Đề tài Thực tiễn vận dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia cũng nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ ra đời đã giải quyết được những mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia thương mại quốc tế. Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chung chứng từ, các ngân hàng đóng vai trò cực kì quan trọng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á cũng như các ngân hàng khác hiện đang từng bước phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua 15 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Từ những kiến thức đã được học ở nhà trường về phương thức thanh toán bằng tín dung chứng từ cùng với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, qua thời gian kiến tập tại ngận hàng, em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “ Thực tiễn vận dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C tại hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á”. Đề tài gồm những nội dung cơ bản sau: I. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á. II. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C của ngân hàng TMCP Nam Á. III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Nam Á.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn vận dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia cũng nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ ra đời đã giải quyết được những mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia thương mại quốc tế. Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chung chứng từ, các ngân hàng đóng vai trò cực kì quan trọng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á cũng như các ngân hàng khác hiện đang từng bước phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua 15 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Từ những kiến thức đã được học ở nhà trường về phương thức thanh toán bằng tín dung chứng từ cùng với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, qua thời gian kiến tập tại ngận hàng, em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “ Thực tiễn vận dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C tại hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á”. Đề tài gồm những nội dung cơ bản sau: Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C của ngân hàng TMCP Nam Á. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Nam Á. I. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á: 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á: 1.1.Quá trình hình thành và phát triển: - Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - Tên giao dịch: NAM A JOINT STOCK COMMERCIAL BANK(NAB) - Trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam - Website: www.nab.com.vn Ngân hàng Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992 theo Quyết định số 0026/NHGP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 3 Hợp tác xã tín dụng An Đông, Thị Nghè và Tân Định. Khởi đầu với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng cùng với 50 cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven TP. Hồ Chí Minh. Sau gần 18 năm hoạt động, Ngân hàng Nam Á đã có những thay đổi đáng kể cùng với những thành tích đáng khích lệ. Tính đến ngày 31/12/09, vốn điều lệ đã đạt 1.253 tỷ đồng, tăng gần 251 lần so với thời điểm mới thành lập. Mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước với 49 điểm giao dịch, bao gồm 1 Hội sở, 12 chi nhánh và 36 phòng giao dịch cùng 1 Công ty trực thuộc. Số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 17 lần so với năm 1992. Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; Thực hiện hoạt động bao thanh toán. Tình hình hoạt động: Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và gần 50 CBNV. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thánh thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới hoạt động gồm Hội sở, 12 Chi nhánh, 36 PGD trên cả nước và với hơn 850 cán bộ nhân viên (CBNV). So với năm 1992, quy mô hoạt động hiện nay của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh với đội ngũ CBNV đầy nhiệt huyết được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Trong quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của Ngân hàng. 1.2.Định hướng phát triển: a. Các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng: Ngân hàng Nam Á phấn đấu luôn bảo đảm các chỉ tiêu hoạt động bao gồm vốn điều lệ, tổng tài sản, số dư huy động vốn, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế đạt tốc độ tăng trưởng cao: - Tăng cường năng lực quản lý thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển hệ thống quản lý của Ngân hàng phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Nam Á. - Tăng cường năng lực tài chính thông qua việc tiếp tục tăng vốn điều lệ, tài sản, đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng sinh lời, phòng ngừa và hạn chế mọi rủi ro trong kinh doanh. - Tìm kiếm các đối tác chiến lược thông qua việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực về tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín, được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng. - Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước theo kế hoạch hoạt động hàng năm. - Tiếp tục xây dựng quy chế quản lý nội bộ, hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thống nhất và hiệu quả. - Thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí, đào tạo đội ngũ CBNV, đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nam Á trong từng giai đoạn. - Thực hiện nghiêm túc các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là duy trì mức vốn tự có phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu nhập ngoài cho vay chiếm từ 40% trên tổng thu nhập của Ngân hàng Nam Á trở lên. b. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: - Ngân hàng Nam Á xây dựng chiến lược phát triển dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thị trường ngân hàng, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh; đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mặt khác, Ngân hàng nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao. - Mục tiêu tổng quát của Ngân hàng Nam Á là đến năm 2020 sẽ trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, có chất lượng phục vụ ngang tầm với các ngân hàng lớn trong khu vực Đông Nam Á. - Phương châm hoạt động của Ngân hàng Nam Á là bảo đảm hoạt động của ngân hàng có nhịp độ phát triển nhanh và bền vững, hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á: Nhìn chung, bộ máy tổ chức của Ngân hàng phù hợp với quy mô và lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng, giữa các bộ phận có mối quan hệ hợp lý. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Nam Á:  2.Vài nét về bộ phận thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Nam Á: 2.1.Chức năng và nhiệm vụ: Là phòng thực hiện nghiệp vụ thanh toán Quốc tế về hàng nhập khẩu, thanh toán xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng, bằng các phương thức thanh toán quốc tế theo thông lệ và tập quán quốc tế, phòng Thanh toán Quốc tế có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán Quốc tế về hàng nhập khẩu. Nhận L/C (và mọi tu chỉnh L/C sau đó) do Ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng L/C trên địa bàn. Liên hệ với Ngân hàng nước ngoài về các vấn đề liên quan đến L/C khi có yêu cầu của khách hàng. Nhận chứng từ hàng xuất do khách hàng là các đơn vị xuất khẩu trình, kiểm tra hướng dẫn sửa chữa sai sót (nếu có) cho phù hợp; Lập thủ tục đòi tiền Ngân hàng nước ngoài đối với các chứng từ theo L/C; hoặc lập thủ tục nhờ thu qua Ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khách hàng đối với những chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu. Kết hợp với phòng tín dụng thực hiện cho vay chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng khi có yêu cầu và trong trường hợp chứng từ chưa có báo có của Ngân hàng nước ngoài đồng thời quản lý, theo dõi chứng từ chờ thanh toán. Thực hiện thanh toán báo có cho đơn vị thụ hưởng khi nhận được báo có /thanh toán của Ngân hàng nước ngoài. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về việc thanh toán hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu. Lập các báo cáo thống kê về thanh toán hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu theo quy định. Quản lý theo dõi, hạch toán các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu. Phối hợp các phòng ban khác tiếp thị thu hút khách hàng, phân loại gìn giữ khách hàng. 2.2. Quan hệ giữa phòng Thanh toán Quốc tế với các phòng ban khác: Trong quá trình công tác chuyên môn của mình, phòng Thanh toán Quốc tế cũng như các phòng khác trong cơ quan nói chung phải hợp tác phối hợp lẫn nhau nhằm làm tốt công tác khách hàng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp thường xuyên với các khách hàng truyền thống; Phòng Thanh toán Quốc tế cũng như các phòng có quan hệ trực tiếp với khách hàng trong cơ quan nói riêng phải phối hợp lẫn nhau để tiếp thị thu hút khách hàng mới. II.Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C của ngân hàng TMCP Nam Á: 1.Cơ sở lý luận của đề tài: 1.1.Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người đề nghị mở L/C: (Applicant) : thông thường là người mua hay tổ chức nhập khẩu. Người hưởng lợi: (Beneficiary) : là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa. - Ngân hàng mở L/C (The issuing bank) : là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank) : là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. 1.2.Quy trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ: Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ: (3) (7) (7) (8) (2) (11) (10) (9) (6) (4) (5) (5) (1) Giải thích nội dung quy trình: Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại. Người nhập khẩu làm thủ tục đề nghị ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết. Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết là L/C đã mở. Dựa vào nội dung của L/C người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không thì từ chối thanh toán. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu. (10)Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu. (11)Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhập hàng. 2.Quy trình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ của NAB: 2.1.L/C hàng nhập khẩu: a.Thủ tục mở L/C nhập khẩu: Khi doanh nghiệp có yêu cầu phát hành L/C phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị mở L/C mẫu. - Bản sao hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương. - Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký mã số Doanh nghiệp XNK (trường hợp Doanh nghiệp lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng) - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý trên ngành (đối với hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu có đăng ký) - Giấy cam kết thanh toán L/C (trong trường hợp mở L/C ký quỹ nhỏ hơn giá trị L/C) b.Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C: TTV tiếp nhận hồ sơ từ các Doanh nghiệp khách hàng, kiểm tra số lượng và tính hợp lệ của giấy tờ. Kiểm tra nội dung “giấy đề nghị mở L/C của khách hàng so với nội dung của hợp đồng các điều khoản Applicant, Beneficiary, Advising Bank, date and place of expiry, period for presentation, latest shipment date… Trường hợp “giấy đề nghị mở L/C” có điều khoản sai sót hoặc mâu thuẫn với nội dung hợp đồng, TTV sẽ hướng dẫn và yêu cầu Doanh nghiệp hoàn chỉnh trước khi phát hành. c. Nguồn vốn đảm bảo mở L/C và ký quỹ mở L/C: Ngân hàng yêu cầu ký quỹ với mục đích ràng buộc nhà nhập khẩu thanh toán giá trị L/C và nhận hàng. Đối với L/C phát hành bằng vốn tự có, mức ký quỹ có thể cao hay thấp thường được xét trên mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với Ngân hàng, trên uy tín và hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán nợ vay của Doanh nghiệp và tính chuyên dụng của lô hàng nhập khẩu. Căn cứ vào đó, phòng tài chính tín dụng xét duyệt và đưa ra mức ký quỹ phù hợp. Trường hợp Doanh nghiệp ký quỹ mở L/C bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng sẽ phải liên hệ phòng tín dụng xin vay vốn. Sau khi xem xét điều kiện khách hàng, nếu phòng tín dụng chấp nhận cho vay vốn thì phòng TTQT tiền hành mở L/C cho khách hàng. d. Phát hành L/C: Sau khi Doanh nghiệp hoàn tấc đầy đủ hồ sơ mở L/C theo quy định, TTV dựa vào “giấy đề nghị mở L/C” soạn thảo L/C bằng điện Swift theo mẫu MT700-Issue of Documentary Credit được cài đặt trên máy vi tính và đăng ký số tham chiếu ILC…/NAB08. Nội dung chủ yếu của L/C: số hiệu L/C; ILC…/NAB08; địa điểm phát hành L/C; tên và địa chỉ Ngân hàng; tên và địa chỉ của Applicant Beneficiary; ngày phát hành L/C; giá trị L/C; thời hạn hiệu lực của L/C; thời hạn trả tiền của L/C; ngày giao hàng trễ nhất; những nội dung liên quan đến hàng hóa, vận tải, giao nhận; bộ chứng từ nhà xuất khẩu phải xuất trình, sự cam kết trả tiền của Ngân hàng Nam Á. Loại L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là L/C không hủy ngang. Hiện nay, Ngân hàng sử dụng phổ biến nhất là hình thức Swift vì tính an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Trường hợp L/C mở bằng Swift thường áp dụng theo UCP-600. e. Tu chỉnh L/C (nếu có): Việc tu chỉnh L/C có thể xuất phát từ phía người mở hoặc người thụ hưởng L/C nhưng phải có sự thông báo và đồng ý của hai bên. Thông thường L/C được tu chỉnh các nội dung chủ yếu sau: tăng hoặc giảm giá trị L/C; điều chỉnh ngày giao hàng; ngày hết hạn hiệu lực L/C; số lượng, tên hàng…Thời gian điều chỉnh L/C phải trước thời hạn giao hàng, trước khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng thông báo và phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Trường hợp Doanh nghiệp muốn tăng giá trị L/C phải điều chỉnh lại lức ký quỹ hoặc ký quỹ bổ sung. Sau đó TTV trình Ban Giám Đốc xét duyệt thay đổi hạn mức ký quỹ. Doanh nghiệp có yêu cầu sửa đổi L/C phải xuất trình thư “Yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng” theo mẫu của Ngân hàng Nam Á kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Trường hợp tu chỉnh L/C do người hưởng yêu cầu: Người hưởng sẽ nhờ Ngân hảng của mình thông báo nội dung cần sửa đổi cho NAB. Khi nhận được điện(thư) yêu cầu tu chỉnh L/C của Ngân hàng nước ngoài, NAB sẽ gửi thông báo cho Doanh nghiệp. Căn cứ vào trả lời của Doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ tiến hành lập điện tu chỉnh hoặc từ chối tu chỉnh. f. Hủy L/C: Trường hợp hủy L/C trong thời hạn hiệu lực, Doanh nghiệp sẽ làm công văn xin hủy, NAB sẽ điện cho Ngân hàng thông báo L/C xin hủy, L/C sẽ được hủy khi NAB nhận được điện chấp nhận từ Ngân hàng nước ngoài. NAB sẽ giải tỏa số tiền ký quỹ cho Doanh nghiệp khi: L/C đã được hủy. Sau 60 ngày kể từ ngày L/C hết hạn. Nếu Doanh nghiệp muốn số tiền ký quỹ được giải tỏa trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C thì phải làm công văn cam kết với NAB. g. Thanh toán L/C hàng nhập: Ngân hàng khi phát hành L/C tức là đã cam kết sẽ thanh toán với Ngân hàng nước ngoài. Nhưng trên thực tế khi bộ chứng từ về, Ngân hàng sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiếp phần tiền còn lại của giá trị rồi mới thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Nếu nhà nhập khẩu gặp khó khăn về tài chính thì Ngân hàng yêu cầu Doanh nghiệp nhận nợ vay bắt buộc với lãi suất 150% lãi suất thông thường và yêu cầu Doanh nghiệp để Ngân hàng quản chấp lô hàng đó. Ngoài ra, Ngân hàng có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu tam ngưng các khoản chi trả để tập trung mọi nguồn thu vào tài khoản ngoại tệ của người nhập khẩu cho đủ số tiền thanh toán cho nước ngoài. Nếu Doanh nghiệp không trả hết nợ, Ngân hàng được quyền bán lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ tiền Ngân hàng trả thay hoặc được quyền phát mãi tài sản thê chấp, cầm cố, bảo lãnh. 2.2.L/C hàng xuất khẩu: a. Thông báo L/C: - Kiểm tra tính chân thật của L/C hoặc tu chỉnh L/C. Nếu bằng Telex/Swift phải có xác nhận mã đúng và theo mẫu thích hợp. Nếu bằng thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ. Trong trường hợp không kiểm tra được chữ ký, điện thông báo cho Ngân hàng phát hành yêu cầu họ xác nhận tính chân thực của L/C hoặc tu chỉnh L/C bằng điện có mã. - Kiểm tra xem L/C có yêu cầu NAB xác nhận hay không. Nếu có, TTV làm tờ trình để ban Tổng giám đốc có ý kiến. - Lập thư thông báo cho người thụ hưởng. Thư thông báo hay tu chỉnh được làm thành hai bản: một bản chính kèm bản gốc L/C hoặc tu chỉnh L/C giao cho khách hàng, một bản đính kèm bản sao L/C hay tu chỉnh L/C được lưu tại hồ sơ L/C của Ngân hàng. - Nếu Ngân hàng Nam Á là Ngân hàng thông báo thứ nhất, TTV sẽ lập hồ sơ L/C hay tu chỉnh L/C để thông báo cho Ngân hàng thông báo thứ hai. - TTV phải thông báo cho người thụ hưởng bằng điện thoại yêu cầu đến nhận L/C hoặc tu chỉnh L/C. Trường hợp không liên lạc được với người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng từ chối nhận L/C thì thông báo cho Ngân hàng phát hành để xin chỉ thị của họ. Theo dõi trong vòng 5 ngày làm việc. Nhận được thông tin của Ngân hàng phát hành theo chỉ thị: + Hoặc xem L/C như được hủy. + Hoặc thông báo tiếp với thông tin mới được cung cấp. Xem bức điện như tu chỉnh L/C. Không nhận được thông tin, chỉ thị từ Ngân hàng phát hành, điện nhắc Ngân hàng phát hành, đồng thời thông báo cho lãnh đạo phòng. Theo dõi trong 5 ngày làm việc nếu không nhận được trả lời, điện nhắc lần cuối sau đó xếp hồ sơ. b. Nghiệp vụ xử lý chứng từ: Nhận được chứng từ do khách hàng là nhà xuất khẩu gửi đến: - TTV tiến hành kiểm tra sự phù hợp của chứng từ so với L/C và đảm bảo phù hợp với quy định của UCP-600. Nếu có sai sót, điện hướng dẫn khách hàng sửa chứng từ. - Xác nhận trị giá bộ chứng từ lên mặt sau L/C gốc. Nếu khách hàng đã trình chứng từ ở Ngân hàng khác thì ghi chú trị giá các bộ chứng từ đã trình ở Ngân hàng khác lên phiếu bìa L/C để kiểm tra rút số dư trên L/C lưu. - Nhập chi tiết số lượng hàng xuất theo bộ chứng từ lên L/C lưu để kiểm tra theo dõi. - Lập thư gửi chứng từ đi nước ngoài cùng với thư hay điện đòi tiền. Nếu là L/C trả chậm,
Luận văn liên quan