Thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng, gần đây nhất là các nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) và 2( khoá VIII). Nội dung chính sách giáo dục, đào tạo của Đảng tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định vị trí cúa giáo dục – đào tạo trong tổng thể những vấn đề kinh tế - xã hội trong sự phát triển đất nước. Giáo dục đào tạo là vấn đề quốc sách hàng đầu của sự phát triển nước ta.
- Xác dịnh mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở nước ta. Đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo tạo một lớp người có trí tuệ, sức khoẻ và đạo đức trong sáng.
- Xác định trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong quản lý và đầu tư, sự cần thiết xã hội hoá sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
- Xác định phương hướng mở rộng các hình thức giáo dục – đào tạo theo hướng đa dạng hoá ( theo hình thức và theo tổ chức ) tạo mọi điều kiện, cơ hội cho người dân tham gia giáo dục – đào tạo.
Trên nền tảng những định hướng lớn trong các chính sách giáo dục – đào tạo nói trên, Nhà nước, trước hết là Chính phủ, phải hoạch định hàng loạt các chính sách cụ thể về giáo dục – đào tạo nhằm phát triển sự nghiệp này. Trong đó các chính sách sau được coi là nền tảng quan trọng trong hệ thống chính sách:
+ Các chính sách nhằm nâng cao dân trí như: phổ cập giáo dục tiểu học, chính sách xoá mù chữ và nạn tái mù chữ, chính sách giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, cải cách giáo dục.
+ Chính sách cơ cấu đào tạo: cơ cấu theo trình độ (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, đai học và trên đại học) và cơ cấu theo nghành nghề, chuyên môn đào tạo.
+ Chính sách ưu đãi đối với lực lượng làm công tác giáo dục – đào tạo, chính sách học phí, cấp học bổng.
+ Chính sách thi tuyển vào các cơ sở giáo dục – đào tạo trong và ngoài nước
b. Chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Cũng như lĩnh vực giáo dục – đào tạo, chính sách bao trùm về y tế - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thể hiện ở các chủ chương, đường lối phát triển sự nghiệp y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng, được ghi nhận trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Trên giác độ phát triển nguồn nhân lực, chính sách này hường vào tạo ra một lớp người cường tráng về thể lực, một yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
( Năm quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 46-NQ/TW
ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị ):
25 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước ta.
Nội dung các Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Sự phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và sự quản lí của Nhà nước cũng như của các cơ sở đạo tạo. Trong đó các chính sách vĩ mô và các lĩnh vực quản lý sau của nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng:
Các chính sách vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực
Các chính sách vĩ mô,bao trùm nhất về giáo dục đào tạo:
Thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng, gần đây nhất là các nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) và 2( khoá VIII). Nội dung chính sách giáo dục, đào tạo của Đảng tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định vị trí cúa giáo dục – đào tạo trong tổng thể những vấn đề kinh tế - xã hội trong sự phát triển đất nước. Giáo dục đào tạo là vấn đề quốc sách hàng đầu của sự phát triển nước ta.
- Xác dịnh mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở nước ta. Đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo tạo một lớp người có trí tuệ, sức khoẻ và đạo đức trong sáng.
- Xác định trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong quản lý và đầu tư, sự cần thiết xã hội hoá sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
- Xác định phương hướng mở rộng các hình thức giáo dục – đào tạo theo hướng đa dạng hoá ( theo hình thức và theo tổ chức ) tạo mọi điều kiện, cơ hội cho người dân tham gia giáo dục – đào tạo.
Trên nền tảng những định hướng lớn trong các chính sách giáo dục – đào tạo nói trên, Nhà nước, trước hết là Chính phủ, phải hoạch định hàng loạt các chính sách cụ thể về giáo dục – đào tạo nhằm phát triển sự nghiệp này. Trong đó các chính sách sau được coi là nền tảng quan trọng trong hệ thống chính sách:
+ Các chính sách nhằm nâng cao dân trí như: phổ cập giáo dục tiểu học, chính sách xoá mù chữ và nạn tái mù chữ, chính sách giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, cải cách giáo dục..
+ Chính sách cơ cấu đào tạo: cơ cấu theo trình độ (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, đai học và trên đại học) và cơ cấu theo nghành nghề, chuyên môn đào tạo.
+ Chính sách ưu đãi đối với lực lượng làm công tác giáo dục – đào tạo, chính sách học phí, cấp học bổng..
+ Chính sách thi tuyển vào các cơ sở giáo dục – đào tạo trong và ngoài nước…b. Chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Cũng như lĩnh vực giáo dục – đào tạo, chính sách bao trùm về y tế - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thể hiện ở các chủ chương, đường lối phát triển sự nghiệp y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng, được ghi nhận trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Trên giác độ phát triển nguồn nhân lực, chính sách này hường vào tạo ra một lớp người cường tráng về thể lực, một yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
( Năm quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 46-NQ/TW
ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị ):
Thứ nhất: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Thứ hai: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện chia sẻ giữa người khoẻ với người ốm, người giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.
Thứ ba: Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.
Thứ tư: Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ.
Thứ năm: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền".
Thực hiện những chủ chương quan điểm của Đảng, Chính phủ đã xây dựng hệ thống các chính sách chung, ở từng nghành, lĩnh vực lại có các chính sách cụ thể hoá về y tế - chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân như:
- Chính sách về chương trình phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.
- Chính sách đa dạng hoá các hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ( các hình thức khám, chữa bệnh cũng như đa sở hữu các cơ sở y dược), thực hiện xã hội hoá sự nghiệp y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân (chế độ thu và sử dụng viện phí).
- Chính sách đầu tư cho y tế và sử dụng ngân sách sự nghiệp.
- Chính sách bảo hiểm y tế và các hình thức bảo trợ sức khoẻ khác.
- Chính sách phòng trừ tệ nạn xã hôi (mại dâm, nghiện hút, ma tuý) và các dịch bệnh…
c. Các chính sách thể dục thể thao và phát triển thể dục thể thao cộng đồng.
Trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, các quốc gia nói chung và nước ta nói riêng, đều coi trọng phát triển thể dục thể thao, đặc biệt là phong trào luyện tập tham gia thể dục thể thao cộng đồng. Rèn luyện và tham gia thể dục thê thao không chỉ có tác dụng nâng cao thể lực, phát triển giống nòi mà còn có tác dụng giáo dục ý chí và tinh thần tập thể, đồng đội, một phẩm chất quan trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trên nền tảng những định hướng phát triển thể dục thể thao do Đảng vạch ra qua các kì đại hội, Nhà nước thể chế hoá thành các chính sách nhằm phát triển sự nghiệp đúng hướng và mục tiêu đã được xác định, trước hết là các chính sách:
- Chính sách phát triển các môn thể thao đỉnh cao nhằm nâng cao trình độ thể thao nước nhà lên ngang tầm khu vực và thế giới.
- Chính sách từng bước chuyển sang bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp các hoạt động thể dục thể thao đỉnh cao ( các môn bóng, thể dục dụng cụ, các môn võ thuật.. )
- Chính sách khuyến khích tài trợ cho hoạt động thể dục, thể thao như là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Chính sách vận động tuyển trọn, đào tạo, huấn luyện, đãi ngộ các vận động viên có đẳng cấp cao, tuyên dương công lao của những người cống hiến cho sự nghiệp thể dục, thể thao..
2. Chính sách quản lý chất lượng giáo dục – đào tạo
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở cả ba khía cạnh: thể lực, trí lực, và phẩm chất tâm lý xã hội, trong đó chất lượng về trí lực đang trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu của các quốc gia, mặt khác chất lượng trí lực đã bao gồm một phần thể lực và phẩm chất đạo đức của người được giáo dục – đào tạo. Trong các yếu tố tác động tới trí lực của người lao động thì giáo dục – đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng trí lực người lao động. Vì vậy trong các chính sách quản lí nguồn nhân lực thì chíng sách quản lí chất lượng công tác giáo dục đào tạo là vấn đề mang tính chiến lược quyết định tới hiệu lực của chính sách.
a.Các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo
Để định hướng sự tác động của Nhà nước vào chất lượng giáo dục – đào tạo, trước hết cần xác định những nhân tố tác động đến nó. Chất lượng giáo dục – đào tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố, sau đây là các nhân tố cơ bản:
- Sự đúng đắn và sáng tạo của các chính sách, mục tiêu, chương trình giáo dục – đào tạo của Chính phủ từng thời kì nhất định.
- Sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước và xã hội cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo
- Sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, trước hết là sự quản lý và hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo từ Trung ương đến địa phương.
- Sự đáp ứng về số lượng và đặc biệt là chất lượng và sản phẩm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý trong hệ thống giáo dục – đào tạo.
- Chất lượng của hệ thống các chương trình, giáo trình được sử dụng trong hệ thống các cơ sở giáo dục – đào tạo.
b. Nội dung cơ bản quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo:
- Thường xuyên hoàn thiện và đổi mới các chính sách, mục tiêu, chương trình giáo dục – đào tạo, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và thích ứng với những biến đổi trong nước và quốc tế.
- Quản lý chặt chẽ các điều kiện hoạt động và phát triển của các trường lớp giáo dục – đào tạo ( cơ sở vật chất kĩ thuật, nhất là phương tiện dạy và học, số lượng ,cơ cấu và trình độ đội ngũ giáo viên, hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập ). Không đảm bảo được chất lượng giáo dục – đào tạo.
- Quản lý chặt chẽ đầu vào của các trường, lớp giáo dục – đào tạo. Việc tạo cơ hội cho mọi người tham gia giáo dục – đào tạo là chính sách nhất quán của Nhà nước ta, nhưng điều đó không có nghĩa bỏ qua hoặc xem nhẹ yêu cầu về tiêu chuẩn đầu vào của những người có nguyện vọng theo học các trường lớp giáo dục – đào tạo.
- Quản lý chặt chẽ các quy trình giáo dục – đào tạo của các trường, lớp giáo dục đào tạo (giảng dạy, thi cử, thực tập, đánh giá kết quả thực tập,..)
- Tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo thông qua các tổ chức thẩm định chất lượng giáo dục đào tạo.
- Tổ chức tốt công tác thanh tra giáo dục ở tất cả các cấp và các cơ sở giáo dục – đào tạo.
3. Phát triển thị trường lao động ,hình thành các thang bậc giá trị lao động trong xã hội
* Thị trường sức lao động ( thường gọi là thị trường lao động ) là không gian diễn ra sự mua bán ( thuê mướn ) hàng hoá đặc biệt – hàng hoá sức lao động, là nơi thực hiện giá trị sức lao động. Thông qua thị trường sức lao động, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá và hình thành nên các thang bậc giá trị sức lao động trong xã hội (giá thuê mướn lao động, được thể hiện qua tiền công sau khi đạt được sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng sức lao động )
- Kinh tế thị trường là một thể thống nhất của các thị trường: hàng hóa, vốn, thông tin, công nghệ, sức lao động, trong đó thị trường sức lao động có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Thị trường sức lao động gắn với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh. Thị trường sức lao động bao gồm bốn chủ thể chính và luôn có sự tác động qua lại với nhau tạo nên sự đồng bộ cho thị trường này đó là: (Nhà nước, Người có sức lao động cần bán, người mua hay người có nhu cầu sử dụng sức lao động và các nhà môi giới trung gian ). Nhà nước tham gia với vai trò là nhà hoạch định đường hướng phát triển thị trường, hỗ trợ các bên về mặt thông tin và một số nguồn lực cần thiết, đồng thời nhà nước tham gia thị trường sức lao động với tư cách là bảo trợ, giám sát, tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia thị trường hoạt động đúng pháp luật, người bán sức lao động không bị bóc lột sức lao động, còn người mua có điều kiện tìm đúng đủ loại hàng hoá sức lao động cần thiết và sử dụng họ một cách phù hợp, trên cơ sở phát huy hết khả năng, sức sáng tạo của người lao động, đồng thời phải thực hiện đúng cam kết, và không xâm phạm tới giới hạn lợi ích mà pháp luật quy định, các nhà môi giới cung cấp thông tin và làm cầu nối cho người lao đồng và người sủ dung lao động tìm thấy nhau một cách nhanh chóng, chính xác, dễ dàng mà không có sự thất thiệt, và gian lận trong các thông tin môi giới.
- Các nhà kinh tế cho rằng, thị trường hoàn hảo là một thị trường ở đó hàng hoá được phân phối một cách có hiệu quả thông qua giá cả. Thế nhưng, các thị trường lao động mọi nơi không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhất là ở những nước chậm phát triển. Vì vậy tiền lương không phải do hoàn toàn các lực lượng cạnh tranh quyết định. Ở các nước chậm phát triển, thị trường lao động có thể được đặc trưng bởi cơ cấu việc làm theo khu vực gồm: ( khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị không chính thức, khu vực nông thôn. Tuỳ theo mức độ phát triển của từng nước đó mà khi nghiên cứu thị trường có thể chia thành: ( Thị trường khu vực nông nghiệp và thị trường khu vực Công nghiệp - Dịch vụ ):
+ Khu vực thành thị chính thức là nơi hầu hết mọi người đều thích làm việc nếu như có khả năng. Khu vực này bao gồm cả các tổ chức kinh doang lớn của Chính phủ như ngân hàng, công ty bảo hiểm, nhà máy và các cửa hàng bán buôn. Khu vực này còn bao gồm các hãng lớn của tư nhân, kể cả các công ty nước ngoài. Người lao động chở đón cơ hội được làm việc cho cơ sở hiện đại, song sức hấp dẫn chủ yếu của khu vực này chủ yếu là mức lương cao và đảm bảo cho chi phí tái tạo sức lao động và cuộc sống của người lao động. Một trong những lí do để họ trả lương nhiều hơn là do họ thuê tất cả những lao động có trình độ cao: ( Đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kĩ thuật..)
+ Khu vực thành thị không chính thức( chủ yếu là dịch vụ phục vụ ) tự tạo việc làm.
+ Khu vực nông thôn: Tại nhiều vùng nông thôn của các nước có thu nhập thấp, lao động thường làm việc trong phạm vi gia đình và mục đích không phải lấy tiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng của gia đình. Thế nhưng, vẫn luôn tồn tại một thị trường lao động làm thuê, ít nhất là theo mùa vụ. Do sức ép dân số và do đất trồng trọt thiếu, cho nên có một lực lượng lao động lớn hoặc nhỏ phải đi làm thuê, bởi vì họ không có đất để trồng trọt hoặc không kiếm đủ ăn cho gia đình. Trong các nước nghèo họ là người có thu nhập thấp nhất. Lương thông qua thị trường và thường thấp hơn khu vực thành thị không chính thức
Như vậy lực lượng lao động được đào tạo và có trình độ chủ yếu được thu hút vào khu vực kinh tế chính thức, tiếp đó là khu vực kinh tế không chính thức thành thị, Còn thị trường lao động nông thôn ở các nước chậm phát triển như nước ta lại thu hút chủ yếu lao động phổ thông hầu như không qua đào tạo. Chính sách thị trường cần triển khai nhằm tạo ra sự cân đối giữa các khu vực để không lãng phí nguồn lực, nâng cao chất lượng hàng hoá sức lao động đáp ứng với đòi hỏi cỉa các loại thị trường.
Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Chính sách giáo dục đào tạo:
Tích cực:
a) Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng
Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực... từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài. Thực hiện chế độ thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo sau phổ cập. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinh viên ngày càng tăng, trong năm học 2000 - 2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ, hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ thông, hơn 11% sinh viên đại học.
b) Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2000 - 2001 có gần 18 triệu học sinh phổ thông, 820.000 học sinh học nghề (130.000 học nghề dài hạn), 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Số sinh viên trên vạn dân đạt 118, vượt chỉ tiêu định hướng cho năm 2000 mà Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã đề ra. Quy mô đào tạo nghề từ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,8 lần. : Hiện nay cả nước có 204 trường dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề, 104 trường cao đẳng, 174 trường đại học (chưa kể các trường của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), hằng năm đào tạo hơn 900 nghìn học sinh học nghề và 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học.
c) Chất lượng giáo dục đào tạo ngày một nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội:
- Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm 20% trong tổng số lao động cả nước, đạt chỉ tiêu định hướng Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã đề ra.
Bảng : Tỷ lệ lực lượng lao động có CMKT (tính đến 1/7/2002)
Đơn vị: % số LLLĐ
Lao động có chứng chỉ nghề trở lên (% tổng LĐ)
CNKT có bằng trung cấp trở lên (% tổng LĐ)
- Cả nước
19,49
12,47
- Đồng bằng sông Hồng
25,59
15,32
- Đông Bắc
16,13
12,11
- Tây Bắc
10,8
8,69
-Bắc Trung Bộ
18,56
10,99
- Duyên hải Nam Trung Bộ
18,72
10,65
- Tây Nguyên
13,69
9,29
- Đông Nam Bộ
27,60
20,03
- Đồng bằng sông Cửu Long
12,65
7,18
d) Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực, đã thành lập gần 250 trường dân tộc nội trú và hơn 100 trường bán trú. Cả nước đã hoàn thành công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Gần 94% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ ; số năm đi học trung bình đạt 7,3. Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ sở.
e) Công tác xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp trong tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000.Tăng cường xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã giúp cho công tác giáo dục – đào tạo trở thành vấn đề có tính xã hội thu hút toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục, giảm gánh nặng chi phí cho giáo dục từ ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
f) Các cải cách về giáo dục, đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Bộ phận lớn người lao động nước ta đã làm chủ được khoa học, công nghệ mới hiện đại chuyển giao từ nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của các