Đề tài Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọ hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải. Chính vì vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Toà án là một thiết chế của Nhà nước; hoạt động của Toà án là một hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao; vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết tranh chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Xuất phát từ vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án. Chính vì những lý do trên, em xin chọn chuyên đề này.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4485 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọ hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải. Chính vì vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Toà án là một thiết chế của Nhà nước; hoạt động của Toà án là một hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao; vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết tranh chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Xuất phát từ vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án. Chính vì những lý do trên, em xin chọn chuyên đề này. PHẦN I THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 1. Khái niệm về tranh chấp kinh tế, thương mại và việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án Các vụ việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đa dạng và phức tạp. Quyền lựa chọn của các đương sự trong vụ tranh chấp cũng rộng hơn, có thể thoả thuận với nhau lựa chọn con đường Toà án hoặc Trọng tài.Trong thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại. Bước đầu tiên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tố tụng là việc khởi kiện của nguyên đơn . Sau khi nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Toà án phải vào sổ nhận đơn và xem xét. Sau đó cơ quan Toà án phải xem xét về điều kiện thụ lý vụ án kinh tế, nếu nó thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế thì Toà sẽ nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn và thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án quyết định nhận giải quyết vụ án và vào sổ thụ lý vụ án kinh tế để giải quyết. Thời điểm thụ lý chính là mốc xác định các thời hạn tố tụng ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của Toà. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải triệu tập đương sự đến để xác minh và hoà giải . Toà án phải tuân thủ đúng các thời hạn luật định về chuẩn bị xét xử và mở phiên Toà, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Toà án sẽ trả lại đơn kiện nếu tranh chấp đó thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 168 của BLTTDS năm 2004.Vậy chúng ta hiểu như thế nào là tranh chấp kinh tế, thương mại. Đây là một vấn đề còn có nhiều quan điểm, chúng ta cùng tìm hiểu nó. 1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những công việc đầu tiên mà Toà án cần làm là xem xét tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không, và việc xác định thế nào là tranh chấp kinh tế có ảnh hưởng lớn đến thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp này. Trên thực tế, “tranh chấp kinh tế” có nhiều cách hiểu, nhưng trong khoa học pháp lý, khái niệm “tranh chấp kinh tế” có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: từ góc độ pháp luật nội dung, từ góc độ pháp luật tố tụng. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, thuật ngữ “Tranh chấp kinh tế” được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh thuật ngữ này còn có các thuật ngữ khác như “Tranh chấp thương mại”, “Tranh chấp hợp đồng kinh tế” . Có quan điểm cho rằng, tranh chấp kinh tế trong kinh doanh phần nào có sự khác biệt với tranh chấp kinh tế nói chung. Bởi lẽ, khái niệm “kinh tế” cũng như “Quan hệ kinh tế” thông thường được hiểu rộng hơn khái niệm “Kinh doanh”, “Quan hệ kinh doanh”. Kinh doanh chỉ là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và mang tính nghề nghiệp như sản xuất, buôn bán, dịch vụ v.v… Trong khi đó, kinh tế có sự bao hàm cả yếu tố quản lý và yếu tố chính trị khác. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cũng có những nét đặc thù so với giải quyết tranh chấp kinh tế. Khác với quan điểm trên, một số quan điểm lại đồng nghĩa “Tranh chấp kinh tế” với “tranh chấp kinh doanh” hoặc cho rằng “Tranh chấp kinh tế” là tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng kinh tế. Dưới góc độ pháp luật nội dung, “Tranh chấp kinh tế” là những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật kinh tế. Tuy nhiên, với khái niệm “Tranh chấp kinh tế” như vậy khó có thể cho phép phân biệt được với các loại tranh chấp với các loại tài sản khác như tranh chấp dân sự vì nội hàm của nó quá rộng. Dưới góc độ pháp luật tố tụng hiện hành ở Việt Nam hiện nay, tranh chấp kinh tế (hay tranh chấp thương mại) bao gồm những tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty, trong hoạt động kinh doanh vvvvvvvvvvnnnnv.v… Có thể nói cách tiếp cận này có phạm vi nội hàm hẹp nên không thể bao quát hết các tranh chấp đã và đang phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trên thế giới, khái niệm “Tranh chấp kinh tế” không được thể hiện trong pháp luật nội dung cũng như pháp luật hình thức và không có sự phân biệt giữa “Tranh chấp kinh tế” và “Tranh chấp dân sự”. Có chăng chỉ là có sự phân biệt giữa “Tranh chấp thương mại” và “Tranh chấp dân sự”. Theo quan điểm của em, “Tranh chấp kinh tế” hay “Tranh chấp thương mại”cần được hiểu là những mâu thuẫn (Bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hoạt động Thương Mại (Giáo trình luật thương mại- Tập 2- Trường Đại học luật Hà Nội). “Tranh chấp kinh tế” là hệ quả phát sinh từ các quan hệ kinh tế- các quan hệ có tính chất tài sản với mục đích kinh doanh, kiếm lời. Tính chất, đặc điểm của các tranh chấp kinh tế bị chi phối bởi tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế. Hay nói cách khác, cơ sở phát sinh của các tranh chấp kinh tế là các hoạt động kinh tế giữa các chủ thể. 1.2. Khái niệm và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án +. Khái niệm “Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại” được hiểu là các hình thức, các phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp. +. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đảm bảo các cho các phán quyết của Toà án được thực thi một cách nghiêm chỉnh đúng pháp luật. Đồng thời, bảo đảm đến mức tối đa sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tranh chấp. 2. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ a. giới thiệu về toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ Toà kinh tế- Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ được thành lập vào năm 1994 (tỉnh Vĩnh Phú cũ) và được tách ra vào đầu năm 1997. Với vai trò là Toà chuyên trách của Toà án Tỉnh, trong cơ cấu gồm có sáu thành viên thì có ba thẩm phán chuyên trách và có ba thư ký. b. Thực tiễn qua gần 10 năm xét xử của Toà kinh tế - Toà án nhân tỉnh Phú Thọ Trong khoảng từ 1997 đến tháng 4 năm 2007 Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải quyết 32 vụ án về tranh chấp kinh tế, thương mại. Trong đó tranh chấp về hợp đồng kinh tế có 31 vụ bao gồm: - Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá 12 vụ chiếm 38.70%. Tranh chấp này tăng mạnh từ năm 1998 đến 2006 (số liệu thống kê Toà kinh tế từ năm 1998 đến năm 2000). - Tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản là 14 vụ chiếm 45,16%.Trong những năm qua tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dưng cơ bản tăng mạnh từ năm 1999 đến 2000 (số liệu thống kê Toà kinh tế từ năm 1997- tháng 4/2007). - Tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác là 2 vụ chiếm 6,45% (một vụ năm 2002 giữa công ty DAELIM- CORPORATION và công ty TNHH TASCO- MATERIAL; và một vụ giữa Công ty xây dựng số 25 và Công ty TNHH KOR- VIPACK). - Về tranh chấp trong thành lập, hoạt động, giải thể Công ty có 1 vụ là về việc tranh chấp giữa thành viên Công ty là bà Đào Thị Phương với Công ty cổ phần Hoà Thanh (chiếm tới 3,12%) - Về tranh chấp liên quan đến mua bán Cổ phiếu, Trái phiếu không có vụ nào. - Về các tranh chấp kinh doanh thương mại khác không có vụ nào. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, em thấy về tranh chấp hợp đồng kinh tế là có số vụ cao nhất là 31 vụ, trong đó hoà giải được 8 vụ chiếm tới 25,80%. Các vụ án được hoà giải đều được cơ quan Toà án chấp nhận và dựa trên sự thoả thuận thuận tình của 2 bên. Đưa ra xét xử là 23 vụ chiếm tới 74,19%. Các vụ án được đưa ra xét xử thì trong đó xét xử sơ thẩm thì có những vụ án đã xét xử sơ thẩm đến phúc thẩm và rồi lại được xét xử lại kéo dài nhiều năm. Tiêu biểu như vụ: về việc tranh chấp hợp đồng mua bán trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa Công ty TNHH khai thác đá Hương Cần và Công ty cổ phần xây dựng Hùng Vương. Với vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên tại bản án sơ thẩm số 01/2001/ KDTM-ST ngày 31/05/2001. Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà ông Nguyễn Ngọc Triệu đã tuyên: buộc Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH Khai thác Đá Hương Cần tiền nợ gốc là 304.000.000 đồng, tiền lãi chậm trả 1,5%/tháng tính đến ngày tuyên án sơ thẩm là 21 tháng 8 ngày, thành tiền là 96.236.000 đồng. Tổng số tiền Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán trả Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần là 400.236.000 đồng . Tại bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội bản án số 159/2001/ KT-PT ngày 17/8/2001 với Hội đồng xét xử, Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà Ông Trần Đình Dần đã tuyên quyết định: buộc Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần cả số tiền nợ gốc là 304 triệu đồng lãi chậm trả 1.5%/tháng tính đến ngày tuyên án sơ thẩm là 21 tháng 8 ngày, thành tiền là 96.236.000 triệu đồng. Tổng số tiền Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần là: 400.236.000 đồng. Vụ án này sau đó đã bị huỷ và sau đó lại được xét xử sơ thẩm tại Toà kinh tế- Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ. Trong tranh chấp về hợp đồng kinh tế thì tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản và hợp đồng mua bán hàng hoá có số lượng lớn (hợp đồng xây dựng cơ bản là 14 vụ chiếm 45,16%, hợp đồng mua bán hàng hoá là 10 vụ chiếm 32,25%). Còn số vụ về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hoá là 4 vụ chiếm 12,90%; tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác là 2 vụ chiếm 6,45%. Tranh chấp các hợp đồng có nhân tố nước ngoài là :1 vụ chiếm 3,4 %. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, các tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá; tranh chấp về xuất nhập khẩu uỷ thác; tranh chấp các hợp đồng có nhân tố nước ngoài đều có số lượng ít. Tóm lại, các tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản và hợp đồng mua bán hàng hoá có tỷ lệ cao. Đó là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường; các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Công ty) bước vào kinh doanh. Đó là quy luật tất yếu các tổ chức kinh tế gặp nhiều sự bỡ ngỡ; chưa hiểu biết nhiều về pháp luật. Do đó, còn nhiều thủ tục chưa đúng pháp luật về đầu tư kinh doanh. - Số vụ án còn lại từ năm này sang năm khác không nhiều (chỉ chiếm tới 2%). Đặc biệt năm 2001 không có vụ án nào giải quyết; - Số vụ án tạm đình chỉ có 2 vụ chiếm tới 6,25%; - Số vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 3 vụ chiếm tới 9,37%; - Số vụ án có người bảo vệ có quyền và lợi ích của đương sự có 25 vụ chiếm tới 78,12%. Quyết định của Toà án: + Di lý (chuyển vụ án lên Toà án có thẩm quyền) là 3 vụ chiếm tới 9,37%; + Tạm đình chỉ, đình chỉ 2 vụ chiếm tới 6,25%; + Số vụ án hoà giải thành là 8 vụ chiếm tới 25%; + Số vụ án đã xét xử 24 vụ chiếm tới 75%; + Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị là 23 vụ chiếm tới 71,87%; + Số vụ án bị huỷ có 3 chiếm tới 9,37%. + Giá trị giải quyết: thường có giá trị lớn; PHẦN II NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà kinh tế Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại hiện nay đòi hỏi phải có những hình thức, thủ tục đa dạng, linh hoạt, trong khuôn khổ pháp luật kinh tế, dựa trên sự tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, bảo đảm thời gian, bảo đảm bí mật kinh doanh và uy tín của của các bên đương sự, phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Ngày 01/07/1994 trọng tài kinh tế chấm dứt hoạt động. Toà kinh tế, một Toà chuyên trách của Toà án nhân dân đã được ra đời, có chức năng giải quyết và xét xử các vụ án kinh tế. Pháp luật nội dung trong thời gian qua ở nước ta đã có nhiều bước tiến đáng kể theo hướng văn minh, hiện đại. Việc xác định một vụ việc tranh chấp có phải là tranh chấp về kinh tế, thương mại và vụ việc đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà án không? Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải quyết tranh chấp cũng như việc thi hành quyết định, bản án của Toà án. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu việc xác định thẩm quyền có nhữnh khó khăn gì. 1.1. Về thẩm quyền theo vụ việc Thứ nhất: khi thẩm phán áp dụng BLTTDS năm 2004, thì trong đó không sử dụng thuật ngữ Tranh chấp hợp đồng kinh tế như trước đây mà dùng thuật ngữ tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại. Vì vậy, chưa rõ là các tranh chấp khác, cũng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh, thương mại như các tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh hay các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… có được áp dụng khoản 1 Điều 29 BLTTDS hay không? Thứ hai: BLTTDS sử dụng phương pháp liệt kê để xác định các hoạt động được coi là hoạt động kinh doanh, thương mại và không thể liệt kê hết các hoạt động kinh doanh thương mại trong thực tế. Bởi vậy, không rõ là những tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực ngoài 14 lĩnh vực được liệt kê tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS năm 2004. Ví dụ : tranh chấp phát sinh từ quan hệ giám định, đấu thầu, đấu giá… có được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại hay không? Thứ ba: Để áp dụng khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì các bên tranh chấp phải có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận khi tham gia quan hệ. Nhưng thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều quan hệ hợp đồng kinh tế được ký giữa một bên không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận. Nhưng theo khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì đây không phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại vì một bên không có đăng ký kinh doanh. Mặt khác, cũng không thể coi đây là tranh chấp về dân sự vì khoản 3 Điều 25 BLTTDS quy định tranh chấp dân sự là các tranh chấp về hợp đồng dân sự. Do vậy, gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán khi tham gia nhận dạng một vụ tranh chấp kinh tế. Thứ tư: BLTTDS đã cụ thể hoá các loại tranh chấp công ty bằng cách liệt kê bổ các tranh chấp liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. BLTTDS quy định tranh chấp công ty phải là các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc giữa các thành viên công ty với nhau. Bởi vậy, có một vấn đề vẫn chưa được làm rõ là các tranh chấp giữa công ty hoặc các thành viên của công ty với người được thuê làm giám đốc công ty có phải là vụ án kinh tế không? Thực tế đã xuất hiện nhiều vụ việc phát sinh từ hoạt động quản lý của công ty .Ví dụ điển hình là thành viên công ty là bà Đào thị Phương yêu cầu Toà án huỷ quyết định quản lý của cơ quan quản lý Công ty cổ phần Hoà Thanh. Loại việc này có được coi là tranh chấp công ty hay chỉ là các yêu cầu về kinh doanh thương mại? Cũng lưu ý rằng Điều 30 BLTTDS không liệt kê cụ thể loại yêu cầu này mà chỉ quy định chung chung là “Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định”. Ngoài ra, khi xét xử từng vụ án các thẩm phán rất khó khăn trong việc hiểu như thế nào là tranh chấp có mục đích lợi nhuận trong các tranh chấp về chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau nếu các bên có mục đích lợi nhuận. 1.2. Về thẩm quyền của Toà các cấp Thứ nhất: theo cách phân định thẩm quyền theo cấp Toà án của BLTTDS thì thực tế áp dụng có thể dẫn đến một số tranh chấp rất phức tạp lại thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện trong khi đó một số tranh chấp khác, đơn giản hơn lại thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh. Thứ hai: nhu cầu uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam hoặc cho Toà án nước ngoài, trong nhiều trường hợp thường chỉ rõ sau khi Toà án đã thụ lý vụ án. Trong khi đó việc xác định chính xác Toà án theo cấp xét xử đã phải làm từ khi Toà án quyết định thụ lý vụ án. Tất nhiên, Thẩm phán cấp huyện được phân công giải quyết vụ án có thể chọn giải pháp chuyển vụ án cho Toà cấp tỉnh nếu phát hiện cần phải uỷ thác tư pháp. Nhưng việc chuyển vụ án như vậy sẽ làm chậm quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. 1.3. Về thẩm quyền theo lãnh thổ Theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS ghi nhận quyền của các đương sự được tự thoả thuận với nhau bằng văn bản để yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết vụ việc. Quy định này đã tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tế, đó là khi ký kết hợp đồng, các bên thoả thuận lựa chọn Toà án nơi một trong các bên giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra thì nguyên đơn lại khởi kiện đến Toà án khác yêu cầu giải quyết làm cho Toà án này rất lúng túng trong việc quyết định thụ lý hay không thụ lý vụ kiện. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn Theo điểm g khoản 1 Điều 36 quy định: “Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết”.Mặc dù BLTTDS đã sử dụng cụm từ “hợp đồng được thực hiện” thay cho cụm từ “thực hiện hợp đồng” nhưng vẫn chưa rõ ràng là nếu trong hợp đồng các bên quy định một địa điểm thực hiện hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng hoàn toàn không được thực hiện và giữa các bên có tranh chấp thì Toà án địa phương, nơi các bên thoả thuận thực hiện hợp đồng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không? vấn đề này cần được hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong thực tế. 2. Vấn đề áp dụng chế tài phạt hợp đồng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại Khi giải quyết một tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại. Thẩm phán thường xuyên phải áp dụng các chế tài trong thương mại. Tuy nhiên, áp dụng chế tài nào, điều kiện để áp dụng, mức phạt và mức bồi thường thiệt hại cụ thể như thế nào còn tuỳ thuộc vào sự nhận thức của thẩm phán đối với các quy định của điều luật và sự đánh giá, nhận định về mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm, bối cảnh vi phạm để đưa ra phán quyết về chế tài vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm phải gánh chịu. Theo quy định tại Điều 292-Luật thương mại 2005, các chế tài bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng; các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại cho thấy, khi có tranh chấp hợp đồng, nguyên đơn thường yêu cầu Toà án buộc bị đơn phải thực hiện các nghĩa vu theo hợp đồng, bên cạnh đó là việc yêu cầu áp dụng các chế tài phạt và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bị đơn gây ra. Thẩm phán sẽ phải thường xuyên xử lý các yêu cầu của đương sự xung quanh việc áp dụng chế tài này.Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu quá trình giải quyết các tranh chấp em chỉ xin đề cập đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả t
Luận văn liên quan