Đề tài Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế

Trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều đó đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, nền kinh tế thị trường đang phát triển không ngừng; trong đó ngành tài chính ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội, hệ thống Ngân hàng (NH) được xem như là “huyết mạch” của nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề đảm bảo sự cân bằng, ổn định và lành mạnh hoạt động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng chủ chốt, tạo nền tảng cơ sở cho nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững. Trong thời gian này, khi tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đang diễn ra với việc sáp nhập của các Ngân hàng được xem là xu hướng tất yếu khách quan để nâng cao khả năng cạnh tranh thì môi trường cạnh tranh vốn sôi động trong lĩnh vực NH ngày càng trở nên sôi động hơn nữa. Các Ngân hàng với chức năng “đi vay để cho vay” đã nhanh chóng mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tín dụng để lấy thu bù chi. Với NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống,chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Đồng thời, hoạt động tín dụng cũng rất nhạy cảm và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tuy chỉ mới hơn 18 năm hoạt động nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng. Năm 2009 lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên Thế giới: Asiamoney, Finance Asia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Mới đây, năm 2011, ACB cũng liên tiếp nhận được các giải thưởng do các tạp chí này trao tặng. Nhưng không chỉ ACB mà tất cả các ngân hàng, dù có lớn mạnh cả về mạng lưới, tài chính và chất lượng đến đâu, cũng không thể chủ quan và cho mình là đã đủ uy tín, tiềm lực để tự đứng vững trên thị trường trong mọi tình huống.

pdf123 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều đó đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, nền kinh tế thị trường đang phát triển không ngừng; trong đó ngành tài chính ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội, hệ thống Ngân hàng (NH) được xem như là “huyết mạch” của nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề đảm bảo sự cân bằng, ổn định và lành mạnh hoạt động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng chủ chốt, tạo nền tảng cơ sở cho nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững. Trong thời gian này, khi tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đang diễn ra với việc sáp nhập của các Ngân hàng được xem là xu hướng tất yếu khách quan để nâng cao khả năng cạnh tranh thì môi trường cạnh tranh vốn sôi động trong lĩnh vực NH ngày càng trở nên sôi động hơn nữa. Các Ngân hàng với chức năng “đi vay để cho vay” đã nhanh chóng mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tín dụng để lấy thu bù chi. Với NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống,chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Đồng thời, hoạt động tín dụng cũng rất nhạy cảm và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tuy chỉ mới hơn 18 năm hoạt động nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng. Năm 2009 lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên Thế giới: Asiamoney, Finance Asia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Mới đây, năm 2011, ACB cũng liên tiếp nhận được các giải thưởng do các tạp chí này trao tặng... Nhưng không chỉ ACB mà tất cả các ngân hàng, dù có lớn mạnh cả về mạng lưới, tài chính và chất lượng đến đâu, cũng không thể chủ quan và cho mình là đã đủ uy tín, tiềm lực để tự đứng vững trên thị trường trong mọi tình huống. Do đó, với mục tiêu trở thành Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu tại Việt Nam ACB luôn đề cao công tác kiểm soát rủi ro đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 2 (KSNB) hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh góp phần hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác kiểm soát trong hoạt động tín dụng tại ACB, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn tìm hiểu rõ về hoạt động kiểm soát tại ngân hàng, đồng thời qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hơn công tác tại Ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Về mặt lý thuyết: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về KSNB. Cụ thể làm rõ các khái niệm và nội dung liên quan đến KSNB, hoạt động tín dụng của NHTM. - Về mặt thực tế: Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế. - Về hiệu quả đạt được: Thông qua việc so sánh lý luận và thực tiễn, và kiến thức được trang bị, nêu lên một số đánh giá và đề xuất một số biện pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập từ năm 2009 - 2011. - Về không gian: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi ACB - Chi nhánh Huế. - Giới hạn của đề tài: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu quy trình cho vay sản xuất kinh doanh - bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu: * Đối với dữ liệu thứ cấp: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 3 - Thu thập dữ liệu thứ cấp ở bên trong đơn vị: các báo cáo tài chính, các sổ tay sản phẩm, các quy định, hướng dẫn công việc và các tài liệu khác của ngân hàng - Thu thập dữ liệu thứ cấp ở bên ngoài đơn vị: giáo trình, sách tham khảo, tạp chí kinh tế, tạp chí ngân hàng, Internet và các khóa luận tốt nghiệp có liên quan... * Đối với dữ liệu sơ cấp: - Phương pháp quan sát : xem xét công việc cụ thể của từng nhân viên, đặc biệt là cách thức làm việc của nhân viên tín dụng (NVTD) trong ngân hàng. - Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp hỏi ý kiến của các nhân viên, đặc biệt là nhân viên Phòng khách hàng cá nhân và nhân viên Phòng hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng. b. Phương pháp xử lý số liệu: Là việc tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể, sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu thu thập được. Sau khi có số liệu, sử dụng phương pháp này để lập các bảng phân tích. - Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách kế toán để đánh giá tình hình tại ACB Huế nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp. 6. Cấu trúc đề tài Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:  Phần I: Đặt vấn đề  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế. Chương 3: Giải pháp cường kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Khái niệm Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trên thế giới, cụ thể: Theo Hội kế toán Anh Quốc (England Association of Accountant - EAA) định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: Một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi ban quản lý nhằm: - Tiến hành đảm bảo kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả - Đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của ban quản trị - Giữ an toàn tài sản - Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán Theo Điều 2 Chương 1 Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) thì khái niệm Hệ thống kiểm tra, KSNB là “tập hợp các cơ chế chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng (TCTD) được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đó đặt ra”. Còn KSNB theo định nghĩa của COSO (Committee of Sponsoring Organization of Treadway Commission), là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 5 nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: - Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động - Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính - Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành Mặc dù có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan điểm khác nhau về KSNB nhưng nhìn chung, chúng đều bao gồm các nội dung sau: - Hệ thống các cơ chế, quy định mang tính pháp lý rõ ràng, hiệu lực và cơ cấu tổ chức của TCTD phù hợp, đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. - Các phương pháp, quy trình kiểm tra, phát hiện và xử lý phòng ngừa rủi ro góp phần thực hiện các mục tiêu kinh doanh của TCTD. - Đội ngũ cán bộ kiểm soát có trình độ, năng lực được đào tạo có đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, hệ thống KSNB không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán mà phải kiểm soát mọi chức năng khác về hành chính, quản lý sản xuất, kinh doanhvà không chỉ thuộc về các nhà quản lý mà thực chất là sự tích hợp một loạt các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. 1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo TS Lê Văn Luyện (2009) thì nội dung mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ được tóm tắt như sau: a. Mục tiêu của hệ thống KSNB: Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động - Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và nguồn lực một cách kinh tế, nâng cao hiệu quả, an toàn cho toàn hệ thống. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 6 - Phát hiện sai sót, vi phạm, dấu hiệu rủi ro để phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. - Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp với hiệu năng và sự nhất quán. - Tránh được các chi phí không đáng có hay việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng) lên trên lợi ích của doanh nghiệp.  Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật thông tin tài chính và quản lý - Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định nội bộ trong doanh nghiệp. - Thông tin gửi đến Ban Giám đốc (GĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), các cổ đông và các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính nhất quán. - Báo cáo tài chính (BCTC) và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng.  Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định. Đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ: - Các luật và quy định - Các yêu cầu về giám sát - Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp b. Nhiệm vụ của hệ thống KSNB: - Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ và phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Các thủ tục KS phải được thiết kế sao cho có thể hướng các nghiệp vụ kinh tế xảy ra đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp, gây thiệt hại trong kinh doanh. - Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát tài sản có thể tránh TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 7 Ngân hàng phải giữ một lượng tiền mặt lớn đầy đủ các loại bao gồm tiền mặt và các phương tiện chuyển nhượng, chúng đòi hỏi phải được bảo quản về mặt vật chất cả trong khâu lưu trữ cũng như trong khi chuyển tiền. Vì lý do này, NH cần phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân và lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản. - Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh: Cơ cấu KSNB cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chính sách kinh doanh của NH được tất cả các nhân viên trong NH chấp hành. Ví dụ, cần phải thiết kế các biện pháp kiểm tra để đảm bảo các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các khoản cho vay đúng theo quy định của NH, các kế toán giao dịch thực hiện đúng các quy trình NH đã quy định về mở tài khoản, chuyển tiền 1.1.3. Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ Vấn đề KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với hầu hết các đơn vị. Ở các đơn vị nhỏ thì tổ chức quản lý theo kiểu gia đình; ở các đơn vị có quy mô lớn, quyền hạn càng phân chia cho nhiều cấp, các quan hệ giữa các bộ phận chức năng và các nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình truyền đạt và thu thập thông tin phản hồi càng trở nên khó khăn, tài sản lại càng phân tán ở nhiều địa điểm và trong nhiều hoạt động khác nhau do đó đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 8 động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và tạo lòng tin đối với họ. 1.1.4. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống KSNB của từng đơn vị kinh tế khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề hoạt động, mục tiêu kinh doanhđể thiết lập và sử dụng hệ thống KSNB một cách hữu hiệu và hiệu quả. Theo quan điểm của COSO thì bất kỳ hệ thống KSNB nào cũng bao gồm năm bộ phận cơ bản sau đây: 1.1.4.1. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một NH, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong NH. Vì vậy, môi trường kiểm soát trở thành bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống KSNB và được cấu thành từ bảy nhân tố chính sau đây:  Tính chính trực và giá trị đạo đức. Nhân tố quan trọng đầu tiên trong môi trường kiểm soát là “tính chính trực và giá trị đạo đức” vì hệ thống KSNB là do con người xây dựng lên, nên rất dễ xảy ra những hành vi thiếu trung thực nhằm che giấu những sai phạm của bản thân. Chính vì vậy, nhà quản trị ở các NHTM cần đề ra những chính sách phù hợp, những quy định chặt chẽ, và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành, tuân thủ quy định của nhân viên cấp dưới, để hạn chế những hành vi tiêu cực, góp phần nâng cao tính chính trực và giá trị đạo đức cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh báo cáo của COSO, Basel cũng nêu rõ tầm quan trọng của tính chính trực và giá trị đạo đức các thành viên trong KSNB ngân hàng như Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều phải có trách nhiệm nâng cao đạo đức, tính chính trực cho nhân viên để tất cả các nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của KSNB và vai trò của mình khi tham gia vào hệ thống KSNB.  Đảm bảo về năng lực. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 9 “Đảm bảo năng lực” là nhân tố quan trọng tiếp theo trong môi trường kiểm soát sau “tính chính trực và giá trị đạo đức”. Nếu một nhân viên không đủ năng lực thì không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại cho NH. Chẳng hạn một nhân viên tín dụng không có những hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng như việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo (TSĐB) thì không thể giải quyết được hồ sơ vay cho khách hàng hoặc sẽ mắc phải một số sai sót khi tiến hành xét duyệt cho vay.  Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán gồm một số thành viên trong HĐQT nhưng không tham gia vào việc điều hành ngân hàng, nhằm thực hiện chức năng giám sát việc tuân thủ pháp luật, các quy định do ngân hàng đề ra, giám sát việc lập báo cáo tài chính. Chính vì Ủy ban kiểm toán có chức năng quan trọng trong việc giám sát các hoạt động của ngân hàng nên các thành viên trong HĐQT cần cân nhắc kỹ về chi phí bỏ ra và lợi ích thu được khi quyết định thành lập Ủy ban kiểm toán.  Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý, còn phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành ngân hàng. Vì vậy, môi trường kiểm soát ở mỗi ngân hàng là khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, quan điểm của các nhà quản trị ngân hàng, điển hình như chính sách tín dụng của các NHTM nước ngoài chấp nhận rủi ro nhiều hơn các chính sách tín dụng của NHTM trong nước để thu được lợi ích cao hơn từ hoạt động tín dụng.  Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các phòng ban, bộ phận trong ngân hàng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải căn cứ vào quy mô, tính chất hoạt động của ngân hàng để thiết lập một cơ cấu tổ chức phù hợp và hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động trong ngân hàng.  Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 10 Phân định quyền hạn và trách nhiệm là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, cụ thể hóa về quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, từng thành viên trong ngân hàng thông qua các quy định, các văn bản do nhà quản trị ban hành như việc quy định rõ các NVTD không được phép kiêm công việc hạch toán khoản vay của cán bộ kế toán hoặc NVTD không được lưu trữ các loại giấy tờ liên quan đến TSĐB của bộ phận kho quỹ.  Chính sách nhân sự. Một ngân hàng có chính sách nhân sự từ chính sách tuyển dụng, đào tạo, đến chính sách lương bổng hợp lý khoa học sẽ sử dụng hiệu quả lao động. Chính vì vậy, các nhà quản trị cần có những chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng, minh bạch, công bằng và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của từng cá nhân trong ngân hàng. 1.1.4.2. Đánh giá rủi ro Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát hết tất cả những rủi ro đó. Vì vậy, các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không thực hiện được, và phải cố gắng kiểm soát những rủi ro này. Những nguyên nhân làm xuất hiện những rủi ro là: - Những thay đổi trong cơ chế của tổ chức hoặc môi trường hoạt động. - Sự thay đổi nhân sự. - Việc tiến hành nghiên cứu mới hoặc sửa đổi hệ thống thông tin. - Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị. - Sự sắp xếp lại tổ chức mới của đơn vị. - Những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hệ thống thông tin của đơn vị. - Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hoặc quá trình sản xuất mới. - Mở rộng hoặc thanh lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở nước ngoài. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung - K42 Kế toán Kiểm toán 11 - Áp dụng nguyên tắc kế toán mới. Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phải đánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì trong những vấn đề kế toán tài chính và
Luận văn liên quan