Tóm tắt Luận văn - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế trên thế giới. Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết. Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với các nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu cũng như các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) HDBank cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Khách hàng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp.Hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã hình thành và phát triển lâu đời.Tuy nhiên, môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt đồng thời sự tham gia ngày càng nhiều của các cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, các cá nhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu như doanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường phải chịu lãi suất cao. Do vậy, việc tiếp cận và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân mở ra cho các ngân hàng nguồn lợi nhuận mới và là xu hướng phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khách hàng cá nhân đã và đang là khách hàng tiềm năng được nhiều ngân hàng khai thác.Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng cao và bền vững cho các khoản tín dụng cá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt.Vì vậy, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tíndụng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa không chỉ với chi nhánh Hà Nội và còn ý nghĩa đối với toàn bộ HDBank.

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế trên thế giới. Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết. Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với các nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu cũng như các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) HDBank cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Khách hàng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp.Hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã hình thành và phát triển lâu đời.Tuy nhiên, môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt đồng thời sự tham gia ngày càng nhiều của các cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, các cá nhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu như doanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường phải chịu lãi suất cao. Do vậy, việc tiếp cận và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân mở ra cho các ngân hàng nguồn lợi nhuận mới và là xu hướng phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khách hàng cá nhân đã và đang là khách hàng tiềm năng được nhiều ngân hàng khai thác.Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng cao và bền vững cho các khoản tín dụng cá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt.Vì vậy, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa không chỉ với chi nhánh Hà Nội và còn ý nghĩa đối với toàn bộ HDBank. Sau thời gian nghiên cứu hoạt động của tín dụng và tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Hà Nội, nhận thấy được hoạt động tín dụng cá nhân ở chi nhánh đang được triển khai khá tốt nhưng vẫn chưa khai thác triệt để giúp tăng trưởng hơn nữa về tín dụng cá nhân, trong khi nguồn lực và tiềm năng của chi nhánh hoàn toàn đáp ứng để phát triển hoạt động này. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank” nhằm giải quyết vấn đề trên. Nội dung của luận văn được kết cấu như sau: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương này, tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài từ đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. Đồng thời khái quát và tham khảo các nghiên cứu đi trước về vấn đề tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại để từ đó đưa ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn. - Tìm hiểu, khám phá và đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) để từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ngân hàng HDBank. - Đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng HDBank từ năm 2012 – 2014. Sau phần tổng quan nghiên cứu, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn.Tác giảthực hiện việc thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi nhằm khảo sát và đánh giá tăng trưởng tín dụng đứng trên quan điểm là những khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân của HDBank. Với các số liệu thu thập được, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, phân tích định lượng kiểm chứng mức độ tác động và từ đó đưa ra các đánh giá nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, trước hết, tác giả khái quát về tín dụng cá nhân gồm: - Khái niệm. - Đặc điểm. - Các sản phẩm tín dụng cá nhân. - Vai trò của tín dụng cá nhân: + Đối với nền kinh tế - xã hội. + Đối với ngân hàng thương mại. + Đối với khách hàng. Tiếp đó, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng cá nhân gồm: - Khái niệm: Trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta có thể hiểu tăng trưởng tín dụng theo nghĩa rộng là là sựgia tăng dưnợtín dụng cá nhân trong cơcấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng cá nhân, đồng thời tăng chất lượng tín dụng cá nhân. Nghĩa là sự tăng trưởng bao gồm cả khía cạnh lượng và chất. - Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng cá nhân: + Quy mô dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. + Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân. + Chỉ tiêu về sự đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân Trong điều kiện hiện nay, việc thu thập thông tin về tín dụng cá nhân đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng là khó khăn. Do vậy, trong luận văn này, khi đánh giá về tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Hà Nội - HDBank, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu đầu tiên. Cuối cùng, tác giả chọn ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cá nhân để nghiên cứu trong luận văn này, gồm 2 yếu tố: khách quan và chủ quan. - Yếu tố chủ quan gồm: + Lãi suất. + Quy trình thẩm định tín dụng. + Marketing ngân hàng. - Yếu tố khách quan: + Năng lực tài chính của khách hàng. + Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Trong luận văn này, tác giả đưa ra 6 đặc điểm của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới 2 yếu tố nếu trên: (1) Tình trạng làm việc, (2) Thu nhập, (3) Trình độ học vấn, (4) Mục đích sử dụng vốn, (5) Nhóm tuổi, (6) Nghề nghiệp. CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Chương này gồm ba phần.Phần thứ nhất mô tả về dữ liệu được sử dụng cho luận văn.Phần thứ hai là phương pháp nghiên cứu được sử dụng.Cuối cùng, dựa trên các nghiên cứu trước đó cũng như các nền tảng được trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu tương ứng. - Dữ liệu: gồm dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng hỏi và dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cũng như vai trò, vị trí của chúng đối với sự tăng trưởng tín dụng cá nhân. Để thực hiện việc thu thập số liệu cho nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 để làm rõ các vấn đề sau. + Một là, nhận diện và đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cá nhân đứng trên phương diện của người sử dụng tiềm năng về sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng. + Hai là, sau khi nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, tác giả đo lường vai trò, tác động của các nhân tố ấy lên tăng trưởng tín dụng cá nhân bằng sử dụng phân tích hồi quy với các biến độc lập chính là các nhân tố được nhân diện theo phương pháp xếp điểm nhân tố (Factor Score) của Bartlett. + Ba là, dựa trên các kết quả thu được ở phân tích hồi qui, các giả thuyết nghiên cứu cũng sẽ được trả lời với mức ý nghĩa 5%. - Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: Trong đó, các giả thuyết nghiên cứu bao gồm: 1. Lãi suất có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng tín dụng (H1). 2. Quy trình thẩm định tín dụng có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng tín dụng (H2). 3. Hoạt động Marketing có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng tín dụng (H3). CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI – HDBANK Đầu tiên, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng cá nhân của chi nhánh Hà Nội – HDBank thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp. Sau đó tác giả đưa ra kết quả điều tra chuyên gia – phân tích dữ liệu sơ cấp. Cuối cùng, tác giả nêu lên những tồn đọng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp, chỉ ra: - Tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội - HDBank, cho thấy chi nhánh luôn hướng đến nhóm khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu. - Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh là không đều. Cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.Sau đó là các khoản vay dành cho mục đích sản xuất kinh doanh của cá thể, hộ gia đình.Cho vay mua ô tô và cho vay cầm cố sổ tài khoản cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ. Các khoản vay với mục đích khác nhìn chung còn hạn chế. - Các khoản vay theo thời hạn thì chủ yếu chi nhánh cho vay với kì hạn ngắn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Với khách hàng cá nhân, cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ cao hơn. - Dư nợ tín dụng qua các năm của chi nhánh đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân trong năm 2013 là 30.7% và năm 2014là 12.20%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2014 có chậm lại. - Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp. Tác giả đồng thời sử dụng hai công cụ phân tích được dùng rộng rãi là phần mềm thống kê – kinh tế lượng SPSS 20 và Excel 2013. Kết quả điều tra chuyên gia: 4.2.2.1. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu a. Mẫu nghiên cứu theo tình trạng việc làm Nhóm khách hàng có công việc bán thời gian có nhu cầu nhiều nhất về sử dụng các dịch vụ tín dụng với 41%.Ít nhất là nhóm khách hàng nghỉ hưu với 11.1%.Đây cũng là một tỉ lệ đáng kể có nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng của HDBank. b. Mẫu nghiên cứu theo thang thu nhập Nhóm có thu nhập trên 20 triệu VND có nhu cầu cao nhất đối với các sản phẩm tín dụng của HDBank với 39.2%. Kết tiếp là nhóm có thu nhập từ 10 đến 20 triệu VND với 22.3% và nhóm có thu nhập từ 5 đến 10 triệu VND với 25% . c. Mẫu nghiên cứu căn cứu theo mục đích sử dụng vốn vay Nhu cầu cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất (46.6%). Mục đích sử dụng cho tiêu dùng cá nhân như mua xe, mua nhà cũng chiếm tỉ lệ cao lên đến 34.4%. d. Mẫu nghiên cứu căn cứ theo trình độ học vấn Nhóm có nhu cầu cao nhất đối với các sản phẩm tín dụng của ngân hàng là nhóm có trình độ học vấn cao. Đây là điều khả quan vì nhóm này thường có công ăn việc làm với thu nhập ổn định và có rất ít rủi ro. e. Mẫu nghiên cứu căn cứ theo nhóm tuổi Căn cứ theo nhóm tuổi, nhóm từ 31 – 39 tuổi chính là nhóm có tỉ trọng lớn nhất với 46.1%. Đây là nhóm tuổi mà nghề nghiệp và thu nhập ổn định và là nhóm có mức độ rủi ro thấp. Kết tiếp là nhóm từ 20 – 30 tuổi với 23.6%. Nhóm này còn trẻ do vậy thu nhập có thể chưa ổn định nhưng rất có tiềm năng. Do vậy nhằm năng cao chất tăng trưởng tín dụng, ngân hàng cũng cần chú ý đến nhóm này và nên xếp họ vào nhóm khách hàng tiềm năng. f. Mẫu nghiên cứu căn cứ theo nghề nghiệp Nhóm khách hàng là các hộ hay chủ cửa hàng, chủ xưởng hay cơ sở sản xuất nhỏ (tự doanh) là nhóm có tỉ trọng cao bằng cả hai nhóm còn lại cộng lại với 55.7%. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhóm này chính là nhóm có nhu cầu sử dụng nhiều nhất các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. 4.2.2.2. Các kiểm định và kết quả phân tích EFA a. Kiểm định KMO và Bartlett Kết quả chỉ ra rằng giá trị của kiểm định KMO và Bartlett là 0.883.Kết quả này chỉ ra rằng sử dụng phân tích EFA là phù hợp. b. Kiểm định Cronbach Alpha Thang đo được sử dụng là hợp lí cho cả 3 yếu tố: lãi suất, quy trình thẩm định tín dụng và marketing. c. Kết quả phân tích EFA Các nhân tố là hội tụ và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. d. Kết quả phân tích hồi quy (Tăng Trưởng Tín Dụng) = 7.784 + 0.921(Lãi Suất) + 0.661(Qui Trình Thẩm Định) + 0.180(Marketing). Cuối cùng là những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng cá nhân chi nhánh Hà Nội – HDBank: - Sự đơn điệu, thiếu đa dạng của sản phẩm. - Các sản phẩm nặng về truyền thống. - Marketing chưa thực sự hiệu quả. - Quy trình thẩm định. - Lãi suất. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI – NGÂN HÀNG HDBANK Dựa trên các kết quả nghiên cứu thu được ở chương 4, chương này trình bày các giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng các nhân cho ngân hàng HDBank chi nhánh Hà Nội. Đầu tiên, tác giả đưa ra định hướng cho tăng trưởng tín dụng cá nhân trong thời gian tới của HDBank: - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng gắn với hiệu quả. - Vận hành an toàn. - Chất lượng dịch vụ. - Kiểm soát chi phí. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý nợ. Từ thực trạng tăng trưởng và định hướng phát triển, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội - HDBank: - Giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội – HDBank. - Kiến nghị với hội sở. - Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. KẾT LUẬN Luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau: Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân vàtăng trưởng tín dụng cá nhân. Hai là, dựa trên lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tác giả vận dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA nhằm khám phá, nhận diện vai trò của từng nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân. Dựa trên các kết quả phân tích ấy. tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để tăng trưởng tín dụng cá nhân đối với HDBank chi nhánh Hà Nội như tập trung vào ba nhóm giải pháp cơ bản là: nhóm giải pháp về lãi suất; phát triển kênh phân phối; phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân; và cải tiến quy trình thẩm định tín dụng.
Luận văn liên quan