Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các DN XNK trước sự biến động khó lường của tình hình tài chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để hạn chế thấp nhất rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN và nó đã thể hiện được tầm quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Đối với các NHTM, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các các công cụ phái sinh tiền tệ (Currency Derivaties) như các giao dịch, hợp đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai. Đây là những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro, vì khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng. Hiện nay, mặc dù trên các thị trường ngoại hối quốc tế, các công cụ này đã được triển khai và phát triển, nhưng tại Việt Nam, số lượng NHTM thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn rất khiêm tốn và với tỷ trọng còn rất thấp. Về phía các DN XNK Việt Nam, mặc dù NHNN đã cho phép hệ thống NHTM mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ lâu, nhưng đến nay, nhiều DN vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Trước tình hình bất ổn của tỷ giá từ giai đoạn nửa cuối năm 2007 tới nay đã gây ra những tác động tiêu cực đến các DN XNK vì họ không có sự chuẩn bị để đối phó với tình hình này. Có thể nói đây là một vấn đề cấp thiết cần đưa ra thảo luận và tìm hướng giải quyết. Bởi vậy, việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một vấn đề rất đáng quan tâm ở DN XNK cũng như NHTM. Hơn nữa, quá trình sử dụng công cụ phái sinh đòi hỏi cơ chế pháp lý phải liên tục được điều chỉnh và hoàn thiện nhằm thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG gõh BÀI TẬP NHÓM Môn: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GV hướng dẫn : Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh Nhóm thực hiện : Nhóm 10 ĐÀ NẴNG, THÁNG 9 NĂM 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các DN XNK trước sự biến động khó lường của tình hình tài chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để hạn chế thấp nhất rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN và nó đã thể hiện được tầm quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính. Đối với các NHTM, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các các công cụ phái sinh tiền tệ (Currency Derivaties) như các giao dịch, hợp đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai. Đây là những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro, vì khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng. Hiện nay, mặc dù trên các thị trường ngoại hối quốc tế, các công cụ này đã được triển khai và phát triển, nhưng tại Việt Nam, số lượng NHTM thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn rất khiêm tốn và với tỷ trọng còn rất thấp. Về phía các DN XNK Việt Nam, mặc dù NHNN đã cho phép hệ thống NHTM mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ lâu, nhưng đến nay, nhiều DN vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Trước tình hình bất ổn của tỷ giá từ giai đoạn nửa cuối năm 2007 tới nay đã gây ra những tác động tiêu cực đến các DN XNK vì họ không có sự chuẩn bị để đối phó với tình hình này. Có thể nói đây là một vấn đề cấp thiết cần đưa ra thảo luận và tìm hướng giải quyết. Bởi vậy, việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một vấn đề rất đáng quan tâm ở DN XNK cũng như NHTM. Hơn nữa, quá trình sử dụng công cụ phái sinh đòi hỏi cơ chế pháp lý phải liên tục được điều chỉnh và hoàn thiện nhằm thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thị trường hàng hóa và thị trường tài chính hiện nay. Nhóm 10 đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTMCP Á Châu”. Trong giới hạn đề tài, nhóm đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng công cụ tài chính phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở Việt Nam, qui tắc, qui trình thực hiện hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi tại NHTMCP Á Châu. Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết và cơ sở ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đặc biệt là ứng dụng vào thực tiễn bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở NHTMCP Á Châu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở NHTMCP Á Châu. Phạm vi nghiên cứu là qui tắc, qui trình sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và đưa ra tình huống cụ thể để phân tích. Nội dung đề tài chia làm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam Phần 2: Lợi ích và hạn chế khi sử dụng CCTCPS để phòng ngừa RRTG Phần 3: Hoạt động sử dụng CCTCPS để phòng ngừa RRTG tại NHTMCP Á Châu Với nguyện vọng hoàn thành đề tài thật tốt, song với thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên mặc dù đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cùng với sự hiểu biết của mình nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, nhóm rất mong nhận được sự chỉ dạy của cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, nhóm 10 chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của cô giáo ThS.Võ Hoàng Diễm Trinh đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, tháng 9 năm 2013 DANH MỤC VIẾT TẮT, KÝ HIỆU CÔNG THỨC NHNN : ngân hàng Nhà nước NHTM : ngân hàng thương mại ACB : NHTM cổ phần Á Châu DNXNK : doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu CCTCPS : công cụ tài chính phái sinh Sm : tỷ giá mua giao ngay Sb : tỷ giá bán giao ngay Ltg(VND) : lãi suất tiền gởi đồng VN Lcv(VND) : lãi suất cho vay đồng VN Ltg(NT) : lãi suất tiền gởi ngoại tệ Lcv(NT) : lãi suất cho vay ngoại tệ TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển công cụ phái sinh ở Việt Nam Giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998 Từ năm 1999, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho sự phát triển của công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày 25/2/1999 về Giao dịch kỳ hạn. Theo đó, các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN. Giao dịch hoán đổi đã có cơ sở pháp lý từ những năm 90, cụ thể là Quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 893/2001 /QĐ-NHNN ngày 17/7/2001. Tiếp đến là Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đối lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các NHTM trong nước với các TCTD nước ngoài. Giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến VND). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm TCTD được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong Quyết định này, các TCTD không được mua quyền chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi. Về tỷ giá giao dịch, Quyết định số 648/2004 do Thống đốc NHNN ban hành ngày 28/5/2004 quy định kì hạn của giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap) có thời hạn từ 3 ngày đến 365 ngày với tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) Tỷ giá giao ngay của ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố; và (iii) kì hạn của hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998: giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi (Swap) Theo quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998: giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam. Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác hoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đánh giá việc sử dụng công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại NHTM Việt Nam trong thời gian qua như: - Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay. - Số lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít dẫn đến doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%. - Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại một số NHTM Việt Nam chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn. - Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện công cụ tài chính phái sinh chủ yếu tập trung tại hội sở chính của từng hệ thống NHTM Việt Nam và một số chi nhánh lớn của NH. - Phần lớn các NHTM chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức để triển khai có hiệu quả các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. - Phần lớn các NHTM chưa chuẩn bị nguồn lực, hệ thống công nghệ để triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. - Một số NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn đến tổn thất lớn cho NH. Điển hình là sự kiện kinh doanh ngoại tệ tại một NHTM Việt Nam theo kết quả của Thanh tra NHNN, đến ngày 31/12/2004 kinh doanh ngoại tệ lỗ của NH này lên tới 499,8 tỷ đồng, riêng quý IV/2004 chiếm 98,9% số lỗ nói trên (447,6 tỷ đồng). Trong số này, hoạt động kinh doanh đồng EUR và USD lỗ tới 28,3 triệu USD. Đặc biệt, liên tiếp trong những ngày cuối năm 2004, có 10 giao dịch mua ngoại tệ lên tới 30 triệu EUR/giao dịch. Rủi ro chủ yếu từ rủi ro hoạt động, trong đó lỗ chủ yếu xuất phát từ các giao dịch không phải do cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ thực hiện mà do lãnh đạo không trực tiếp kinh doanh hoặc chỉ đạo cho nhân viên giao dịch thực hiện, giao dịch vượt quá hạn mức quy định. Các báo cáo trạng thái ngoại tệ của NH này gửi về NHNN cũng không phản ánh chính xác thực tế trạng thái của NH. - Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường. Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định rõ ràng về kế toán đối với DN về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường. Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở các tổ chức kinh tế tại Việt Nam hiện nay Trước đây, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn sản xuất kinh doanh bình thường mà không chịu nhiều rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, vì vai trò kiểm soát của nhà nước được thực hiện khá tốt. Vì thế mà, dù cho ngân hàng nhà nước đã cho phép sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn nhưng vẫn không phát huy tác dụng. Nếu có được sử dụng thì cũng là bởi các nhà đầu tư cá nhân nhằm mục đích đầu cơ sinh lợi ngắn hạn. Nhưng với những dao động lớn của tỷ giá, lãi suất, giá vàng, giá dầu, thị trường chứng khoán như hiện nay, thì ắt hẳn doanh nghiệp nào cũng cần có cái nhìn đúng đắn về công cụ phái sinh, không chỉ để bảo vệ mà còn là phương tiện sống còn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những đối thủ nước ngoài nặng ký, già dặn kinh nghiệm, có chính sách quản lý rủi ro tốt sẽ bóp chết các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, xem thường các rủi ro của thị trường. Vì thế, trong thời gian tới, vai trò bảo hiểm của sản phẩm phái sinh sẽ được coi trọng, nhất là sản phẩm hoán đổi giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, nguy cơ đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái là rất lớn. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn giảm rủi ro như thế nào Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được ngân hàng áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng. Chẳng hạn, một nhà xuất khẩu có một hợp đồng xuất khẩu trị giá 120.000USD ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Giả sử thị trường ngoại hối được thả nổi và tỷ giá USD/VND ba tháng nữa như thế nào không ai có thể đoán được. USD có khả năng lên giá cũng có khả năng xuống giá so với VND. Nếu USD lên giá so với VND thì tốt cho nhà xuất khẩu, nhưng nếu USD xuống giá so với VND thì nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại. Để tránh thiệt hại do biến động tỷ giá USD/VND, nhà xuất khẩu thoả thuận bán USD cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Ngân hàng mua USD của nhà xuất khẩu theo tỷ giá mua kỳ hạn được thoả thuận trước và cố định trong suốt thời hạn giao dịch. Nhờ vậy nhà xuất khẩu tránh được rủi ro tỷ giá. Ngược lại với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu lo sợ USD lên giá sẽ làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên. Để tránh rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu liên hệ và thoả thuận mua ngoại tệ, USD, kỳ hạn từ ngân hàng. Ngân hàng sẽ bán số ngoại tệ kỳ hạn vừa mua của nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu theo tỷ giá bán kỳ hạn. Tỷ giá này là tỷ giá được xác định trước và cố định trong suốt kỳ hạn giao dịch. Nhờ vậy, nhà nhập khẩu tránh được rủi ro tỷ giá do tỷ giá biến động. Hạn chế Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn trong ví dụ phân tích ở phần tình huống ở phần sau, nếu đến ngày đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường lớn hơn tỷ giá kỳ hạn (19621) Saigonimex bị thiệt nhưng vẫn phải thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá 19621, thay vì bán theo tỷ giá giao ngay lúc này cao hơn tỷ giá kỳ hạn. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn (19801), Cholimex vẫn phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá cao hơn, thay vì mua theo tỷ giá giao ngay, lúc này thấp hơn tỷ giá kỳ hạn. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Chẳng hạn, một nhà xuất nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu ba tháng nữa sẽ đến hạn. Đáp ứng nhu cầu này, nhà xuất nhập khẩu có thể liên hệ với ngân hàng thực hiện hai giao dịch. • Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước • Mua ngoại tệ kỳ hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kỳ hạn. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới, đó là giao dịch hoán đổi. Sau đây sẽ xem xét chi tiết hơn về loại giao dịch này. Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi giảm rủi ro tỷ giá như thế nào Bất kỳ một dự án vay vốn nào bằng ngoại tệ để đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro này. Trong giao dịch hoán đổi, các bên tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có những lợi ích nhất định. Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo hạn. Điều này giống như hợp đồng kỳ hạn, do đó khách hàng có thể phòng ngừa được rủi ro biến động tỷ giá. Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác, ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ. Ví dụ: DN B đi vay ngân hàng A 10.000 USD để nhập khẩu thiết bị từ Châu Âu và sản xuất thành phẩm xuất khẩu sang EU. Chẳng hạn tỷ giá tại thời điểm nhập khẩu thiết bị là EURUSD = 1,540. Doanh thu về bằng đồng EUR tại mức tỷ giá là EURUSD = 1,350. Có thể thấy rằng trước đây chỉ cần 6493,5 EUR để trả nợ gốc nhưng với tỷ giá mới thì DN cần đến 7407,4 EUR mới có thể trả được nợ gốc 10.000 USD. Rủi ro tỷ giá đã xuất hiện với doanh nghiệp. Khi thực hiện Swap tiền tệ (với ngân hàng C), DN B nhận được EUR để nhập nguyên liệu và cuối kì hạn hoán đổi thì lấy thu nhập bằng EUR để đổi lại đồng đô la Mỹ theo tỷ giá xác định trước và đem đi trả nợ ngân hàng. Như thế DN không bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá EURUSD. Sơ đồ hoán đổi rủi ro tỷ giá: Hạn chế Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: • Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là bảo hiểm được rủi ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. • Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa hai thời điểm đó. Chẳng hạn trong tình huống của Saigonimex trên đây nếu vào một thời điểm nào đó sau khi thỏa thuận hợp đồng giao dịch, USD lên giá so với VND, Saigonimex có lợi vì đang có trạng thái dương USD kỳ hạn 3 tháng. Thế nhưng lúc này Saigonimex vẫn không được hưởng lợi vì hợp đồng chưa đến hạn. Đến khi hợp đồng đến hạn có thể lợi ích đó không còn vì biết đâu chừng bấy giờ USD lại xuống giá so với VND. HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở NHTMCP ACB Tổng quan về Ngân hàng TMCP ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
Luận văn liên quan