Đề tài Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá

Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:”.ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Ngày nay, vấn đề “xoá đói giảm nghèo” không chỉ bó hẹp ở khía cạnh kinh tế, vật chất mà còn phải quan tâm tới sự hiểu biết về văn hoá, tinh thần, luật pháp cho mỗi người dân. Nâng cao ý thức pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung trong tổng thể chương trình xoá đói , giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước. Trong tình hình kinh tế thị trường, nền kinh tế Thanh Hoá đang có sự phát triển , song không tránh khỏi những mặt trái do cơ chế thị trường mang lại. Sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các vấn đề hiểu biết pháp luật. Mặt khác, trong những năm vừa qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, song để các quy định của pháp luật đến với đời sống người dân còn khó. Bởi vậy người dân (đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc) khi có những tranh chấp xảy ra đã không thể tự mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, còn có những trường hợp vi phạm pháp luật do không hiều biết pháp luật. Là 1 sinh viên thực tập tại Sở Tư Pháp và được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các chuyên viên Trung tâm trợ giúp pháp lý em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá” để báo cáo cho quá trình thực tập của mình ở Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hoá. Với những kiến thức trong quá trình thực tập em đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn quan tâm đóng góp để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lời giới thiệu Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:”..ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Ngày nay, vấn đề “xoá đói giảm nghèo” không chỉ bó hẹp ở khía cạnh kinh tế, vật chất mà còn phải quan tâm tới sự hiểu biết về văn hoá, tinh thần, luật pháp cho mỗi người dân. Nâng cao ý thức pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung trong tổng thể chương trình xoá đói , giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước. Trong tình hình kinh tế thị trường, nền kinh tế Thanh Hoá đang có sự phát triển , song không tránh khỏi những mặt trái do cơ chế thị trường mang lại. Sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các vấn đề hiểu biết pháp luật. Mặt khác, trong những năm vừa qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, song để các quy định của pháp luật đến với đời sống người dân còn khó. Bởi vậy người dân (đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc) khi có những tranh chấp xảy ra đã không thể tự mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, còn có những trường hợp vi phạm pháp luật do không hiều biết pháp luật. Là 1 sinh viên thực tập tại Sở Tư Pháp và được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các chuyên viên Trung tâm trợ giúp pháp lý em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá” để báo cáo cho quá trình thực tập của mình ở Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hoá. Với những kiến thức trong quá trình thực tập em đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn quan tâm đóng góp để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần II:Phần nội dung I.Khái niệm và mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý: 1.Khái niệm trợ giúp pháp lý Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1994, thì thuật ngữ “trợ giúp” có nghĩa là giúp đỡ. Thuật ngữ “giúp đỡ “ theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần sự giúp ở đây là “pháp lý” theo nghĩa rộng của từ này. Theo quan niệm chung hiện nay, thì “trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa rộng” là sự giúp đỡ miễn phí của nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý ( tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa ), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý( tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa ), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. 2.Mục đích ý nghĩa của việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở Việt Nam xuất phát từ chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN), sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhưng mặt khác lại là tiền đề của sự phân hoá giàu nghèo gia tăng giữa các tầng lớp dân cư, các vùng lãnh thổ và các nhóm xã hội. Khoảng cách giàu nghèo về kinh tế tất yếu dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận đến các điều kiện giáo dục, y tế, văn hoá…và đặc biệt là trong việc tiếp cận với pháp luật. Người nghèo thường không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp luật có thu phí, nên trong nhiều trường hợp khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, họ đã không tự bảo vệ được.Mặt khác, trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta đang từng bước được hoàn thiện, lại thường xuyên được bổ xung và sửa đổi thì việc người dân tiếp cận với pháp luật để tự mình hiểu biết pháp luật, để xử sự theo đúng pháp luật trong các quan hệ của đời sống xã hội không phải dễ dàng. Tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước ra đời đã tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để người nghèo và đối tượng chính sách có được điều kiện và hoàn cảnh tương tự như người khác trong tiếp cận với dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật và góp phần thực hiện công bằng xã hội. II.Một số nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. 1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động trợ giúp pháp lý. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào các dân tộc thiểu số lần đầu tiên được khẳng định tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa VIII: “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn miễn phí.” tiếp đó, trong thông báo số 485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 Ban bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo:”cần mở rộng loại hình tư vấn pháp lý phổ thông, đáp ứng rộng rãi, đa dạng của tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày… cần nghiên cứu lập hệ thống tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”. Gần đây nhất ngày 9/12/2003 Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 32/CT-TW về việc tăng cường sự lẫnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã khẳng định: đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân, tăng cường hiểu biết pháp luật cho nhân dân. Quán triệt những quan điểm của Đảng xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân. Ngày 6/9/1997 Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số 734/TTg thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, trong đó có các đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định hoặc hướng dẫn thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, trong đó đặc biệt quan trọng là thông tư liên tịch số 52/TTLT-BTP-TC-TCCP-LDTBXH ngày 14/1/1998 của liên bộ Tư pháp-Tài chính-Bộ Nội vụ-Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. 2.Những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. * Đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí: - Người nghèo là người thuộc hộ nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ\tháng, được tính bằng tiền. - Đối tượng chính sách bao gồm: + Những người tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công với cách mạng + Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, hải đảo. - Các đối tượng được miễn án phí. * Phạm vi, phương thức trợ giúp pháp lý: Phạm vi, phương thức trợ giúp pháp lý bao gồm các lĩnh vực hoạt động tư vấ, đại diện-bào chữa trước Toà án và các cơ quan, tổ chức như sau: - Giải đáp tư vấn pháp luật (tại Văn phòng, hoặc đi lưu động tại cơ sở), bằng miệng, bằng văn bản hoặc qua điện thoại; hẹn trả lời đói với vụ việc phức tạp. - Hướng dẫn soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ văn bản liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. - Hướng dẫn thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền gải quyết vụ việc; cung cấp thông tin pháp lý. - Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hoà giải trước các cá nhân, cơ quan,tổ chức hữu quan về các vấn đề dan sự, hôn nhân gia đình, lao động cà các vấn đề phấp luật khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại. - Trực tiếp kiến nghị hoặc đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề vụ việc trợ giúp pháp lý. - Trực tiếp hoặc mời cộng tác viên và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước toà án cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. - Ngoài ra, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến ,giáo dục pháp luậtcho các dối tượng thuộc diện trợ giúp như: in ấn, phát hành tờ rơi, sổ tay pháp luật; nó chuyện pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn pháp luật… * Hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước: Theo quy định của pháp luật, thì hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở nước ta hiện nay gồm: Cục trợ giúp pháp lý thuộc Bộ tư pháp và trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư Pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Trung tâm trợ giúp pháp lý: là đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp có thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này ở địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ và quyền hạn: + Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách về các lĩnh vực pháp luật, hình sựdân sự , hành chính; khiếu nại tố cáo; đất đai nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại. + Trung tâm đựơc mời luật sư thực hiện đại diện hoặc bào chữa trước toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng. + Thông qua hoạt dộng trợ giúp pháp lý trung tâm tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đựoc trợ giúp. III. Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá thông qua điều tra khảo sát 1.Đặc điểm xã hội và con người các dân tộc thiểu số Thanh Hoá Hiện nay ở vùng miền núi Thanh Hoá có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Mường, Thái, Thổ, H’Mông, Dao, Khơ Mú. Trong đó dân tộc Mường có số dân đông nhất ( trên 300.000 người), dân tộc Thái có trên 200.000 người. Do phân bố chủ yếu ở miền núi. Vì vậy các dân tộc thiểu số Thanh Hoá có một số các đặc điểm sau: - Các dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá sống cách xa trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá của tỉnh, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, trình độ sản xuất nông nghiệp ngoài một số ít diện tích ruộng lúa nước còn lại là nương rẫy. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém. - Một số vùng dân tộc thiểu số ở địa phương có cuộc sống tương đối biệt lập, người dân trong vùng ít có điều kiện giao lưu với các vùng lân cận và các trung tâm văn hoá xã hội, nên trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội thấp, một số phong tục tập quán lạc hậu hình thành và tồn tậi lâu đời, gắn chặt vào nếp sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hành vi ứng xử của họ. Hầu hết các tranh chấp, xích mích vẫn được giải quyết trong phạm vi bản làng, kể cả trong trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền và toà án. -Các yếu tố: gia đình, dòng họ hình thành trên cơ sở huyết thống gần gũi, bản thân úo chứa đựng các phong tục, tập quán chi phối đến các quan hệ trong cộng đồng dân cư , làng bản ở miền nú , cùng ảnh hưỏng đến quan hệ cuộc sống, sinh hoạt của dân cư miền núi. - Nhận thức pháp luật của đồng bào dân tôc miền núi Thanh hoá còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyến phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào miền núi chưa được quan tâm đúng mức; chưa có nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để đưa pháp luật đến với đồng bào. Những đặc điểm xã hội và con người các dân tộc thiểu số nêu trên, là một trong những yếu tố dẫn đến sự thiếu hiểu biết pháp luật, không thể tự mình bảo về quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại; đó cũng chính là nhu cầu khách quan được đặt ra trong việc trợ gíup pháp lý miễn phí cho đồng bào thiểu số ở miền núi Thanh Hoá. 2.Khái quát về cuộc điều tra. Việc nghiên cứu đề tài” thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào miền núi Thanh Hoá”, không chỉ là một vấn đề lý luận thuần tuý mà đó còn là vấn đề mang tính thực tiễn rất cao. Để có căn cứ thực tiễn đánh giá đúng đắn về vấn đề này cần phải tiến hành khảo sát điều tra một cách toàn diện không chỉ đối tượng là đòng bào các dân tộc thiểu số, mà còn cả các cán bộ công chức chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị -xã hội, đoàn thể quần chúng trên địa bàn. Vì vậy phạm vi khảo sát của đề tài được tiến hành trên 6 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá với 18 xã đại diện cho các vùng dân tộc thiểu số. Về đối tượng được lựa chọn khảo sát bao gồm 6 đối tượng là: đồng bào dân tộc thiểu số tại 6 huyện( Quan Sơn, Quan Hoá, Lang Chánh, Mường Lát, Như Xuân, Thường Xuân); cán bộ nghành toà án tại 6 huyện miền núi; cán bộ công chức HDND, UBND cấp huyện, cấp xã; thành viên tổ chức chính trị xã hội tại 6 huyện miền núi; cán bộ tư pháp huyện, tư pháp xã tại 6 huyện khảo sát; các cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại 6 huyện miền núi. Số lượng phiếu khảo sát tại 6 huyện miền núi cho đối tượng trên là 6000 phiếu. Tất cả các đối tượng khảo sát đều từ 18 tuổi trở lên; tại địa bàn khảo sát các khảo sát viên tiến hành lập danh sách đối tượng khảo sát và có xác nhận của UBND xã, nhằm đảm bảo tính xác thực khách quan, tính pháp lý của mỗi phiếu khảo sát, giúp cho các thông tin được đảm bảo độ tin cậy cao 3. Phân tích kết quả xử lý phiếu khảo sát 3.1Thực trạng nhu cầu trợ giúp pháp lý của đồng bào các dân tộc thiểu số: Trước khi đánh giá nhu cầu trựo giúp pháp lý của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Thanh Hoá, rất cần thiết phải đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của đồng bào. Vì lẽ, nếu chỉ đánh giá phiếm diện ở nhu cầu trợ giúp pháp lý của đồng bào mới chỉ là cách nhìn chủ quan chưa toàn diện. Do đó, từ thực trạng chấp hành pháp luật sẽ cho chúng ta cách nhìn đầy đủ về nhu cầu trợ giúp pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số ở hai góc độ khách quan và chủ quan. Qua khảo sát cho thấy trong thực tế thi hành pháp luật hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số có rất nhiều vướng mắc. Kết quả điều tra đối với đối tượng cán bộ công tác trong ngành toà án: 83.7% ý kiến nêu người dân vướng mắc nhiều trong lĩnh vực pháp luật dân sự, 62% cho rằng vướng mắc trong lĩnh vực hình sự, 73%ý kiến cho rằng vướng mắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lĩnh vực pháp luật lao động là 27%, hành chính là 38%, đất đai nhà ở là 65%. Ngay khi có tranh chấp về mặt dân sự yêu cầu toà án giải quyết cũng có tới 29.8%số người cho rằng các bên đương sự không ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, không hiểu quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật bảo vệ đến đâu; đối với các vụ án về hình sự, bị cáo là người dân tộc thiểu số khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đứng trước toà cũng không ý thức được hành vi phạm tội và trách nhiệm của mình (có 24.4% số cán bộ toà án cấp huyện được hỏi ý kiến đã khẳng định vấn đề này); và điều rất đáng tiếc là số người phạm tội trong các vụ án hình sự tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 35, chiếm 86,4% . Đây là độ tuổi xét ở khía cạnh nghĩa vụ công dân phải hiểu pháp luật và thực hiện theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó việc chấp hành những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật khiếu nại tố cáo, pháp luật về hộ tịch, thừa kế…ở đồng bào các dân tộc thiểu số cũng rất đáng phải quan tâm: qua khảo sát đối tượng là cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã cho thấy: 53.1% số người được hỏi cho rằng vần còn tình trạng nam nữ tảo hôn; 28.6%có ý kiến khẳng định đồng bào các dân tộc thiểu số không tự giác thực hiện việc đang ký hộ tịch(khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…) tại UBND cấp có thẩm quyền, mặc dù pháp luật đã quy định đây không phải là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân; có 34.6% số người cho rằng hiện nay tại địa phương có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo gửi không đúng địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khiếu kiện vượt cấp; 34.6%ý kiến cho rằng công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch theo quy định của pháp lệnh dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức khó khăn, người dân vẫn chưa tự giác và ý thức được trách nhiệm trong việc sinh đẻ có kế hoạch, chưa nhận thức được mặt tiêu cực khi sinh đẻ nhều. Khi khảo sát 5174 đối tượng là nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hoá, có tới 2397 người tương đương với 43.8% cho biết trong cuộc sống khi có tranh chấp, vướng mắc tự tìm cách giải quyết mà không cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương hoặc tổ chức hoà giải cơ sở. Như vậy, qua khảo sát cho thấy đồng bào các dân tộc thiểu số chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, thậm chí khi có vi phạm, khi có tranh chấp không ý thức được quyền và lợi ích của mình bị xâm hại và cần sự giúp đỡ và bảo vệ của cơ quan Nhà nước nào; ngay cả khi phạm tội họ cũng không nhận thức được hành vi nguy hiểm của mình đối với xã hội và trách nhiệm pháp lý mà mình phải gánh chịu. Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều, song nổi bật nhất ở các nguyên nhân sau: qua khảo sát 262 người là cán bộ cấp huyện cấp xã tại 6 huyện miền núi, thì có 221 người bằng 84.4% cho rằng nguyên nhân không hiểu biết pháp luận; chỉ có 41 người bằng 15.6% cho rằng biết pháp luật nhưng cố ý vi phạm. Và để lý giải cho việc không hiểu biết pháp luật có 187 người bằng 84.6% cho rằng đồng bào dân tộc không có điều kiện tiếp cận với văn bản pháp luật; 142 người bằng 16.4% cho rằng do việc tuyên truyền pháp luật chưa được tốt;b và chỉ có 101 người bằng 45.7% cho rằng người dân không quan tâm đến pháp luật; 90% ý kiến được hỏi cho rằng do trình độ nhận thức kém; 24%ý kiến cho rằng do các hủ tục lạc hâu rằng buộc. Từ thực trạng hiểu biết pháp luật cũng như những nguyên nhân của thực trạng hiểu biết pháp luật cho phép khẳng định yêu câu cần được trợ giúp pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá là rất lớn. Khi tiến hành khảo sát 5469 người bằng 94.3% khẳng định trong cuộc sống luôn muốn nhờ ai đó giải thích pháp luật liên quan đến vấn đề mà mình luôn quan tâm, chỉ có 213người bằng 3.9% cho rằng không cần sự giúp đỡ, và để chứng minh thêm cho vấn đề này, trong quá trình khảo sát chúng tôi đã đưa ra câu hỏi” nếu có vướng mắc liên quan đến pháp luật” ông bà thường làm gì? Và câu trả lời thường phổ biến là: nhờ già làng, trưởng thôn, trưởng bản, trưởng tộc giải quyết(2511 người bằng 45%); có 3716 người bằng 68% người được hỏi trả lời nhờ sự giúp đỡ của tổ hoà giải cơ sở; có 2909 người bằng 53% trả lời nhờ chính quyền địa phương giải quyết; khi được hỏi” nếu đã biết ơ Thanh Hoá đã có trung tâm TGPL hoạt động miễn phí thì khi có vướng mắc, tranh chấp, ông bà có nhờ trung tâmTGPL Thanh Hoá giúp đỡ không? Đã có 4600 người bằng 98,2% số đồng bào khẳng định là: có, và chỉ có 83 người bằng 1.8% trả lời không cần. Tóm lại, qua khảo sát, phân tích, đánh giá sự hiểu biết pháp luật, chấp hành luật của đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy còn rất thấp, tỉ lệ người dân chưa hiểu biết đầy đủ những quy định pháp luật liên quan, những ứng xử hàng ngày còn chưa cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới được sự họ không ý thức được mình có lỗi khi vi phạm pháp luật, họ không tự giác chấp hành pháp luật, và đặc biệt không tự bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của mình khi bị xâm hại, vẫn có 2397 người dân bằng 43.8% khi được hỏi cho rằng nếu có tranh chấp họ tự tìm cách giải quyết mà không cần nhờ đến các tổ chức, đoàn thể, chính quyền và pháp luật. Đây là điều rất khó chấp nhận trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và trong quá trình xây dựng Nhà nước ta hiện nay. Trong rất nhiều biện pháp để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số, qua khảo sát cho thấy giải pháp giúp đỡ thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý m
Luận văn liên quan