Đề tài Thực trạng, định hướng và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

_ Thế kỷ XVIII, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc (cơ giới hóa sản xuất). _Kế thừa và phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm trong lịch sử và thực tiễn công nghiệp hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta xác định: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học -công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. _Theo tư duy mới về công nghiệp hóa ta có thể rút ra nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay nói chung và ở nước ta nói riêng là: trang bị kỹ thuật , công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng cơ cấu hợp lí trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. _Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. _Ở các nước nghèo ,nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng thu hút bộ phận lớn lao động xã hội.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, định hướng và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Lý luận chung khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1.1. khái niệm CNH_HĐH, nông nghiệp nông thôn. _ Thế kỷ XVIII, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc (cơ giới hóa sản xuất). _Kế thừa và phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm trong lịch sử và thực tiễn công nghiệp hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta xác định: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học -công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. _Theo tư duy mới về công nghiệp hóa ta có thể rút ra nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay nói chung và ở nước ta nói riêng là: trang bị kỹ thuật , công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng cơ cấu hợp lí trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. _Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm…nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. _Ở các nước nghèo ,nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng thu hút bộ phận lớn lao động xã hội. _Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lưc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. (3, trang181.182) Khái niệm kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam. _Khái niệm kinh tế hàng hóa: kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội, mà sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán. _Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường khác nhau về trình độ phát triển nhưng cơ bản chúng có cùng ngồn gốc và bản chất. _Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). _Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nó vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường vừa dựa trên nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nó vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt so với kinh tế thị trường ở các nước khác, đó là: nền kinh tế thị trường nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phan phối theo lao động là chủ yếu; nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập. (3,trang 209). Nội dung cơ bản và tác dụng của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vai trò của nông nghiệp nông thôn. _Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội. Đó không chỉ là yêu cầu duy nhất của nông nghiệp, mà nông nghiệp còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế- xã hội. _Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thưc, thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. _Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa. trong nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế. _Nông nghiệp nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hóa như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu…càng tăng. Mặt khác nông nghiệp, nông thôn phát triển làm cho đời sống, thu nhập, của người dân nông thôn tăng lên nhu cầu của họ về các sản phẩm công nghiệp như: tivi, tủ lạnh, máy giặt... cũng tăng lên. _Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nông thôn là khu vục kinh tế rộng lớn tập trung đông dân cư. 2.2. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. _CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. _Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “Mà đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lac hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” . Do đó chúng ta phải CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước…Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là là một nhiệm vụ quan trọng còn vì nông dân , nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp, nông thôn có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chua sử dụng và các tiềm năng thiên nhiên khác; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông – lâm – hải sản ( như cà-phê, gạo, hạt tiêu…). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp – dịch vụ. ( cập nhật 4/7/2007). _Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng đã quyết định và chỉ đạo phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ nội dung tổng quát của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta giai đoạn 2001 – 2010. (5,trang 79). _ Để thhực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải chú trọng đến các vấn đề thủy lợi hóa, áp dụng công nghệ tiến bộ nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa; phát triển mạnh công, thương nghiệp, dịch vụ; tăng cường xây dựng kế cấu hạ tầng. Cơ giới hóa. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Cơ giới hóa nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thủy lợi hóa. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, viêc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tưới, tiêu và cân bằng sinh thái là đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn. Điện khí hóa. Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự thiên nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học công nghệ mới trước hết là vi sinh học, di truyền học, hóa sinh học…lĩnh vực này đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.(3, trang 184). _Tới Đại hội X, Đảng ta xác định: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn". (6, trang 191). Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước về việc phát triển công nghiệp nông thôn. _Nhìn chung, các nước chậm phát triển khi đang trong thời kỳ bắt đầu thực hiện CNH-HĐH đều rất coi trọng công nghiệp nông thôn. Việc phát triển công nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan, xuất phát từ sự phát triển của phân công lao động và lực lượng sản xuất nói chung. Bởi vậy muc tiêu phát triển công nghiệp nông thôn chính là bắt nguồn từ trình độ của sự phân công và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại mỗi nước. Do đó ta chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác chứ không thể bắt chước dù cho trình độ phát triển kinh tế của họ có tương đối giống ta di chăng nữa. _Công nghiệp nông thôn sẽ tồn tại lâu dài, ngay cả khi công nghiệp đã đạt trình độ phát triển cao ,mặc dù qui mô và trình độ của nó sẽ thay đổi.Điều này đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, dáng giá sự phát triển của công nghiệp nông thôn, đánh giá những nhân tố tác động tới nó, tới sự phát triển của nó để có những chính sách tác động thích hợp. _Để công nghiệp nông thôn cần có sự tài trợ, giúp đỡ của nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau,phù hợp với đặc điểm của nó, bao gồm cả về mặt tài chính, công nghệ - kỷ thuật, cung cấp các dịch vụ đào tạo, nhưng quan trọng hơn là tạo một môi trường thuận lợi cho các đơn vị sản xuất- kinh doanh trong công nghiệp nông thôn. _Song song với sự phát triển của các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn, nhiều cơ sở sản xuất tăng cường tích lũy và trở thành những đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, vượt ra khỏi phạm vi công nghiệp nông thôn. Nhà nước cần quan tâm, khuyến khích nó diễm ra theo định hướng của mình. ( 1, trang 171.172) Chương II: Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu lúa 1.Điều kiện khởi đầu của Việt Nam. 1.1. Điều kiện tự nhiên. _ Vào cuối năm 1995, dân số Việt Nam là 74 triệu với lực lượng lao động khoảng 34 triệu. Phần lớn lưc lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp với năng suất thấp. Vào năm 1994, nông nghiệp thu hút 72% lực lượng lao động nhưng chỉ sản xuất ra ít hơn 28% GDP. Tất cả các nước khác cũng vậy, thông thường năng suất lao động trong nông nghiệp thấp hơn công nghiệp và các ngành khác nên nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ trong lực lượng lao động cao hơn là tỷ lệ sản xuất. Tuy vậy, sự chênh lệch giữa hai tỷ lệ ở Việt Nam là quá lớn. Vào năm 1954 ở Nhật Bản, tỷ lệ nông nghiệp trọng lưc lượng lao động là 45,2% và trong GDP là 22,3%. Vào năm 1956 , hai tỷ lệ đó tại Đài Loan là 56,0% và 33,3% . Vào năm 1980, hai tỷ lệ đó tại Inđônêxia là 60,9% và 29,5%, tại thái lan là 74,4% và 25,0%. Ở điểm này, Việt Nam hiện nay tương đương với Thái Lan vào năm 1980, là nước vào thời điểm đó có tình trạng dư thừa lao động quá nhiều trong ngành nông nghiệp. _ Trong 10 năm đổi mới kinh tế Việt Nam đã có được một thành quả đáng kể (kinh tế vĩ mô ổn định, mức phát triển khá cao ) nhưng chưa thấy có chiều hướng giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông nghiệp, ngược lại số lao động tăng lên trong quá trình ấy chủ yếu lại nằm trong nông nghiệp. Chẳng hạn, từ năm 1990 đến 1994, lực lượng lao động toàn nền kinh tế tăng 3,3 triệu mà riêng trong ngành nông nghiệp tăng tới 2,6 triệu, chiếm tới 78% trong tổng số lao động tăng.(2, trang 244). _ Việt Nam có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng thép và nhiều kim loại quí. So với thời kỳ đầu của quá trình phát triển tại nhiều nước khác ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, dây là một thuận lợi của Việt Nam vì tài nguyên có thể trở thành vốn tích lủy ban đầu và giúp giải quyết sự thiếu hụt về ngoại tệ. Tuy nhiên nguồn tài nguyên Việt Nam đa dạng nhưng không có nhiều, không thể dụa vào việc sản xuất và xuất khẩu tài nguyên để phát triển kinh tế. Tóm lại từ những phân tích trên, có thể nói kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế dư thừa lao động giống nhu hầu hết các nước châu Á khác trong thời kỳ trước khi cất. Điểm này cho thấy sự cần thiết phải công nghiệp hóa và qui định phương hướng của chiến lược công nghiệp hóa . _ Về các yếu tố khác như tư bản, công nghệ, bí quyết kinh doanh thì Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng. _Việt Nam có hơn 3000 cây số bờ biển bờ biển Việt Nam có thể xem là một yếu tố sản xuất quan trọng và đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế. _Trong tương lai, cơ cấu các yếu tố tố sản xuất có thể sẽ thay đổi. Chẳng hạn tư bản được tích lũy nhiều hơn, trình độ công nghệ, kỹ thuật của các nền kinh tế được cải tiến hơn, lao động lành nghề và tầng lớp quản lý được đào tạo nhiều hơn làm cho tương quan giá trị giữa các yếu tố sản xuất thay đổi. Khi đó có thể phát triển những ngành có hàm lượng công nghệ hoặc tư bản cao. Bờ biển cũng có thể thay đổi, bến cảng hiện đại được xây dựng nhiều hơn sẽ giúp các ngành công nghiệp nặng phát triển. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình thay đổi này, Chính phủ phải có chính sách tích cực trong việc dào tạo nhân tài, xây dựng cở hạ tầng ở bờ biển… Điều kiện kinh tế - xã hội. _ Hiện nay, về cơ bản, kinh tế nông thôn vẫn là nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, trong số gần 12 triệu hộ gia đình ở nông thôn, có 9.35 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 79.58% tổng số hộ, giảm không đáng kể so với số liệu điều tra trong cuộc điều tra dân số năm 1989 (80%).tuy nhiên, sự phân hóa giữa các vùng khá lớn: trong khi ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này là 91,2%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 69.94% và vùng Đông Nam bộ chỉ 48.42%. Số các hộ sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 1.6% tổng số hộ nông thôn toàn quốc. _Các nguồn lực kinh tế của nông thôn nước ta khá phong phú, đa dạng nhưng thường phân tán và có nhiều khó khăn trong việc khai thác chúng. _Nông thôn có một lợi thế so sánh đáng kể về mặt kinh tế của khu vực ( trước hết là giá cả lao động khá rẻ). _Trình độ phát triển kinh tế nông thôn nước ta hiện đang ở trình độ phát triển thấp. Theo số liệu điều tra năm 1989, số lao động trong lĩnh công nghiệp chỉ chiếm 5.9% tổng số lao động nông thôn. Tới năm 2002, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ đã được nâng lên tới 12%. _Nhìn chung, khu vực nông thôn đang ở xuất phát điểm rất thấp, khả năng tích lũy nội bộ rất hạn chế, trong khi đó lại đang có sự phân hóa rất mạnh. Những thành tựu trong mấy năm qua tuy có cải thiện tình hình nông thôn về nhiều mặt nhưng nhìn chung vẫn chưa cơ bản. _Nông thôn thiếu một cơ sở hạ tầng thích hợp, có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. _Sức ép về giải quyết việc làm quá lớn, trong khi đó, những nguồn lực vật chất và phi vật chất, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều yếu tố hạn chế khả năng giải quyết nhu cầu về việc làm của dân cư nông thôn. _Những yêu cầu ngày càng khắc khe về bảo vệ môi trường sinh thái đòi hỏi nông thôn không thể phát triển một cách tùy tiện, mà phải lựa chọn qui mô, công nghệ một cách thận trọng hơn. ( 1, trang 90.91) Thực trạng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời gian qua. 2.1. Thành tựu đạt được Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện  tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các  loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%. Doanh nghiệp tư nhân