Đề tài Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội

Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB. hay các Công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân.Điều này làm cho mức độ cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Kiên định với định hướng hoạt động này, thành tích đạt được trong những năm qua của ACB thể hiện ở vị trí là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học. Chính thức có mặt và hoạt động khá sớm tại Hà Nội, NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội (ACB Hà Nội) trong thời gian qua đã đạt được kết quả hoạt động khá tốt và đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống ACB. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội được triển khai khá thành công với sự đa dạng về sản phẩm cung cấp, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ACB Hà Nội. Tuy vậy, nếu so sánh với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của toàn hệ thống ACB hay với dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngành ngân hàng toàn địa bàn Hà Nội thì dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội thực sự vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của ACB. Trước thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ACB – Hà Nội là rất cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu –chi nhánh Hà Nội”. Tên báo cáo thực tập: “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội” Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo bao gồm ba phần: - Chương 1: Tổng quan về họat động tín dụng của Ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP Á Châu – trụ sở Hà Nội giai đoạn 2008 -2010 - Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á Châu –trụ sở Hà Nội.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 18713 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB... hay các Công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân.Điều này làm cho mức độ cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Kiên định với định hướng hoạt động này, thành tích đạt được trong những năm qua của ACB thể hiện ở vị trí là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học... Chính thức có mặt và hoạt động khá sớm tại Hà Nội, NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội (ACB Hà Nội) trong thời gian qua đã đạt được kết quả hoạt động khá tốt và đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống ACB. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội được triển khai khá thành công với sự đa dạng về sản phẩm cung cấp, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ACB Hà Nội. Tuy vậy, nếu so sánh với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của toàn hệ thống ACB hay với dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngành ngân hàng toàn địa bàn Hà Nội thì dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội thực sự vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của ACB. Trước thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ACB – Hà Nội là rất cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu –chi nhánh Hà Nội”. Tên báo cáo thực tập: “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội” Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo bao gồm ba phần: Chương 1: Tổng quan về họat động tín dụng của Ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP Á Châu – trụ sở Hà Nội giai đoạn 2008 -2010 - Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á Châu –trụ sở Hà Nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái niệm về hoạt động tín dụng Ngân hàng Khái niệm Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.  Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay.Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.Khối lượng tín cho vay lớn. Phạm vi cho vay được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - bởi chúng không đủ điều kiện để tham gia vào các thị trường vốn trực tiếp. Hơn thế, khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ, tăng cường tính linh họat của nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn. Phân loại tín dụng ngân hàng * Căn cứ vào mục đích: - Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực Công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay Công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ. - Cho vay Nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nguyên liệu lao động…. - Cho vay sinh hoạt: Là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền (xe, du học….) * Căn cứ vào thời hạn: - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh… - Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20–30 năm.Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. * Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: - Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân. Đối tượng và điều kiện: Cá nhân người Việt Nam có Hộ khẩu thường trú/ KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty Liên doanh, Công ty TNHH Việt Nam, Công ty nước ngoài, Cơ quan hành chính sự nghiệp, Tổ chức - hiệp hội nước ngoài. Tuổi từ 22 tuổi trở lên và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Thu nhập ròng hàng tháng - Từ 6 triệu đồng trở lên tại khu vực TP.HCM và Hà Nội - Từ 4 triệu đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác. Thâm niên công tác 24 tháng trở lên tại đơn vị hiện tại. Có điện thoại cố định tại nơi cư trú. - Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo: thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện vay vốn: Khách hàng cần có những điều kiện sau: 1.   Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2.   Có khả năng tài chính và có phương án kinh doanh khả thi. 3.   Có tài sản bảo đảm là: Tài sản của chính Khách hàng. Tài sản của bên thứ ba đảm bảo cho Khoản vay của Khách hàng. Cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM Khái niệm Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM. Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình, trong đó khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là bộ phận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Các cá nhân và hộ gia đình vay tiền từ NHTM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gồm các hình thức cho vay mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại +) Đối tượng: Là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vay vốn của mỗi KHCN là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng lớn bởi môi trường kinh tế, văn hoá – xã hội. +) Thời hạn vay vốn: Tuỳ thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung đến dài hạn. +) Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô của mỗi khoản vay của KHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy vậy, ở các NHTM số lượng các khoản vay KHCN thường lớn. Ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân là rất lớn và do đó tổng quy mô các khoản vay khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. +) Chi phí cho vay: Do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt và quản lý các khoản vay. Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thường lớn hơn các khoản vay Doanh nghiệp. +) Lãi suất cho vay: Lãi suất của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản vay khác của NHTM. Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn, các khoản vay KHCN có mức độ rủi ro cao. Ở Việt Nam lãi suất cho vay KHCN thông thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1, 2 -1, 5 lần. +) Rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khoẻ của họ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế. Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản... Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay KHCN bao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh - Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi... - Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng. Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian cho vay có thể là ngắn hạn (thời hạn cho vay dưới 12 tháng), trung hạn (thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên). Phương thức cho vay có thể là: + Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều ký hạn trong thời gian cho vay. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Riêng đối với các nhu cầu vay vốn bổ sung, vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được sử dụng khá phổ biến. Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp). CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Các thông tin chung - Tên công ty: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Nội. - Tên tiếng Anh: Asia Commercial Bank - Tên viết tắt: ACB - Trụ sở: 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội - Số điện thọai: (04)39433508 - Số fax: (04)39439283 - Email: acb@acb.com.vn - Website: www.acb.com.vn - Mạng lưới các chi nhánh và Phòng Giao dịch trực thuộc ACB – Hà Nội gồm có 15 chi nhánh và 61 phòng giao dịch như: PGD Kim Liên PGD Bát Đàn PGD Ngọc Lâm PGD Trần Duy Hưng PGD Trần Quốc Toản PGD Thanh Xuân PGD Nội Bài PGD Mỹ Đình  PGD Kim Đồng PGD Tràng Thi PGD Mỹ Đình PGD Hà Đông PGD Định Công PGD Tôn Đức Thắng PGD Hoàng Hoa Thám PGD Hoàng Quốc Việt   2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội. NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập và đi vào hoạt động ngày 04 tháng 06 năm 1993 với địa chỉ của Hội sở chính là: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,TPHCM. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó "Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ" là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một Ngân hàng mới thành lập như ACB. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2010 đã đạt 2.630 tỷ đồng, tăng hơn 130 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến cuối 2010 là gần 85.392 tỷ đồng, tăng 273 lần. Dư nợ cho vay cuối năm 1994 là: 164 tỷ đồng, cuối tháng 12/2010 đạt 31.974 tỷ đồng, tăng 194 lần. Lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 7.4 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.127 tỷ đồng, tăng hơn 287 lần. ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong thoả ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB. NHTMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội, 184-186 Bà Triệu (sau đây gọi tắt là ACB - Hà Nội) được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 14/12/1993. Là chi nhánh của ACB được thành lập đầu tiên tại khu vực phía Bắc, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, hiện tại ACB Hà Nội 184-186 Bà Triệu là chi nhánh lớn nhất của ACB tại khu vực này. Thời gian đầu thành lập số lượng nhân viên của ACB Hà Nội chỉ khoảng 20 người, đến nay con số này đã khoảng hơn 500 nhân viên. Từ một điểm giao dịch duy nhất, hiện tại ACB Hà Nội có 15 chi nhánh và 61 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2010, tổng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 4.637 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1.938 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 91 tỷ đồng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh HàNội Ngoài các phòng giao dịch trực thuộc, ACB- Hà Nội được chia làm hai khối: khối kinh doanh và khối hỗ trợ kinh doanh. Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng: Phòng Kế toán và Phòng Tổ chức hành chính. Khối kinh doanh bao gồm hai phòng: Phòng Khách Hàng Cá Nhân và Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp, trong đó mỗi phòng được tổ chức và có chức năng hoạt động như một “Chi nhánh ngân hàng con”. Điều đó có nghĩa là trong mỗi phòng đều có các bộ phận nghiệp vụ tiền gửi, dịch vụ khách hàng và bộ phận tín dụng riêng phục vụ cho các khách hàng là KHCN hay KHDN. Tại các PGD trực thuộc cơ cấu tổ chức chia thành 2 bộ phận chính: Bộ phận giao dịch ngân quỹ và bộ phận tín dụng. - Bộ phận thu nhận ngân quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt (thu nợ, nộp vào tài khoản, tiết kiệm, bán ngọai tệ, cho vay, chi phí đổi ngọai tệ, thanh toán thẻ…) từ các bộ phận khác và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi. - Bộ phận tín dụng: phân tích, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, phê duyệt và theo dõi khoản vay đó. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010 * Hoạt động huy động vốn: So sánh với các chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội, nguồn vốn huy động của ACB Hà Nội có quy mô khá lớn và tốc độ tăng trưởng cao qua các năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm duy trì ở mức cao đạt trên 65%. Tỷ lệ sử dụng vốn chỉ đạt khoảng 40%, ACB-Hà Nội chủ yếu là đơn vị gửi tiền tại các TCTD khác và hạn chế nhận tiền gửi của các TCTD. Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm đều có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm ở mức tương đối hợp lý đối với một chi nhánh NHTMCP như ACB- Hà Nội. Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn tại ACB-Hà Nội ĐVT: Triệu đồng STT  Các chỉ tiêu  31/12/2008  31/12/2009  31/12/2010     Số dư  Số dư  +/- so với 2008  Số dư  +/- so với 2009   I  Tiền gửi của khách hàng  1,488,677  2,469,252  66%  4,636,723  88%   1  Tiền gửi thanh toán  408,537  632,099  55%  1,382,481  119%   2  Tiền gửi tiết kiệm  1,080,140  1,837,153  70%  3,254,242  77%   II  Tiền gửi của các TCTD  1,491  1,616  8%  864  -47%    Tổng huy động  1,490,168  2,470,868  66%  4,637,587  88%   (Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của ACB – Hà Nội) * Hoạt động sử dụng vốn: Với chức năng hoạt động là một chi nhánh, hoạt động sử dụng vốn của ACB Hà Nội chủ yếu là hoạt động cho vay. Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại ACB-Hà Nội ĐVT: Triệu đồng STT  Các chỉ tiêu  31/12/2008  31/12/2009  31/12/2010     Dư nợ  Dư nợ  +/ so với 2008  Dư nợ  +/ so với 2009   1  Cho vay KHCN  180,128  872,594  384%  814,008  -7%   2  Cho vay KHDN  823,824  879,599  7%  1,165,326  32%    Tổng dư nợ  1,003,952  1,752,193  75%  1,979,334  13%   (Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của ACB – Hà Nội) Dư nợ cho vay của ACB – Hà Nội qua các năm 2008–2010 liên tục tăng. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2010 của ACB –Hà Nội đạt 1,979 tỷ đồng tăng 226,8 tỷ đồng so với cuối năm 2009 và tăng 975 tỷ đồng so với năm 2008. Mặc dù đạt được dư nợ cho vay tương đối cao, song tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động tại ACB-Hà Nội đạt mức tương đối thấp khoảng 40%. Điều này phản ánh chính sách cho vay của ACB là tương đối chặt chẽ và thận trọng, công tác marketing trong hoạt động cho vay của ACB-Hà Nội chưa đạt hiệu quả cao. * Các hoạt động khác: + Hoạt động thanh toán trong nước: Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm The Complete Banking Solution (TCBS), giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống đã giúp thời gian thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra g
Luận văn liên quan