Đề tài Thực trạng độc quyền nhóm tại Việt Nam

Những lĩnh vực độc quyền nhóm (oligopoly) bao gồm: Xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, xi măng, sắt thép, mía đường, xuất, nhập khẩu cà phê, xuất nhập khẩu gạo, du lịch (trừ kinh doanh khác sạn) Do các cơ quan địa phương quyết định hành chính để bảo vệ doanh nghiệp nhà nước, ở không ít tỉnh đã xuất hiện tình trạng “độc quyền địa phương”, “độc quyền cục bộ”, như đến tỉnh A chỉ được dùng bia của doanh nghiệp nhà nước tỉnh đó, xi măng tỉnh đó sản xuất hay chỉ có công ty lương thực của tỉnh mới được độc quyền kinh doanh thu mua gạo, dẫn đến biến dạng nghiêm trọng trên thị trường. Các sản phẩm và dịch vụ độc quyền được bảo hộ rất cao đối với cạnh tranh nước ngoài. Hàng không nội địa, dịch vụ điện thoại hữu tuyến và viễn thông, bến cảng, không có cạnh tranh. Hệ số bảo hộ có hiệu lực rất cao đối với nhiều ngành công nghiệp chế biến như: đồ uống không cồn 126%, đường 125%, xi măng 69%, xe máy 144%, Mức độ bảo hộ này chưa tính đến các yếu tố bảo hộ phi thuế quan.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng độc quyền nhóm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 1.Đặc điểm: 1.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền: Độc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một công ty để sản xuất và bán một hàng hóa hoặc một dịch vụ Thị trường cạnh tranh độc quyền có một số đặc điểm sau: Một là: Có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi DN là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường. Hai là, sản phẩm của các DN có sự khác biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng,....và có khả năng thay thế tốt cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn. Ví dụ: Thị trường kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu..... Chính sự khác nhau của các sản phẩm của các DN đã hình thành hai nhóm khách hàng: Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác; do đó vẫn mua sản phẩm này dù giá sản phẩm tăng lên. Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, có nghĩa là họ coi các sản phẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác nếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên. Ba là, chính sự khác biệt của các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênh lệch không nhiều. Mâu thuẫn với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: bên bán là các nhà hoạch định giá và không thực thi giá cả, vì chúng là những nhà cung cấp duy nhất, tạo ra mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo. Cái lợi quan trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp là sự đa dạng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng. Các rào cản nhập cảnh có thể được luật pháp, công nghệ, kinh tế hoặc tự nhiên. Như đã nói đúng bởi Milton Friedman rằng độc quyền thường xuyên phát sinh từ sự hỗ trợ từ chính phủ hay do sự đồng mưu thỏa thuận giữa các cá nhân. 1.2. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm: Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau: Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường. Thị phần của mỗi DN là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo....ảnh hưởng đến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình. Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau. Các DN mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có,... các DN lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhập vào ngành Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đường cầu từng DN vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng. Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác động lên mức lợi nhuận của họ sẽ rất khác nếu Lotteria phản ứng lại bằng cách hạ mức giá thấp hơn với bánh mì Sandwich với số lượng lớn. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành động của các bên khác. Mô hình đường cầu cong mô tả một trường hợp trong đó một công ty cho là các công ty khác sẽ làm phù hợp với sự giảm giá của nó nhưng sẽ không cho phép tăng giá tiếp theo. Chiến lược tối ưu trong một tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và cạnh tranh trên những mặt phi giá cả thay vì cạnh tranh giá. Ví dụ, có hai loại nhà hàng: nhà hàng bình dân và nhà hàng sang trọng. Nhà hàng bình dân thuộc về cạnh tranh độc quyền. Họ cạnh tranh trên vấn đề giá cả, xem ai nấu tô phở rẻ và ngon. Nhưng nhà hàng sang trọng là độc quyền nhóm, vì có rất ít các nhà hàng sang trọng trong một thành phố. Giá thức ăn rất là mắc, nhưng họ không cạnh trạnh với nhau trên vấn đề giá cả, mà họ cạnh tranh với nhau trên vấn đề phong cách phục vụ -- phi giá cả.) 2/ Các rào cản và thách thức: 2.1/ Các rào cản: 2.1.1. Rào cản cạnh tranh chiến lược: Việc tìm cân bằng trong một thị trường độc quyền nhóm phức tạp hơn trong mô hình thị trường khác, bởi vì ta cần xét hành vi của đối thủ cạnh tranh. Ta giả sử rằng từng công ty muốn làm điều tốt nhất mà nó có thể làm, trong điều kiện đã biết trước hành động của đối thủ cạnh tranh: ví dụ: sản phẩm tràn ngập thị trường, hoặc kiểm soát một yếu tố đầu vào. 2.1.2. Rào cản tự nhiên: Như tính kinh tế theo quy mô, bằng phát minh sáng chế, bí quyết thương hiệu, công nghệ, lòng trung thành của khách hàng cao. 2.2. Thách thức: Thách thức trong quản lý đối với các doanh nghiệp khi đối thủ của họ giảm giá bán. 3/ Điều kiện cân bằng thị trường: Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền hay cạnh tranh độc quyền thì nhà sản xuất không cần tính đến phản ứng của các đối thủ khi lựa chọn các mức sản lượng và giá bán. Đối với thị trường độc quyền nhóm: thì nhà sản xuất phải tính đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh khi đưa ra lựa chọn các mức sản lượng và giá bán. Điều kiện cân bằng thị trường: Các DN được tự do hành động sao cho có lợi cho DN nhất và do đó không có động lực để DN thay đổi các quyết định về sản lượng và giá cả. Các DN khi đưa ra quyết định phải lường trước được sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Cân bằng Nash: từng công ty làm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động của các đối thủ cạnh tranh Chiến lược ưu thế: mỗi DN sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình bất kể hành động của đối thủ. 4/ Phân loại thị trường: Có thể phân biệt thị trường độc quyền nhóm thành hai loại: Các DN độc quyền nhóm hợp tác với nhau: khi các DN có thể thương lượng với nhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung. Các DN độc quyền nhóm không hợp tác: khi các DN không liên lạc, không thương lượng với nhau, không có những hợp đồng ràng buộc mà cạnh tranh với nhau. 4.1/ Các DN độc quyền nhóm hợp tác với nhau: Dưới hai hình thức: hợp tác ngầm hoặc hợp tác công khai a/ Độc quyền nhóm hợp tác ngầm (hay mô hình lãnh đạo giá): Trong một số ngành dưới mô hình này các DN thường có ưu thế trên cả hai mặt: Có chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm, ổn định, có uy tín trên thị trường. Quy mô sản xuất lớn, sản lượng cung ứng chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành. DN chiếm ưu thế như vậy sẽ là người quyết định giá bán, các DN khác sẽ là người chấp nhận giá. Xét mô hình: Lãnh đạo giá do có ưu thế về chi phí sản xuất thấp nhất:  Đồ thị biểu thị trường hợp trong ngành có 2 DN độc quyền tay đôi, mỗi bên chiếm phân nữa thị trường, đường cầu mỗi bên là d. Điều kiện sản xuất của DN1 được biểu hiện bằng đường AC1 và MC1, điều kiện sản xuất của DN2 được thể hiện qua đường AC2 và MC2. DN1 có chi phí sản xuất thấp hơn DN2. Để tối đa hóa lợi nhuận, DN1 sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q1 (tại Q1: MC1 = MR), tương ứng với mức giá P1. Tương tự, với DN2 để tối đa hóa lợi nhuận thì DN2 quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q2 (tại Q2: MC2 = MR), tương ứng mức giá P2. Nhìn vào đồ thị ta thấy, giá của DN1 (P1) thấp hơn giá bán của DN2 (P2). Do đó, để bảo vệ thị phần của mình, buộc lòng DN2 phải giảm giá và bán theo giá của DN1 là P1. Như vậy, DN1 có chi phí thấp trở thành người lãnh đạo giá. Lãnh đạo giá do có ưu thế về quy mô sản xuất:  Trong ngành, DN có ưu thế về quy mô sản xuất lớn sẽ là người định giá sản phẩm, các DN còn lại sẽ là người chấp nhận giá, theo mức giá mà DN thống trị đã ấn định. Nhìn vào mô hình: Giả sử: Đường cầu thị trường về sản phẩm là D Đường cung của các DN chấp nhận giá là SF Đường cầu của DN lãnh đạo giá là DL: là chênh lệch giữa đường cầu thị trường D và đường cung DN chấp nhận giá SF Đường doanh thu biên tương ứng của DN lãnh đạo giá là MR và đường chi phí biên là MC. Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, DN lãnh đạo giá sẽ sản xuất sản lượng ở mức QL, tại đó MC = MR, và tương ứng với mức giá P1 tại đường cầu của DN lãnh đạo giá (DL) Tại mức giá P1, các DN đi theo, hay các DN chấp nhận giá sẽ bán với mức sản lượng QF, do đó tại mức giá P1 thì sản lượng được bán ra trên thị trường là: Q1=Ql+QF b/ Độc quyền nhóm hợp tác công khai: hình thành mô hình cartel: ấn định mức giá và sản lượng cần sản xuất theo nguyên tắc MC = MR. Khi các DN công khai thỏa thuận hợp tác thỏa thuận với nhau thành một liên minh sản xuất được gọi là Cartel. Nếu tất cả các DN kết hợp thành một Cartel thì thị trường trở thành thị trường độc quyền hoàn toàn. Để tối đa hóa lợi nhuận chung, cartel sẽ ấn định mức giá và sản lượng cần sản xuất theo nguyên tác MC = MR, sau đó sẽ phân phối sản lượng cho các DN thành viên dựa vào vị thế của mỗi DN, hay phân chia thị trường, mỗi DN thành viên sẽ trở thành DN độc quyền trong khu vực của mình. Trong thực tế, thường chỉ có một số DN trong ngành tham gia thành lập Cartel, nên sản lượng của Cartel chỉ chiếm một phần trong tổng sản lượng, bởi còn các DN nằm ngoài Cartel. Các Cartel thường có tính quốc tế, với mục tiêu nâng giá cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh bằng cách hạn chế sản lượng cung ứng. Một Cartel thành công trong việc nâng cao mức giá nhằm gia tăng lợi nhuận phải có đủ 3 điều kiện: Cầu thị trường là ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế. Các DN cạnh tranh còn lại (không gia nhập Cartel) có cung co giãn là rất ít, nghĩa là lượng cung của họ rất hạn chế. Sản lượng của Cartel ciểm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành, đồng thời các DN thành viên phải trugn thực tuân theo đúng quy định của Cartel. Ví dụ về mô hình Cartel là tổ chức OPEC (Orgnization of Petrolium Exporting Contries): OPEC thành lập năm 1960 gồm các nước: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Năm 1973 thêm 8 nước thành viên khác gia nhập tổ chức này. Tổ chức OPEC kiểm soát ¾ trữ lượng dầu thế giới. Và khi tăng giá phải thông qua quy định sản lượng các nước thành viên và tổ chức này đã thành công trong duy trì hợp tác và giá cả cao. Mục tiêu chính thức được ghi trong Hiệp ước thành lập của OPEC là bảo vệ lợi ích của các nước-thành viên; bảo đảm sự ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu mỏ, ổn định giá dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; bảo đảm cung cấp đều đặn dầu mỏ cho các nước khác; bảo đảm cho các nước thành viên nguồn thu nhập ổn định từ nguồn lợi dầu mỏ; xác định chiến lược khai thác và cung cấp dầu mỏ. Thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu mỏ, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách giá cao trong một thời gian dài. OPEC là đề ra một chiến lược chung về dầu mỏ nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư thừa giả tạo nhằm qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất co các thành viên.  DW là đường cầu thế giới về dầu thô, SC là đường cung về dầu của các nước ngoài OPEC, DOPEC là đường cầu về dầu của OPEC: là mức chênh lệch giữa đường cầu thế giới DW và đường cung cạnh tranh SC (DOPEC = DW – SC). Đường doanh thu biên và đường chi phí biên của OPEC là MROPEC và MCOPEC Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn nhiều so với các nước ngoài OPEC. Để tối đa hóa lợi nhuận, OPEC sẽ sản xuất ở sản lượng QOPEC (tại đó MC = MR), tương ứng với mức giá P*. Ở mức giá P* các nước ngoài OPEC sẽ cung cấp QC; lượng cầu thế giới ở mức giá P* là QW = QC + QOPEC. Trước khi có Cartel OPEC, các nước sản xuất cạnh tranh nhau thì giá cạnh tranh là PC – là mức giá tại đó đường cầu OPEC cắt đường MC. Như vậy giá mà Cartel ấn định P* cao hơn rất nhiều so với mức giá PC trước khi chưa thành lập Cartel. Sở dĩ OPEC thành công trong việc ấn định giá vì cầu về dầu mỏ của thế giới là co giãn ít, không có sản phẩm thay thế, còn lượng cung dầu mỏ trong ngắn hạn của các nước ngoài OPEC là ít co giãn. Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn và cung cấp lượng dầu lớn chiếm 2/3 lượng sản cung thế giới. 4.2. Độc quyền nhóm không hợp tác: Mô hình Cournot: Đây là mô hình đơn giản do nhà kinh tế học người Pháp Augustin Cournot đưa ra vào năm 1938. Với giả định: Thị trường chỉ có hai DN sản xuất sản phẩm giống nhau nên chỉ có một mức giá trên thị trường sản phẩm. Cả hai DN này đều am hiểu nhu cầu thị trường và chi phí của nhau. Giá sản phẩm trên thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng sản phẩm của cả 2 DN. Vấn đề đặt ra là cả hai DN chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Thực chất của vấn đề này là mỗi DN xem như lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là cố định, rối quyết định lượng sản phẩm của mình để đạt lợi nhuận tối đa. Ví dụ: Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là: P = 50 - Q. Có 2 DN sản xuất sản phẩm X. DN1 và DN2 đều sản xuất có chi phí trung bình và chi phí biên không đổi là AC=MC = 4. Với Q = Q1 + Q2, Q1 là sản lượng của DN1 và Q2 là sản lượng của DN2. Để tối đa hóa lợi nhuận, DN1 sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm là tùy thuộc vào sản lượng mà nó dự đoán DN2 sẽ sản xuất: Nếu DN1 cho rằng DN2 không sản xuất (nghĩa là Q2 = 0) thì đường cầu của DN1 chính là đường cầu thị trường: P = 50 - Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận DN1 quyết định sản xuất sản lượng Q1 mà tại đó: MR1 = MC = 5 hay 50 - 2Q1 = 4, ta tính được Q1 = 23. Nếu DN1 cho rằng DN2 sản xuất Q2 = 23, thì đường cầu DN1 sẽ dịch chuyển sang trái một đoạn bằng 23, D1(23) có dạng: P = 27 - Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận DN1 quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại đó MR1(23) = MC, hay 27 - 2Q1 = 5 và ta được Q1 = 11 Nếu DN1 dự đoán DN2 sản xuất Q2 = 34, thì đường cầu mới của DN1 có dạng: P = 16 – Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận, MR1(34) = MC = 5 hay 16 – 2Q1 = 5, ta được Q1 = 5.5 Nếu DN1 dự đoán Q2 = 45 thì D1(45) là: P = 5 – Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận, MR1(45) = MC hay 5 – 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 0.  Như vậy, quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của DN1 phụ thuộc vào sản lượng của DN2, thể hiện qua bảng sau: Q2  0  23  34  45   Q1  23  11  5.5  0   Tổng quát, ta có đường cầu của DN1 có dạng: D1: P = 50 – (Q1 + Q2) = (50 – Q2) – Q1 MR = (50 – Q2) – 2Q1 Để tối đa hóa lợi nhuận, DN1 sẽ quyết định sản xuất theo nguyên tắc: MR1 = MC1 (50 – Q2) – 2Q1 = 5 Q1 = 22.5 – ½ Q2 (1) Phương trình (1) được gọi là phương trình phản ứng của DN1. Phương trình phản ứng của một DN thể hiện số lượng sản phẩm mà DN sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận, khi số lượng sản phẩm của DN đối thủ coi như đã biết. Tương tự, phương trình phản ứng của DN2 là: Q2 = 22.5 – ½ Q1 (2) * Lưu ý: khi MC1 ≠ MC2 => đường phản ứng của DN1≠ DN2  Trạng thái cân bằng (Cân bằng Cournot) được xác định ở giao điểm của 2 đường phản ứng, ở đó mỗi DN dự đoán chính xác số lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh sản xuất và quyết định sản lượng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận của mình và khi đó cả 2 đểu không có ý muốn thay đổi quyết định của mình. Nếu hai DN không cấu kết với nhau: Để xác định thế cân bằng Cournot thay phương trình (2) vào phương trình (1) ta có, Q1 = Q2 = 15 suy ra P = 20. Lợi nhuận của mỗi DN là: r1 = (P – AC) x Q1 = (P – AC) x Q2 = 200 Tổng lợi nhuận của ngành: r = r1 + r2 = 400 Nếu hai DN cấu kết với nhau: Nếu 2 DN cấu kết hay cùng quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận chung thì cũng tương tự như một DN độc quyền với hai cơ sở, đường cầu thị trường chính là đường cầu đứng trước tổ chức độc quyền này: P = 50 – Q, do đó MR = 50 – 2Q. Sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của 2 DN thỏa điều kiện MR = MC hay 50 – 2Q = 5, như vậy Q = 22.5 và Q1 = Q2 = 11.25 => P = 27.5, do đó: Rmax = (P – AC) x Q = 506.25 r1 = r2 = 253.125 Như vậy nếu cấu kết với nhau, cả 2 sẽ sản xuất ít hơn, giá bán cao hơn và lợi nhuận cao hơn so với thế cân bằng Cournot. Trong trường hợp này mọi sự kết hợp sản lượng Q1 và Q2 của cả 2 DN luôn bằng 22.5 đều đạt lợi nhuận tối đa. Đường Q1 + Q2 = 22.5 được gọi là đường hợp đồng. Đường hợp đồng là tập hợp các tổ hợp sản lượng của 2 DN để tối đa hóa lợi nhuận chung. Nhược điểm: trong thực tế, những giả định của mô hình Cournot thường khó mà thực hiện được, chỉ một lần DN không thể chọn đúng sản lượng ở thế cân bằng mà phải trải qua quá trình thăm dò, điều chỉnh mới có thể đạt được. Mô hình Stackelberg (lợi thế của người hành động trước): Với giả định: Thị trường có hai doanh nghiệp DN1 và DN2 Sản phẩm đồng nhất DN1 quyết định công bố trước sản lượng sản xuất của DN mình DN1 sẽ có một lợi thế chiến lược và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Bởi vì khi DN1 chọn mức sản lượng lớn thì đối thủ cạnh tranh là DN2 phải chọn mức sản lượng nhỏ hơn nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận vì nếu DN2 đặt Q lớn hơn =>đẩy P↓=>cả 2 bị thiệt Xét lại ví dụ trên, giả sử DN1 quyết định trước sản lượng là Q1 thì DN2 sẽ sản xuất sản lượng là Q2 = 22.5 – ½ Q1 Hàm cầu của DN1 sẽ có dạng: P = 50 – Q1 – Q2 = 27.5 – ½ Q1 Hàm doanh thu biên của DN1: MR1 = 27.5 – Q1 Để đạt lợi nhuận tối đa, DN1 sẽ sản xuất theo nguyên tắc: MR1 = MC1 Hay 27.5 – Q1 = 5 giải phương trình ta có Q1 = 22.5 Thay vào phương trình (2) ta có: Q2 = 11.25 Và P = 50 – 22.5 – 11.25 = 16.25 r1 = (P – AC) x Q1 = 253.125 r2 = (P – AC) x Q2 = 126.5625 Qua ví dụ trên ta thấy rằng: Lợi nhuận của DN1 cao hơn so với mô hình Cournot Lợi nhuận của DN2 thấp hơn so với mô hình Cournot Tại sao? Vì DN1 có thể đề ra một mức sản lượng trước DN2 và sử dụng mục tiêu này để chiếm lấy phần lớn thị trường. DN2 không xông xáo phản ứng lại điều này bởi vì không có tác động ăn cắp-thương mại trong mô hình này. DN1 sẽ sản xuất sản lượng cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn so với DN2. Như vậy, thông thường người hành động trước là người có thế lực thị trường lớn hơn. ( Các mô hình Cournot và Stackelberg là những biểu hiện của thái độ độc quyền nhóm. Để lựa chọn việc mô hình nào là thích hợp hơn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh hoạt động. Đối với một ngành công nghiệp gồm có những hãng đại thể giống nhau, không một hãng nào có được lợi thế hành động hay vị thế lãnh đạo mạnh mẽ, mô hình Cournot chắc chắn thích hợp hơn. Mặt khác, một số ngành công nghiệp bị khống chế bởi một hãng lớn, hãng này thường lãnh đạo trong việc đưa ra những sản phẩm mới hay việc định giá thì mô hình Stackelberg thích hợp hơn. Mô hình Bertrand – Cạnh tranh giá cả: Với giả định: các DN định giá cùng lúc sản phẩm đồng nhất không hợp tác Mô hình Bertrand về độc quyền nhóm cho rằng các DN sản xuất một sản vật giống nhau nhưng cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định giá cả, mỗi doanh nghiệp coi các giá của các đối thủ cạnh tranh với mình là cho trước và DN nào có giá cả thấp nhất sẽ chiếm đoạt được toàn bộ số hàng bán ra. Trong trường hợp này, DN nào cũng có động cơ làm cho giá cả của mình thấp hơn của các đối thủ cạnh với mình, cho đến khi giá cả bị kéo xuống bằng chi phí biên. Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp. Công ty định giá cao hơn sẽ không bán được gì. Mỗi DN nhận thức được rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính mình lẫn giá do các DN khác ấn định. Do đó, bất cứ giá nào ít nhất bằng chi phí biên đều bảo đảm lợi nhuận không âm. Nếu ta giả định không có hạn chế về công suất và mọi DN đều có chi phí biên và chi phí trung bình không đổi, khi đó: Để đáp ứng của DN này với DN kia là tốt nhất thì mỗi công ty phải giảm giá của mình chừng nào mà ta vẫn còn P > MC. Vậy quá trình này sẽ kết thúc ở đâu? ở P = M, nên trong cân bằng: Các DN ấn định giá bằng với chi phí biên Các DN thu lợi nhuận bằng
Luận văn liên quan