Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta là rất thiết thực
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 33213 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA MÔI TRƯỜNG
&
TIỂU LUẬN
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Giaïo viãn hæåïng dáùn : Nguyễn Bắc Giang
Sinh viãn thæûc hiãûn : Nguyễn Đạo Phong
Trần Trung
Låïp :Khoa học môi trường k34
Huế,10 tháng 5 năm 2011
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta là rất thiết thực
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay,đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Môi trường không khí tại Việt Nam
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Môi trường không khí tại Việt NamThời gian: đầu thế kỷ XXI đến nay
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa ( do bụi ).
2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
* Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
* Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu đã được công bố lấy từ sách, báo và trên internet .
Phương pháp miêu tả: Miêu tả tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở Việt Nam, hậu quả và giải pháp hạn chế ô nhiễm
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số nơi trên thế giới
Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì màn “mây khói độc”
Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng.
Ảnh1:Mây khói độc che khuất đường chân trời nhìn ra quận WanChai
(nguồn: internet)
Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hoặc tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ. Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay.
Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này.
Tháng 7/2008, cơ quan môi trường thành phố đo được mức ô nhiễm không khí là 202, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 413 hiện nay ở một nhà ga ven đường.
Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có chỉ số API hơn 200.
Một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) vào năm ngoái cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc, 7 triệu dân này.
London (Anh) đứng đầu châu Âu về ô nhiễm không khí
London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU. Kỷ lục "thành phố ô nhiễm nhất châu Âu" được thiết lập sau khi thiết bị kiểm soát chất lượng không khí cho thấy số ngày có mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô London chạm mức nguy hiểm đã lên tới con số 36 ngày kể từ đầu năm nay.
Theo quy định của EU, trong một năm, Anh chỉ được phép có tối đa 35 ngày khi chất lượng không khí "được phép" ở mức độ "nguy hiểm."
Việc phá vỡ quy định của EU chỉ trong nửa năm là điều rất đáng lo ngại đối với chính phủ Anh, bởi nước này vừa nhận cảnh báo cuối cùng từ Ủy ban châu Âu cách đây ba tuần về việc phải cải thiện chất lượng không khí.
Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm.
Moscow khói bụi mịt mờ
Tại Kremlin và Nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do màn khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến rất nhiều trong số 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng.
Ảnh 4: Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc.
(Ảnh: Reuters)
Hôm 6/8/2010, Tổng thống Dmitry Medvedev cùng các quan chức y tế Nga đã tới thăm một trạm cứu thương Moscow. Ông được báo cáo rằng số lượng các cuộc gọi khẩn cấp trong thời gian gần đây tăng 10%, liên quan tới nắng nóng và khói mù. Khói bụi từ hàng trăm đám cháy rừng đã khiến cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng gấp 5 lần mức được cho là an toàn, theo Bộ Y tế Nga. Người dân thành phố được khuyến khích ở yên trong nhà.
Trả lời phỏng vấn báo RIA Novosti, các quan chức y tế so sánh mức độ ô nhiễm không khí hiện nay tương đương với hút vài bao thuốc mỗi ngày. Một số chuyến bay tới Moscow phải chuyển hướng do tầm nhìn kém.
Percy von Lipinski, một khách du lịch ở Nga, miêu tả mặt trời trông “chỉ như trái cam nhỏ xíu đang cố gắng thắp sáng bầu trời”.
4.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam, do có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thành phần kinh tế,…mà sự ô nhiễm không khí giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng có sự khác nhau rõ rệt.
4.2.1 Tại các đô thị
I. Thực trạng
a. Ô nhiễm bụi
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3),
Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Ghi chú : Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên tục trong thành phố
Hà Nội, Đà Nẵng: số liệu từ một trạm tự động liên tục tại 1 vị trí của mỗi thành phố
Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần
b. Ô nhiễm khí SO2 :
Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép.Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO2 trung bình ngày đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.
c. Ô nhiễm các khí CO, NO2 :
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí CO trung bình ngày dao động từ 2 - 5 mg/m3, nồng độ khí NO2 trung bình ngày dao động từ 0,04 - 0,09mg/m3, chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO2. Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO2 đã vượt trị số tiêu chuẩn cho phép, như ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO năm 2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng độ khí NO2 = 0,191mg/m3 và khí CO = 12,67mg/m3.
Biểu đồ : Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị 2002-2006
Nguồn: Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, Cục BVMT, 2007
d. nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị
Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1-7-2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho thấy nồng độ chì trong không khí Hà Nội trung bình năm 2002 giảm đi khoảng 40 - 45% so với cùng thời kỳ năm trước; tương tự, ở thành phố Hồ Chí Minh nồng độ chì giảm đi khoảng 50%.
II. Nguyên nhân
Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp
Công nghiệp hóa càng mạnh thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng càng lớn, nguồn ô nhiễm không khí càng tăng. Ta thấy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới còn tiếp tục tăng cao .Nếu các Tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất nghiêm trọng. Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 4), là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị.
Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015
b. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông đang góp phần làm tăng lượng khí thải vào môi trường
Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm 70%. Xét theo các nguồn thải gây ô nhiễm trên toàn quốc, hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng CO, 95% VOCs. Mô tô, xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất, chiếm 95% về số lượng và đáp ứng 90% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớm. Hàng năm có khoảng 3 triệu mô tô, xe máy và 150.000 ô tô mới tham gia giao thông. Mô tô, xe máy lưu hành chưa được kiểm soát khí thải. Đa số mô tô, xe máy không được bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng nên mức phát thải và tiêu hao lớn. Ý thức bảo vệ môi trường kém. Đa số dân không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa đến giảm khí thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu. Tính đến 2010 có 1.394.858 xe ô tô đang lưu hành trong đó xe ô tô con 617.473, ô tô khách 163.514 và ô tô tải 660.324. Tổng số xe mô tô, xe máy đang lưu hành xấp xỉ 33.000.000 chiếc.
TT
Ngành sản xuất
CO
NO2
SO2
VOCs
1
Nhiệt điện
4.562
57.263
123.665
1.389
3
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
54,004
151,031
272,497
854
4
Giao thông vận tải
301.779
92.728
18.928
47.462
Cộng
360.345
301.022
415.090
49.705
Nguồn: Cục BVMT, 2006 Bảng 3. Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm)
Biểu đồ 6 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau. Xe máy là nguồn đóng góp chính các khí như CO, HmCn và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx.
Biểu đồ 6. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam
Nguồn: Hội thảo Nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam, Bộ GTVT và Chương trình môi trường Mỹ Á, 2004
c. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
d. Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (Gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc biệt là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.
III. Hậu quả
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí, môi trường đến sức khỏe con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em là thực trạng rất đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005; bệnh viêm tai giữa: từ chỉ 441 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 2.000 trường hợp năm 2005... Các quận, huyện vùng ven như: Q.Tân Bình, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8, Q.11... là những địa bàn có tỷ lệ bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
b. Gây thiệt hại kinh tế
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên.
c. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu .
4.2.2. Tại các vùng nông thôn
I. Thực trạng
a. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985, khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25.000 - 38.000 tấn và lượng thuốc sử dụng cũng tăng lên 0,67 - 1,01 kg hoạt chất/ha.
(bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi).
Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị