. Điều này gắn liền với sự hạn chế trình độ của cán bộ làm công tác này. Ba là: Về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng: khả năng thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và thiếu chính xác. Cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định nguồn thông tin duy nhất từ khách hàng cung cấp. Trình độ phân tích của cán bộ thậm định còn hạn chế. Bốn là: Những hạn chế khác: - Công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn tiến triển chậm. - Chính sách lãi suất chưa có sự linh hoạt, đặc biệt đối với các món vay lớn PGD vẫn phải trình xin ý kiến của ban tín dụng chi nhánh cấp trên, như vậy PGD sẽ khó khăn trong tiếp cận với các khoản vay lớn. * Những nguyên nhân từ phía khách hàng: - Phẩm chất đạo đức của một số khách hàng xuống thấp do kinh doanh không hiệu quả nên có tâm lý trốn tránh, dây dưa nợ nần. Thậm chí có khách hàng còn âm mưu lừa đảo để chiếm đoạt vốn của PGD. - Trình độ năng lực quản lý của các DN yếu kém - Các nguồn thông tin về phía người vay thường thiếu chính xác, không đảm bảo thường xuyên, k