Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng nước được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro và các khó khăn khác.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội một cách bền vững.
Với phương châmđược các nước chú trọng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Đối với nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà
: “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Lao động – Xã hội nhận thức thấy thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của quá trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận và liên hệ giữa kiến thức lý luận đã học ở trường với thực tiễn sinh động, đa dạng, phong phú. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp với thời gian 12 tuần, Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh có thể làm quen với công việc, vận dụng những gì đã được học vào thực hành, đồng thời mở rộng tầm nhìn, hiểu biết thực tế.
Như chúng ta đã thấy, thu BHXH có vai trò quan trọng đặc biệt, không những có vai trò to lớn trong việc cân đối quỹ, thu BHXH còn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của BHXH vận động theo cơ chế thị trường, không có sự bao cấp của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực BHXH.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác thu Bảo hiểm xã hội nên trong quá trình tìm hiểu và thực tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, với sự hướng dẫn của cô Đỗ Thùy Dung là giảng viên Khoa Bảo hiểm trực tiếp hướng dẫn, cùng các bác và cô chú ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, em chọn cho mình chuyên đề “Thực trạng công tác thu BHXHBB ở BHXH Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn”.
57 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 10520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thu BHXHBB ở bảo hiểm xã hội Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Số liệu từ 2007-2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC 3
1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc 3
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. 4
1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc. 4
1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc. 5
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. 6
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc 8
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc. 8
1.2. Những thuận lợi, khó khăn. 8
1.2.1. Những thuận lợi. 8
1. 2.2. Những khó khăn. 9
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC 10
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật 10
2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc. 10
2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. 11
2.4. Tình hình thu, nộp BHXH. 11
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động. 12
2.6. Công tác chi trả các chế độ cho người lao động. 12
2.7. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH. 14
2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. 15
2.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH. 15
2.10. Công tác tổ chức, quản lý hành chính và tuyên truyền 15
2.11. Công tác giám định y tế. 16
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17
3.1. Nhận xét 17
3.1.1. Những mặt đạt được. 17
3.1.2. Những hạn chế 17
3.2. Kiến nghị 18
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH 19
1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH. 19
1.1.1. Khái niệm về BHXH. 19
1.1.2.1. Bản chất xã hội của BHXH. 19
1.1.2.2. Bản chất kinh tế của BHXH. 20
1.1.2.3. Bản chất chính trị, pháp lý. 20
1.1.3 Sự cần thiết khách quan của BHXH. 21
1.2. Một số lý luận cơ bản về thu BHXH. 21
1.2.1. khái niệm về thu BHXH. 21
1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH. 22
1.2.3. Nội dung công tác thu BHXH 23
1.2.3.1. Đối tượng, căn cứ, phương thức thu BHXH. 23
1.2.3.2. Quy trình thu BHXH. 27
1.2.3.3. Tổ chức thu BHXH 27
1.2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH. 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN 31
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cao Lộc. 31
2.2. Thực trạng công tác thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc. 31
2.2.1. Đối tượng thu. 31
2.2.1.1. Người lao động. 31
2.2.1.2. Người sử dụng lao động. 33
2.2.2. Phương thức và mức đóng BHXH ,BHYT. 35
2.2.2.1. Phương thức đóng BHXH, BHYT. 35
2.2.2.2. Mức đóng BHXH, BHYT. 36
2.2.3. Quy trình thu. 37
2.2.4. Quản lý tổ chức thu 39
2.2.4.1. Phân cấp thu 39
2.2.4.2. Quản lý tiền thu 39
2.2.4.3. Thông tin, báo cáo 39
2.2.4.4. Kết quả thu 40
2.2.5. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch thu hàng năm. 42
2.3. Đánh giá chung. 42
2.3.1. Những mặt đạt được của BHXH huyện Cao Lộc. 42
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục. 43
2.3.3. Nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC 45
3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc 45
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. 45
3.1.2. Tổ chức thực hiện 45
3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện. 46
3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực. 46
3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH 47
3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. 48
3.2. Một số kiến nghị 48
3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH 48
3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính. 49
3.2.3. Công nghệ thông tin. 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ Đồ: sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc 6
Bảng 1.1: Số lao động tham gia BHXHBB (2007 - 2009). 10
Bảng 1.2: Tình hình thu, nộp BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc năm (2007 – 2009) 11
Bảng 1.3: Tình hình chi trả chế độ BHXHBB của BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 13
Bảng 1.4: Tình hình KCB ở BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 16
Bảng 2.1. Số lao động tham gia BHXH ở huyện cao lộc (2007 – 2009) 32
Bảng 2.2: Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) 34
Bảng 2.3: Căn cứ thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) 37
Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc(2007 – 2009). 40
Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009). 41
Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH ở huyện Cao Lộc (2007 – 2009). 42
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm tự nguyện
CNVC: Công nhân viên chức
CCVC: Công chức viên chức
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
HCSN: Hành chính sự nghiệp
KCB: Khám chữa bệnh
NSNN: Ngân sách Nhà nước
TE: Trẻ em
TBH: Thu bảo hiểm
TNLĐ – BNN: Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Đối với nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro và các khó khăn khác.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội một cách bền vững.
Với phương châm: “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Lao động – Xã hội nhận thức thấy thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của quá trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận và liên hệ giữa kiến thức lý luận đã học ở trường với thực tiễn sinh động, đa dạng, phong phú. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp với thời gian 12 tuần, Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh có thể làm quen với công việc, vận dụng những gì đã được học vào thực hành, đồng thời mở rộng tầm nhìn, hiểu biết thực tế.
Như chúng ta đã thấy, thu BHXH có vai trò quan trọng đặc biệt, không những có vai trò to lớn trong việc cân đối quỹ, thu BHXH còn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của BHXH vận động theo cơ chế thị trường, không có sự bao cấp của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực BHXH.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác thu Bảo hiểm xã hội nên trong quá trình tìm hiểu và thực tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, với sự hướng dẫn của cô Đỗ Thùy Dung là giảng viên Khoa Bảo hiểm trực tiếp hướng dẫn, cùng các bác và cô chú ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, em chọn cho mình chuyên đề “Thực trạng công tác thu BHXHBB ở BHXH Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn”.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được chia làm hai phần chính:
Phần I: Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc. Bao gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc.
Chương 2. Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc.
Chương 3. Nhận xét và kiến nghị.
Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở huyện Cao Lộc một số kiến nghị và giải pháp. Bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị làm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc.
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong thầy cô giúp đỡ, sửa sai giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở
HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC
1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc
1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc
Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, với diện tích tự nhiên khoảng 644,61 km2. Có 21 xã, 2 thị trấn, trong đó có 5 xã và 1 thị trấn có đường biên giới với Trung Quốc với chiều dài 83 km. Dân số khoảng 73783 người với 06 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mán sinh sống đoàn kết, hòa thuận. Huyện có 7 xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, dân cư sống không tập trung, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Có những xã cách xa trung tâm thị trấn 45 km giao thông đi lại khó khăn.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc
Sự ra đời của BHXH Việt Nam là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống BHXH các địa phương. Do đó BHXH Tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 101/QĐ-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám đốc Việt Nam trên cơ sở thống nhất 2 bộ phận BHXH của Sở Lao động- Thương binh- Xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh Lạng Sơn. Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số 20/TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Lạng Sơn và BHYT tỉnh Lạng Sơn chính thức trở thành một tổ chức thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam. Do sự thay đổi chính sách nhà nước BHXH huyện Cao Lộc được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám độc Việt Nam. BHXH huyện Cao Lộc trực thuộc BHXH tỉnh Lạng Sơn, là đơn vị sự nghiệp có chức năng triển khai thực hiện Luật BHXH trên phạm vi lãnh thổ huyện Cao Lộc. BHXH huyện Cao Lộc được thành lập trên cơ sở thực hiện chế độ theo Luật BHXH. Là đơn vị cấp 3, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Tỉnh, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt quản lý Nhà nước của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện Cao Lộc.
BHXH huyện Cao Lộc từng bước mở rộng và tăng nhanh đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong năm 2009 đã có 5076 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Tổ chức thu BHXH, BHYT đảm bảo chi trả các chế độ kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng. Quản lý chặt chẽ và sử dụng quỹ có hiệu quả, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Riêng số thu của đối tượng BHXHBB trong năm 2009 là hơn 17 tỷ.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chuyên trách của nghành. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục vụ đối tượng của đội ngũ cán bộ công chức. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương tiện làm việc đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng.
Từ khi BHXH huyện Cao Lộc thành lập, BHXH huyện Cao Lộc đã quản lý thu 33 đơn vị với 612 lao động (năm 1996). Sau 15 năm thành lập thì BHXH huyện quản lý thu 193 đơn vị tăng gấp 5.8 lần, với 5076 lao động tăng gấp 8.29 lần. Phần đa các đơn vị sử dụng lao động phân tán, không tập trung, ảnh hưởng đến việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thu BHXH. Hàng năm cơ quan đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự ổn định kinh tế, chính trị trên địa bàn huyện. Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo cơ quan cũng rất quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức. Ngược lại, anh chị em nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong công việc nhằm xây dựng đơn vị trở thành một tập thể vững mạnh.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc.
1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc.
Cơ quan BHXH huyện Cao Lộc là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Lạng Sơn, đặt tại huyện Cao Lộc, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam. Có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc. BHXH huyện Cao Lộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
BHXH huyện có có chức năng:
- Thu BHXH, BHYT của các đối tượng bao gồm thu BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện.
- Chi các chế độ BHXH, BHYT:
+ Chế độ BHXH:
( Chế độ dài hạn: hưu trí, tử tuất.
( Chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, TNLĐ-BNN.
+ Chế độ BHYT: chi KCB.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH, do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết.
- Quản lý các đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn.
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện theo quy định.
- Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách BHXH, BHYT thường xuyên và sâu rộng trên địa bàn Huyện.
- Đẩy mạnh việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở ngoài công lập và nhân dân trên địa bàn Huyện.
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc.
Theo quy định thì BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, viên chức. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của BHXH huyện Cao Lộc như sau:
Sơ Đồ: sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc
Chú giải: quan hệ trực tuyến.
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan, người nắm quyền hành cao nhất và quản lý mọi hoạt động của cơ quan, quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ. Chịu trách nhiệm với Giám đốc BHXH tỉnh về các mặt công tác của đơn vị theo nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: là người cộng tác đắc lực của giám đốc, do BHXH tỉnh bổ nhiệm. Phó giám đốc thay mặt Giám đốc giải quyết các lĩnh vực trong đơn vị, có ý kiến tham mưu với Giám đốc giải quyết về các hoạt động của cơ quan nhất là lĩnh vực chuyên môn, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của đơn vị khi được ủy quyền. Trực tiếp phụ trách các bộ phận: bộ phận thu và cấp sổ thẻ, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận kế toán, chi, bộ phận giám định.
- Bộ phận thu và cấp sổ thẻ: là những cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH tỉnh Lạng Sơn theo quy định. Cấp sổ thẻ BHXH, BHYT kịp thời cho người lao động theo đúng quy định, nhận thẻ BHYT từ tỉnh cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua xã, thị trấn hoặc chủ sử dụng lao động, đổi, sửa thẻ cho các trường hợp phát sinh.
- Bộ phận chế độ chính sách: là những cán bộ quản lý bộ phận chính sách, quản lý hồ sơ và BHYT. tiếp nhận hồ sơ hưu từ BHXH tỉnh chuyển về đã qua xét duyệt, làm thủ tục chuyển cho đối tượng lương hưu đến các huyện khác theo yêu cầu. nếu chuyển tỉnh khác phải thông báo qua BHXH tỉnh. Theo dõi ghi lại các biến động, các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chết, chuyển đi, hết thời hạn, tức là theo dõi số giảm. Thanh toán mai táng phí cho các đối tượng trên. Bộ phận quản lý hồ sơ có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. Cần phân theo các xã, khu phố của thị trấn để dễ tìm, dễ quản lý.
- Bộ phận kế toán, chi: là những cán bộ có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho Giám đốc về kinh tế, tổ chức hạch toán tất cả các nghiệp vụ sảy ra trong đơn vị, những quy định của đơn vị về công tác quản lý tài chính. Đồng thời làm nhiệm vụ chi BHXH. Có nhiệm vụ, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp BHXH, cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuất.
- Bộ phận giám định: Cơ quan BHXH có bố trí giám định viên thường trực tại cơ sở y tế để giám sát đúng người, đúng thẻ BHYT, giám sát bệnh nhân ra vào viện. Có cán bộ thống kê tại cơ sở y tế tổng hợp tình hình KCB, về phía cơ sở y tế cũng có thống kê tương tự để hàng tháng hai bên đối chiếu thanh toán và thanh lý hợp đồng mỗi quỹ một lần.
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc
Khi bắt đầu thành lập, cơ quan gồm có 4 cán bộ công chức đến nay tổng số cán bộ công chức, viên chức lao động là 10 cán bộ gồm có: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 2 Cán bộ phụ trách thu, 2 Kế toán chi, 2 Giám định viên BHYT, 2 Cán bộ phụ trách chế độ chính sách BHXH kiêm thủ quỹ. Trong đó số cán bộ đạt trình độ đại học là 7 cán bộ chiếm 70%, số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, trung cấp là 3 cán bộ chiếm 30%.
Trong những năm qua BHXH huyện Cao Lộc đã tạo điều kiện cho cán bộ học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc hiện nay.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc.
Được sự quan tâm của các cấp, BHXH huyện Cao Lộc ngày càng nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Tính tới thời điểm hiện nay là khá đầy đủ, tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ công chức, viên chức trong nghành, cơ sở vật chất của cơ quan gồm có:
- Khu nhà hai tầng có 6 phòng làm việc: 1 phòng giám đốc, 1 phòng phó giám đốc, 1 phòng thu, 1 phòng kế toán, 1 phòng cấp phát, 1 phòng họp. Công trình vệ sinh khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường.
- 1 nhà để xe cho cán bộ
- Các loại máy móc trang thiết bị văn phòng gồm: 09 máy vi tính, kết nối internet, 05 máy in, 01 ti vi, 02 điều hòa.
- Các phòng làm việc đều được trang bị bàn, ghế, tủ, quạt điện các thiết bị văn phòng khác (giấy, bút, mực, kẹp ghim…).
1.2. Những thuận lợi, khó khăn.
1.2.1. Những thuận lợi.
Tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, chính quyền trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tình hình kinh tế xã hội của Huyện tiếp tục có những bước phát triển mới. Nhận thức của các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về chính sách BHXH, BHYT có sự chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Hệ thống chính sách BHXH liên tục được kiện toàn với nhiều chế độ mới được ban hành, nhiều chế độ mới được sửa đổi, bổ sung phù hợp với mức đóng và mức hưởng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã có tác động tích cực đến các đối tượng tham gia BHXH. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng nguồn quỹ BHXH tập trung, tạo điều kiện để toàn ngành BHXH tiếp tục chủ động nguồn kinh phí trong công tác chi trả các chế độ BHXH vừa đảm bảo về thời gian và đúng chế độ cho đối tượng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin