Đề tài Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợcông. Tình trạng nợcông hiện nay ởnhiều nước đều có chung một sốnguyên nhân cơbản như: (i) Sựkiểm soát chi tiêu và quản lý nợcủa Nhà nước kém chặt chẽvà hiệu quả, (ii) Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tưvà chi tiêu, (iii) Tệtham nhũng gia tăng ởnhiều nước, (iv) Các nguồn thu (chủ yếu từthuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một sốloại thuếchịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt nhưthuếquan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ đểphù hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại khác mà họtham gia và (v) Vấn đềquản lý các nguồn thu, nhất là thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xửlý không nghiêm của các cơquan chức

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 | P a g e THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Thúy Nga, K14-NHTMC Bùi Hoàng Yến, K15-TCDNC Mai Thị Nhì, K15-TCDND 1. NGUYÊN NHÂN CỦA NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công. Tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như: (i) Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước kém chặt chẽ và hiệu quả, (ii) Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, (iii) Tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước, (iv) Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ để phù hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại khác mà họ tham gia và (v) Vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức Đối với Việt Nam có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nợ công bao gồm những lý do sau: 1.1. Mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công Nguyên nhân chính gây ra nợ công Việt Nam ở mức cao được cho là mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển dựa quá nhiều vào tăng vốn đầu tư. Trong những năm vừa qua, mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiều vào đầu tư (đặc biệt là đầu tư công), bên cạnh các yếu tố khác. Kết quả là tỉ lệ đầu tư luôn ở mức khá cao, khoảng 40 - 42% GDP, thậm chí còn lên tới 46,5% GDP vào năm 2007. Trong khi đó, hiệu quả mang lại từ đầu tư ngày càng giảm sút. Hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn đáng kể so với các nước có cùng trình độ phát triển. Chính vì vậy, lợi ích từ tăng trưởng và tăng thu ngân sách chưa bù đắp được các chi phí liên quan đến gia tăng đầu tư công và nợ công, ít nhất là trong ngắn hạn. 1.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu nhiều hơn thu, nên phải vay nợ để bù đắp chênh lệch thu - chi, là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách. 19 | P a g e Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố cho rằng thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Theo báo cáo này, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi, lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP. Trung bình trong hai năm 2009- 2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan. Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sủ dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vaò phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách Nhà nước Việt Nam đang đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô Chính phủ ngày càng lớn. 1.3. Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả Đầu tư công và đầu tư của DNNN có thể tác động trực tiếp đến nợ công thông qua kênh: (i) Chính phủ đi vay để đầu tư; (ii) Chính phủ vay về cho vay lại; (iii) Chính phủ bảo lãnh cho DNNN đi vay để đầu tư; và (iv) chính quyền địa phương vay trực tiếp hay gián tiếp để đầu tư tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các thành phần đầu tư công này không được bóc tách chi tiết và thống kê đầy đủ hàng năm. Trong giai đoạn từ 2001-2010, tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam thuộc vào diện cao nhất thế giới, trung bình đạt 40,8% GDP và có tốc độ tăng 18,7% mỗi năm. Trong đó, tỉ trọng đầu tư công, mặc dù có xu hướng giảm trong vài năm gần đây, nhưng vẫn đứng ở mức xấp xỉ 40% trong tổng đầu tư toàn xã hội. Với việc tiết kiệm trong nước và tiết kiệm quốc gia chỉ chiếm lần lượt khoảng 28,5 và 32,5% GDP, thì sự gia tăng nhanh của tổng đầu tư toàn xã hội, trong đó có đầu tư công, đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Sự chênh lệch này dẫn đến sự gia tăng nhanh của vay nợ nước ngoài nhằm bù đắp cho khoảng trống tiết kiệm - đầu tư trong những năm vừa qua. 1.4. Rủi ro từ khối DNNN Được định hướng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các DNNN đã nhận được nhiều sự ưu đãi của Chính phủ ở mọi góc độ tiếp cận tín dụng, đất đai, khai thác tài nguyên, tiếp cận thị trường, bảo hộ độc quyền, v.v… đến các hậu thuẫn về mặt 20 | P a g e chính trị khác. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp này đã có những đóng góp nhất định trong quá trình công nghiệp hóa và tạo việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là trong những năm đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng về quy mô lẫn sự tham gia tràn lan trong mọi ngành nghề gần đây của các DNNN, kết hợp với việc thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch đã khiến cho công tác quản lý các DNNN bị buông lỏng, hiệu quả kinh tế của các doanh nhiệp này sa sút trầm trọng gây rủi ro lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR cao, DNNN còn thể hiện khả năng yếu kém trong quá trình tạo việc làm cho nền kinh tế. Cụ thể, mặc dù chiếm xấp xỉ 40% tổng đầu tư cả nước nhưng khu vực nhà nước chỉ tạo ra khoảng 10% việc làm cho toàn xã hội. Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước với 35% tổng đầu đầu tư nhưng lại tạo ra tới 87% việc làm cho toàn nền kinh tế. Đặc biệt, trong số các DNNN thì các tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhận được sự hậu thuẫn lớn của Chính phủ với kì vọng đưa chúng trở thành những mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhiều tập đoàn lại nhanh chóng phát triển thành mạng lưới chằng chịt hàng trăm các tổng công ty, công ty con và công ty liên doanh, liên kết. Các tập đoàn này thực hiện đầu tư dàn trải vào các ngành nghề kinh doanh không phải thế mạnh của mình, bao gồm đầu tư tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khai thác khoáng sản, xây dựng, thương mại, khu nghỉ dưỡng, v.v… mà trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ điển hình. 1.5. Khả năng quản lý bộc lộ nhiều điểm yếu kém Việt Nam hiện chưa có một ủy ban chuyên trách quản lý về nợ công đã dẫn đến việc thiếu tập trung, thậm chí thiếu minh bạch trong quản lý, sử dụng vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham nhũng. Điều này làm gia tăng lo ngại về việc nợ công có thể trở thành mối đe dọa thứ hai, sau lạm phát. Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong vấn đề nợ công còn chưa rõ ràng. “Ở Việt Nam có cái rất đặc biệt, là đôi khi người đi vay không phải là người trả nợ, và người trả nợ không phải là người đi vay” nên “ Các đầu mối về quản lý nợ công không có, dẫn đến tình trạng trách nhiện trong quản lý nợ công vẫn chưa rõ” (Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Đặng Văn Thanh) Khu vực Chính phủ chưa được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế. Chính sách và vai trò quản lý của khu vực công chưa được công khai cụ thể. Do quản lý nợ công chưa chặt chẽ nên tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà nước được thừa nhận không chính thức là từ 15% đến 45%. Với số nợ nước ngoài thống kê chính thức là 29 tỷ USD, có thể thấy phần thất thoát tài sản Nhà nước là không nhỏ, từ 4 tỷ USD đến khoảng 10 tỷ USD. 21 | P a g e 2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng nợ công Thực hiện chiến lược huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước thông qua hình thức vay nợ công. Các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới đã làm nóng lên tình hình nợ công trong nước, trong đó có ba vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là quy mô, tính an toàn và tài trợ nợ công. Theo luật quản lí nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ của chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trên đồng hồ đo nợ toàn cầu của The economist, tính đến ngày 12/10/2013, nợ công của Việt Nam là 76,5 tỷ USD tăng 11,8% so với cùng kì năm ngoái. Trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh 849.41 USD nợ, chiếm 48,6% GDP (Năm 2003, nợ công Việt Nam là 14,4 tỷ USD, bình quân 177 USD mỗi người). Như vậy chỉ trong một thập kỉ, tổng nợ đã tăng lên gấp 5 lần. Nợ trên GDP ở thời điểm đó cũng đã gần 40%. 2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý nợ công 2.2.1. Thành tựu đạt được Thứ nhất, thể chế chính sách về nợ đã có bước đột phá với việc Quốc hội đó ban hành Luật quản lí nợ công và phê duyệt của Chính phủ về “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030”. Nhằm khắc phục những nhược điểm về khung pháp lí quản lí nợ công đang tồn tại, Luật Quản lí nợ công ra đời đã tạo ra những thay đổi rõ rệt. Lần đầu tiên Việt Nam có luật điều chỉnh chuyên biệt về lĩnh vực nợ công, ghi nhận một cách tổng thể các công cụ quản lí nợ công. Luật Quản lí nợ công qui định nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về nợ công từ vay, giám sát sử dụng vốn vay đến trả nợ và đảm bảo an toàn nợ theo Chiến lược nợ dài hạn và Chương trình quản lí nợ chung hạn. Cùng với đó, trong “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030” đã đạt được bước tiến quan trọng khi quy định việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ đồng thời Chính phủ thống nhất việc quản lí huy động, phân bổ, trả nợ và quản lí nợ công, nợ nước ngoài an toàn hiệu quả. Theo đó, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Luật Quản 22 | P a g e lí nợ công và “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030” đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ trong việc đề ra chính sách về nợ công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia... đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công. Thứ ba, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Việc xử lí nợ quá hạn các khoản nợ cũ thông qua Câu lạc bộ Paris, Luân Đôn… là một thành công lớn, đưa tỷ lệ tổng số nợ nước ngoài từ mức rất cao, gần 150% GDP năm 1993 trở về mức an toàn 41,5% vào năm 2011; nghĩa vụ trả nợ tương ứng từ mức 195,8% xuống còn khoảng 4,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời làm giảm đáng kể nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam, tạo điều kiện khai thông quan hệ tài chính – tín dụng với các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nước ngoài. Thứ tư, các hình thức huy động vốn vay ngày càng đa dạng, linh hoạt, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính. Bên cạnh việc huy động vốn ưu đãi ODA, vay thương mại nước ngoài, vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước là công cụ huy động vốn có hiệu quả của nhà nước. Mặt khác, trong năm 2005, Chính phủ đã phát hành trái phiếu quốc tế đợt 1 với tổng trị giá 750 triêu USD dành cho các dự án đóng tàu, đây là hình thức tương đối mới ở Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp phát hành nợ, trong thời gian qua Chính phủ đã thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn. Thứ năm, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ nên đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro. 2.2.2. Hạn chế Thứ nhất, chính sách sử dụng nợ công không hiệu quả. Các khoản vốn vay chủ yếu được sử dụng trong khu vực đầu tư công, mặc dù được đầu tư vốn rất lớn nhưng nó không mang lại hiệu quả biểu hiện bởi chỉ số ICOR rất cao. Sự thiếu hiệu quả chủ yếu đến từ các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là khu vực được Chính phủ bảo lãnh. Các doanh nghiệp Nhà nước thường đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán… mà không chú 23 | P a g e trọng đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính. Sự không hiệu quả này đang đe dọa tính an toàn của toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế, bởi các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm khoảng 60% dư nợ tín dụng của các NHTM. Chưa kể, với sự cạnh tranh không bình đẳng, các doanh nghiệp Nhà nước đã gây sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp ngoài nhà nước, góp phần làm méo mó cơ chế thị trường và kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sự phối hợp không chặt chẽ, nhiều thủ tục giữa các cơ quan liên quan khiến tiến độ giải ngân vốn chậm cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư công thấp. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước không thường xuyên, chưa liên tục nên không đánh giá được hết các sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, sử dụng vốn sai mục đích, quyết toán sai gây thất thoát lớn lượng vốn đầu tư, hiêu quả đầu tư thấp. Thứ hai, chưa tận dụng tối đa nguồn lực từ thì trường chứng khoán. Thị trường thứ cấp của trái phiếu Chính phủ dường như không phát triển, khối lượng giao dich rất ít. Ngay cả khi TTCK sôi động thì khối lượng giao dịch cũng chỉ chiếm khoảng 3 – 4% tổng giá trị giao dịch thị trường và chiếm khoảng 6 – 7% tổng giá trị trái phiếu được niêm yết trên TTCK. Do đó tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trở nên kém đi, mặc dù đây là loại công cụ tài chính có độ an toàn cao nhất nhưng nó chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo trong các giao dịch chứng khoán. Việc hoạch định mục tiêu CSTT, CSTK và quản lí nợ công trong dài hạn chưa có sự thống nhất. Các mục tiêu về tăng trưởng, lam phát thường dựa vào kết quả trong năm hiện tại và các năm trước do vậy ít có sự dự báo về những biến động bất thường trong tương lai. Thực tế cho thấy, Chính phủ đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát trong thời gian vừa qua nhưng mức vay nợ của Chính phủ chỉ làm rất ít, cùng với đó là tăng lương, thâm hụt NSNN, thâm hụt cán cân thương mại. Khi thâm hụt tăng cao, thì mục tiêu của CSTT và CSTK sẽ trở nên mâu thuẫn, hệ quả tất yếu dẫn tới nợ công tăng cao. Trong khi đó, sự phối hợp giữa CSTT và quản lí nợ công trong ngắn hạn chưa đem lại hiệu quả. Trong giai đoạn 2009 – 2011, sự bất ổn của tỉ giá dẫn đến áp lực tăng gánh nặng nợ và chi phí dịch vụ nợ cho các khoản nợ nước ngoài. Thứ ba, quyền hạn của các cơ quan còn chồng chéo, phân tán. Chẳng hạn, đối với cấp Bộ, ngành: Theo Luật Quản lý nợ công thì Bộ Tài chính giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công (bao gồm tất cả các khâu từ xây dựng mục tiêu, định hướng huy dộng, quản lý và sử dụng vốn vay và quản lý nợ công). Nhưng trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được Chính phủ giao cho việc huy động vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên khâu huy động lại không gắn kết với nguồn trả nợ, không gắn với mục đích sử dụng... Mặt khác, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức vay nước ngoài, bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh 24 | P a g e nghiệp nhưng điều hành cụ thể lại do NHNN. Như vậy, rõ ràng từ kênh huy động, trả nợ, sử dụng vẫn còn chưa thống nhất với nhau. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3.1. Xuất khẩu giảm Những số liệu tính toán từ mô hình ước lượng cho thấy, tình trạng nợ công sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%). Vì vậy, nếu không có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.2. Lãi suất thấp ở các nước, trong khi ở Việt Nam lại cao sẽ bất lợi về chi phí cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung ương các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước: FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%; Nhật Bản: 0,1%. Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn.Nếu tính đến lạm phát ước tính cho năm 2010 là dưới 10%, doanh nghiệp phải đạt mức tỉ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức cao so với tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngành trong năm 2009 (khoảng 20%). 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm Trong những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu. Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ. 3.4. Giá vàng bùng nổ Các nhà đầu tư đang tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng. Cùng với đó, nợ công Việt Nam tăng cao, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu về dự trữ an toàn hơn so với đồng tiền giấy, sau khi nhiều cá nhân và tổ chức ở châu Âu, châu Á đua nhau mua vàng, mua bạch kim và bạc. 25 | P a g e Việc giá vàng tăng cùng với xu hướng tăng mạnh của đồng USD là điều ít khi xảy ra. Rất có thể sẽ tăng tới một kỷ lục mới trong thời gian tới và tạo sự tách biệt hoàn toàn giữa giá tài sản vàng và các tài sản khác. Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế. 3.5. Bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên Việt Nam với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triền miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài. 3.6. Biến động tỉ giá hối đoái sẽ rất khó lường Cuộc khủng hoảng nợ công thế giới đã tạo ra những biến động khó lường về tỉ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm
Luận văn liên quan