Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh,
năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy
điện khác. Hiện nay, gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản
xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là
rất quan trọng.
Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến
năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà
máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện
trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh. Chính phủ chủ trương khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện và đã có các cơ
chế đặc biệt quy định cụ thể tại báo Nghị định797, 400 và 1.195 của Thủ tướng
Chính phủ, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm
bảo tiến độ xây dựng các công trình, kịp thời phát huy giá trị vốn đầu tư và cung
cấp điện năng cho nền kinh tế - xã hội hiện đang mất, cân đối nghiêm trọng giữa
cầu và cung.
Nắm bắt được nhu cầu điện của đất nước, Tổng công ty Sông Đà (nay là
Tập đoàn Sông Đà) cũng tham gia đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất
nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ (Nhà máy thủy điện Thác Trắng, Nậm Mu,
Nậm Ngần, SêSan 3A, ). Hàng năm các nhà máy của Tập đoàn hòa lên điện
lưới quốc gia một lượng điện đáng kể góp phần giảm sự mất cân đối nghiêm
trọng giữa cung - cầu dùng điện trong nước.
Hoạt động đầu tư các dự án thủy điện tại Tập đoàn Sông Đà đã đạt được
nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa được các
cấp lãnh đạo quan tâm đầy đủ. Qua quá trình khảo sát tình hình đầu tư các dựán thủy điện của Tập đoàn Sông Đà cho thấy, hiệu quả của một số dự án chưa
cao, chưa tổ chức nghiên cứu để tổng kết những vấn đề làm suy giảm hiệu
quả đầu tư của các dự án cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc
nghiên cứu các giải pháp đồng bộ, có căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả
đầu tư chưa được đề xuất kịp thời.
Vì vậy vấn đề rà soát lại các dự án đầu tư các dự án thủy điện của Tập
đoàn Sông Đà để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là rất
quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp trong nền
kinh tế hiện nay. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng đầu tư và
biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn
Sông Đà” - sẽ tiến hành rà soát lại tình hình đầu tư các dự án nói chung và dự
thủy điện nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư các dự án của Tập đoàn Sông Đà
100 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư và biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi
Văn Vịnh và PGS.TS Nguyễn Xuân Phú đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác
giả trong thời gian qua.
Tác giả cảm ơn tập thể thầy cô trong bộ môn Kinh tế - khoa Kinh tế &
quản lý và khoa Đào tạo đại học & sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tác
giả trong thời gian học tập và làm luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà và cán bộ
chuyên viên của Tập đoàn Sông Đà nói chung và Ban Kế hoạch & Đầu tư Tập
đoàn nói riêng là nơi tác giả công tác đã động viên và tạo điều kiện về mọi
mặt để tác giả hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2012
Học viên
Vũ Thùy Chi
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tài
liệu tham khảo và số liệu phân tích đưa ra trong luận văn này có trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 9 năm 2012
Học viên
Vũ Thùy Chi
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt
Mở đầu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
........................................................................................................................... 1
1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ....................................... 1
1.1.1. Khái niệm về đầu tư và cơ hội đầu tư: ............................................ 1
1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư: ............................................................. 2
1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: ............................................. 4
1.1.4. Nội dung dự án đầu tư và quyết định đầu tư: .................................. 4
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............. 7
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả dự án đầu tư: .............................................. 7
1.2.2. Phân loại hiệu quả dự án đầu tư: ..................................................... 7
1.2.3. Các giai đoạn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư: ............................. 13
1.3. HỆ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .................. 14
1.3.1. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư nói chung: ................. 14
1.3.2. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư của cấp ngành
kinh tế quốc dân (Một Tập đoàn) ............................................................ 16
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CỦA TẬP ĐOÀN: ....................................................................................... 20
1.4.1. Nhân tố chiến lược định hướng đầu tư: ........................................ 20
1.4.2. Nhân tố luật pháp, cơ chế chính sách trong đầu tư: ...................... 21
1.4.3. Nhân tố quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư: ................................... 21
1.4.4. Nhân tố quản lý quá trình thực hiện đầu tư: ................................. 22
1.4.5. Nhân tố quản lý quá trình vận hành khai thác dự án đầu tư: ........ 23
1.4.6. Nguồn thông tin và khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư: ................... 24
1.4.7. Các nhân tố rủi ro và bất định: ...................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: ........................................................................... 28
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ .................. 29
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CỦA TẬP ĐOÀN: ....................................................................................... 29
2.1.1. Sơ lược về Tập đoàn Sông Đà: ..................................................... 29
2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2000-
2011: ........................................................................................................ 33
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ
GIAI ĐOẠN 2002-2011 ............................................................................. 38
2.2.1. Đánh giá đầu tư về mức vốn đầu tư .............................................. 38
2.2.2. Tình hình đầu tư theo cơ cấu đầu tư: ............................................ 40
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP
ĐOÀN SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 ............................................... 45
2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN
SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2007-2011 ........................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 55
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ ........................... 56
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................... 56
3.1.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn cho hoạt động sản xuất của Tập
đoàn Sông Đà đến năm 2020 .................................................................. 56
3.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn (2011-
2015) ........................................................................................................ 57
3.1.3. Định hướng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đến năm 2020 .... 61
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ
ÁN THỦY ĐIỆN THUỘC TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ ................................... 62
3.2.1. Phân loại các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ....................... 62
3.2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư, phân cấp, định hướng đầu tư và
hoàn thiện bộ máy quản lý ...................................................................... 64
3.2.3. Các biện pháp tác động vào quy trình dự án ................................. 70
3.2.4. Các biện pháp khắc phục rủi ro trong đầu tư xây dựng ................ 78
3.3. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ VÀO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÊ SAN 3A CỦA TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ
..................................................................................................................... 79
3.3.1. Tổng quan về dự án thủy điện Sê San 3A ..................................... 79
3.3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư và vận hành của dự án thủy điện Sê
San 3A ..................................................................................................... 80
3.3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào dự án thủy
điện Sê San 3A ........................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 85
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định tính........................................9
Hình 1.2: Sơ đồ phân loại hiệu quả về mặt định lượng...................................12
Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn Sông Đà............................32
Hình 2.2: Tổng tài sản tăng thêm nhờ giá trị tài sản cố định tăng thêm giai
đoạn 2002-2011...............................................................................................36
Hình 2.3: Mức vốn đầu tư giai đoạn 2004-2011.............................................40
Hình 2.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà........47
Hình 2.5: Nộp nhà nước giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà..........47
Hình 2.6: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông
Đà....................................................................................................................48
Hình 2.7: Sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà........49
Hình 2.8: Giá trị, sản lượng điện giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông
Đà....................................................................................................................49
Hình 2.9: Sơ đồ các nguyên nhân tác động đến hiệu quả các dự án thủy điện
của Tập đoàn Sông Đà.....................................................................................54
Hình 3.1: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của
Tập đoàn Sông Đà...........................................................................................64
Hình 3.2: Sơ đồ biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư, phân cấp, định
hướng đầu tư và hoàn thiện bộ máy quản lý...................................................70
Hình 3.3: Sơ đồ biện pháp ở chủ trương đầu tư..............................................72
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng tài sản tăng thêm nhờ Tài sản cố định tăng thêm hàng năm
của Tập đoàn Sông Đà.....................................................................................34
Bảng 2.2: Kết quả Sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Sông Đà năm 2011....37
Bảng 2.3: Mức Vốn đầu tư giai đoạn 2002-2011 của Tập đoàn Sông Đà.......38
Bảng 2.4: Bảng giá trị sản xuất điện năng so với giá trị sản xuất kinh doanh và
công nghiệp giai đoạn 2007-2011 của Tập đoàn Sông Đà..............................50
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BCR: Tỷ số thu chi
BOT: Hình thức đầu tư Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
Coma: Tổng công ty Cơ khí Việt Nam
Dic: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng
EPC: Hợp đồng tổng thầu bao gồm: thiết kế (Engineering), cung cấp
thiết bị công nghệ (Procurement) và thi công xây dựng công trình
(Constrution)
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
IRR: Tỷ suất thu lợi nội tại
Licogi: Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng
Lilama: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
MBA: Thạc sỹ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration)
NAV: Hiệu số thu chi san đều hàng năm
NFV: Hiệu số thu chi quy về tương lai
NPV: Hiệu số thu chi quy về hiện tại
Sông Hồng: Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng
TCT: Tổng công ty
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TKS: Tổng công ty Khoáng sản
VNIC: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam
WTO: Tổ chức thương mại Thể giới
XD: Xây dựng
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh,
năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy
điện khác. Hiện nay, gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản
xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là
rất quan trọng.
Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến
năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà
máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện
trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh. Chính phủ chủ trương khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện và đã có các cơ
chế đặc biệt quy định cụ thể tại báo Nghị định797, 400 và 1.195 của Thủ tướng
Chính phủ, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm
bảo tiến độ xây dựng các công trình, kịp thời phát huy giá trị vốn đầu tư và cung
cấp điện năng cho nền kinh tế - xã hội hiện đang mất, cân đối nghiêm trọng giữa
cầu và cung.
Nắm bắt được nhu cầu điện của đất nước, Tổng công ty Sông Đà (nay là
Tập đoàn Sông Đà) cũng tham gia đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất
nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ (Nhà máy thủy điện Thác Trắng, Nậm Mu,
Nậm Ngần, SêSan 3A, ). Hàng năm các nhà máy của Tập đoàn hòa lên điện
lưới quốc gia một lượng điện đáng kể góp phần giảm sự mất cân đối nghiêm
trọng giữa cung - cầu dùng điện trong nước.
Hoạt động đầu tư các dự án thủy điện tại Tập đoàn Sông Đà đã đạt được
nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa được các
cấp lãnh đạo quan tâm đầy đủ. Qua quá trình khảo sát tình hình đầu tư các dự
án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà cho thấy, hiệu quả của một số dự án chưa
cao, chưa tổ chức nghiên cứu để tổng kết những vấn đề làm suy giảm hiệu
quả đầu tư của các dự án cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc
nghiên cứu các giải pháp đồng bộ, có căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả
đầu tư chưa được đề xuất kịp thời.
Vì vậy vấn đề rà soát lại các dự án đầu tư các dự án thủy điện của Tập
đoàn Sông Đà để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là rất
quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp trong nền
kinh tế hiện nay. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng đầu tư và
biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn
Sông Đà” - sẽ tiến hành rà soát lại tình hình đầu tư các dự án nói chung và dự
thủy điện nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư các dự án của Tập đoàn Sông Đà.
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng đầu tư vào các dự án thủy điện
của Tập đoàn Sông Đà và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các
dự án đó.
- Mục tiêu cụ thể: Rà soát các văn bản pháp qui về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình và thực trạng đầu tư của Tập đoàn Sông Đà để đề xuất
biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng công trình thủy điện.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình
đầu tư và hiệu quả đầu tư của các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
trong giai đoạn 2001-2011.
3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Cơ sở khoa học
- Các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước: các văn bản luật hiện
hành (luật Đầu tư, luật Đấu thầu, luật Xây dựng) và các thông tư, nghị định
hướng dẫn luật.
- Đánh giá thực tế hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện
của Tập đoàn Sông Đà giai đoạn hiện nay.
- Lý thuyết về quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư, hiệu quả đầu tư xây dựng
công trình.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát khoa học,
phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp chuyên gia;
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hóa,
phương pháp giả thuyết, phương pháp lịch sử;
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1. Khái niệm về đầu tư và cơ hội đầu tư:
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư:
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về đầu tư phụ thuộc vào các quan
niệm, mỗi cách diễn đạt có ý nghĩa và phạm vi ứng dụng khác nhau như:
- Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là quá trình bỏ vốn (tiền, nguồn lực,
công nghệ) để đạt được một mục tiêu hoặc một số mục tiêu nhất định.
- Đầu tư đó là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để khai thác sử dụng
một tài sản nào đó (có thể dưới dạng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc,
hoặc là dưới dạng tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá trị
vay vốn,), và các tài sản này có đặc tính là có thể sinh lợi dần hay thỏa mãn
dần mọi nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn trong một thời gian nhất
định trong tương lai.
- Đầu tư là sử dụng vốn để tạo nên các nhân tố sản xuất, đặc biệt là các tư
liệu sản xuất như nhà xưởng, máy móc và vật tư, cũng như để mua cổ phiếu, trái
phiếu hoặc cho vay lấy lãi, mà ở đây những chủ trương đầu tư này có thể sinh lợi
nhuận cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai.
- Đầu tư là sử dụng vốn nhằm tạo nên các dự trữ và tiềm năng về tài sản
để sinh lợi dần theo thời gian trong tương lai.
- Đầu tư là chuỗi hành động chi cho một chủ trương kinh doanh nào đó, và
ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi các khoản doanh thu để đảm
bảo hoàn vốn và có lãi một cách thỏa đáng.
- Đầu tư là quản lý sử dụng tài sản một cách hợp lý, nhất là về mặt cơ cấu
của tài sản để sinh lợi.
2
- Đầu tư là sử dụng các khoản tiền tích lũy được của xã hội, của các cơ sở
sản xuất - kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất
của xã hội nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội.
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Theo Luật đầu
tư của Quốc hội số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005).
1.1.1.2. Cơ hội đầu tư:
Cơ hội đầu tư được hiểu là xuất phát điểm của các ý tưởng đầu tư
được hình thành bởi các nhà sáng kiến dự án. Cơ hội đầu tư được phân biệt
theo 2 loại:
- Cơ hội đầu tư chung (cơ hội đầu tư vĩ mô): Cơ hội đầu tư chung được
hiểu là những ý tưởng đầu tư được hình thành xuất phát từ các chiến lược, chủ
trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Cơ hội đầu tư riêng (cơ hội đầu tư vi mô): Cơ hội đầu tư riêng được
biểu hiện là những ý tưởng đầu tư xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể.
1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư:
Dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là tập hợp các
biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ
thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho
việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp
và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội nhất có thể được.
Một số định nghĩa khác:
- Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
3
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong thời hạn nhất định (Theo Luật Xây dựng số 16/2003).
- Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn
bộ công việc nhằm đạt được muc tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian
nhất định dựa trên nguồn vốn xác đinh. (Theo Luật Đấu thầu số 61/2005).
- Dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài
nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và
cho xã hội.
Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được
hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được
mục tiêu đã đề trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ
thể thực hiện các hoạt động đầu tư.
- Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày
một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt
được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai..
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ hoạch định về việc
sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới cho
xã hội.
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực
hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc
ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
- Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: dự án đầu tư thể hiện sự
phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa
các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự
nhiên.
4
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể,
có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định
trong tương lai.
1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:
- Dự án đầu tư xây dựng được hiểu là các dự án đầu tư cho các đối tượng
vật chất, mà đối tượng vật chất này là các công trình xây dựng.
- Dự án đầu tư xây dựng, xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ, bản vẽ
kiến trúc, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công công trình xây dựng và các tài
liệu liên quan khác.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng