Đề tài Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương

Thi hành án là hoạt động làm cho các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thực hiện được trong thực tế. Thi hành án dân sự là một bộ phận của Thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan Thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiêu lực của Toá án ra thi hành. Công tác thi hành án nói chung và công tác Thi hành án dân sự (THADS ) nói riêng đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Nó làm cho các bản án, quyết định của Toá án trở thành hiện thực. Thông qua hoạt động thi hành án quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức XH và của công dân được bảo vệ; pháp chế được tăng cường, tạo được niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật tự xã hội. Cũng như các cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Toà án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Toà án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án. Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan thuộc Chính Phủ; đã đưa công tác THA bước vào một giai đoạn phát triển mới. Cho đến khi Pháp lệnh Thi hành án 2004 ban hành, tổ chức cơ quan THADS ngày càng được hoàn thiện hơn. Hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh, dẫn đến tranh chấp cũng nhiều hơn, lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết ngày càng nhiều. Một vấn đề đặt ra cho cơ quan Tư pháp nói chung và cơ quan THADS nói riêng là phải tổ chức hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, THADS cả nước nói chung và THADS trên địa bàn Thành phố Hải Dương nói riêng đang đứng trước một một số vấn đề như: trong quá trình THA còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc; tình trạng án tồn đọng còn nhiều.Việc quan trọng nhất đối với các cơ quan THADS là phải tìm ra một giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn trên. Để làm được điều này chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ về việc tổ chức THADS trên thực tế. Trong 3 tháng thực tập tại THADS Thành phố Hải Dương, có cơ hội được hiểu sâu về công tác thi hành án em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương” để nghiên cứu. Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng, vì đó chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời nói đầu Thi hành án là hoạt động làm cho các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thực hiện được trong thực tế. Thi hành án dân sự là một bộ phận của Thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan Thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiêu lực của Toá án ra thi hành. Công tác thi hành án nói chung và công tác Thi hành án dân sự (THADS ) nói riêng đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Nó làm cho các bản án, quyết định của Toá án trở thành hiện thực. Thông qua hoạt động thi hành án quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức XH và của công dân được bảo vệ; pháp chế được tăng cường, tạo được niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật tự xã hội. Cũng như các cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Toà án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Toà án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án. Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan thuộc Chính Phủ; đã đưa công tác THA bước vào một giai đoạn phát triển mới. Cho đến khi Pháp lệnh Thi hành án 2004 ban hành, tổ chức cơ quan THADS ngày càng được hoàn thiện hơn. Hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh, dẫn đến tranh chấp cũng nhiều hơn, lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết ngày càng nhiều. Một vấn đề đặt ra cho cơ quan Tư pháp nói chung và cơ quan THADS nói riêng là phải tổ chức hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, THADS cả nước nói chung và THADS trên địa bàn Thành phố Hải Dương nói riêng đang đứng trước một một số vấn đề như: trong quá trình THA còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc; tình trạng án tồn đọng còn nhiều.Việc quan trọng nhất đối với các cơ quan THADS là phải tìm ra một giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn trên. Để làm được điều này chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ về việc tổ chức THADS trên thực tế. Trong 3 tháng thực tập tại THADS Thành phố Hải Dương, có cơ hội được hiểu sâu về công tác thi hành án em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương” để nghiên cứu. Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng, vì đó chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! B. Nội dung Phần I: Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin. Với sự liên hệ của trường Đại Học Luật HN, qua phân công thực tập tại Sở Tư Pháp Tỉnh Hải Dương, em được về thực tập tại cơ quan Thi hành án dân sự Thành Phố Hải Dương. Qua 3 tháng thực tập tại đây, thời gian tuy không phải là dài nhưng cũng giúp em phần nào hiểu được về công tác thi hành án tại địa phương mình. Nếu như những năm học trong trường Đại Học Luật tạo cho em cơ sở lí luận thì 3 tháng thực tập tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương cho em những kiến thức mới mẻ trong thực tiễn. Sự kết hợp giữ lí luận và thực tiễn này thực sự rất giúp ích cho công việc sau này của em. Trong suốt quá trình thực tập, để phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo này, em đã thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu như: pháp lệnh thi hành án dân sự; các hồ sơ thi hành án; các thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2003 trở lại đây, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tin THA…Bên cạnh đó, qua các buổi nói chuyện với lãnh đạo cùng các cán bộ thi hành án cũng giúp ích nhiều cho em trong qúa trình tìm hiểu về công tác thi hành án. Đặc biệt, do tính chất công việc, em thường xuyên được cùng các chấp hành viên đi xuống phường, nhà đương sự để kiểm tra, đôn đốc thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; kê biên tài sản… Việc đi thực tế này giúp ích cho em rất nhiều trong việc thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo của mình. Dưới đây là những thông tin em đã thu thập được trong suốt 3 tháng thực tập. 1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương. Hàng năm, THADS Thành phố Hải Dương phải giải quyết một lượng án tương đối lớn. So với 12 huyện thành trong cả Tỉnh, lượng án này gấp khoảng 3 đến 4 lần và chiếm 25% số án phải giải quyết mỗi năm trên toàn Tỉnh. Tính như năm 2006 vừa qua, toàn Tỉnh phải thụ lí 7685 việc thì riêng THADS Thành phố đã thụ lí đến 1796 việc. Đó là một khối lượng công việc lớn đối với một cơ quan tương đối hạn hẹp về nhân lực. Toàn cơ quan có 15 cán bộ trong biên chế, trong đó chỉ có 7 chấp hành viên, tất cả đều đã tốt nghiệp cử nhân Luật và được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án. Trên địa bàn Hải Dương phân ra làm nhiều phường, mỗi chấp hành viên phụ trách 2 đến 3 phường với số lượng án mỗi năm lên đến hơn trăm việc( chưa kể lượng án bị tồn từ năm trước sang). So với các chấp hành viên ở THADS Tỉnh và các huyện lượng án này cũng gấp 2 đến 3 lần. Các chấp hành viên nhìn chung có tuổi đời chưa nhiều từ 32t đến 45t nên kinh nghiệm thực tế còn ít. Để giải quyết một lượng án lớn mà tính phức tạp lại cao như vậy cũng là một trong những khó khăn của các chấp hành viên. Buộc họ phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm thực tế giúp ích cho công việc của mình. Là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, Thành phố Hải Dương thu hút nhiều nhà đầu tư, thu hút nhiều nhân công lao động. Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra hơn, tình trạng tội phạm cũng ra tăng. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm THADS Thành phố Hải Dương cũng phải thi hành lượng án gần 2 nghìn việc mỗi năm. Không những ra tăng về số lượng án mà tính chất phức tạp của các vụ án cũng ngày càng rõ nét. Có nhiều trường hợp không thể giải quyết được vì người phải thi hành không có đủ điều kiện để thi hành án. Tính đến năm 2006 vừa qua, THADS Thành phố Hải Dương phải thi hành 1796 vụ trong đó: Việc thi hành án dân sự trong các bản án hình sự chiếm nhiều nhất là 1149 vụ, tiếp theo là thi hành án trong tranh chấp dân sự là 324 vụ, Hôn nhân – Gia đình chiếm 315 vụ, cuối cùng là thi hành án về lao động và kinh tế chỉ có 7 vụ. Cho đến Quý I năm 2007 số án đã tăng, chỉ trong 3 tháng đầu năm đã phải thi hành mới gần 2 trăm việc. Nhiệm vụ của Toà án là đưa ra những Bản án, Quyết định trên giấy tờ, nhưng muốn nó thực hiện được phải thông qua công tác thi hành án. Không phải lúc nào cơ quan thi hành án cũng giải quyết được các vụ việc một cách dễ dàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, mặt nhận thức trong quần chúng nhân dân còn chưa cao, họ chưa có ý thức tự giác thi hành án, trong khi đó cơ quan THADS không giống như các cơ quan Công An, Viện kiểm sát hay Toà, bị hạn chế về việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế. Và ngay trong quá trình cưỡng chế cũng gặp phải không ít những khó khăn: không có lực lượng riêng, nên khi huy động mất nhiều thời gian; nhiều khi còn bị dân tập trung chống đối, bị cản trở công tác thi hành án….Như vụ Nguyễn Xuân Thanh (Phường Lê Thanh Nghị- TPHD) bị cưỡng chế thu nhà để giải quyết việc thi hành án, khi cơ quan thi hành án làm nhiệm vụ, Thanh đã cho con nhỏ và vợ đang mang thai ra chắn cửa làm cản trở công tác thi hành án, không cho các cán bộ làm nhiệm vụ. Rồi một số ít vụ việc, người phải thi hành tại một thời điểm không có đủ tài sản, tiền để thi hành án, dẫn đến việc thi hành chưa được dứt điểm. Như vụ Nguyễn Ngọc Anh (Phường Phạm Ngũ Lão- TPHD) phải thi hành khoản tiền khá lớn là 131.500.000đ, mỗi tháng Nguyễn Ngọc Anh thi hành 350.000. Hoặc có nhiều bị án đang thụ hình trong trại giam không có điều kiện thi hành án như vụ Phạm Văn Hưng (Khu 8- Phường Bình Hàn, TPHD) phải thi hành khoản án phí là 150.000đ mà hiện Hưng đang ngồi tù nên cũng không thi hành được. Thiết nghĩ, đến khi nào cơ quan thi hành án mới giải quyết xong được những vụ việc như trên? Việc thi hành án cũng bị trì trệ vì người phải thi hành án thường xuyên lẩn tránh. Có khi các cán bộ thi hành án phát giấy báo nhiều lần mà đương sự không lên gặp. Xuống tận nhà đương sự để đôn đốc thi hành án thì họ trốn. Chấp hành viên phải ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ cho phường nhưng cũng khó thi hành được vì nhiều đương sự thường xuyên thay đổi nơi cư trú, hoặc không có tài sản cố định. Bên cạnh những vụ việc mà cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án thì cũng có một số trường hợp cơ quan THA chỉ ra quyết định THA khi có đơn yêu cầu. Do quá trình tác nghiệp thi hành án chưa thực sự có hiệu quả, rất nhiều người dân không hiểu được quyền và lợi ích của họ trong giai đoạn thi hành án. Những người được thi hành án thì cứ nghĩ sau khi Toà án Tuyên họ chỉ việc đến cơ quan THA nhận lại phần tiền, tài sản mình được nhận. Họ không được hướng dẫn cẩn thận về thủ tục. Trong những trường hợp này, họ phải làm đơn gửi kèm cùng bản sao bản án cho THADS thì Trưởng THADS mới ra quyết định thi hành án theo đơn đối với phần tài sản của họ; điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến trình thi hành án. Như vậy, nhìn một cách khái quát, công tác thi hành án tương đối phức tạp và khó khăn. Để có thể đưa Bản án, Quyết định của Toà án vào thực tế một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có một quá trình tổ chức thi hành án hợp lí, khoa học. Tại THADS Thành Phố Hải Dương việc tổ chức thi hành án như sau: 2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án: Giai đoạn 1: Sau khi nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án, Trưởng THADS Thành phố Hải Dương sẽ chủ động ra quyết định thi hành án đối với các khoản sau: - án phí, lệ phí; - Hình phạt tiền; - Tài sản tịch thu, truy thu thuế, tài sản thu lợi bất chính; - Thu hồi lại đất theo quy định của Toà án; - Xử lí phần vật chứng, tài sản đã thu giữ; - Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Còn đối với các khoản còn lại trong Bản án, Quyết định của Toà án cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án. Giai đoạn 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, trưởng THADS sẽ giao cho các chấp hành viên theo khu vực phường của mỗi người phụ trách. Khi nhận được quyết định THA, chấp hành viên có nhiệm vụ nghiên cứu án, ra giấp báo tự nguyện cho đương sự trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án. Nếu quá 30 ngày mà đương sự không lên gặp, các chấp hành viên chủ động tiến hành xác minh, đôn đốc thi hành án. Trong quá trình xác minh, nếu thấy đương sự có tài sản, có khả năng thi hành án mà không thi hành thì chấp hành viên xin ý kiến của Trưởng THA để ra các biện pháp cưỡng chế như: - Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá; - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; - Tiến hành kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó đang do người khác nắm giữ; - Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật hay tài sản. Nếu trường hợp qua xác minh, thấy đương sự không có đủ điều kiện thi hành án thì: - Nếu quyết định thi hành án do có đơn yêu cầu thì trưởng THADS có thể ra quyết định trả lại đơn. -Nếu do cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm. Giai đoạn 3: Với nhiều trường hợp để tiện việc đôn đốc thi hành án, Trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ xuống phường, xã nơi đương sự đang cư trú để tổ chức thi hành án. Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển nơi cư trú hay đi làm ăn sinh sống tại địa phương khác thì Trưởng THADS sẽ ra quyết định uỷ thác thi hành án. Giai đoạn 4: Trong quá trình thi hành án, Trưởng THADS sẽ ra quyết định hoãn thi hành án đối với những trường hợp sau đây: - Người phải thi hành án ốm nặng, hoặc không rõ địa chỉ; - Qua xác minh, điều tra cho thấy người phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành án; - Có yêu cầu hoãn của Toà án, Viện kiểm sát; - Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Toà án giải quyết. Tất cả các giai đoạn nói trên đều được các cán bộ thi hành án tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương tiến hành theo đúng trình tự thủ tục ghi nhận trong pháp lệnh. Nhưng, trong qúa trình đưa vào áp dụng trong thực tế vẫn gặp phải những vướng mắc và những sai sót ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án. 3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương. a. Những vướng mắc: Trong quá trình tổ chức THA các cán bộ thi hành án cũng đã gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc như sau: - Bản án của Toà án tuyên không có tính khả thi, đương sự không có khả năng thi hành. Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên phạt tù, vừa phải thi hành một khoản tiền phạt lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15/9/2004 của THADS Thành phố Hải Dương. Theo bản án, Nguyễn Quang Trung (Phường Ngọc Châu- TPHD) bị Toà tuyên phạt 15 năm tù và phải chịu mức tiền phạt là 35 triệu đồng. Cho đến năm 2007 này vẫn chưa thi hành xong. - Người phải thi hành lẩn trốn, chuyển nơi cư trú, đi làm ăn sinh sống ở nơi khác mà không rõ địa chỉ. Như vụ việc của bà Lương Thị Hiền (Phường Thanh Bình- TPHD) theo Quyết định THA số 25 ngày 01/10/2005 của THADS Thành phố Hải Dương. Bà Hiền phải bồi thường cho chị Phan Thu Nga (Phường Bình Hàn- TPHD) và anh Đinh Bá Lợi (Phường Thanh Bình- TPHD) khoản tiền tổng cộng là 75 triệu đồng. Nhưng qua xác minh được biết bà Hiền đã cùng gia đình chuyển vào Nam sinh sống và không rõ địa chỉ. - Vướng mắc khi người có quyền nuôi con theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án yêu cầu cơ quan THADS Thành phố Hải Dương buộc người đang trực tiếp nuôi con phải giao con. Những vụ việc thế này tuy không nhiều những cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan THADS. Vì đây không đơn thuần là giao vật mà là giao con người. Nó ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, tình cảm của trẻ em cung như cha mẹ, người thân của trẻ em đó. Thông thường ở các trường hợp này người phải thi hành án có nhiều hành động chống đối việc cưỡng chế thi hành án. Như vụ li hôn của anh Ngô Văn Huy và chị Đào Thị Thơm (Phường Quang Trung- TPHD). Toà án tuyên chị Thơm được quyền nuôi con. Con anh chị hiện đang sống với bà nội cháu là bà Nguyễn Thị Tuyết. Bà Tuyết nhất định không giao cháu cho chị Thơm. Khi các cán bộ thi hành án đến làm việc thì bà gây khó dễ làm cho việc thi hành bản án không đạt hiệu quả. - Một trong những vướng mắc mà cơ quan THADS Thành phố Hải Dương gặp phải là do điều kiện kinh tế thay đổi, các quy định của pháp luật cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể là một số án điển hình sau: Trong vụ phải bồi thường cho kho thóc A34, bà Nguyễn Thị Ngoan (Phường Lê Thanh Nghị- TPHD) vay của kho thóc 37.000kg thóc với giá trị tại thời đIểm đó chỉ vài trăm nghìn, nhưng cho đến thời điểm bị thi hành án thì giá trị số thóc đó lên đến 133.940.000đ. Với số tiền lớn như vậy để thi hành được thì quả là khó khăn. Cho đến nay, vụ án này vẫn chưa thi hành được dứt điểm. Hay, trước khi bộ luật Hình sự 1999 có hiệu lực, theo quy định của luật cũ tội cờ bạc phạt rất nặng. Sau quy định của luật mới thì có giảm nhẹ hơn, có khi đánh bạc chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Dễ thấy có nhiều vụ đánh bạc từ năm 1999 trở về trước vẫn không giải quyết được xong. Những trường hợp này rất khó cho cơ quan THADS Thành Phố Hải Dương khi tiến thành giải quyết. - Nhiều khi những quy định của pháp lệnh THA cũng chưa sát với thực tế, khi áp dụng vào thực tế cơ quan THA cũng gặp phải không ít vướng mắc như: Trong khi cưỡng chế tịch thu tài sản quy định không được cưỡng chế đối với những vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thông thường mà không quy định rõ là vật gì; hay trường hợp định giá đất phải ít nhất là bằng giá của UBND Tỉnh đưa ra nhưng có trường hợp giá bán tại nơi đó lại thấp hơn giá UBND Tỉnh đưa ra. Các trường hợp này tuy không ảnh hưởng nhiều đến công tác THA nhưng cũng cần phải đưa ra xem xét. - Vướng mắc cuối cùng mà THADS Thành phố Hải Dương gặp phải đó là: Trong suốt quá trình hoạt động tố tụng ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án như chưa áp dụng kịp thời, đầy đủ các biện pháp kê biên tài sản, chuyển giao, quản lí tài sản để đảm bảo cho việc THA . Bên cạnh những vướng mắc khi tiến hành hoạt động thi hành án, cơ quan THADS Thành phố Hải Dương cũng mắc phải những sai sót như sau: b. Những sai sót: Sai sót chủ yếu là trong quá trính xác minh điều kiện thi hành án, các cán bộ thi hành án còn thiếu tính chính xác. Đôi khi việc xác minh qua loa, không thực sự tìm hiểu rõ hoàn cảnh của đương sự. Nhiều khi đưa án vào phân loại không được đúng với thực tế. Dù người phải thi hành án vẫn có điều kiện để thi hành án nhưng lại xếp án vào loại án không điều kiện thi hành. Như theo Quyết định thi hành án số 275 ngày 16/5/2004, người phải thi hành án là chị Nguyễn Thanh Hằng, phải thi hành khoản tiền phạt là 46.500.000đ. Tại thời điểm ra quyết định thi hành án, qua xác minh biết, chị Hằng không có tiền, tài sản để thi hành án. Đến năm 2006, hoàn cảnh gia đình có khá hơn, được biết gia đình chị đã mua được nhà, cơ quan THA lại không kịp thời xuống xác minh lại để yêu cầu chị Hằng thi hành nốt phần án chưa thi hành xong. Một sai sót nữa đó là trong việc ra quyết định kết thúc thi hành án. Điển hình là vụ của Phạm Văn Hùng theo Quyết định thi hành án số 05/10/2005. Khi có quyết định thi hành án Hùng mới 14t. Mẹ của Hùng là bà Lê Thị Thuỷ phải có nghĩa vụ liên đối trong việc nộp án phí cho Hùng. đến đầu năm 2007, Hùng chết, cơ quan THADS đã ra quyết định kết thúc thi hành án. Việc ra quyết định này là chưa đúng vì mẹ Hùng vẫn phải có trách nhiệm thi hành. Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn có sai sót: áp dụng chưa hợp lí các biện pháp cưỡng chế nhất là đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào tiền lương. Trên đây là một số vướng mắc và những sai sót mà cơ quan THADS Thành Phố Hải Dương đã gặp phải trong trong quá trình hoạt động THA. Để nâng cao hiệu qủa công tác THA, cơ quan THA không ngừng đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục những vướng mắc và những sai sót nói trên. Cùng với những kết quả đã đạt được thì vẫn còn có những mặt hạn chế, điển hình là lượng án tồn đọng ngày càng ra tăng. Vậy, Thực trạng án tồn đọng này như thế nào? Vì sao mà lượng án tồn đọng tại đây lại nhiều như vậy? Cơ quan THADS nói chung và cơ quan THADS Thành phố Hải Dương đã làm gì để khắc phục được khó khăn đó? Chúng ta cùng nghiên cứu ở những phần dưới đây. 4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương. Trước tiên ta phải hiểu “ Thế nào là án tồn đọng?”. án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng khá phổ biến trong công tác thi hành án nhưng ngay trong pháp lệnh THADS cũng không có một khái niệm nhất định để chỉ ra thế nào là án tồn đọng. Chúng ta chỉ có thể hiểu: án tồn đọng là những vụ việc chưa có điều kiện để thi hành được chuyển từ năm này qua năm khác. Dưới đây ta có thể phân án tồn đọng ra làm 2 loại: án tồn đọng theo việc và án tồn đọng theo tiền ( giá trị ). án tồn đọng theo việc: Như đã phân tích ở trên, khi kinh tế ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm, các vụ tranh chấp cũng nhiều theo. Vài năm trở lại đây, THADS Thành phố Hải Dương mỗi năm phải thụ lý mới hàng trăm việc. Điều đáng quan tâm nhất là số việc từ những năm trước chuyển sang tương đối nhiều. Cụ thể, - Số việc tồn từ năm 2002 chuyển sang năm 2003 là 1191 việc, chiếm 76,8% trong tổng số 1551 việc phải thi hành. - Số việc tồn từ năm 2003 chuyển sang năm 2004 là 1227 việc, chiếm 73,7% trong tổng số 1664 việc phải thi hành. - Số việc tồn từ năm 2004 chuyển sang năm 2005 là 1229 việc, chiếm 70,9% trong tổng số 1732 việc phải thi hành. - Số việc tồn từ năm 2005 chuyển sang năm 2006 là 1246 việc, chiếm 69