Đề tài Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam

1. Giới thiệu về thanh toán thẻ . 2. Vai trò của thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay. 3. Các nhà cung cấp lớn trên thị trường. 4. Hạ tầng thanh toán thẻ quốc gia hiện nay 5. Rủi ro khi thanh toán thẻ

pdf44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM Chủ đề 3 Môn học: Thương mại điện tử ------------------------------------- TÊN NHÓM: nhóm 1 Lớp: TMĐT5_113 Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2013 2 Nội dung chính: 1. Giới thiệu về thanh toán thẻ . 2. Vai trò của thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay. 3. Các nhà cung cấp lớn trên thị trường. 4. Hạ tầng thanh toán thẻ quốc gia hiện nay 5. Rủi ro khi thanh toán thẻ 3 I. GIỚI THIỆU VỀ THANH TOÁN THẺ: Có nhiều cách phân loại thẻ thanh toán , ở đây nhóm dựa trên tính chất thanh toán để giới thiệu về 3 loại thẻ đó là thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ rút tiền (ATM). A. Thẻ tín dụng: 1. Khái niệm: a) Thẻ tín dụng là gì? : - Thẻ tín dụng là hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp, tức người dùng không cần phải trả tiền mặt khi mua hàng. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức sử dụng dựa trên khả năng tài chính, hay tài sản thế chấp của chủ thẻ (hạn mức tín dụng- credit line). Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó (1 tháng, 45 ngày hay hơn). Nói đơn giản hơn, ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ một khoản vay ngắn hạn và chủ thẻ chỉ được xài khoản vay thông qua việc sử dụng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền mặt. 4 b) Cách thức hoạt động: + Ngân hàng ứng cho chủ thẻ xài trước và chủ thẻ phải có trách nhiệm trả khoản ứng đó trong khoảng thời gian nhất định, thông thường sau 30-45 ngày để không bị tính lãi. Tuy nhiên, nếu chưa thể trả hết, chủ thẻ cũng có thể "trả dần" khoản vay và đương nhiên ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất. + Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. + Dựa trên khả năng tài chính của chủ thẻ, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ thẻ tín dụng chuẩn, hoặc thẻ tín dụng vàng. Hai thẻ này đều có công năng sử dụng như nhau, chỉ khác ở điểm hạn mức tín dụng của thẻ vàng thường cao hơn so với thẻ chuẩn và khi sử dụng thẻ vàng bạn sẽ có nhiều ưu đãi hơn. c) Lợi ích: + Được dùng tiền của Ngân hàng, tiêu trước trả sau với tối đa 45 ngày không lãi suất + Được cấp hạn mức tín dụng, mà không cần qua thẩm định phức tạp. Bạn có thể vay hàng chục, hàng trăm triệu mà không cần thủ tục vay vốn phức tạp. Sở hữu thẻ tín dụng là tự nâng cao năng lực tài chính, dễ dàng đi vay vốn ngân hàng với thủ tục đơn giản hơn + Có thể sử dụng thẻ tín dụng ở khắp nơi không chỉ riêng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Do các ngân hàng phát hành có liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế như visa, Mastercard, với mạng lưới rộng khắp trên toàn cầu sẽ giúp giao dịch thành công tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ và máy ATM. + Ngoài ra, nếu có nhu cầu đặt dịch vụ và mua hàng qua mạng, chiếc thẻ tín dụng sẽ là phương tiện thanh toán hữu hiệu, giúp giao dịch thành công. Ví dụ các hãng máy bay hiện nay thường có các chương trình khuyến mãi đặt vé qua mạng chỉ một vài USD, nếu không sử dụng thẻ, khó có những cơ hội hấp dẫn này. d) Các loại thẻ tín dụng sử dụng phổ biến ở Việt Nam Ở Việt Nam có các loại thẻ tín dụng do các tổ chức quốc tế phát hành, phổ biến nhất là Master card và Visa card, AE và thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước phát 5 hành: thẻ của ngân hàng Đông Á, Navibank, ACB, Agribank, Sacombank. + Thẻ American express (AMEX) + Thẻ Visa: Ngày nay, Visa là thẻ có qui mô phát triển nhất trên toàn cầu, Visa đã phát hành hơn 1 tỷ thẻ, được chấp nhận tại trên 20 triệu điểm POS, trên 840000 máy ATM tại 150 nước trên thế giới. + Thẻ Tín Dụng MasterCard® : MasterCard Worldwide (NYSE: MA) là một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Purchase, New York, Mỹ. Thẻ Tín Dụng MasterCard® được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới với hơn 25 triệu điểm giao dịch mang logo MasterCard® và các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ: Thẻ thanh toán quốc tế hoặc thẻ tín dụng Visa HSBC chính xác sẽ là thẻ mang thương hiệu Visa, do Ngân hàng HSBC phát hành và sẽ được chấp nhận tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ có biểu tượng Visa trên toàn thế giới. 2. Những loại phí liên quan: Một số loại phí thông thường như sau và có thể có một số phí khác phát sinh: - Miễn phí phát hành thẻ - Phí thường niên (annual fee): thu theo năm, căn cứ thời hạn hiệu lực thẻ - Phí chậm thanh toán: thanh toán trễ hạn sẽ bị thu phí. Nhiều ngân hàng phát hành thẻ ấn định một mức phí cố định áp dụng, trong khi một số khác lại tính phí trễ hạn dựa trên số dư nợ trên tài khoản thẻ. Thường thì mức phí nằm trong khoảng từ 50,000vnd đến 100,000vnd hàng tháng. Chỉ cần thanh toán trễ hạn hai lần trong một năm số tiền phải trả cho phí chậm thanh toán có thể còn cao hơn cả phí thường niên. Nếu không thể thanh toán toàn bộ, it nhất hãy thanh toán số tiền tối thiểu được yêu cầu. Bên cạnh, lãi sẽ được tính trên tổng dư nợ theo số ngày nợ thực tế, thường ở mức 24% một năm, cùng những phí giao dịch khác phát sinh nếu có. - Phí mất thẻ và thay thế thẻ. Một số ngân hàng phát hành thẻ sẽ tính phí khi chủ thẻ làm mất thẻ hoặc bị đánh cắp nhiều hơn một lần trong năm. Mức phí thường khoảng 100,000vnd một lần. - Phí cấp lại PIN 6 - Phí rút tiền mặt: thường là 2- 4% số tiền giao dịch - Phí thay đổi hạn mức tín dụng - Phí khiếu nại sai - Phí yêu cầu bản sao kê B. Thẻ ghi nợ: 1. Khái niệm - Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ chỉ cho phép người sử dụng dùng số tiền đang có trong thẻ. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ. Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động: + Thẻ on-line là thẻ ghi nợ giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn... đồng thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn. + Thẻ off-line là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày - Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. - Có hai loại: nội địa và quốc tế, trong đó thẻ nội địa chỉ được sử dụng giao dịch trong phạm vi Việt Nam và còn thẻ thanh toán quốc tế được dùng để rút tiền và thanh toán ở bất cứ nơi đâu trên thế giới có thể chấp nhận thẻ. VD: Khi đến bất kỳ quốc gia nào, chẳng hạn đến Mỹ, khi sử dụng có thể nộp tiền vào tài khoản thẻ là VND, nhưng khi đến Mỹ thì rút tiền mặt tại máy ATM hay thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ là USD. Song khi về đến Việt Nam, số tiền sẽ được quy ra VND theo tỷ giá hiện hành để trừ đi trong tài khoản thẻ. 2. Những loại phí liên quan. Miễn phí phát hành thẻ. Một số loại phí thông thường là: - Phí thường niên 7 - Phí phát hành lại thẻ - Phí khiếu nại sai - Phí đổi mã PIN - Phí yêu cầu bản sao kê - Phí giao dịch tại các ngân hàng khác- ATMs hoặc nước ngoài (nội địa và nước ngoài ): 1 khoản phí nhất định + phí dịch vụ ở các ngân hàng khác (mỗi ngân hàng có mức phí dịch vụ khác nhau) - Phí giao dịch tại Điểm Chấp Nhận Thẻ C. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): - Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. - Các loại phí tương tự trên. II. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN THẺ HIỆN NAY: 1. Vai trò của thanh toán thẻ nói chung a. Đối với chủ thẻ (Cardholder) - Tính tiện lợi của thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau. Khác với cho vay thông thường, thẻ cho phép khách hàng sử dụng tín dụng của ngân hàng mà không phải đến ngân hàng xin vay.Khác với cho vay thông thường khi đến hạn khách hàng phải thanh toán hết một lần thì thẻ tín dụng cho phép khách hàng có thể thanh toán một lượng tối thiểu (hiện nay khoảng 20%) hoặc có thể trả hơn hạn mức này mà không phải chịu một khoản phạt nào từ ngân hàng. Thông thường khách hàng không trả hết ngay một lần mặc dù họ có đủ tiền thanh toán. Theo thống kê, khoản 70% khách hàng không trả ngay toàn bộ số tiền thanh toán. - Tính an toàn: việc thẻ bị rơi hoặc mất cắp chưa chắc đã bị rủi ro mất tiền. Điều này khác với tiền mặt khi mất nghĩa là khả năng mất tiền là chắc chắn.Khi sử dụng 8 thẻ tín dụng, khách hàng không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn dễ gây rủi ro bị mất cũng như việc bảo quản cũng rất phức tạp. Chưa kể đến việc rất bất tiện khi sử dụng tiền mặt khi tiêu ở các nước khác nhau. Việc dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán đảm bảo khả năng chi tiếu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ của nước nào. Với việc ra đời Internet và các dịch vụ toàn cầu khác, thẻ tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc cho phép người mua hàng có thể đặt mua hàng qua Internet. Có thể nói thương mại điện tử phát triển dựa vào rất nhiều khả năng sử dụng tiền điện tử, đặc biệt là thẻ thanh toán. b. Đối với ngưòi bán hàng (ĐVCNT) (Merchant hay Retailer) - Thanh toán thuận tiện: Việc sử dụng thẻ làm công cụ thanh toán làm cho người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc mua hàng. Điều này tạo điều kiện cho người bán hàng có cơ hội tăng doanh số bán hàng của mình. - Tạo cơ hội mở rộng thị trường bán hàng cho người bán. Thị trường sẽ trở thành toàn cầu đối với họ một khi cho phép người tiếu dùng mua bán hàng hoá trên Internet hoặc trong kinh doanh thương mại điện tử.Với việc chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm nộp vào tài khoản ở ngân hàng...Ngoài ra, việc thanh toán giữa người mua và người bán được ngân hàng bảo đảm vừa nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. c. Đối với ngân hàng - Cơ hội mở rộng tín dụng cho các ngân hàng : Thẻ tín dụng là một cách dễ nhất cho ngân hàng mở rộng tín dụng và cũng là một phương thức tạo thuận tiện cho khách hàng muốn vay ngân hàng. Do hạn mức tín dụng là tuần hoàn nên khách hàng có thể vay tiền, hoàn trả và vay lại tiếp mà không phải đến ngân hàng xin khoản vay mới. Một khi khách hàng đã thanh toán, hạn mức tín dụng tự động được tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đã được ngân hàng chấp nhận một khoản vay mới (hạn mức tín dụng mới). - Cơ hội mở rộng thị trưởng và giảm thiểu chi phí hoạt động: Việc sử dụng thẻ thanh toán tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể mở rộng thị trường và tăng thêm khách hàng mà không cần phải mở thêm nhiều chi nhánh. Ngoài ra, một cách gián 9 tiếp, lượng tiền gửi của khách hàng xét trên cả hai đối tượng: chủ thẻ (người mua) và người bán sẽ tăng lên vì cả hai đối tượng này đều được những lợi ích nhất định khi chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán. - Tăng khả năng huy động vốn: Việc thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện huy động vốn cho ngân hàng, bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng tốt nguồn vốn thanh toán này để phục vụ hoạt động sản xuất doanh. Đây là một nguồn vốn rất lớn cần được khai thác. 2. Nhận xét về vai trò của thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam hiện nay a. Hiệu quả: - Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 6,2 triệu thẻ. - Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875. Hiện các ngân hàng phát hành hai loại thẻ chính là thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ. - Sự ra đời của các hiệp hội, liên minh trong hệ thống các ngân hàng như: Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank.). Đặc biệt là sự thành lập của bốn liên minh thẻ (liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 21 ngân hàng khác. Ba liên minh còn lại là Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet do Ngân hàng Nhà nước chỉ định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB) và liên minh giữa Ngân hàng Sacombank và ANZ.). b. Những tồn tại: - Thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được - Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong cao giao dịch vẫn ở mức cao 10 - Sự thiếu kết nối tổng thế giữa các ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa mạnh dạn tham gia cũng như thụ hưởng các tiện ích từ TTĐT - Thanh toán điện tử ở Việt Nam đang có sự giao thoa, mỗi bên (ngân hàng và nhà cung cấp) đều chủ động đưa ra những giải pháp riêng mà thiếu vai trò chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).  Kết luận: Thanh toán điện tử tại Việt Nam đã và đang triển khai cà ngày càng dần hoàn thiện,mặc dù còn tồn tại nhiều khó khan cần phải giải quyết. Lợi ích từ TTĐT cần được phổ biến để đi vào trong nhân thức của mọi tầng lớp nhân dân. Sẽ là quá muộn nếu không chú ý đến việc xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán thẻ đa mục tiêu. Sự phát triển của thị trường TTĐT thành công hay không, không chỉ nhờ vào sự ủng hộ của cơ quan quản lý, của ngân hàng mà quan trọng còn từ ý thức của người dân. Và chúng ta có thể lạc quan vào thị trường thẻ TTĐT của Việt Nam trong tương lai không xa. III. NHỮNG NHÀ CUNG CẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY: 1. Tổng quan thị trường: Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng 18.5% trong giai đoạn từ nay tới 2014 ( Research and Markets. US). Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2011, cả nước có 37 triệu thẻ với 250 thương hiệu thẻ từ 47 tổ chức phát hành. Trong đó thẻ nội địa chiếm 94%, thẻ thanh toán và tín dụng quốc tế chiếm 6%. Số lượng máy ATM là 12000 máy, 58000 POS được vận hành. Với quy mô dân số trẻ hơn 85 triệu dân cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường thẻ bao gồm cả thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Trong thời gian tới, sản phẩm dịch vụ thẻ nằm trong hướng phát triển ưu t iên số một của các ngân hàng để chiếm lĩnh thị phần. Mật độ sử dụng tài khoản ngân hàng của Việt Nam chỉ ở mức 5-6%, ở đô thị của Việt Nam thì khá hơn, đạt 22% trong khi đó trong khu vực ở Thai Lan và Malaysia, con sốnày là 70-80%. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2. Các ngân hàng: 11 Trong 5 năm qua số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, có tổng số 49 ngân hàng phát hành thẻ, trong đó 18 ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và 17 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, với trên 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Nếu như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5 triệu thẻ thì đến tháng 6 năm 2011 có tới gần 36 triệu thẻ, cao gấp 7 lần so với 5 năm trước, trong đó gần 90% là thẻ ghi nợ nội địa với tư cách là một kênh huy động vốn rất hiệu quả của các ngân hàng. Tổng số thẻ quốc tế đạt trên 2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,2 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và gần 800 nghìn thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ trả trước cũng xuất hiện trong một vài năm lại đây, tính đến tháng 6 năm 2011 là hơn 900 nghìn thẻ, chiếm hơn 2,5% tổng số thẻ toàn thị trường. Một điểm đáng lưu ý của việc phát triển thẻ thanh toán thời gian qua là xu hướng tập trung thị trường đang dần rõ nét, thể hiện qua việc 5 trên tổng số 49 ngân hàng nắm giữ gần 80% thị phần thẻ thanh toán của toàn quốc. 12 Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một điển hình thành công về ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,đồng thời cũng là một trong những ngân hàng nằm thị phần thẻ thanh toán lớn nhất tại Việt nam. Tính đến năm 2010, Vietcombank đã phát hành hơn 5 triệu thẻ các loại, chiếm 30% thị phần thẻ ghi nợ, 30% thị phần thẻ tín dụng quốc tế và 18% lượng thẻ ATM của toàn thị trường. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng mạnh, đặc biệt doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng tới 30,7% so với năm 2009. Cũng trong năm 2010, Vietcombank đã phát triển hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc tương đương với 14% thị phần ATM và 26% thị phần POS so với cả nước. 13 Lợi ích của các ngân hàng khi tham gia phát hành thẻ là: - Lợi ích chủ yếu từ hoạt động kinh doanh thẻ nội địa của các ngân hàng là số dư tiền gửi không kỳ hạn cá nhân gắn với tấm thẻ ghi nợ/ ATM, tính đến cuối tháng 6/2012 là 40 nghìn tỷ đồng trên các tài khoản thẻ toàn hệ thống. - Đa dạng hóa bộ sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến cho khách hàng. - Giảm giao dịch tiền mặt tại ngân hàng. - Tăng hiệu quả kinh doanh: Việc tăng tiện ích cho tài khoản ngân hàng, thẻ thanh toán sẽ góp phần thúc đẩy thêm lượng khách hàng mở thẻ, mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Qua đó, giúp Ngân hàng tăng được doanh thu từ hoạt động thanh toán qua tài khoản và hoạt động thanh toán thẻ, đồng thời giảm bớt đầu tư cho các hoạt động liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt. - Giúp Ngân hàng nâng cao hình ảnh và thương hiệu. 3. Các công ty chuyển mạch tài chính: Là dịch vụ làm trung gian kết nối, xử lý, truyền dẫn dữ liệu giao dịch thông qua ATM, POS và các kênh điện tử khác giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính; thực hiện việc trao đổi, đối chiếu dữ liệu bằng điện tử và bù trừ các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các giao dịch thanh toán thông qua ATM, POS và các kênh điện tử khác, gửi kết quả bù trù cho Ngân hàng Nhà nước hoặc ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để thực hiện việc quyết toán. Trên thực tế, dịch vụ này thể hiện qua việc kết nối hạ tầng và truyền các lệnh giao dịch thanh toán giữa hệ thống ATM/POS của các ngân hàng khác nhau, giúp hệ thống ATM/POS của một ngân hàng có thể liên kết với hệ thống ATM/POS của ngân hàng 14 khác để giao dịch diễn ra thống nhất, thông suốt. Hiện nay, tại Việt Nam có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính là Banknetvn (16 ngân hàng thành viên), Smartlink (34 ngân hàng thành viên) và VNBC (10 ngân hàng thành viên). Định hướng của Ngân hàng Nhà nước là đến cuối năm 2012 sẽ hợp nhất hệ thống của 3 đơn vị này thành một trung tâm chuyển mạch tài chính duy nhất cho toàn quốc. Thống kê thẻ được phát hành bởi tổ chức từ 2005-2009 ( đơn vị 1000 thẻ) Tên tổ chức 2005 2006 2007 2008 2009 Banknetvn 715 3565 5168,8 8711 12375 Smartlink 300,6 1500,4 2211,3 3859,5 5517,6 VNBC 140 719,2 1082,9 1867,8 2662 VISA 45 210,8 336,7 635,5 990 MASTER Card 33,1 131,4 182,9 302,3 407 American Express 5,6 10,8 16 28,8 39,8 15 Khác 10,6 62,3 101,4 95,2 8,6 Tổng cộng 1250 6200 9100 15500 22000 Thống kê giá trị giao dịch qua các tổ chức từ 2005-2009 ( đơn vị: VNĐ tỷ) Tên tổ chức 2005 2006 2007 2008 2009 Banknetvn 1062,8 6821,2 10888,5 19366,6 30609 Smartlink 458,5 2946 5520,4 9977,8 15036 VNBC 179,2 1189,7 1941,7 3533,8 5370 VISA 1778,2 1906,6 2093,1 2370,7 2647,1 MASTER Card 862 908,2 986,5 1134,7 1268,4 American Express 56,7 117,9 176,9 328,1 476 Khác 62,8 384,7 701,8 1798,7 2743,1 Tổng cộng 4460,2 14274,3 22308,8 38510,5 58149,7 (Nguồn: SBV, Hiệp hội thẻ Việt Nam) a. Smartlink: - Tổng quan: Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN và 15 Ngân hàng TMCP khác nhằm cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ thanh toán, cung ứng các giải pháp thanh toán điện tử hiện đại theo
Luận văn liên quan