Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội .Cùng với sự đổi mới và đi lên chung của đất nước, thành phố Hà Nội sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nền kinh tê cả nước – Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình an ninh xã hội được bảo đảm.Song nền kinh tế này cũng nảy sinh và tồn tại những mạt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người.
ở Việt Nam hiện nay tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với số lượng ,nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tội phạm giết người có chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhỉều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể nói rằng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người chủ yếu do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, hung thủ đã sử dụng cụ, phương tiện cực kỳ dã man, nguy hiểm như súng, lựu đạn, kiếm, mã tấu, axit . gây ra cái chết của nhiều người một cách đau thương.
Trước tình hình đó, ngày 24/08/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/
TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Vì vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết .
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiến thức
được trang bị ở trường và kiến thức tìm hiểu được trong đợt thực tập cuối khóa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ,em đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội giết người ở địa phương” để làm bài viết chuyên đề cuối khóa cho mình.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy ,cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6482 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội giết người ở địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1:Tình hình tội phạm và nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 – 2006
1.1. Tình hình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2005 – 2006
1.1.1.Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2005 – 2006 .
1.1.2.Cơ cấu của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 – 2006
1.2.Nguyên nhân của tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 – 2006
1.2.1. Những nguyên nhân về kinh tế xã hội
1.2.2.Những nguyên nhân về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
1.2.3.Những nguyên nhân về hoạt động quản lý xã hội
CHƯƠNG 2: Những giải pháp nhàm đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
2.1. Những giải pháp về kinh tế, xã hội
2.2.Những giải pháp về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
2.3.Những giải pháp về hoạt động quản lý trật tự xã hội
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội .Cùng với sự đổi mới và đi lên chung của đất nước, thành phố Hà Nội sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nền kinh tê cả nước – Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình an ninh xã hội được bảo đảm.Song nền kinh tế này cũng nảy sinh và tồn tại những mạt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người.
ở Việt Nam hiện nay tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với số lượng ,nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tội phạm giết người có chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhỉều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể nói rằng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người chủ yếu do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, hung thủ đã sử dụng cụ, phương tiện cực kỳ dã man, nguy hiểm như súng, lựu đạn, kiếm, mã tấu, axit ... gây ra cái chết của nhiều người một cách đau thương.
Trước tình hình đó, ngày 24/08/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/
TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Vì vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết .
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiến thức
được trang bị ở trường và kiến thức tìm hiểu được trong đợt thực tập cuối khóa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ,em đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội giết người ở địa phương” để làm bài viết chuyên đề cuối khóa cho mình.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy ,cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1
Tình hình tội phạm và nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 – 2006 .
1.1.tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 – 2006 .
1.1.1.Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 – 2006 .
Là thủ đô của cả nước, Hà Nội có địa bàn hành chính được chia làm 14 quận huyện (gồm 9 quận ,5 huyện) ,với tổng diện tích là 92097 km2 và dân số khoảng 2,8 triệu người(số liệu năm 2005). Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam, là đầu mối giao lưu chính với các vùng trong nước cũng như quốc tế.
Trong khi đó, khu vực ngoại thành của thành phố có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá cao, khu vực nội thành được mở rộng. Đây chính là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển mọi mặt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội của Hà Nội.
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì địa bàn Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn. Đó là ,dân cư của thành phố có thành phần khá phức tạp – với nhiều người ở các địa phương khác nhau đến học tập, làm ăn, sinh sống. Hơn nữa số dân này lại bao gồm nhiều hạng người với các tầng lớp khac nhau dẫn đến dễ sảy ra mâu thuân . Mặt khác, số dân này lại phân bố không đều, có mật độ tập trung lớn ở khu vực nội thành(trong khi diện tích khu vực này chỉ có 8287 km2, tức là chiếm khoảng 8.9% diện tích toàn thành phố) . Hơn thế nữa, do đặc điểm về địa lý cùng với mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp như :Sự phân tầng xã hội diễn ra nhanh và ở diện rộng, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.Tình trạng thiếu việc làm kéo dài chưa có giải pháp hữu hiệu. Hiện đang còn hàng chục vạn người thiếu việc làm, để tồn tại họ phải làm nhiều việc để kiếm sống và bằng nhiều cách khác nhau.Phần lớn số lao động này là ở các tỉnh khác đến và họ không có chỗ ở ổn định ,thường kiếm sống hoặc lang thang ở các khu vực công cộng như ga tàu, bến xe, chợ và các trục đường giao thông, số người này dễ bị bọn tội phạm lôi kéo phạm tội.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội tình hình tội phạm diễn ra khá nghiêm trọng và phức tạp .Trung bình mỗi năm trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra trên 590 vụ phạm tội. Cụ thể là năm 2005 Tòa án thành phố Hà Nội mới thụ lý 591 vu và năm 2006 mới thụ lý 592 vụ . Như vậy tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố có chiều hướng tăng lên .
Theo số liệu của Tòa án thành phố Hà Nội thì năm 2005 mới thụ lý 65 và năm 2006 mới thụ lý 70 vụ giết người như vậy số vụ án đã tăng lên đáng kể .
Nhưng ngược lại với số vụ án mới thụ lý thì số bị cáo lại giam đi năm 2005 là 175 bị cáo phạm tội thì năm 2006 chỉ có 164 bị cáo phạm tội . Điều đó cho chúng ta thấy hiệu quả của nền pháp luật nước ta đã có bước tiến bộ ,trình độ hiểu biết pháp luật đã được nâng cao . Do đó chúng ta cần nâng cao công tác tuyên tryền phổ biến pháp luật chho nhân dân .
So sánh vơi số vụ giết người ở các tỉnh khác và toàn quốc năm 2005 và năm 2006 ta thấy:
Năm 2005 số vụ giết người ở Hà Nội là 65, năm 2006 là 70 .
Năm 2005 số vụ giết người ở Hà Tây là 20 ,năm 2006 là 28 .
Năm 2005 số vụ giết người ở Nam Định là 17, năm 2006 là 14 .
Năm 2005 số vụ giết người trên cả nước là 1.271, năm 2006 là 1.485 .
Như vậy Hà Nội vẫn là nơi có số vụ giết người cao nhất so với hai tỉnh còn lại .
Năm 2005 số vụ giết người ở Hà Nội gấp 3,25 lần so với ở Hà Tây và gấp hơn 3,8 lần so với Nam Định . Qua đó cho chúng ta thấy mặc dù Hà Nội có diện tích không lớn nhưng số vụ giết người lại sẩy ra khá lớn so với các tỉnh khác chính
vì vậy cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và phòng chống .
1.1.2. cơ cấu của tình hình tội phạm giết người thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2006 .
Những con số về các hành vi phạm tội và người phạm tội giết người ở trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ phản ánh các đặc điểm về lượng, về quy mô hay nói cách khác là những dấu hiệu bên ngoài mà chưa cho chúng ta biết những đặc trưng về của bên trong và tính chất của nó. Vì vậy, để nhận biết các đặc điểm về chất của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội, trước hết cần phải xác định những thông số về cơ cấu của tình hinh tội phạm giết người. Cơ cấu tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội có những đặc thù riêngvà có những tiêu chí riêng để xác định cơ cấu của tình hình tội phạm đó.
Theo mối tương quan giữa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội với tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Năm 2005 có 65 vụ chiếm tỷ lệ 1,09% trong tổng số 591 vụ phạm tội.
Năm 2006 có 70 vụ chiếm tỷ lệ 1,18% trong tổng số 592 vụ phạm tội.
Qua đó cho chúng ta thấy so với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số vụ phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng tăng, từ 1,09% đến 1,18% .Như vậy, nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể chỉ 0,09%, không có sự đột biến .
Xác định theo tiêu chí địa bàn phạm tội.
Nhìn chung số vụ án thường xẩy ra ở trung tâm thành phố, đặc biệt là ở các
thị trấn, thị xã mới thành lập, ở các vùng nông thôn cách xa thành phố.
- Theo loại hình phạt Tòa án áp dụng cho tội phạm giết người.
Theo số liệu kết quả xét xử các vụ án sơ thẩm của Tòa án thành phố Hà Nội thì số người phạm tội mà Tòa áp dụng án treo chiếm tỷ lệ khoảng 18%; tù có thời hạn chiếm tỷ lệ khoảng 68% trong đó tù dưới 7 năm chiếm tỷ lệ khoảng 18%, từ 7năm đến 15năm chiếm tỷ lệ khoảng 38%, từ 15 đến 20 năm chiếm tỷ lệ khoảng 13%; tù chung thân chiếm khoảng 7% ;tử hình chiếm khoảng 6% ;tù trên 20 năm chiếm 1%. Điều đó cho thấy số người phạm tội giết người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao, trong đó tù từ 7 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 38% đã thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội cao do hành vi phạm tội gây ra; bị áp dụng hình phạt chung tân 7%, tử hình 6% cho thấy mức độ phạm tội đặc biệt nguy hiểm .
Xác định theo đặc điểm nhân thân của tội phạm giết người .
+ Giới tính của chủ thể phạm tội giết người :
Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới chiếm tỷ lệ khoảng 95% trong tổng số bị cáo phạm tội giết người, còn nữ giới chỉ chiếm 5%.Sở dĩ nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới chủ yếu vì đặc điểm tâm sinh lý của nam giới . Họ thường nóng tính khả năng kiên nhẫn không giống như nữ giới, đặc biệt số nam giới hay sa đà vào rượu, bia làm cho họ cũng dễ bị kích động ,thiếu kiềm chế .Thêm vào đó, nam giới cũng thường muốn thể hiện sức mạnh của mình hoặc thích dùng vũ lựckhuất phục người khác nên họ dễ phạm tội giết người hơn nữ giới . Tuy vậy, vấn đề đặt ra là số vụ phạm tội giết người mà nữ giới thực hiện chủ yếu là trong những trường hợp do người chồng thường xuyên rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ dẫn đến “ tức nước vỡ bờ” hoặc do vợ chồng nghen tuông nhau dẫn đến hành vi giết chồng .
+Theo độ tuổi chủ thể của tội giết người :
Theo số liệu năm 2005 ,chúng ta thấy độ tuổi từ 16 đến dưới 18 phạm tội giết người là 13 người còn độ tuổi từ 18 đến 30 phạm tội giết người là 52 người gấp đến 4 lần so với độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội giết người. Như vậy, thực tế độ tuổi dưới 18 do cuộc sống đang phụ thuộc vào gia đình, có sự quản lý giáo dục của nhà trường và cũng ít phát sinh mâu thuẫn hơn so với độ tuổi khác.
Sở dĩ, họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội giết người ở lứa tuổi này là do bị ảnh hưởng lôi kéo của các phần tử sấu, các tệ nạn xã hội thu hút, cũng có khi do hoàn cảnh gia đình của họ tạo nên . Còn tỷ lệ phạm tội nhiều nhất rơi vào độ tuổi từ 18 đến dưới 30 gấp tới 4 lần so với độ tuổi dưới 18 tuổi . Đây là lứa tuổi phải tự lập bước vào cuộc sống, trong quá trình đó có nhiều vấn đề phát sinh, mâu thuẫn và ở độ tuổi này vừa sung sức, vừa bốc đồng và hơn nữa sự kìm nén, chịu đựng cũng kém hơn so với độ tuổi khác . Mặt khác, bên cạnh đó còn có sự tác động của luồng văn hóa kích động bạo lực, sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cho nên tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi này chiếm tỷ lệ cao .
+ Theo nghề nghiệp của chủ thể tội giết người cho thấy số bị cáo là công nhân, cán bộ công chức, học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ ít hơn so với các chủ thể tội giết người là nhân dân lao động . Như vậy thành phần phạm tội giết người chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nhân dân lao động . Bởi thực tiễn cho thấy phần lớn dân số của Hà Nội có suất thân từ nông dân, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên khi mâu thuẫn không được giải quyết kịp thời thì đối tượng và nạn nhân tự giải quyết với nhau bằng bạo lực mà cụ thể là thực hiện hành vi giết người là phổ biến .
+ Theo trình độ học vấn của người phạm tội giết người cho thấy số người phạm tội chưa biết chữ và có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ ít hơn so với số người phạm tội có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông .
Như vậy, những đối tượng chưa biết chữ chủ yếu thuộc vào các gia đình không có cha, mẹ hoặc cha, mẹ đã chết hoặc đã ly hôn . Buộc họ phải sống lang thang, bụi đời không được học hành nên trở thành người phạm tội . Còn số người có trình độ tiểu học chủ yếu do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn phải nghỉ học đi làm để kiếm sống giúp gia đình hoặc là đối tượng ham chơi bỏ học .
Thường những đối tượng này cũng không có sự nhận thức được các vấn đề về chuẩn mực xã hội đòi hỏi, mặt khác gia đình vì khó khăn về kinh tế nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái nên những đối tượng này dẫn đến con đường phạm tội .
Tuy nhiên những đối tượng có trình độ trung học cơ sở lại chiếm tỷ lệ khá cao, tiếp đó là những đối rtượng có trình độ trung học phổ thông cũng chiếm tỷ lệ cao . Đó là những đối tượng đang ở lứa tuổi cố trình độ nhận thức chưa chín chắn đối với những sử sự của mình, cũng như nhận thức và hiểu biết pháp luật còn thấp kém nên dẫn đến hành vi phạm tội . Đây thật sự là điều đáng báo động trong tầng lớp thanh, thiếu niên đối với sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, cho thấy sự xuống cấp trầm trọng về phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ .
Về nhân cách của đối tượng trước khi phạm tội .
Theo số liệu mà em thu thập được thì số đối tượng có nhân cách tốt trước khi phạm tội luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là đến các đối tượng cờ bạc rượu che và các đối tượng côn đồ, hung hãn cũng chiếm tỷ lệ cao . Nhưng ngựoc lại thì số đối tượng có tiền án tiền sự và nghiện hút ma túy thì lại phạm tội ít hơn .
Như vậy, số đối tượng trước khi phạm tội có nhân cách tốt, chưa có tiền án, tiền sự, không thuộc đối tượng côn đồ, hung hãn hay nghiện ma túy lại chiếm tỷ lệ cao nhất . Đó là do những người này có khả năng kiềm chế kém, khi phát sinh mâu thuẫn tức thời tự phát và hành động tấn công nạn nhân tức thì xảy ra .
Tiếp theo, là các đối tượng liên quan đến rượu chè, cờ bạc và các đối tượng côn đồ hung hãn phạm tội cũng chiếm tỷ lệ cao . Riêng đối tượng nghiện ma túy có tiền án, tiền sự thì một mặt vừa bị quản lý và thực tế số này thường hoạt động phạm tội xâm phạm sở hữu, nếu thực hiện hành vi giết người thì chủ yếu là để cướp tài sản . . . Mặt khác, khi tiếp xúc với người có tiền án, tiền sự hoặc nghiện
ma túy thì ý thức cảnh giác, ý thức nhường nhịn của họ cũng cao hơn . Do vậy, các đối tượng này phạm tội giết người có tỷ lệ thấp hơn, mặc dù nguy cơ tiềm ẩn tội phạm giết người lại là rất lớn vì thực tế số người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội là khá cao .
1.2. nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2006 .
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm giết người, chúng ta thấy nó được coi là một hiện tượng xã hội và cũng như các hiện tượng xã hội khác đều có quy luật vận động riêng của nó và thường xuyên bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội khách quan tác động đến .
Do vậy, việc tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người sẽ giúp chúng ta tìm ra được những giải pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm . Tội giết người chịu sự tác động của các nguyên nhân sau : Những nguyên nhân về kinh tế, xã hội ; Những nguyên nhân về văn hóa, giáo dục , tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ; Những nguyên nhân về hoạt động quản lý trật tự xã hội .
1.2.1. Những nguyên nhân về kinh tế, xã hội .
Trước hết, những tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo bước đột phá mới phát triển toàn diện trên các lĩnh vực . Nói chung trên địa bàn thành phố đời sống của nhân dân đã từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất, giáo dục y tế . . . cũng ngày càng hoàn thiện hơn . Song, bên cạnh đó cũng như cả nước do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho bước đổi mới này, chưa chú ý đến giáo dục rèn luyện phẩm chất đối với cán bộ nhân . Dẫn đến một số bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng thiếu tu dưỡng, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật kém, sa sút đạo đức lối sống . Tình trạng này đã tác động trực tiếp vào tâm lý, lối sống ích kỷ, hẹp hòi của một số người, làm cho họ tha hóa biến chất, coi thường mạng sống của người khác . Đây là nguồn gốc làm phát sinh tội phạm, trong đó có tội phạm giết người .
Đồng thời, mặt trái của cơ chế thị trường làm phát sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa con người với con người, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh địa bàn, cạnh tranh bảo kê, bao tiêu sản phẩm hàng hóa . Trong đó, có nhiều công ty, doanh nghiệp bị cạnh tranh không đứng vững dẫn đến phá sản, kéo theo nó là hàng loạt người rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trầm trọng . Trong số đó có nhiều người đã trở thành đối tượng hoặc nạn nhân trong các vụ giết người . Mặt khác, cơ chế thị trường cũng mở đường cho nhiều doanh nghiệp, nhiều người làm giàu, thu được lợi nhuận một cách chính đáng . Nhưng ngược lại cũng có nhiều người muốn làm giàu nhanh chóng nên đã bất chấp các quy định của pháp luật, phạm trù đạo đức, tình cảm của con người, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn gây ra mâu thuẫn gay gắt trong làm ăn buôn bán, dẫn đến mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi giết người . Có trường hợp dùng tiền để thuê bọn lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, đâm thuê chém mướn người khác nhằm mục đích cạnh tranh, đe dọa hoặc chém giết với động cơ trả thù .
Sự phát triển và phân tầng xã hội diễn ra nhanh chóng, đó là sự phân hóa giàu nghèo . Bên cạnh những người giàu xuất hiện ngày càng nhiều, thì có bộ phận dân cư nhất là tầng lớp nông dân lao động và những người từ các nơi đổ về để kiếm sống mà không có nghề nghiệp ổn định phần lớn họ cũng có xuất thân từ nông nghiệp . Bởi vậy để tránh khỏi đói nghèo và duy trì cuộc sống nên nhìn chung các tầng lớp này rất cần cù và đặc biệt tôn trọng thành quả lao động . Vì vậy trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh trong lao đọng, sản xuất kinh doanh người dân thường coi thành quả lao động là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả xương máu của họ . Cho nên, họ sẵn sàng bảo vệ thành quả lao động của mình bằng bạo lực đối với hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của họ . . . đây là nguyên nhân chính trong các vụ giết người do mâu thuẫn mà nạn nhân là người có lỗi như do nợ nần dây dưa, do nạn nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền kinh tế mở cho nên Hà Nội đã có nhiều khu công nghiệp lớn và nhiều dự án mọc lên làm cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hep dẫn đến nhiều vấn đề bức súc, nan giải như việc giải quyết việc làm cho nhân dân sau khi thu hồi đất , định hướng phát triển cho khu vực bị thu hồi . . . Nếu giải quyết không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề đó là làm cho nhân dân xuất hiện tình trạng giàu sổi, thất nghiệp sau một thời gian khi hết tiền, tệ nạn xã hội nảy sinh khi giàu đột ngột, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các vùng trong thành phố .Đặc biiệt phải kể đến ở đây là các tệ nạn ma túy, mại dâm phát triển đã cướp đi nhân cách đối tượng, khiến họ đến con đường phạm tội bằng hành vi giết người .
Cùng với tệ nạn ma túy, mại dâm thì tệ nạn cờ bạc đã làm cho nhiều gia đình tan nát và kéo theo là hành vi phạm tội giết người kể cả người thân, những người quen biết của mình để có tiền đánh bạc hay để bù vào khoản tiền mà mình đã đánh bạc bị thua hoặc giết người do mâu thu