Đề tài Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN

FDI là nguồn vốn đầu tư vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới ,cho dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển .Thật vậy ,nhu cầu về vốn của mỗi quốc gia là rất lớn trong khi nguồn lực lại có hạn ,chính vì lẽ đó dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm nguồn vốn FDI. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về vốn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là rất lớn ,lý do tỷ lệ tích lũy thấp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lại rất cao .Nên thu hút FDI là một vấn đề mang tính chiến lược trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam . Ở tầm vĩ mô thì FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người ,đây là những khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Còn ở tầm vi mô thì FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Dù xét dưới giác độ nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của FDI trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự tham gia vào nền kinh tế khu vực vũng như thế giới ,hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN , WTO ,tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,qua đó cải thiện được môi trường đầu tư ,làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình thực hiện các dự án còn bộc lộ những hạn chế khách quan nhất định về năng lực tài chính cũng như công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN ,bởi lẽ ASEAN (ngoại trừ Singapore ) đều đang ở nấc thứ 2 ,hầu như các nước ASEAN muốn bước sang nấc thứ ba thì đều gặp phải cạm bẫy “trần thủy tinh ” ,nên bản thân các quốc gia này cũng đang cần phải thu hút FDI ,do đó Việt Nam muốn thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI của ASEAN,không ngoại trừ khả năng cần phải thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp hai chiều. Với những nhận định nêu trên ,em đã lựa chọn đề tài “Quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN” là đề tài chuyên đề tốt nghiệp .Với mong muốn tìm hiểu những thông tin về FDI của ASEAN vào Việt Nam và của Việt Nam vào ASEAN trong thời gian qua ,để đánh giá những ưu điểm ,hạn chế trong việc thu hút và đẩy mạnh FDI của Việt Nam ,tìm ra phương hướng mục tiêu để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này. • Mục đích nghiên cứu của đề tài . Tìm hiểu sự cần thiết trong việc thu hút và thúc đẩy FDI của Việt Nam vào các nước ASEAN ,tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng ,từ đó đánh giá những ưu điểm ,hạn chế để đưa những giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu là quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Phạm vi nghiên cứu đề tài là tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế Việt Nam thông qua khả năng thu hút FDI của một số nước chủ yếu ASEAN và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tới một số các nước ASEAN .Thời gian nghiên cứu từ khi Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN ( năm 1995 ) đến nay và kiến nghị cho các năm tiếp theo . • Kết cấu đề tài . Đề tài được chia làm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN . Chương II : Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

doc68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài . FDI là nguồn vốn đầu tư vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới ,cho dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển .Thật vậy ,nhu cầu về vốn của mỗi quốc gia là rất lớn trong khi nguồn lực lại có hạn ,chính vì lẽ đó dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm nguồn vốn FDI. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về vốn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là rất lớn ,lý do tỷ lệ tích lũy thấp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lại rất cao .Nên thu hút FDI là một vấn đề mang tính chiến lược trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam . Ở tầm vĩ mô thì FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người ,đây là những khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Còn ở tầm vi mô thì FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước…Dù xét dưới giác độ nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của FDI trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự tham gia vào nền kinh tế khu vực vũng như thế giới ,hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN , WTO ,tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) …thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,qua đó cải thiện được môi trường đầu tư ,làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình thực hiện các dự án còn bộc lộ những hạn chế khách quan nhất định về năng lực tài chính cũng như công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN ,bởi lẽ ASEAN (ngoại trừ Singapore ) đều đang ở nấc thứ 2 ,hầu như các nước ASEAN muốn bước sang nấc thứ ba thì đều gặp phải cạm bẫy “trần thủy tinh ” ,nên bản thân các quốc gia này cũng đang cần phải thu hút FDI ,do đó Việt Nam muốn thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI của ASEAN,không ngoại trừ khả năng cần phải thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp hai chiều. Với những nhận định nêu trên ,em đã lựa chọn đề tài “Quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN” là đề tài chuyên đề tốt nghiệp .Với mong muốn tìm hiểu những thông tin về FDI của ASEAN vào Việt Nam và của Việt Nam vào ASEAN trong thời gian qua ,để đánh giá những ưu điểm ,hạn chế trong việc thu hút và đẩy mạnh FDI của Việt Nam ,tìm ra phương hướng mục tiêu để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này. Mục đích nghiên cứu của đề tài . Tìm hiểu sự cần thiết trong việc thu hút và thúc đẩy FDI của Việt Nam vào các nước ASEAN ,tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng ,từ đó đánh giá những ưu điểm ,hạn chế để đưa những giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu là quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Phạm vi nghiên cứu đề tài là tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế Việt Nam thông qua khả năng thu hút FDI của một số nước chủ yếu ASEAN và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tới một số các nước ASEAN .Thời gian nghiên cứu từ khi Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN ( năm 1995 ) đến nay và kiến nghị cho các năm tiếp theo . Kết cấu đề tài . Đề tài được chia làm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN . Chương II : Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Chương III : Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. Ngày 8-8-1967 sau khi các bộ trưởng bộ ngoại giao 5 nước ( Indonexia ,Malaysia ,Philipin ,Singapore ,Thái Lan ) ký tuyên bố Bangkok thì ASEAN chính thức ra đời ,và cho đến nay tổ chức này gồm 10 thành viên. Năm 2007 ,kỷ niệm 40 năm thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN ,đây chính là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của ASEAN theo hướng xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột : Cộng đồng An ninh (ASC) ,việc thiết lập ASC sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN ,thúc đẩy hợp tác chính trị ,an ninh nội khối lên tầm cao mới. Cộng đồng Kinh tế (AEC) ,việc thiết lập AEC sẽ đưa ASEAN trở thành một khối có sự liên kết vững chắc ,một thị trường có cơ sở sản xuất thống nhất ,trong đó có sự lưu thông tự do hàng hóa ,dịch vụ ,đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ tác động đến quá trình cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước ,tiếp cận nhiều hơn các yếu tố bên ngoài ,nhất là vốn ,thị trường và công nghệ hiện đại ,tăng cơ hội việc làm và nâng cao mức sống của dân chúng ,điều này góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế ,giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở ,vừa duy trì được bản sắc ,phong cách ứng xử truyền thống của mình .Điều này cũng rất phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam . Cộng đồng Văn hoá Xã hội (ASCC) ,việc thiết lập một cộng đồng Văn hóa Xã hội chung sẽ giúp cho các quốc gia thành viên xích lại gần nhau hơn ,tất cả cùng phát triển vì một Cộng đồng chung ,chứ không vì lợi ích của từng quốc gia ,và vì thế nên xung đột tôn giáo ,sắc tộc cũng dần được cải thiện theo hướng tích cực. Một số mốc quan trọng trong sự phát triển quan hệ kinh tế của ASEAN nói chung ,quan hệ đầu tư nói riêng : Năm 1971 ASEAN đưa ra tuyên bố về Khu vực Hòa bình ,Tự do và Trung lập nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập qua đó giữ vững hòa bình ,ổn định và an ninh khu vực ,hạn chế các can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực. Năm 1976 Hiệp hội đã ra “Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN ,thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực ,đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á ” kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết những xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình. Năm 1992 ASEAN đã ký “Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN” và ra tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình . Năm 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng đó là sự kết nạp thêm thành viên Việt Nam đánh dấu tiến trình mở rộng ASEAN và ký kết “Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân” nhằm hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN. Tháng 12/1997 đến năm 1998 ASEAN đã thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2020” vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, và bắt đầu đi vào triển khai tuyên bố đó trong vòng 6 năm 1998-2004. Năm 2003: Để tiến thêm bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực, ASEAN đã cho ra đời “Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II” xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN. Năm 2007: “Hiến chương ASEAN” được ký kết là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập ,thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho ASEAN tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN. Sau khi Hiến chương đi vào hoạt động thì ASEAN đã từng bước kiện toàn khung pháp lý để có thể hỗ trợ thêm cho Hiến chương đi vào cuộc sống. Tháng 2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gồm các kế hoạch tổng thể xây dựng các cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh ,Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN. Năm 2010 với vai trò chủ tịch ASEAN ,Việt Nam đã xác định được chủ đề trong năm nay là “Hướng tới một cộng đồng ASEAN từ tầm nhìn đến hành động” .Những hứa hẹn mà Việt Nam mang tới cho ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN 16 là : đảm bảo ổn định tài chính trong khu vực ASEAN và phục hồi bền vững, thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN ,tăng cường phát triển hạ tầng, thúc đẩy phát triển bền vững, củng cố mạng lưới hệ thống an ninh xã hội, thúc đẩy hợp tác giáo dục, tăng cường đối thoại với khu vực tư nhân, thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN … Những thành tựu ASEAN đã đạt được : ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được thể hiện thông qua sự cắt giảm đáng kể thuế quan trong khu vực ,từng bước giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại ,mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn và giảm khoảng cách phát triển ,ngày càng mở rộng hợp tác nội khối ra nhiều lĩnh vực khác nhau ,tạo khuôn khổ và nền tảng vững chắc cho việc gia tăng liên kết trong khu vực ,hỗ trợ tích cực cho các nước thành viên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực ,một số ngành được ưu tiên như nông sản ,thuỷ sản ,đồ gỗ ,dệt may , cao su ,ô tô ,điện tử ,du lịch ,hàng không, chăm sóc sức khoẻ, e-ASEAN ... Về hợp tác ASEAN ,việc triển khai Hiến chương ASEAN đã đạt được tiến triển quan trọng cả về cơ sở pháp lý lẫn về vận hành tổ chức bộ máy mới. Cụ thể là việc ký Hiệp định Ưu đãi và Miễn trừ ASEAN ,cơ bản hoàn tất dự thảo Nghị định thư về giải quyết tranh chấp và một số văn kiện pháp lý khác. Các nhà lãnh đạo đã đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội cũng như về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN . Điểm nổi bật là các nhà lãnh đạo đã nhất trí cần ưu tiên tăng cường kết nối ASEAN, tạo cơ sở để mở rộng kết nối với các đối tác ở khu vực Đông Á. Về hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, lãnh đạo các nước đối tác đều khẳng định coi trọng quan hệ và hợp tác toàn diện với ASEAN, tăng cường hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và thu hẹp khoảng cách phát triển cũng như ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN .Các nước đối tác cũng khẳng định sẽ sớm triển khai các cam kết nhằm hỗ trợ ASEAN .Vai trò và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế cũng dần được nâng cao .ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương ,là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước và các trung tâm lớn trên thế giới.  Những thách thức đặt ra : Các thành viên chưa thật gắn bó lợi ích của quốc gia vào lợi ích của Hiệp hội do bắt nguồn từ sự khác biệt về chính trị, hệ tư tưởng, tôn giáo, trình độ phát triển .Hơn nữa một số nước thành viên gặp phải khó khăn nội bộ đã ảnh hưởng đến tốc độ liên kết và mức độ hợp tác trong Hiệp hội ,đã không ít nước thành viên đã tìm kiếm đường đi riêng rẽ có lợi cho chính mình nhiều hơn có lợi cho Hiệp hội . Hơn nữa ,khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, những quan điểm khác biệt trên một số vấn đề chính trị, an ninh... sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hợp tác trong Hiệp hội trong những năm tới. Vì thế việc đẩy nhanh tiến trình thành lập cộng đồng ASEAN sẽ gặp phải không ít những khó khăn . Phải thiết lập được một kế hoạch toàn diện và nhất quán cho mỗi trụ cột của cộng đồng ASEAN ,và phải thực hiện được các kế hoạch này một cách hiệu quả ,đúng tiến độ . Phải củng cố thêm thể chế ,đặc biệt cần thông qua Hiến chương ASEAN. Hiện nay , ASEAN là một tổ chức khu vực cơ cấu còn lỏng lẻo ,với Hiến chương này , ASEAN sẽ trở thành một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng tốt hơn những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập khu vực . Thách thức tiếp theo có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ASEAN đó là tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng có nhưng bị mai một đi trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. ASEAN vừa phải phấn đấu để trở nên có ích hơn đối với tất cả các thành viên ,vừa phải mở rộng hợp tác với bên ngoài. Trải qua một số cuộc khủng hoảng tiêu biểu như khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, tình hình khủng hoảng ở Indonexia và Đông Timo năm 1998, 1999…hay cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 vừa qua đã bộc lộ rõ những hạn chế của ASEAN trong việc giúp đỡ các nước thành viên gặp khó khăn và trong hợp tác chung để đối phó với khủng hoảng và với những vấn đề kinh tế có tính chất toàn cầu .Tuy nhiên cũng chính qua cuộc khủng hoảng này ,các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn về tiêu cực của sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài ,để củng cố thêm quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực ,coi đó là động lực quan trọng thúc đẩy ASEAN phát triển vững mạnh và đồng đều. Những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt hiện nay và trong những thập niên tới mang tính toàn diện, bao gồm từ những lĩnh vực khoa học - công nghệ cao đến các vấn đề an ninh vượt ra ngoài tư duy an ninh truyền thống. Vị trí và vai trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói riêng và Châu A' - Thái Bình Dương nói chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ASEAN xử lý và vượt qua những thách thức đó, mà nhiều vấn đề trong đó vượt cả khả năng giải quyết của một quốc gia hay những quan hệ song phương. Có thể thấy rằng chỉ những nỗ lực hợp tác chung cùng những đóng góp tích cực của mỗi nước thành viên mới giúp ASEAN giải quyết được những vấn đề của chính họ và những thách thức đặt ra cho vị trí và vai trò lớn hơn của tổ chức trong tương lai . Trong thời gian tới ,ASEAN sẽ phải đối mặt với một số thách thức bao gồm từ những lĩnh vực khoa học công nghệ cao đến các vẫn đề an ninh vượt ra ngoài tư duy an ninh truyền thống. Vị trí và vai trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói chung sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng ASEAN xử lý và vượt qua những thách thức đó ,nhiều vấn đề trong đó vượt cả khả năng giải quyết của một quốc gia hay những quan hệ song phương ,chỉ những nỗ lực hợp tác chung cùng những đóng góp tích cực của mỗi nước thành viên mới giúp ASEAN giải quyết được những vấn đề của chính họ và những thách thức đặt ra cho vị trí và vai trò lớn hơn của tổ chức trong tương lai.  1.2 Sự cần thiết tham gia vào ASEAN của Việt Nam. ASEAN là bước khởi đầu và then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực ,hội nhập thế giới của Việt Nam ,đó là bước chuyển từ tư duy đổi mới sang hành động thực tế ở cấp độ khu vực. Sự gia nhập tích cực và chủ động của Việt Nam đã xóa đi những kỳ nghị trong các nước khu vực và thế giới do quá khứ để lại. Hợp tác ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam vì đây là một tổ chức có tính đoàn kết ,liên kết chặt chẽ cao sẽ góp phần cho sự thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư , tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước lớn. Đa phần nguồn vốn FDI vào ASEAN là của các nước nội khối ,vì vậy trong những năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN theo chiều sâu, và hiệu quả để có thể thu hút vồn FDI nhiều hơn nữa từ các nước thành viên này. Những đóng góp của Việt Nam vào ASEAN : Sau khi gia nhập ASEAN ,Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình kết nạp các nước Lào, Myanmar và Campuchia vào Hiệp hội và dẫn tới sự hình thành một ASEAN bao gồm 10 nước thành viên như ngày nay. Nỗ lực đưa ra sáng kiến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Ðông dẫn đến việc ký tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Ðông ... Việt Nam đã cùng ASEAN đưa ra Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển ,góp phần quan trọng trong tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, nhất là định hướng cho sự phát triển, hợp tác của Hiệp hội trong những năm tiếp theo để thực hiện tầm nhìn 2020. Việt Nam cũng đã đưa ra những sáng kiến quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội qua Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công, các vùng nghèo dọc Hành lang Ðông-Tây... rồi cùng với các nước ASEAN tiến hành đàm phán ,thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại ,dịch vụ ,đầu tư trong và với các đối tác bên ngoài. Hơn thế nữa ,Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại như ASEAN+3 và ASEAN+1... Năm 2010 với vai trò chủ tịch ASEAN ,Việt Nam sẽ có thêm nhiều đóng góp quan trọng hơn nữa cho ASEAN ,trong hội nghị cấp cao ASEAN 16 ,Việt Nam đã đưa ra nhiều kế hoạch ,mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của ASEAN trong thời gian tới ,như : xây dựng cộng đồng ASEAN với sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Hành pháp và Lập pháp ,khuyến khích tổ chức quần chúng cùng tham gia xây dựng ,tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp ASEAN... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN. 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam. Nếu xem xét một cách kỹ lưỡng nguồn vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong thời gian vừa qua ta có thể thấy rõ những bước thăng trầm và những nét đặc thù riêng .Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phản ánh rõ nét xu thế dịch chuyển cơ cấu phân công lao động giữa các nước công nghiệp ,vì các nước phát triển trong khối có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và lao động lại trở nên quá đắt nên tất yếu sẽ chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các nước kém phát triển hơn ,trong đó có Việt Nam . Thời kỳ đầu trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN ,quy mô dự án còn dè dặt và phần lớn các dự án đều tập trung vào các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến nông lâm hải sản, khách sạn và du lịch… nhằm khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và lao động rẻ của Việt Nam ,nhiều dự án còn mang tính chất thăm dò .Đây chính là đặc điểm và định hướng chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN vào Việt Nam . Nhưng sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN ,thì dòng chảy FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã tăng đáng kể ,tổng số dự án lên đến 328 với 7.815 triệu USD vốn đăng ký ,chiếm xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư của toàn bộ các quốc gia ,vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam .Nhưng thật không may mắn ,khi mới gia nhập khối ASEAN được khoảng hơn một năm ,thì xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ xảy ra ở khu vực Châu Á ,sự kiện này đã ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia nội khối ASEAN ,trong đó có Việt Nam ,hầu như các dự án đầu tư vào Việt Nam đều bị giảm tiến độ . Bảng 2.1 Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam tính đến hết năm 1998. Nước Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tổng vốn đầu tư thực hiện (triệu USD) Doanh thu (triệu USD) Doanh thu xuất khẩu (triệu USD) Số lao động (người) Singapore 208 6.512 1.341 1.115 118 16.300 Malaixia 62 1.342 1.050 343 169 7.800 Thái Lan 77 1.110 437 335 70 5.000 Philippin 19 310 100 16,2 11 4.400 Inđônêxia 13 243 95 22 01 4.400 Tổng 379 9.517 3.023 1.977 369 34.400 ( Nguồn: Vụ Quản lý Dự án – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) Nhưng đến cuối năm 2000 ,với sự hồi phục của kinh tế các nước ASEAN sau khủng hoảng ,nguồn FDI lại được phục hồi trở lại và tiếp tục đà phát triển ,được thể hiện thông qua bẳng số liệu sau : Bảng 2.2 : FDI của ASEAN phân theo nước (tính tới ngày 15/9/2004 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nước, vùng lãnh thổ Số dự án TVĐT (USD) Vốn pháp định (USD) Đầu tư thực hiện (USD) Singapore 324 7.981.158.422 2.670.274.424 3.264.788.729 Thái Lan 116 1.381.489.492 468.366.046 635.004.348 Malaysia 158 1.251.321.949 598.013.518 799.110.669 Philippin 20 228.123.899 115.057.446 85.470.734 Inđônêxia 12 123.052.000 68.385.600 127.028.864 Lào 6 16.053.528 10.323.527 5.478.527 Brunei 3 5.400.000 1.800.000 - Campuchia 3 1.000.000 590.000 400.000 Tổng số 642 10.987.599.290 3.932.810.561 4.917.281.871 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Hết
Luận văn liên quan