Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tưvà chuyển dịch cơcấu kinh tế ở Việt Nam

Chuyển dịch cơcấu kinh tế(CDCCKT) là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, vì đểxây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độnhanh đòi hỏi phải xác định được một CCKT hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệgiữa các ngành kinh tếquốc dân, giữa các vùng lãnh thổvà giữa các thành phần kinh tế. CCKT có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền kinh tếphát triển đa dạng, năng động, phát huy các lợi thế, tiềm năng vềnguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Cơcấu kinh tế(CCKT) quốc dân có nhiều loại và tùy theo mục đích nghiên cứu, quản lý có thểxem xét dưới các góc độkhác nhau. Nhưng dù thuộc loại nào, CCKT quốc dân cũng là sản phẩm của phân công lao động xã hội, nó được biểu hiện cụthểdưới hai hình thức cơbản nhất là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Hai hình thức phân công lao động xã hội này gắn bó với nhau, thúc đẩy quá trình tiến hóa chung của nhân loại. Mọi sựphát triển của phân công lao động theo ngành kéo theo sựphân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ, với đầy đủcác yếu tốvềdân số, đặc điểm tựnhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của mỗi vùng sẽtạo điều kiện đểchuyên môn hóa sản xuất, hỗtrợcho các ngành phát triển, hình thành các cơsởsản xuất kinh doanh đểkhai thác và phát huy thế mạnh ởtừng vùng lãnh thổ. Trình độphát triển của phân công lao động xã hội trong mỗi dân tộc là thước đo trình độphát triển chung của dân tộc đó.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tưvà chuyển dịch cơcấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.” 2 Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 I. Lý luận chung về đầu tư 2 1. Khái niệm 2 2. Phân loại 3 3. Đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển 6 II. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế 8 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8 2. Phân loại cơ cấu kinh tế 10 3. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 10 4. Những chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12 III. Mối quan hệ giữa đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15 1. Các lý thuyết kinh tế học nghiên cứu sự tác động của đầu tư tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15 2. Lý luận tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 20 3. Các nguồn vốn đầu tư dành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23 4. Bài học và thành quả ở một số quốc gia 24 Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 29 I. Thực trạng hoạt động đầu tư ở Việt Nam 29 1. Nguồn vốn trong nước 29 2. Nguồn vốn nước ngoài 31 II. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 39 3 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo ngành 39 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo thành phần 42 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo vùng 43 III. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 52 1. Tác động của đầu tư tới cơ cấu ngành kinh tế 52 2. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 57 3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 60 Chương III. Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 67 1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư, 67 gắn quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy chuyển đổi nhanh CCKT. 2. Huy động nguồn vốn đầu tư hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT trong các ngành, các vùng kinh tế. 68 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học 70 và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch CCKT. 4. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT 71 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo 72 4 Lời mở đầu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, vì để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ nhanh đòi hỏi phải xác định được một CCKT hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. CCKT có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy các lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Cơ cấu kinh tế (CCKT) quốc dân có nhiều loại và tùy theo mục đích nghiên cứu, quản lý có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau. Nhưng dù thuộc loại nào, CCKT quốc dân cũng là sản phẩm của phân công lao động xã hội, nó được biểu hiện cụ thể dưới hai hình thức cơ bản nhất là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Hai hình thức phân công lao động xã hội này gắn bó với nhau, thúc đẩy quá trình tiến hóa chung của nhân loại. Mọi sự phát triển của phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ, với đầy đủ các yếu tố về dân số, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của mỗi vùng sẽ tạo điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất, hỗ trợ cho các ngành phát triển, hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh để khai thác và phát huy thế mạnh ở từng vùng lãnh thổ. Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội trong mỗi dân tộc là thước đo trình độ phát triển chung của dân tộc đó. Như vậy, cách tiếp cận về CCKT xuất phát từ cấu trúc bên trong của nó qua quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, bao hàm các mối quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp, được nhìn nhận trên quan điểm hệ thống không chỉ mang tính chất số lượng mà còn mang tính chất về mặt chất lượng. Nó không chỉ là mối quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận kinh tế mà phải là những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế. 5 Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, lĩnh vực Đầu tư ngày càng được chú trọng và phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nền kinh tế có đà tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Vậy tác động của Đầu tư tới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, thông qua những chính sách gì, thực trạng và giải pháp đối với vấn đề này như thế nào… Đề tài này sẽ làm rõ thêm những vướng mắc còn tồn tại. Chương I: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế I. Lý luận chung về đầu tư 1. Khái niệm Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các họat động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Mục tiêu của đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh. 1.1. Dưới góc độ kinh tế học Đầu tư (Investment), theo từ điển kinh tế học hiện đại của David W. Pearce- thì : Thuật ngữ đầu tư được sử dụng một cách phổ biến nhất để mô tả lưu lượng chi tiêu được dùng để tăng hay duy trì dung lượng vốn thực tế. Nói một cách chính xác hơn: Đầu tư là một lưu lượng chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng trung gian. Các dự án đầu tư này có thể có dạng bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực và hang tồn kho. Đầu tư là một luồng vốn 6 với khối lượng được xác định bởi tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) lớn hơn 0 hay tỉ suất lợi tức nội hoàn lớn hơn lãi suất (IRR). Nói một cách ngắn gọn, đầu tư là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại nhằm thu về tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. 1.2. Dưới góc độ tài chính Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Trong con mắt của các nhà tư vấn tài chính, đầu tư được hiểu là việc một cá nhân mua tài sản với mong ước rằng tài sản đã mua được sẽ giữ vững giá trị, sau đó tăng giá và tạo ra nguồn thu nhập tương ứng với mức độ rủi ro nào đó. Nói một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu tài chính của cá nhân là tích lũy đồng tiền. Sau khi kiếm được tiền, người ta cần cân nhắc đầu tư đồng tiền đó như thế nào để cho nó nhiều hơn trước. Một cách khái quát, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư thu về một chuỗi các dòng thu nhắm hoàn vốn và sinh lời. 1.3. Dưới góc độ luật pháp Theo luật đầu tư 2006, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các họat động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.4. Dưới góc độ nghiên cứu của môn học kinh tế đầu tư Đầu tư là việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các họat động nhằm làm tăng them hay tạo ra những tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất tạo them việc làm và vì mục tiêu phát triển. 7 Sở dĩ định nghĩa này được sử dụng trong phạm vi của môn học này vì: Nội dung chủ yếu mà môn kinh tế đầu tư quan tâm nghiên cứu là đầu tư phát triển- loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kịnh tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 2. Phân loại đầu tư Theo từng tiêu chí và góc độ tiếp cận người ta lại tiến hành phân chia đầu tư ra nhiều bộ phận khác nhau. 2.1. Theo phương cách tiến hành đầu tư 2.1.1. Đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là họat động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các họat động không những tạo ra tài sản cho chính mình mà còn làm tăng thêm tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi họat động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo được việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. . Đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. 2.1.2. Đầu tư tài chính Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ...) hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (cổ phiếu, trái phiếu công ty...). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan 8 hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng là một loại đầu tư tài chính nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở sòng bạc để phục vụ nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận về cho công ty thì đây lại là đầu tư phát triển nếu được nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt động do nhà nước quy định để không gây ra các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu cổ phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư phát triển. 2.1.3. Đầu tư thương mại Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung (chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lý lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi phí của người tiêu dùng. 2.2 Theo quan hệ của chủ đầu tư với dự án đầu tư 9 2.2.1. Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm: Đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản. Chẳng hạn như nhà đầu tư mua một số lượng cổ phiếu ở mức khống chế để có thể tham gia vào hội đồng quản trị một công ty, cá trường hợp thôn tính, sáp nhập trong cơ chế thị trường. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân. Hình thức đầu tư này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. 2.2.2. Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Chẳng hạn như nhà đầu tư thực hiện hành vi mua bán các cổ phiếu hay trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (cổ tức, lãi trái phiếu) và lợi ích phi vật chất (quyền mua, quyền biểu quyết) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. 3. Đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển: 10 Khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, đầu tư phát triển là họat động cơ bản của đầu tư và chỉ có đầu tư phát triển mới trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các thành viên trong nền kinh tế. Và đầu tư phát triển cũng chính là họat động đầu tư có tác động lớn nhất tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia. 3.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường lớn Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hớp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư… Lao động cần sử dụng đòi hỏi phải trải qua công tác tuyển dụng đào tạo đãi ngộ đòi hỏi một kế hoạch định trước sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ và quy mô lao động. 3.2 Thời kì đầu tư kéo dài Một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn cơ bản, đó là: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Trong đó thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công tới khi dự án hoàn thành và đưa vào họat động. Thời kì đầu tư càng kéo dài thì rủi ro càng lớn vì: Nó đòi hỏi thời gian quản lý dự án lâu đi kèm với các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong quá trình xây dựng như: an toàn lao động, pháp luật, khả năng tiếp tục huy động vốn, trượt giá… 3.3 Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài 11 Thời gian vận hành kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho tới khi hết thời hạn sử dụng và loại bỏ công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu nhiều tác động tiêu cực: do hỏng hóc, trục trặc hay do chất lượng phẩm cấp sản phẩm không còn đáp ứng với đòi hỏi của thị trường ở hiện tại. Do đó, trong quá trình vận hành kết quả đầu tư vẫn phải tiếp tục tiến hành điều chỉnh các giải pháp kĩ thuật, tài chính cho phù hợp với những thay đổi ở hiện tại (bất kì dự án nào cũng đòi hỏi có những điều chỉnh như vậy). 3.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ở ngay nơi nó được thực hiện, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. Chính vì thế công tác quản lý họat động đầu tư phảt triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung: - Thứ nhất, có chủ trương đầu tư đúng hướng (đầu tư sản xuất cái gì?, công suất bao nhiêu?…) - Thứ hai, lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý (phải dựa trên các chỉ tiêu về pháp luật, chủ trương chính sách, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vùng). 3.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Đầu tư phảt triển thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư , thời gian vận hành các kết qủa đàu tư kéo dài…nên đầu tư phát triển có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong đầu tư phát triển có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan do: nhà đầu tư quản lý kém, chủ trương đầu tư sai lầm… nguyên nhân khách quan do: giá nguyên liệu tăng, bất ổn của thị trường đầu vào đầu ra… II. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế: 12 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1.1. Cơ cấu kinh tế: Theo từ điển Triết học (NXB Tiến Bộ Matxcơva 1975), cơ cấu là một khá niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng. Với nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng, tùy theo cách mà ta tiếp cận chúng tùy theo cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống ấy. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản than các bộ phận cũng như sự thay đổi các kiểu cơ cấu. Như vậy, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong điều kiện kinh tế xã hội. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp với trình độ kỹ thuật sản xuất thô sơ lạc hậu sang nền kinh tế cơ bản dựa trên nền tảng công nghiệp có kỹ thuật sản xuất hiện đại. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, tiến bộ khi tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ và khu vực dịch vụ ngày càng tăng trong khi khu vực nông nghiệp khai khóang ngày càng giảm. Cơ cấu kinh tế hợp lý trong một nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi công-nông nghiệp- dịch vụ phát triển 13 mạnh mẽ hợp lý và đồng bộ. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý. Một cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: - Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng; công nghiệp, xây dựng dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng. - Trình độ kĩ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới. - Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế. - Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”. 2. Phân loại cơ cấu kinh tế Ta có thể phân loại cơ cấu kinh tế theo: - Cơ cấu quan hệ sản xuất. - Cơ cấu tái sản xuất xã hội. - Cơ cấu tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân. - Cơ cấu vùng lãnh thổ. - Cơ cấu thành phần kinh tế. - Cơ cấu ngành kinh tế. (Trong đó: ngành cấp I: Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ, ngành cấp II: các phân ngành ví dụ: ngành chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp…, ngành cấp III: lúa, màu…trong trồng trọt). Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định hình thức các cơ cấu kinh tế khác. 3. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 14 Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng phát triển. Cơ cấu kinh tế không ngừng vận động biến đổi do sự vận động biến đổi của lực lượng sản xuất. Xây dựng cơ cấu kinh tế cần thiết là yêu cầu khách quan của mỗi nước trong thời kì công nghiệp hóa. Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì một số lý do sau: - Thứ nhất, sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội. - Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi của phương thức sản xuất. - Thứ ba, cơ cấu kinh tế phản ánh bất bình đẳng. VD: trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn nhưng giá trị của ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% GDP. 4. Những chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4.1. Cơ cấu tính theo GDP Đây là chỉ tiêu hay được nhắc đến để đối chiếu xem xét qua từng thời kì và Bằng chỉ tiêu tính theo GDP, chỉ tiêu này phản ảnh tỷ trọng đóng góp của từng ngành vào giá tổng sản phẩm quốc nội, nó phản ánh tương quan giữa các ngành kinh tế với nhau. Một quốc gia phát triển sẽ có tỷ trọng các ngành công nghiệp chiếm khoảng 34%, dịch vụ khoảng 64% và nông nghiệp