Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một chủtrương
lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tếphát triển, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho dân cưnông thôn, tạo tiền đề đểgiải quyết hàng loạt các
vấn đềchính trịvà xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh,
hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định, phải “đặc biệt coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm gần đây,
nhờcó “ đổi mới”, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ. Tuy vậy, nông nghiệp và nông thôn hiện nay đang đứng trước
những thách thức to lớn, có nhiều vấn đềvềsản xuất và đời sống của nông dân
đang nổi lên gay gắt:
Một là,kết qủa sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp còn chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi thiên tai, cho đến nay ta chưa chủ động hạn chế được.
Hai là,trình độsản xuất và công nghệcòn thấp kém, năng suất chất lượng
hàng nông, lâm, thuỷsản, nhất là hàng chếbiến xuất khẩu chưa đủsức cạnh tranh
trong hội nhập với khu vực và thếgiới.
Ba là,cơsởhạtầng, đặc biệt là giao thông và thịtrường giao lưu hàng hoá
phát triển chậm, làm cho nông sản hàng hoá tuy chưa nhiều nhưng tiêu thụ đang
rất khó khăn, người sản xuất dễbịthua lỗ.
Bốn là,cơcấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm và cơbản
vẫn là thuần nông, tỷtrọng ngành nghềdịch vụcòn rất thấp.
Năm là,tốc độtăng dân số ởnông thôn còn ởmức cao và cao hơn thành
thị, lao động, việc làm, thu nhập đang là vấn đềbức xúc hiện nay ởnông thôn
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Thực trạng của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn.”
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
2
Lời nói đầu ............................................................................................................... 1
Nội dung ................................................................................................................... 6
I, Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn. .......................................................................................... 6
1. Cơ sở lí luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. .............................................. 6
1.1. Vấn đề lí luận chung. ....................................................................................... 6
1.2. Nội dung của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam: ....................... 7
1.2.1. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý: ................................................................... 9
1.2.2. Đẩy mạnh cuộc cách mạng và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận
chuyển giao công nghệ mơí từ nước ngoài: ......................................................... 10
2.Về công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam ..... 13
II. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn: ....... 15
1.Vì sao phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn: ....................................................................................................................... 15
2.Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn. .............................................................................................................. 17
2.1. Nông nghiệp đã phát triển nhanh về sản lượng,đặc biệt là lương thực,nhưng
chất lượng nông sản còn thấp,khả năng cạnh tranh yếu,hiệu quả thấp. ............... 17
2.2 Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung như:lúa,cao
su,cà phê, điều,mía,rau quả,lợn,bò,tôm,cá,nhưng nhìn chung sản xuất còn phân
tán,manh mún;quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé,trước mắt có thể có hiệu
quả,nhưng về lâu dài là trở ngại lón cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá
nông nghiệp. ........................................................................................................... 18
2.3. Nông nghiệp nước ta đã bước đầu được thuỷ lợi hoá,hoá học hoá,cơ khí
hoá,điện khí hoá và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học,nhưng cơ sở
hạ tầng còn thấp kém,lao động thủ công vẫn còn phổ biến,trình độ khoa học công
nghệ còn thấp,thua kém nhiều nước trên khu vực và thế giới ................................ 18
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
3
2.4. Công nghiệp chế biến nông lâm sản đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng còn
nhỏ bé và có trình độ thấp. ..................................................................................... 19
2.5. Ngành nghề nông thôn đang phát triển nhanh ,đóng góp vai trò quan trọng
trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn,nhưng công nghệ,kỹ
thuật,chất lượng sản phẩm còn thấp. ..................................................................... 21
2.6. Thu nhập và đời sống của một bộ phận lớn nông dân đã được cảI thiện,nhưng
nhìn chung còn thấp,bấp bênh,tình trạng thiếu việc làm,nghèo đói,du canh, du
cư,di dân tự do đang đặt ra rất gay gắt cần có giảI pháp khắc phục. ................... 22
3.Những nội dung của công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
................................................................................................................................ 23
3.1.Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên
canh sản xuất trên qui mô lớn và từng bước hiện đại hoá. .............................. 23
3.2.Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .......................... 25
3.2.1.Thuỷ lợi hoá ................................................................................................... 25
3.2.2.Phát triển hệ thống giao thông nông thôn ..................................................... 25
3.2.3.Cơ giới hóa .................................................................................................... 26
3.2.4.Điện khí hoá và thông tin liên lạc. ................................................................ 26
3.2.5 .ứng dụng thành tựu của cách mạng sinh học. .............................................. 26
3.3. Phát triển công nghiệp,dịch vụ nông thôn. ................................................. 27
3.3.1. Công nghiệp hoá chế bíên nông lâm sản. ................................................... 27
3.3.2 .Các ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu là sản phẩm nông,lâm,ngư
nghiệp. .................................................................................................................... 29
3.3.3.Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia đình. .................... 29
3.3.4. Về dịch vụ nông thôn. ................................................................................... 30
III.Các quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp
hoá,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. ........................................................... 30
1.Các quan điểm chỉ đạo. ..................................................................................... 30
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
4
2.Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn. ............................................................................................ 31
2.1.Tích cực tham gia việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hoá. ............................................................................ 31
2.2.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật,đẩy mạnh ứng dụng và khoa học
tiên tiến. ................................................................................................................. 32
2.3. Phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. .............................................. 33
2.4. Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực: ......................................................... 34
2.5.Tiếp tục đổi mới và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp........................... 36
Kết luận .................................................................................................................. 37
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
5
Lời nói đầu
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các
vấn đề chính trị và xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh,
hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định, phải “đặc biệt coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm gần đây,
nhờ có “ đổi mới”, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ. Tuy vậy, nông nghiệp và nông thôn hiện nay đang đứng trước
những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân
đang nổi lên gay gắt:
Một là, kết qủa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi thiên tai, cho đến nay ta chưa chủ động hạn chế được.
Hai là, trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp kém, năng suất chất lượng
hàng nông, lâm, thuỷ sản, nhất là hàng chế biến xuất khẩu chưa đủ sức cạnh tranh
trong hội nhập với khu vực và thế giới.
Ba là, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thị trường giao lưu hàng hoá
phát triển chậm, làm cho nông sản hàng hoá tuy chưa nhiều nhưng tiêu thụ đang
rất khó khăn, người sản xuất dễ bị thua lỗ.
Bốn là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm và cơ bản
vẫn là thuần nông, tỷ trọng ngành nghề dịch vụ còn rất thấp.
Năm là, tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn ở mức cao và cao hơn thành
thị, lao động, việc làm, thu nhập đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nông thôn.
Đứng trước những vấn đề trên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là nhu cầu rất cấp thiễt.
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
6
Nội dung
I, Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn.
1. Cơ sở lí luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1. Vấn đề lí luận chung.
Mỗi một phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ( CSVC-
KT ) tương ứng. CSVC-KT của một phương thức sản xuất là hệ thống các
yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (
công nghệ ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Căn cứ để đánh giá trình độ CSVC-KT của một phương thức sản xuất là:
+Trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Trình độ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
CSVC-KT của các phương thức sản xuất ( PTSX ) trước chủ nghĩa tư
bản( CNTB ) là các công cụ thủ công nhỏ bé, lạc hậu. CSVC-KT của CNTB
là nền đại công nghiệp cơ khí hoá. Chỉ đến khi xây dựng xong nền đại công
nghiệp cơ khí hoá, CNTB mới khẳng định được sự chiến thắng của nó đối với
các PTSX trước đó. Trong lịch sử, CNTB lần đầu tiên khẳng định được địa vị
thống trị của nó ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, khi
mà cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất được hoàn thành: lao động thủ công
được thay thế bằng lao động cơ khí hoá.
Về mặt lôgic, CNXH là giai đoạn đầu của một PTSX mới cao hơn
CNTB, vì vậy nó đòi hỏi phải có một CSVC-KT mới cao hơn, tức là CSVC-
KT đó không chỉ là nền đại công nghiệp cơ khí mà CNTB đã đạt được vào
cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Thời đại ngày nay cuộc cách mạng
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
7
khoa học và công nghệ đang tác động một cách mạnh mẽ trên phạm vi toàn
thế giới làm biến đổi một cách sâu sắc cơ cấu lực lượng sản xuất và cơ cấu
kinh tế. Những dạng vật chất truyền thống đang dần được thay thế bằng
những dạng vật chất nhẹ, ngắn, mỏng, thấp với những tính năng và tác dụng
đôi khi vượt quá sức tưởng tượng của con người. Cơ cấu kinh tế cũng đang
có sự biến đổi sâu sắc: Tỷ trọng của các nghành sản xuất vật chất trong cơ
cấu tổng sản phẩm quốc dân ngày càng giảm, tỷ trọng các nghành dịch vụ và
phi sản xuất vật chất khác ngày càng tăng nhanh hơn. Năng suất lao động
tăng nhanh nhưng liền với đó là tính vô chính phủ trong phát triển kinh tế của
CNTB cũng bộc lộ ngày càng gay gắt. Điều đó nói lên rằng, những đIều kiện
vật chất mà CNTB đã tạo ra là to lớn nhưng vẫn chưa hội tụ đủ những yếu tố
cần thiết cho CSVC- KT của CNXH. CSVC-KT cho CNXH đòi hỏi phải hội
tụ đủ yếu tố hiện đại của cách mạng khoa học và công nghệ, yếu tố kế hoạch
để khắc phục cho tính vô chính phủ của nền kinh tế TBCN. Do vậy, có thể
hiểu CSVC- KT của CNXH sẽ là nền sản xuất lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học – công nghệ
hiện đại, được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Tất cả các nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều phải xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH. Đây là một quy luật kinh tế mang
tính phổ biến, xuất phát từ yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1.2. Nội dung của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam:
Trước đây một thời gian dài với quan niệm truyền thống về công nghiệp
hoá, chúng ta thường xác định nội dung của công nghiệp hoá theo trình tự:
- Tiến hành cách mạng khoa học – kỹ thuật để xây dựng CSVC- KT cho
CNXH
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
8
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
Trong điều kiện giao lưu kinh tế giữa các nước chưa được mở rộng, quá trình
chuyển giao công nghệ giữa các nước chưa phát triển mạnh mẽ, phải “phải tự
lực cánh sinh là chính ” thì đó là một trình tự hợp lý để tiến hành công nghiệp
hoá. Song hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động
một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoảng thời gian để cho một
phát minh mới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng được rút ngắn lại, xu
hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng trở thành đòi hỏi cấp
bách, không chỉ đối với các nước lạc hậu, mà ngay cả đối với cả những nước
phát triển. Sự phát triển của một quốc gia không thể tách rời với sự phát triển
của cộng đồng thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Điều này cho phép
một nước đi sau không nhất thiết phải làm tất cả những công việc mà các
nước đi trước đã trải qua. Thực tế cho thấy những thành tựu khoa học – công
nghệ, về quản lý..v.v.. của các nước đi trước chỉ có thể chuyển giao một cách
có hiệu quả cho các nước đi sau khi mà những nước đi sau đã có sự chuẩn bị
kỹ càng để đón nhân. Vấn đề đặt ra là các nước đi sau cần phải làm những gì
để tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất những thành tựu mà những nước đi
trước đã đạt được. Bài học thành công trong quá trình công nghiệp hoá của
các nước NICS đã chỉ ra rằng: Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng
mở cửa với bên ngoài nhằm tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựu
của những nước đI trước kết hợp với việc đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, đó chính là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất
quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với
một nước lạc hậu. Với quan niệm mới như vậy, nội dung của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta cần được sắp xếp theo một trình tự mới như sau:
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
9
- Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với
tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài.
1.2.1. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý:
Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là
phân công lại lao động – xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyên
môn hoá sản xuất giữa các nghành, trong nội bộ từng nghành và trong từng
vùng trong nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động có tác động rất to lớn.
Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động. Cùng với
khoa học và công nghệ nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình CNH,HĐH cần phải
tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:
Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng
và số lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm
ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hôị.
Ba là, tốc độ tăng lao động trong các nghành phi sản xuất vật chất (dịch
vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các nghành sản xuất vật chất.
Đi đôi với quá trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mới
cũng dần được hình thành. Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan
hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành của nền kinh tế; gắn với vị trí, trình độ
kỹ thuật công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối
quan hệ tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong
từng giai đoạn phát triển nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã
được hoạch định. Cấu trúc của cơ cấu kinh tế bao gồm:
+ Cơ cấu nghành nghề.
+ Cơ cấu vùng kinh tế.
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
10
+ Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế
Để tối ưu hoá cơ cấu kinh tế được hình thành phải đạt được các yêu cầu sau:
Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật
kinh tế; cho phép khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của đất nước; sử dụng
được nhiều lợi thế so sánh của các nước phát triển muộn về công nghiệp; phù
hợp với xu thế của cách mạng khoa học – công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá,
khu vực hoá và đem loại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.2.2. Đẩy mạnh cuộc cách mạng và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp
nhận chuyển giao công nghệ mơí từ nước ngoài:
Cho tới nay thế giới đã 2 lần trải qua cách mạng về kỹ thuật và công nghệ,
lần thứ nhất với tên gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra vào cuối thế kỷ
XVIII, được thực hiện đầu tiên ở nước Anh mà nội dung chủ yếu là thay thế
lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá; lần thứ 2 với tên gọi là cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX
mà nội dung của nó không chỉ dừng lại ở tính chất hiện đại của các yếu tố tư
liệu sản xuất, mà còn ở kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại, phương pháp
sản xuất tiên tiến. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có nhiều
nội dung phong phú, trong đó có thể chỉ ra các nội dung nổi bật sau:
+ Một là, cách mạng về phương pháp sản xuất:
Đó là tự động hoá. Ngoài phạm vi tự động như trước đây, hiện nay tự
động hoá còn bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi người máy thay thế con
người điều khiển quá trình vận hành sản xuất.
+ Hai là, cách mạng về năng lượng:
Bên cạnh những năng lượng truyền thống mà con người sử dụng trước
kia như nhiệt đIện, thuỷ đIện, thì ngày nay con người ngày càng khám phá ra
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
11
nhiều năng lượng mới và sử dụng rộng rãi trong sản xuất như năng lượng
nguyên tử, năng lượng mặt trời.
+ Ba là, cách mạng về vật liệu mới:
Ngày nay, ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càng
tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật liệu tự
nhiên khi mà các vật liệu tự nhiên đang có xu hướng ngày càng cạn dần.
+ Bốn là, cách mạng về công nghệ sinh học:
Các thành tựu của cuộc cách mạng này đang được áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường sinh
thái.
+ Năm là, cách mạng về điện tử và tin học:
Đây là một lĩnh vực mà hiện nay loài người đang đặc biệt quan tâm,
trong đó phải kể đến lĩnh vực máy tính điện tử.
Như vậy, khái niệm công nghệ ngày nay bao gồm một phạm vi rộng, nó
không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là bí
quyết biến các nguồn lực sẵn có thành sản phẩm. Với ý nghĩa đó khi nói tới
công nghệ thì cũng sẽ bao hàm cả kỹ thuật. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, khoa học và công nghệ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: Khoa học là
tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả trực tiếp của khoa
học.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang đóng vai
trò rất to lớn đối với sự nghiệp CNH,HĐH trong tất cả các nước, nhất là các
nước có nền kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên, cách thức tiến hành ở những
nước khác nhau lại không giống nhau, có nước tiến hành bằng cách tự nghiên
cứu, tự trang bị công nghệ mới cho các nghành kinh tế trong nước, có nước
tiến hành thông qua chuyển giao công nghệ, cũng có nước tiến hành bằng
cách kết hợp giữa tự nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Thực ra việc kết
Đề án kinh tế chính trị Cnh-hđh nôngnghiệp và nông thôn
12
hợp giữa tự nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là cần thiết đối với bất cứ
quốc gia nào, nếu như muốn đạt trình độ phát triển cao. Song kinh nghiệm
của Nhật Bản và các nước NICS trong thời kỳ tiến hành CNH, xây dựng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã chứng minh rằng chuyển giao công nghệ là
cách làm rẻ nhất, có hiệu quả nhất để có được công nghệ hiện đại.
Như vậy, thực chất của chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ bao gồm
cả phần cứng (máy móc thiết bị) và phần mềm (quy trình, phương ph