Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bản chất của BHXH chính là sự tương trợ cộng đồng, đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Chi trả các chế độ bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của BHXH Việt Nam, làm tốt công tác chi trả sẽ giúp ổn định thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian qua, công tác chi trả các chế độ BHXH đang không ngừng được hoàn thiện, tuy nhiên, vấn đề chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cải tiến, hoàn thiện công tác chi vẫn còn gặp một số vướng mắc. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay khiến đời sống người lao động càng gặp nhiều khó khăn nên cần phải chăm lo đời sống cho người lao động, giúp họ ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Do vậy, yêu cầu đặt ra là hoạt động quản lý chi cần được hoàn thiện hơn, khắc phục những hạn chế nhằm đả bảo công tác chi trả, thực hiện tốt các chế độ BHXH cho người lao động và người thụ hưởng.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Vụ Bảo hiểm xã hội- Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội Việt Nam đã tạo cơ hội cho em chọ đề tài : “Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009”
73 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bản chất của BHXH chính là sự tương trợ cộng đồng, đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Chi trả các chế độ bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của BHXH Việt Nam, làm tốt công tác chi trả sẽ giúp ổn định thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian qua, công tác chi trả các chế độ BHXH đang không ngừng được hoàn thiện, tuy nhiên, vấn đề chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cải tiến, hoàn thiện công tác chi vẫn còn gặp một số vướng mắc. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay khiến đời sống người lao động càng gặp nhiều khó khăn nên cần phải chăm lo đời sống cho người lao động, giúp họ ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Do vậy, yêu cầu đặt ra là hoạt động quản lý chi cần được hoàn thiện hơn, khắc phục những hạn chế nhằm đả bảo công tác chi trả, thực hiện tốt các chế độ BHXH cho người lao động và người thụ hưởng.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Vụ Bảo hiểm xã hội- Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội Việt Nam đã tạo cơ hội cho em chọ đề tài : “Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm vào ba mục đích chính:
- Hệ thống và làm rõ các lý luận cơ bản về BHXH và công tác quản lý chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và tổ chức chi trả chế độ trợ cấp ốm đau; các thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
- Các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn tác động đến công tác quản lý chi trả chế độ trợ cấp ốm đau, từ đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi.
3. Phạm vi nghiên cứu
Xét dưới góc độ thời gian hưởng chế độ BHXH thì phân ra thành chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn. Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào công tác tổ chức và quản lý chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009.
4. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài được chia thành 3 phần chính, cụ thể:
Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ trợ cấp ốm đau.
Chương II: Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ ốm trợ cấp ốm đau trong các chế độ của BHXH Việt Nam
Trong quá trình viết đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô trong khoa và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn T.S Nguyễn Hải Đường và các anh chị, các cô chú và các bác tại Vụ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Do còn nhiều hạn chề về kiến thức cũng như trình độ nhận thức nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU
1.1. Tổng quan về BHXH
1.1.1. Khái niệm về BHXH
Khái niệm
BHXH dần được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XIX, từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra, nền sản xuất hàng hóa bước đầu được hình thành và phát triển. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn nhiều công ước có liên quan đến BHXH và các chính sách ASXH thì hoạt động BHXH có quy mô hoạt động tương đối rộng và được hơn 100 nước trên thế giới tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì chưa có khái niệm chuẩn về BHXH, phần lớn là những khái quát, cách nhìn nhận của nhiều nhà khoa học khác nhau. Bởi vì, hiện nay giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn còn nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, người ta bắt đầu nghiên cứu lại và liên hệ với thực tế thế giới tư bản thời đó để từ đó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về BHXH, người ta nghiên cứu luận điểm của C.Mác:
Từ bảo hiểm xã hội được ghép lại từ hai từ bảo hiểm và xã hội. Theo C.Mác thì quá trình tái sản xuất xã hội là quá trình sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người, quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất định (quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với tự nhiên) toàn bộ mối quan hệ đó hợp thành xã hội bởi vậy phạm trù xã hội nhìn nhận từ góc độ kinh tế là rất rộng, rất cơ bản. Từ bảo hiểm cũng xuất phát từ mối quan hệ sản xuất mà ra: cụ thể với tư cách là thu nhập, tư cách là thành phần giá trị rơi vào tư bản, công nhân nhưng không được dùng hết mà tích lũy lại để lấy lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối.
Theo C.Mác thì: “Vấn đề này ngay cả Chủ nghĩa tư bản không tồn tại thì loài người vẫn phải làm”. Hiện tượng này C.Mác gọi là bảo hiểm cho loài người trước những biến động dữ dội của tự nhiên tác động đến mối quan hệ giữa người với người. Với ý nghĩa đó, bảo hiểm được chia thành hai phần: Bảo hiểm cho những lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất và bảo hiểm cho lỗ hổng trong đời sống xã hội loài người. Dựa vào các luận điểm của C.Mác mà các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa ra một số khái niệm như sau:
Nếu trên góc độ tài chính (Tài chính công): “BHXH là quá trình san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia theo quy định thống nhất pháp luật của nhà nước”.
Nếu đứng trên góc độ pháp lý: “BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ cho người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động được nhà nước bảo trợ để trợ cấp vật chất cho người lao động tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro.”
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Ngày nay còn có khái niệm về BHXH: “BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và chủ sử dụng lao động trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH gặp phải rủi ro và sự kiện bảo hiểm dẫn tới việc giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
Theo luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
Ở Việt Nam, BHXH là một trong những nội dung lớn nằm trong chính sách đảm bảo an sinh xã hội của mỗi nước. Thực hiện tốt chính sách này không những góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới, mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc vốn là một trong những điểm ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.
Bản chất
Dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của BHXH cũng được thể hiện rõ ở những nội dung chủ yếu sau đây:
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp trong quá trình tái sản xuất và trong đời sống xã hội loài người, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa phát triển, mối quan hệ thuê mướn lao động đã đạt đến một mức độ nào đó. Khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ trở lên căng thẳng, làm cho sản xuất bị đình đốn gây thiệt hại cho cả hai giới. Vì vậy, BHXH ra đời và phát triển là tất yếu khách quan của xã hội.
Mối quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm là mối quan hệ kinh tế xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ trong quản lí xã hội. Mối quan hệ dựa trên cơ sở lao động chính là người lao động với người chủ sử dụng lao động, người lao động với Nhà nước. Còn mối quan hệ quản lý là quan hệ giữa Nhà nước với cơ quan BHXH, Nhà nước với chủ sử dụng lao động. Cụ thể các mối quan hệ diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động và Nhà nước hoặc cả người lao động, người chủ sử dụng lao động và Nhà nước. Trong đó, người lao động và người sử dụng lao động là chủ yếu, bởi vì họ là những chủ thể quản lý trong cả quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật của từng nước.
Bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết để hưởng các chế độ BHXH.
Cơ sở chủ yếu của các mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH là quỹ tài chính BHXH, vì nguồn quỹ này do cả ba bên đóng góp. Mức đóng góp của mỗi bên để hình thành quỹ và sử dụng quỹ đều được ba bên quyết định trước khi được luật hóa, mức đóng này phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Nếu đứng trên quan điểm xã hội, BHXH là quá trình sử dụng một phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và cho xã hội. Quỹ tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia. Trong BHXH thì cụm từ “san sẻ” ở đây được hiểu là:
“San sẻ” giữa người lao động, người sử dụng lao động với Nhà nước. Mọi người lao động và người chủ sử dụng lao động phải đóng phí BHXH để thành lập lên quỹ BHXH. Quỹ này chủ yếu để chi trả các chế độ cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm, số người lao động được nhận trợ cấp thấp hơn số người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Ngày nay, hệ thống BHXH thực hiện dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia đã góp phần làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. San sẻ ở đây chủ yếu là giữa những người lao động với nhau, giữa người chủ sử dụng với nhau hay giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động. Vì BHXH thực hiện san sẻ cả về mặt không gian và thời gian.
“San sẻ” cả về mặt không gian và thời gian. Điều này được thể hiện ở những doanh nghiệp, những vùng, những ngành kinh tế trong một thời kỳ có mức rủi ro thấp, kinh tế phát triển nhưng vẫn đóng góp BHXH cao. Tuy nhiên, ở những nơi, có những vùng, có những thời kỳ kinh tế kém phát triển, tỷ lệ lao động bị thất nghiệp cao nên cần có sự san sẻ rủi ro của các doanh nghiệp với nhau, san sẻ rủi ro giữa các thời kỳ, các ngành kinh tế khác nhau.
“San sẻ tài chính” và “San sẻ rủi ro” thể hiện ngay trong nội bộ người lao động và người sử dụng lao động. San sẻ này còn thể hiện khi tất cả người lao động đóng góp vào quỹ BHXH nhưng chỉ có một số người không may gặp rủi ro mới được nhận trợ cấp từ quỹ BHXH. Ví dụ, san sẻ giữa lao động nam với lao động nữ: chỉ có lao động nữ sinh con, lao động nữ hay bị ốm đau, tai nạn lao động. Giữa những người lao động trẻ khỏe với những người lao động hay bị ốm đau, hay người đang trong độ tuổi lao động với những người già yếu đã nghỉ hưu.
Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải các rủi ro hoặc sự kiện BHXH sẽ được quỹ tài chính bù đắp, thay thế. Song mức độ bù đắp, thay thế thường thấp hơn mức thu nhập trước đó của họ nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Có như vậy, mới kích thích người lao động mới hăng hái tham gia lao động sản xuất và hạn chế tối đa những hiện tượng lợi dụng chính sách BHXH. Khi thực hiện chi trả trợ cấp bằng với mức thu nhập họ đi làm điều đó dẫn tới sự ỷ lại vào quỹ BHXH, ví dụ như người lao động bị mất việc làm nếu được nhận trợ cấp bằng thu nhập trước kia của họ sẽ không muốn tìm việc mới vì họ vẫn nhận được số thu nhập mà không phải đi làm.
Những rủi ro hoặc sự kiện BHXH làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người, như là: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: lao động nữ sinh đẻ, đến tuổi về hưu… Đồng thời chúng có thể diễn ra trong quá trình lao động hoặc ngoài quá trình lao động. Ví dụ như chế độ tử tuất người lao động chết khi không làm việc hoặc chết vì bệnh tật thì vẫn được hưởng trợ cấp tử tuất.
Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục đích này được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cụ thể như sau (trong công ước 102):
- Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ và gia đình họ;
- Chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật;
- Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Những mục tiêu BHXH nói trên đều nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi nước. Vì vậy, chính sách BHXH luôn được coi là chính sách chủ yếu “nòng cốt” của chính sách an sinh xã hội.
1.1.2 Vai trò của BHXH
BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của BHXH được thể hiện ở các phương diện sau:
Đối với người lao động
BHXH trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp phải rủi ro và các sự kiện bảo hiểm như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm hoặc về già,… Vì BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động không may gặp rủi ro.
BHXH còn là chỗ dựa về mặt tâm lý để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với đơn vị công tác, tạo niềm tin cho họ vào cuộc sống. Vì khi xảy ra những rủi ro xảy ra thì đã có quỹ BHXH trợ cấp cho phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm đó. Từ đó giúp người lao động nâng cao được năng suất lao động cá nhân của mình và góp phần tăng thu nhập trong tương lai.
Thông qua BHXH còn góp phần đoàn kết giữa những người lao động trong nội bộ cơ quan doanh nghiệp và kích thích những người lao động chưa tham gia BHXH hăng hái tham gia BHXH.
Đối với người sử dụng lao động
Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định để đóng BHXH cho người lao động mà mình sử dụng, điều đó làm cho người sử dụng lao động bị mất một khoản thu nhập nhưng song về lâu dài lợi ích từ BHXH mà người người sử dụng lao động nhận được sẽ là:
Khi thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động sẽ giúp họ yên tâm, phát huy hết khả năng của mình từ đó tăng năng suất lao động cá nhân đồng thời giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Ngoài ra, còn giúp cho người lao động gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp hơn.
Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các hiện tượng đình công, bãi công, biểu tình và từ đó góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tuc và ổn định.
Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra đối với nhiều người lao động cùng một lúc, ở phạm vi rộng thì người lao động sẽ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trả cho người lao động mà lúc này hậu quả của những rủi ro sẽ do quỹ BHXH gánh vác. Mặt khác, khi những rủi ro xảy ra thì chủ sử dụng lao động không phải gánh chịu toàn bộ mà rủi ro được phân tán cả theo không gian và thời gian cho tất cả các bên tham gia.
Thông qua chính sách BHXH, người sử dụng lao động thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với người lao động và đối với xã hội. Khi tham gia BHXH chủ sử dụng lao động còn thể hiện sự quan tâm của mình đối với người lao động không chỉ lúc họ khỏe mạnh mà cả khi họ già yếu.
Đối với nền kinh tế
Chính sách BHXH góp phần tạo lập mối quan hệ gắn bó chủ - thợ, từ đó làm cho các mối quan hệ trên thị trường lao động trở lên lành mạnh hơn, những mâu thuẫn vốn có trong quan hệ lao động về cơ bản được giải tỏa. Đây là tiền đề về mặt tâm lý, để kích thích tính tự giác, sáng tạo của người lao động, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
Nhờ có chính sách BHXH mà quỹ BHXH đã được hình thành. Nguồn quỹ này ngày càng được tồn tích lại theo thời gian và thực sự trở thành một khâu tài chính trung gian rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Phần quỹ nhàn rỗi sẽ được đem đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Đối với xã hội
Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH thể hiện tính xã hội hóa, tính nhân đạo và nhân văn cao cả của chính sách BHXH. Mặc dù động lực và mục đích tham gia của mỗi bên tham gia là khác nhau nhưng BHXH ra đời có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, cụ thể:
Người lao động tham gia BHXH là nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho chính mình, đồng thời còn góp phần thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để quan tâm, chia sẻ rủi ro với người lao động nhưng cũng gián tiếp bảo vệ lợi ích cho chính cơ quan, doanh nghiệp của mình phát triển ổn định bền vững.
Nhà nước tham gia BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, nhưng cũng là trách nhiệm trong quản lý xã hội của Nhà nước.
Nhờ có quỹ tài chính BHXH mà những khó khăn do giảm hoặc mất thu nhập của người lao động được trang trải một phần chính từ sự đóng góp của họ. Từ đó làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước tập trung vào những mục đích khác nhằm đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người dân trong xã hội.
Chức năng và tính chất của BHXH
Chức năng
Theo cách thức tổ chức và hoạt động thì BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:
Thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự thay thế, bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì con người có giới hạn sinh học về độ tuổi và sức khỏe. Khi người lao động còn trẻ khỏe thì họ sẽ có thể tạo ra thu nhập nhưng đến khi hết tuổi lao động, già yếu thì họ phải dựa vào khoản trợ cấp từ quỹ BHXH.
Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà còn cả người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để hình thành lên quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo trợ. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, thực hiện được nguyên tắc “số đông bù số ít” và BHXH còn thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc. Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội. Đều này thể hiện khi người lao động khỏe mạnh tham gia hoạt động sản xuất thì người chủ sử dụng lao động phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động. Khi bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị giảm hoặc mất thu nhập thì có quỹ BHXH trợ cấp. Vì thế cuộc sống của họ và người thân luôn được đảm bảo ổn định. BHXH là chỗ dựa vững chắc giúp người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó tận tình với công việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này thể hiện như đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất cá nhân từ đó góp phần nâng cao năng suất xã hội và tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội.
Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, n