chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu thời kì hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, tình hinh quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp. Trên thế giới, giá dầu thô, giá lương thực tăng cao, giá vang, giá vật liệu biến động theo chiều hướng tăng. Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế hàng đầu thế giới và tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Do tác động của tình hình kinh tế thế giới, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: Tình hình lạm pháp tăng cao, nhập siêu ở mức cao; luồng vốn vào tăng mạnh, tuy mang lại cơ hội để Việt Nam tăng dự trữ quốc tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đối với điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, nhất là trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh (cao hơn cả tăng trưởng GDP) ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh ở nhiều vùng gây nên thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Trong đó vấn đề chống lạm pháp và tăng trưởng kinh tế đang được các cấp, các ngành quan tâm để đạt được kết quả tối ưu mà không gây hậu quả đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ quốc gia là nhiệm vụ mà ngày nay, ở các quốc gia, nhà nước đều giao cho Ngân hàng trung ương. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển theo hướng cạnh tranh hơn, minh bạch hơn, song cũng đặt ra những thách thức cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chết lạm pháp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đi đầu trong việc kiềm chế lạm pháp hiện nay ở Việt Nam vẫn phải là chính sách tiền tệ thận trọng và thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý nhà nước về dân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11-1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu thời kì hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, tình hinh quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp. Trên thế giới, giá dầu thô, giá lương thực tăng cao, giá vang, giá vật liệu biến động theo chiều hướng tăng. Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế hàng đầu thế giới và tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Do tác động của tình hình kinh tế thế giới, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: Tình hình lạm pháp tăng cao, nhập siêu ở mức cao; luồng vốn vào tăng mạnh, tuy mang lại cơ hội để Việt Nam tăng dự trữ quốc tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đối với điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, nhất là trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh (cao hơn cả tăng trưởng GDP) ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh ở nhiều vùng gây nên thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Trong đó vấn đề chống lạm pháp và tăng trưởng kinh tế đang được các cấp, các ngành quan tâm để đạt được kết quả tối ưu mà không gây hậu quả đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ quốc gia là nhiệm vụ mà ngày nay, ở các quốc gia, nhà nước đều giao cho Ngân hàng trung ương. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển theo hướng cạnh tranh hơn, minh bạch hơn, song cũng đặt ra những thách thức cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chết lạm pháp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đi đầu trong việc kiềm chế lạm pháp hiện nay ở Việt Nam vẫn phải là chính sách tiền tệ thận trọng và thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước.
NỘI DUNG
I- Vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1, Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Ngân hàng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) được thành lập theo sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí. Khoản 1, Điều 1, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước vừa có vị trí pháp lý của cơ quan thuộc bộ máy hành pháp (của Chính phủ) vừa có vị trí pháp lý của ngân hàng Trung ương.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được quy định ở Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 là nhằm bình ổn giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy kinh tế xã hội. Mục tiêu hoạt động vì lợi ích quốc gia của Ngân hàng Nhà nước là tiêu chí để phân biệt hoạt động của nó với hoạt động ngân hàng của các định chế tài chính- tín dụng khác trong nền kinh tế.
2, Tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động.
Thứ 4, Ngân hàng Nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.
3, Chức năng của Ngân hàng Nhà nước:
a, Chức năng quản lý nhà nước:
Tham gia xây dung chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước.
Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ
Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hang; ban hành các văn bản quy phạp pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của ngân hàng, các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp nhận chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng.
Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
b, Chức năng ngân hàng trung ương:
Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền.
Ngoài ra, Nhà nước còn giao cho Ngân hàng Nhà nước những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước; Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng dịch vụ thanh toán; Làm đại lý và thực hiện dịch vụ ngân hàng cho kho bạc nhà nước; Tổ chức hệ thống thông tin và làm dịch vụ thông tin ngân hàng.
3, Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước:
a, Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Điều 15 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
Chủ trì xây dung chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ.
Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng được Chính phủ phê duyệt.
b, Phát hành tiền:
Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán
Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.
c, Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới các hình thức bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước, cho vay.
d, Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ:
Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế; được mở và quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, kho bạc nhà nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
e, Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối:
Thẩm quyền quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện trên hai phương diện: quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối và quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế (Điều 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
f, Thanh tra ngân hàng.
II- Thực tiễn điều hành chính sách tiền quốc gia nhằm chống làm pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay:
Ngân hàng Nhà nước là nhân tố chủ đạo để kiềm chế lạm pháp, là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng trung ương, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước góp phần quan trọng vào việc ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm pháp, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Thông báo kết luận số 191 – TB/TW ngày 1/9/2005 của Bộ chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 112/2006/QDD-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó đã xác định mục tiêu là: Tạo nền tảng để đến năm 2010 phát triển Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các Ngân hàng trung ương trong khu vực châu Á. Với định hướng trên, trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngaan hàng theo hướng vừa bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế- xã hội nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan trên nhiều mặt. Tuy nhiên, nên kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó vấn đề lamh pháp, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 12 năm qua đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân. Ngày 09/01/2008, tại Hội nghị toàn ngành Ngân hàng triển khai nhiệm vụ năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá về những thành tựu chung của nền kinh tế trong năm 2007, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng. Thủ tướng đã phân tích: Ngoài những nguyên nhân khách quan (giá cả thế giới biến động, thiên tai, dịch bệnh…), giá tăng cao là do điều hành chính sách tiền tệ chưa khoa học cũng là nguyên nhân góp phần làm giá cả biến động. Cũng tại Hội nghị này, Thủ tướng chỉ đạo: Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính sách tiền tệ một cách khoa học, đúng quy luật theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo chủ động, chặt chẽ, thận trọng để góp phần thực hiện hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 9% và kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng dưới mức tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và quan trọng nhất mà toàn ngành Ngân hàng cần phải tập trung sức lực, trí tuệ để phấn đấu đạt được. Thực hiện yêu cầu của Chính phủ đặt ra (một trong bảy giải pháp kiềm chế lạm pháp của Chính phủ): Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể, tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu.
Trước những biến động của kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là tình hình lạm pháp có xu hướng tăng cao, thực hiện sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, góp phần giảm áp lực tăng giá. Năm 2007, nhiều giải pháp đã được triển khai như: Duy trì ổn định các mức lãi suất cơ bản nhằm ổn định mặt bằng lãi suất trong nước; Tăng số phiên và khối lượng giao dịch trên thị trường mở, trong đó chủ yếu chào bán tín phiếu ngân hàng để rút tiền từ lưu thông về; Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế gia tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán… Tuy chưa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm pháp thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2007 đã bám sát và tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao (8,48%)
Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô, trong thời gian qua, việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã đóng góp tích cực cho sự ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm pháp và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chính sách tiền tệ cũng đã có những bước đổi mới nhất định phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế gần hai năm hội nhập cho thấy, chính sách tiền tệ phải đối mặt với ba vấn đề lớn, đó là: Kiểm soát tổng lượng tiền trong nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá trước sức ép lạm pháp gia tăng; Ngăn chặn những bất ổn định về tiền tệ và kinh tế vĩ mô khi thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn; ảnh hưởng của xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới.
Những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp. Giá dầu thô, giá vàng tăng mạnh và liên tiếp đạt các kỷ lục mới: giá lương thực thực phẩm cũng t cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ... Tuy nhiên, trong quá trỡnh hội nhập này, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đứng trước nhiều thách thức về môi trường pháp luật, công nghệ, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, quỏ trỡnh hội nhập gắn liền với quỏ trỡnh tự do hoỏ thị trường, đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Ngoài những thách thức mà các tổ chức tín dụng (TCTD) phải khắc phục trong việc cạnh tranh nắmăng vọt chỉ trong vài tháng đầu năm 2008 và thiết lập một mặt bằng giá mới cao hơn nhiều so với cùng kì năm 2007. Trước những biến động bất thường của giá cả, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng bền vững (các văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008, số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008, số 418/TTg-KTTH ngày 31/3/2008, Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 7/4/2008, Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững).
Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt:
- Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% (ngoại trừ các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn).
Phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc để thu hút tiền về áp dụng đối với tổ chức tín dụng, trừ các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thông và các tổ chức tín dụng có nguồn vốn huy động dưới 1.000 tỉ đồng.
- Tăng các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% lên 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu từ 4,5% lên 6%/năm).
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng không quá 30%/năm. Kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như kinh doanh chứng khoán, bất động sản, trong đó quy định tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt qua 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Quyết định 03/2008/QDD-NHNN ngày 1/2/2008).
- Mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng (từ ± 0,75% lên ± 1%) để tỷ giá theo sát hơn với cung cầu ngoại tệ, mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước trên cơ sở lượng tiền rút từ lưu thông về.
- Tiến hành thanh tra, giám sát hoạt động cho vay kinh doanh của các ngân hàng thương mại và những biến động trên thị trường tiền tệ để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Việc triển khai các giải pháp điều hành tiền tệ trên đây đã có tác động tích cực kiềm chế tốc độ tăng giá, góp phần ổn định môi trường vĩ mô. Kết quả 4 tháng đầu năm 2008, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,52% so với cuối năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 14,62% của cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dung đã giảm dần, từ 3,56% trong tháng 2/2008 xuống còn 2,99 % trong tháng 3/2008 và 2,2% trong tháng 4/2008.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế- xã hội nước ta trong những tháng đầu năm 2008 còn nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2008 đạt 7,4%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (7,8%), mặc dù xuất khẩu tăng, nhưng nhập khẩu tăng mạnh, nhập siêu 4 tháng đầu năm ở mức kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Lạm pháp và nhập siêu tăng cao cùng với những biến động bất thường của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến sản xuất và môi trường đầu tư, thu nhập và đời sống của nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong những tháng tiếp theo của năm 2008 là phấn đấu kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Chính phủ cũng xác định 4 nhóm giải pháp chủ yếu cần tập trung sức chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt trong thời gian tới, đó là: (1) Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả; (2) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư; (3) Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống, tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ buôn lậu; (4) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, để góp phần kiềm chế lạm pháp và ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng còn lại của năm 2009, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2008 không vượt quá 30% so với cuối năm 2007, áp dụng các biện pháp thích hợp để định hướng và ổn định lãi suất, từng bước hướng tới thực hiện chính sách lãi suất thực dương.
Theo định hướng trên, thực hiện ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp cuối tháng 4-2008 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định mới về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việ Nam (Quyết định số 16/2008/QDD-NHNN ngày 16/5/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008). Theo đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kì. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng có các quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất chiết khấu lên 11%/năm và lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm/
Thứ hai: Tăng cường giám sát thị trường tiền tệ, thiết lập hệ thống thông tin nhanh, có độ tin cậy cao để kịp thời đánh giá đúng diễn biến thị trường và có biện pháp can thiệt phù hợp.
Thứ ba: Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ cơ chế kiểm soát, hấp thụ hiệu quả luồng vốn đầu tư gián tiếp và vấn đề các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ.
Thứ tư: Ban hành chế tài xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa các quy định liên quan đến tỷ giá đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng…
Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và chấn chỉnh toàn diện hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại, tăng cường tần suất thanh tra, kết hợp với giám sát từ xa để giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
Thứ sáu: Các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng phụ hợp với quy định về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
Thứ bảy: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tiền tệ, ngân hàng và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời.
Trước đây người ta luôn đổ cho các nguyên nhân khách quan gây ra lạm pháp: Giá dầu và giá nguyên liệu thế giới tăng nhanh, thiên tai… Các biện pháp đưa ra mang tính hành chính hô hào, kiểm soát niêm yết giá. Vài biện pháp đúng hướng nhằm tăng cung như giảm thuế nhập khẩu vẫn chưa bắt trúng căn bệnh. Nguyên nhân chính của lạm pháp luôn gắn với tổng lượng cung tiền. Việc yêu cầu Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ để tham gia hút bớt tiền về cho thấy sự hiểu biết non nớt, vì nó không làm giảm cung tiền.
Một phần lớn thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi việc phát hành tiền từ Ngân hàng Nhà nước. Tuy có đi vay nước ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách, nhưng nguồn ngoại tệ này lại được Ngân hàng Nhà nước xử lý một cách sai lầm. Với lượng ngoại tệ lớn chảy vào V