Hổ trợ lãi suất của chính phủ

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2007 và bùng nổ mạnh vào năm 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vở của hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoáng và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất thực. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẩn tới suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực kinh tế như: nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn tín dụng của thế giới trở nên cạn kiệt làm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp suy giảm, các dòng ( FDI, FPI, kiều hối) ít đi làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi, ngành ngân hàng Việt Nam do trình độ liên kết đối với các hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên ít chịu tác động trực tiếp. Nhưng đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao làm cho các doanh nghiệp rời vào tình trạng khó khăn trong sản xuất, làm các dự án. Cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam mà trong đó mối lo ngại chính là hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm 70% GDP. Trong tám tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tính theo đôla đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai được ước đoán ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008.Còn sự thâm hụt tài chính có khả năng tăng lên đến 9,4% GDP trong năm 2009, phản ánh mức sụt giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng tăng lên đáng kể .đó chỉ là một phần những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hổ trợ lãi suất của chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục A: Mở đầu B: Nội dung I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ II:Tác động cùng những kết quả đạt được của chương trình hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế. III: Những mặt trái trong chính sách hỗ trợ lãi suất IV: Bài học từ chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. C: Kết luận A: Mở Đầu Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2007 và bùng nổ mạnh vào năm 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vở của hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoáng và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới… Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất thực. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẩn tới suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực kinh tế như: nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn tín dụng của thế giới trở nên cạn kiệt làm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp suy giảm, các dòng ( FDI, FPI, kiều hối) ít đi làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi, ngành ngân hàng Việt Nam do trình độ liên kết đối với các hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên ít chịu tác động trực tiếp. Nhưng đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao làm cho các doanh nghiệp rời vào tình trạng khó khăn trong sản xuất, làm các dự án... Cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam mà trong đó mối lo ngại chính là hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm 70% GDP. Trong tám tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tính theo đôla đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai được ước đoán ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008.Còn sự thâm hụt tài chính có khả năng tăng lên đến 9,4% GDP trong năm 2009, phản ánh mức sụt giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng tăng lên đáng kể….đó chỉ là một phần những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam Trước những tình hình khó khăn về kinh tế như vậy đã yêu cầu Chính Phủ công bố gói kích thích bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ việc trợ cấp lãi suất, hoãn thuế đến việc giải ngân thêm vốn. Những biện pháp đó của chính phủ đã phần nào có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp. Bài tiểu luận này sẽ làm sáng tỏ một trong các biện pháp kích thích mà chính phủ đã sử dụng đó là “ hỗ trợ lãi suất “mà chính phủ đã công bố và thực hiện năm 2009. Bao gồm nội dung của biện pháp, những tác động đến sự tăng trưởng của nên kinh tế, nhưng kết quả đạt được, những tiêu cực và nhưng bài học rút ra từ biện pháp này.  B: Nội Dung I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ Năm 2008 là năm lạm phát cao, buộc phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt thì sang 2009, tình hình kinh tế vĩ mô có phần phức tạp hơn mà biểu hiện rõ nét nhất là nền kinh tế chưa kịp "cắt cơn" lạm phát, đã phải đối mặt với suy giảm, Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ bản: 1, Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất ở mức 4%; với dân cư, trợ cấp người nghèo, giãn/miễn thuế thu nhập cá nhân, giảm VAT, đào tạo lao động; 2, Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu.  Nổi bật và có tác động rõ rệt nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất mà ở đó vai trò của hệ thống ngân hàng và các công cụ chính sách tiền tệ một lần nữa lại được phát huy mạnh mẽ. Đến hết tháng 7/2009, tống dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn hệ thống ngân hàng đã đạt 389.107 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước là 61.048, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 259.454 tỷ đồng và với hộ kinh doanh là 68.605 tỷ đồng. Để đối phó với suy thoái, Chính Phủ của hầu hết các nước đều đưa ra các gói hỗ trợ lên đến hàng ngàn tỷ USD và cách thức hỗ trợ chủ yếu là trực tiếp như: mua tài sản xấu, sở hưu vốn của các tập đoàn tài chính và tập đoàn công nghiệp lớn; chi tiền cho người nộp thuế, người tiêu dùng; thưởng tiền cho người hủy xe cũ, mua xe mới,…Gói hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam được định lượng là 1 tỷ USD( trên 17.000 tỷ đồng) với cách làm rất sáng tạo, rất linh hoạt, rất “ made in Việt Nam”.Phần lớn tiền hỗ trợ không được chi trực tiếp mà được hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất. Bằng cách này chúng ta đã kích thích tăng trưởng mạnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn giá rẽ nên giảm được giá thành sản phẩm, suy trì ổn định sản xuất, kích thích được nhu cầu trong nước… Cụ thể của chương trình là chính phủ ban hành các gói hỗ trợ khác nhau: a) Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn Đối tượng áp dụng về hỗ trợ lãi suất: khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, các cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dich vụ ở nước ngoài, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có quy định riêng Các khoản cho vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất: là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009, bao gồm: Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh: Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp theo quy định của pháp luật hiện hành; các lĩnh vực xã hội hoá, chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất Tối đa là 08 tháng, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 thánh 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009; các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm 2009, các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay. Đối với hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày 01 tháng 02 năm 2009 trong đó có thoả thuận việc giải ngân nhiều lần thì các khoản cho vay được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009 được hỗ trợ lãi suất. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay 4%/năm, tính trên dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất : Đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ ngay số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại. Hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn Đối tượng áp dụng về hỗ trợ lãi suất: Tổ chức, cá nhân vay vốn để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng tài sản cố định và năng lực sản xuất – kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm, tạo việc làm… Các khoản cho vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất: là các khoản cho vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 mà được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế: Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; Ngành thủy sản; Ngành công nghiệp khai thác mỏ; Ngành công nghiệp chế biến; Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; Ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán); Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; Hoạt động khoa học và công nghệ. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 2009. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2011. Các khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất này bị quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay, thời hạn vay thực tế vượt quá 24 tháng, thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và vượt quá 24 tháng. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2011. Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất : Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là khi thu lãi tiền vay, ngân hàng giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng. Hỗ trợ mua tạm trữ cà phê Ngân sách hỗ trợ lãi suất vay 6%/năm Theo đó, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010 được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng ở mức 6%/năm. Thời gian mua tạm trữ từ ngày 15/4 đến ngày 15/7/2010. Thời gian tạm trữ cà phê trong khoảng từ ngày 15/4 đến 15/10/2010. Thời gian các doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê hưởng hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng được tính từ thời điểm mua cà phê đến thời điểm bán cà phê tạm trữ nhưng không quá thời hạn 15/10/2010. Không lợi dụng để đảo kho Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cần xuất trình công văn đề nghị hỗ trợ, hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảng kê nhập, xuất, tồn kho cà phê mua tạm trữ theo mẫu có xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảng kê dư nợ vay ngân hàng để mua cà phê tạm trữ và trả lãi vay ngân hàng phát sinh từ thời điểm mua đến thời điểm bán có xác nhận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảng tính lãi suất vay. Doanh nghiệp thực hiện mua cà phê tạm trữ phải lưu giữ hồ sơ, chứng từ nhập xuất, vay vốn của ngân hàng và mở sổ sách theo dõi hạch toán riêng việc thu mua tạm trữ cà phê cũng như không được lợi dụng mua tạm trữ để đảo kho hoặc đưa lượng cà phê mua ngoài thời gian tạm trữ để hưởng hỗ trợ. Các đối tượng được nhận gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì không được hỗ trợ lãi suất và phải hoàn trả cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chính Phủ đã quyết định tiếp tục gói hỗ trợ kích thích kinh tế đến năm 2010, lãi suất hỗ trợ 2%. ( chủ yếu là gói trung và dài hạn) Về đầu tư: sẽ tiếp tục vào phát triển cơ sở hạ tầng và số tiền dùng để đầu tư này sẽ không ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, thời gian tới sẽ không cắt giảm đầu tư mà tăng cường các biện pháp thu. Về chính sách tài chính: Chính phủ khẳng định sẽ không tiếp tục áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế đã thực hiện trong năm 2009 như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may và da dày sẽ được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối đa là 3 tháng. Đồng thời, tiếp tục biện pháp hoàn thuế, giãn thuế nhập khẩu như năm 2009. Về chính sách tiền tệ: sẽ tiếp tục được điều hành trên tinh thần lãi suất điều hành thị trường dương, kéo lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp cho phù hợp chung với tình hình thị trường thế giới, tiếp tục cắt giảm hỗ trợ theo thời gian và đối tượng. II:Tác động cùng những kết quả đạt được của chương trình hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế . Cơ chế hỗ trợ lãi suất thời gian qua đã đạt được mục tiêu là hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì sản xuất-kinh doanh, mở rộng đầu tư, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế… được đảm bảo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế Đây là một trong những giải pháp kích thích kinh tế được lựa chọn tối ưu với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp (4%-6,5%/năm sau khi được hỗ trợ lãi suất) để sản xuất-kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế suy giảm. Việc tăng vốn cho mở rộng đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu là rất cần thiết nhưng đây cũng là nhân tố tác động làm cho tăng trưởng tín dụng ở mức cao Tính hiệu quả của gói kích cầu của Chính phủ đã thu hút sự tập trung thảo luận và cho ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2009. Biểu hiện cụ thể là, GDP trong quý I có tốc độ tăng trưởng 3,14%, sang quý II tăng 4,46%, quý III ước tăng 5,67% và quý IV dự báo tăng 6,8%, cả năm dự báo GDP tăng khoảng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 19%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%. Chuyển biến rõ nét ở từng ngành, từng lĩnh vực Nhờ tác động của gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh. Sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%), ngành công nghiệp lấy lại tốc độ tăng trưởng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ 2008. Đặc biệt, ngành xây dựng từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9% trong quý I, tăng 9,8% trong quý II, tăng 11% trong quý III và dự kiến cả năm có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11% nhờ các biện pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển khá. Giá trị sản suất toàn nghành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước (tăng 0,3%). Với việc hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng… Đặc biệt, trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng Bhướng vào công tác xóa đói, giảm nghèo; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh đã được tiến hành sâu rộng; góp phần bảo đảm đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người  nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Qua đó, công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, theo tính toán, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 ước còn khoảng 11%, vượt kế hoạch đề ra. III: Những mặt trái trong chính sách hỗ trợ lãi suất Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng có những mặt trái của nó. Thứ nhất, về nguồn cung tiền để hỗ trợ lãi suất. Nếu nhà nước sử dụng các nguồn tiền sẵn có từ các quỹ dự trữ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu quỹ dự trữ không đủ, một hoặc nhiều các kịch bản sau đây sẽ được thực hiện: + Một là, nhà nước phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhưng nếu phát hành trái phiếu trong nước thì không đạt được mục đích kích cầu, vì những khoản tiền đáng lẽ sẽ dùng để mua hàng hoá, dịch vụ lại chuyển thành mua trái phiếu, và hệ quả kéo theo là, doanh nghiệp sẽ không bán được nhiều hàng hoá như mong đợi. Như vậy, nhà nước chỉ có thể phát hành trái phiếu ở nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang suy thoái, nên cũng không dễ dàng gì. + Hai là, nhà nước sẽ không thanh toán ngay các khoản bù lãi suất cho ngân hàng. và như vậy, nguồn vốn thật của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ngân hàng sẽ không có đủ tiền để tiếp tục cho vay. Tức là, cơ chế bù lãi suất sẽ không thể tiếp tục. Vấn đề chỉ là, ngân hàng có khả năng xoay xở đến đâu + Ba là, nhà nước sẽ phát hành tiền để thanh toán cho các ngân hàng. Về mọi phương diện, đây không phải là một giải pháp thông minh. Nó sẽ làm mất giá đồng tiền và lạm phát sẽ tiếp tục xảy ra. Thứ hai, chính sách của nhà nước có thể sẽ bị lợi dụng. Những hình thức lợi dụng cơ bản là : + Những "mặt trái của kích cầu" được biểu hiện ở nguy cơ lạm dụng và sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích. Sau khi được vay vốn có nhiều doanh nghiệp đã không đầu tư sản xuất, thay vào đó vay vốn ngân hàng rồi cho vay lại, gây mất ổn định tình hình cung cầu vốn, thiếu hụt hàng hóa. Tỉ suất lợi nhuận của ngân hàng hiện quá cao trong khi doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sản xuất. Hoạt động đảo nợ có thể diễn ra theo nhiều kiểu, nhiều cách và ngân hàng cũng khó kiểm soát được. Ngân hàng thương mại khó bảo đảm doanh nghiệp dùng vốn vay đúng mục đích bởi thiếu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.Xuất hiện tình trạng một vài doanh nghiệp "thỏa thuận ngầm" với nhau để lập dự án ảo hoặc hợp đồng “ma”, qua mặt cán bộ tín dụng, nhằm vay được lãi suất thấp. Và không loại trừ trường hợp cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp có thể cấu kết lập dự án "ma" để ăn chia phần lãi suất hỗ trợ. Những thông tin về "xoay vòng" vốn hỗ trợ lãi suất không phải không có cơ sở và như thế hẳn sẽ có doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn này để kiếm lợi nhanh chóng đó là những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nhưng không thực sự khó khăn, họ dùng vốn tự có để triển khai các hợp đồng và dự án. Tuy nhiên, trước nguồn hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp này vẫn thực hiện vay vốn đúng quy định và nguồn vốn của họ sẽ được gửi vào n