Đề tài Thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở người lao động đến đời sống gia đình khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triểnchung của toàn nhân loại cũng kéo theo một loạt sự ảnh hưởng: suy thoái kinh tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, và thất nghiệp đang lan tràn trên khắp các lục địa . Ngày 26/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Juan Somavia cảnh báo số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu người trong năm 2009. Số người thất nghiệp năm 2009 trên toàn cầu đã tăng kỷ lục 34 triệu người so với năm 2007.Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế,tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay nước ta có hơn 25 triệu lao động nông nghiệp chiếm 55,7 % tổng số lao động cả nước và mỗi năm có thêm khoảng 600.000 người đến tuổi lao động, mỗi năm tính ra phải có 1 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển đổi sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ đượctính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 -60 đối với nam và 15 -55 đối với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là “ tỷ lệ lao động thiếu việc làm”. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 .“Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trongkhi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%” ( Đỗ Văn Tính, Thất nghiệp tại Việt Nam Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009 ) và “cứ 100 người đang làm việc thì có 5 người thiếu việc làm” ( Báo cáo điều tra lao động việclàm việt nam 1/9/2009). Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Sau cùng là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Đề tài nghiên cứu :“THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU VIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHU NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY”nhằmphân tích, đánh giá thực trạng của hiện tượng thiếu việc làmđang diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn nước ta. Từ đó xem xét những ảnh hưởng, tác động của thiếu việc làm đến đời sống của mỗi người dân cũng như các gia đình nông thôn hiện nay. 2. Tổng quan tài liệu.

pdf24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở người lao động đến đời sống gia đình khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU VIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY. Phần 1: Đề cương nghiên cứu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển chung của toàn nhân loại cũng kéo theo một loạt sự ảnh hưởng: suy thoái kinh tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, và thất nghiệp đang lan tràn trên khắp các lục địa . Ngày 26/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Juan Somavia cảnh báo số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệu người trong năm 2009. Số người thất nghiệp năm 2009 trên toàn cầu đã tăng kỷ lục 34 triệu người so với năm 2007. Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay nước ta có hơn 25 triệu lao động nông nghiệp chiếm 55,7 % tổng số lao động cả nước và mỗi năm có thêm khoảng 600.000 người đến tuổi lao động, mỗi năm tính ra phải có 1 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển đổi sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là “ tỷ lệ lao động thiếu việc làm”. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 .“Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%” ( Đỗ Văn Tính, Thất nghiệp tại Việt Nam Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009 ) và “cứ 100 người đang làm việc thì có 5 người thiếu việc làm” ( Báo cáo điều tra lao động việc làm việt nam 1/9/2009). Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Sau cùng là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Đề tài nghiên cứu : “THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU VIỆC LÀM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH KHU NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của hiện tượng thiếu việc làm đang diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn nước ta. Từ đó xem xét những ảnh hưởng, tác động của thiếu việc làm đến đời sống của mỗi người dân cũng như các gia đình nông thôn hiện nay. 2. Tổng quan tài liệu. - Báo cáo kết quả điều tra số liệu cơ bản về lao động nữ nông thôn (Trung tâm nghiên cứu phụ nữ, trường cán bộ phụ nữ trung ương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 9/ 2008). Đây là cuộc điều tra trên phạm vi 14 tỉnh được chon mẫu đại điện cho 7 vùng trong cả nước, đơi tượng là lao động nữ nông thôn ( từ 18- 55 tuổi). Cuộc khảo sát tập trung vào các vấn đề của lao động nữ nông thôn như: vị thế, vai trò của của LĐN nông thôn trong gia đình, vấn đề đào tạo nghề và nhu cầu đào tạo nghề, vấn đề chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần,… - Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 ( Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009). Báo cáo qua những phân tích lực lượng lao động đã chỉ ra với những thay đổi của nền kinh tế nước ta đầu thế kỉ XXI với từng bước nâng cao trình độ lưc lượng lao động dần làm thay đổi cơ cấu và tỷ lệ lao động. Tuy vậy trong khi tỷ lệ lao động thất nghiệp “ chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn – 2,6 % (tương đương gần 1,3 triệu lao động )”, nhưng đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.Và báo cáo “chỉ trình bày về thu nhập cho nhóm làm công ăn lương”, còn đối với những người lao động tự do, người làm nông nghiệp báo cáo chưa đề cập đến. - Nghiên cứu Bạo lực trên cơ sở giới năm 1999 đã xác định nhiều nguyên nhân của hành vi bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ, trong đó nổi bật nhất là hai yếu tố khó khăn về kinh tế và lạm dụng rượu. Những hộ gia đình có vợ chồng phải vất vả bươn chải kiếm sống nên họ thường hay bị căng thẳng về thần kinh. Vì thế, tỷ lệ có hành vi bạo lực trong gia đình ở các hộ gia đình nghèo là cao hơn. (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp; 1999:14-16). - Đề tài nghiên cứu Thất nghiệp tại Việt Nam của tác giả Đỗ Văn Tính (Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009). Nghiên cứu đã phân tích tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2008 – 2009 và chỉ ra tình hình thất nghiệp tại nước ta, lý giải những nguyên nhân, ảnh hưởng của thất nghiệp: “ hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn”, nếu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 không đạt được mức 6,5% thì tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã hội và làm “mất an toàn xã hội”. - Trong đề tài sử dụng các số liệu trong Niên giám thống kê 2009 (Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009), các bài báo mạng, báo in liên quan đến vấn đề thiếu việc làm của người lao đọng ở khu vực nông thôn, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng và tác động đến đời sống của các gia đình, những người dân khu vực nông thôn. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng thiếu việc làm của lao động ở khu vực nông thôn hiện nay. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của người lao động thiếu việc làm đến đời sống gia đình nông thôn như: mức sống, thu nhập, chi tiêu, đói nghèo, bạo lực gia đình,... - Kết quả nghiên cứu được sử dụng với mục đích làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách có thêm nhữn g nhận biết về vấn đề lao động việc làm ở nước ta nói chung và cụ thể là thiếu việc làm ở người lao động nông thôn. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Thực trạng và ảnh hưởng của người lao động thiếu việc làm đến đời sống gia đình. 4.2. Khách thể nghiên cứu. Những người trong độ tuổi lao động và các hộ gia đình. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. Khu vực nông thôn Việt Nam. 5. Câu hỏi nghiên cứu. - Thực trạng thiếu việc làm của người lao động ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay như thế nào? mức độ và tỷ lệ ra sao? - Thiếu việc làm ở người lao động nông thôn có liên quan đến những vấn đề gì và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình ? 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu và số liệu của các cuộc điều tra về lao động, việc làm, gia đình ở Việt Nam. 6.2. Phương pháp luận. 6.2.1. Quan điểm của các nhà kinh tế học về thất nghiệp và thiếu việc làm. Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp, thiếu việc làm còn có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc gia tăng đi liền với bất bình đẳng, đói nghèo và tệ nạn xã hội. 6.2.2. Quan điểm của Các Mác, Anghen về lao động, việc làm và gia đình. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp, thiếu việc làm là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Và chủ yếu xảy ra ở nhóm người lao động yếu thế : công nhân, nông dân, phụ nữ,... . Gia đình được coi tế bào của xã hội, các cá nhân trong gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất và luôn chịu sự tác động trở lại của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, lao động, việc làm.Theo quan niệm của các ông về sự biến đổi và phát triển của gia đình trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Thất nghiệp, thiếu việc làm tăng khoảng cách giàu – nghèo, bần cùng hóa và mâu thuẫn trong xã hội. 6.2.3. Tiếp cận lý thuyết cơ cấu – chức năng. Lý thuyết cơ cấu – chức năng của Talcot Parsons có nhấn mạnh, gia đình là một thiết chế cơ bản của hệ thống xã hội. Sự đóng góp của các cá nhân cho sự tồn tại của gia đình đồng nghĩa với đóng góp cho sự phát triển xã hội. Chức năng cảu gia đình gắn liền với nhu cầu, hoạt đọng sống của các thành viên, các cá nhân và xã hội. Để đảm bảo cho sự phát triển của gia đình các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất – xã hội, thực hiện quá trình xã hội hóa và chức năng tái sản xuất lao động, tạo ra nguồn lực cho sự phát triển chung. 7. Một số khái niệm liên quan. Nông thôn: là danh từ để chỉ những vùng đất mà đơn vị hành chính được tính bằng xã. Các đơn vị hành chính khác bao gồm các phường thuộc quận nội thành, các phường nội thị và thị trấn đều không được tính là khu vực nông thôn ( Theo : Tổng cục thống kê, một số khái niệm được sử dụng trong điều tra dân số giữa kỳ, 1/4/2004). Người lao động: là khái niệm dùng để chỉ những công dân từ 18 – 55 tuổi đối với nữ, 18 – 60 đối với nam và có khả năng tham gia lao động, trên thực tế họ có thể trực tiếp tham gia lao động hoặc không tham gia lao động. Lao động nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ những người lao động cư trú và sinh sống thường xuyên ở khu vực nông thôn. Gia đình: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình ( Khoản 10, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình). Hộ gia đình: Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng, cùng chunh quỹ thu nhập và chi tiêu, sống chung với nhau cùng một mái nhà với thời gian từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua ( Theo: Số liệu thống kê giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, Tổng cục thống kê, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan). Di cư lao động tự do: Sự di chuyển một cách tự phát về địa lý từ tỉnh này đến tỉnh khác, thường là từ các cùng nông thôn ra thành phố sinh sống của những người lao động giản đơn, nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình. Sự di chuyển này có thể kéo dài nhiều năm, quanh năm, cũng có thể theo thời vụ ( vài tháng, vài tuần). Thất nghiệp: trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x ( Số người không có việc làm/ Tổng số lao động xã hội). Phần 2: Nội dung kết quả nghiên cứu I. Thực trạng thiếu việc làm ở người lao động khu vực nông thôn hiện nay. 1.1. Thực trạng chung về thiếu việc làm của lao động nông thôn hiện nay. Trong giai đoạn 2008-2009, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới bắt đầu từ năm 2007 và đang tiếp tục diễn biến ngày một phức tạp và lan rộng. Một trong những tác động rõ nhất đó là tình trạng sụt giảm của thương mại toàn cầu thể hiện ở sự sụt giảm nhập khẩu hàng loạt hàng hoá tiêu dùng và các nguyên vật liệu từ thị trường bên ngoài. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc làm của người lao động ở các nước, trong đó có Việt Nam: “Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn”( Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động năm 2008). Nhưng một thực tế phổ biến và trầm trọng hơn ở nước ta đó là thiếu việc làm của người lao động ở các vùng nông thôn. Trong bài viết “ Hội nhập Kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ở Việt Nam” của PGS. TS Lê Quốc Lý – Lê Văn Cương thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - việc làm – thất nghiệp (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24 (440) tháng 12/2008), cho thấy sự dịch chuyển về cơ cấu lao động và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa phương và các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thực trạng này còn diễn ra mạnh hơn và kéo theo nhiều tác động với mức độ lớn hơn. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của người lao động. Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động. Trong những năm qua Việt Nam luôn chú trọng và ưu tiên phần vốn ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Kết quả đầu tư ngân sách nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm như sau: “Năm 2006 ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình là 265 tỷ đồng; năm 2007 là 300 tỷ đồng; năm 2008 là 327 tỷ đồng; năm 2009 là 413 tỷ đồng.Vốn ngân sách nhà nước cho chương trình việc làm tăng đều qua các năm, trong đó bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm hàng năm tăng khá: năm 2006 bổ sung quỹ vốn vay giải quyết việc làm là 235.000 triệu đồng; năm 2007: 250.000 triệu đồng; năm 2008: 250.000 triệu đồng; năm 2009: 313.000 triệu đồng”. Tuy nhiên những phân tích trong bài viết cũng cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được cả thị trường nội địa và nước ngoài, đặc biệt tỷ lao động nông thôn chưa qua đào tạo lao động rất lớn. Mặc dù năm 2006- 2007 tạo việc làm cho hơn 3,2 triệu lao động, ước tính năm 2008 tạo việc làm cho 1,615 triệu lao động (đạt 95% kế hoạch) xong tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn ở mức cao và giảm chậm: “Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm dần ( năm 2006: 5,86%; năm 2007: 5,79%, năm 2008: ước đạt 5,75%)”. Đề tài nghiên cứu Thất nghiệp tại Việt Nam của tác giả Đỗ Văn Tính, Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, năm 2009 có chỉ ra rằng: “Tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1- 0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước”. Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà: “Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động. Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất việc làm trong quý I-2009. Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn.” Họ và làng quê họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế: Người lao động được phỏng vấn cho biết, nếu trong năm 2007 họ có thể có việc làm 20 ngày/tháng thì đến cuối 2008, họ chỉ có việc làm khoảng 10 ngày/tháng, trong đó số ngày làm các công việc xây dựng giảm khoảng 70%, các công việc khác như khuân vác, chuyển đồ, thu dọn vệ sinh… giảm khoảng 30%. Tiền tiết kiệm hàng tháng trung bình giảm mạnh và hầu như không có. Trong Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 ( Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, nhà xuất bản thống kê, 2009). Ở Biểu 02. Lực lượng lao động tại 1/9/2009 chia theo giới tính, nhóm tuổi, thành thị/ nông thôn, 6 vùng kinh tế - xã hội và hai thành phố lớn (trang 114) cho thấy tổng dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên là 64.421.000 người, trong đó lao động ở nông thôn là 44.690.600 người ( chiếm 69,37 %). Và trong số đó, số người tham gia vào hoạt động lao động là 49.301.900 người, khu vực nông thôn có 38.364.800 người, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn 1.678.600 người ( chiếm 4,37 %). Ở thành thị có 608.000 người thất nghiệp trong số 13.937.100 người tham gia hoạt động lao động ( chiếm 4,45 %). Như vậy , số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp hơn so với thành thị. Tuy nhiên ở Biểu 2.15 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên, 1/9/2009 như sau: Tỷ lệ thiếu việc làm( %) tổng số nam nữ Cả nước 5,2 5,6 4,8 Thành thị 3,1 3,6 2,7 Nông thôn 6,0 6,4 5,6 Từ những số liệu trên cho thấy mức độ thiếu việc làm của lao động khu vực nông thôn rất cao, gần gấp đôi so với khu vực thành thị ( 6,0% và 3,1%) . Điều đó có nghĩa rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp xong ngwoif lao động ở nông thôn lại đối mặt với thực trạng thiếu việc làm, và cứ 100 người lao động thì có 6 người thiếu việc làm. Một điều đáng quan tâm nữa trong báo cáo chỉ ra: “ Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế có trình độ đại học trở lên cảu khu vực thành thị năm 2009 cao gấp 7 lần so với khu vực nông thôn”( phần 1: các phát hiện chính, trang 11). Điều này lí giải cho thực trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn, thiếu kĩ năng, trình độ và đào tạo chuyên môn, nghiệp do vậy rất khó để tìm kiếm, tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp ổn định. Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của cơ quan này cũng cho thấy: “ tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi hiện là 4,31%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24%. Tỷ lệ lao động nữ thiếu việc làm cao hơn lao động nam”.(Bài: Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị gấp đôi nông thôn, 7/10/2010, nguồn VNECONOMY). 1.2. Thực trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay. Hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5%. Đây là lực lượng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.Thanh niên nông thôn dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là thanh niên nông thôn đang có hạn chế lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp lại ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp: “Thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5% trong tổng số thanh niên cả nước và có đến 94,7% không có chuyên môn nghiệp vụ” ( Minh Hòa, bài : Tạo nhiều “kênh” việc làm cho thanh niên nông thôn, vovnew, 30/10/2010). Theo điều tra của Ban Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí minh, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong thanh niên nông thôn thấp hơn 4 lần so với thành thị; trình độ cao đẳng, đại học trở lên của thanh niên nông thôn thấp hơn 6 lần so với thanh niên thành thị. Qua khảo sát thanh niên tại mộ
Luận văn liên quan