Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ công khai tuyển chọn nhà thầu.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên quan đến dự án (gói thầu):
- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khẳnng thực hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu.
- Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để thương thảo hợp đồng.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
- Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng chung trong một túi hồ sơ.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá được đựng trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt số điểm từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp hồ sơ về giá.
- Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án chìa khóa trao tay.
99 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp, điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ công khai tuyển chọn nhà thầu.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên quan đến dự án (gói thầu):
- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khẳnng thực hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu.
- Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để thương thảo hợp đồng.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
- Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng chung trong một túi hồ sơ.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá được đựng trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt số điểm từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp hồ sơ về giá.
- Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án chìa khóa trao tay.
Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau
- Dự liệu đầy đủ
- Đánh giá công bằng
- Trách nhiệm phân minh
- Bí mật
- Ba chủ thể
Đấu thầu là chế độ được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủ đầu tư, nhà thầu và cả nền kinh tế quốc dân.
Đối với chủ đầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dự án đầu tư trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tư được tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn. Đấu thầu cũng giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủ đầu tư phải am hiểu sâu sắc quy chế đấu thầu và có được đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ năng lực thực hiện yêu cầu công trình.
Đối với nhà thầu, việc thực hiện chế độ đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông tin về dự án, về đối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác. Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực lực của các chủ đầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thựuc hiện quá trình đầu tư.
1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng
Theo C.Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ông cũng coi cạnh tranh là một trong những quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
P.A.Samuelson cho rằng, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường.
Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: canh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.
Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải, song có nhiều điểm chung. Đó là:
- Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thể đều hướng tới chiếm đoạt).
- Có ràng buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ. Đó là đặc điểm nhu cầu của khách hàng, ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường.
- Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và trong không gian không cố định.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nhất định. Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà phải để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những thủ đoạn không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Đó là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.1.1. Tiếp cận về cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có thể tiếp cận theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình các doanh nghiệp xây dựng ganh đua nhau đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, tiến độ thi công để xây dựng công trình thoả mãn một cách tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu.
Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua hết sức gay gắt nhằm mục đích trúng thầu. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chỉ bó hẹp ở khâu đấu thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với những đối thủ khác nhau trong những khoảng thời gian, địa điểm khác nhau, do đó quan niệm theo nghĩa hẹp này sẽ khó xác định được toàn diện các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu
Theo nghĩa rộng: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự đấu tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình và bàn giao theo yêu cầu của chủ đầu tư. Có thể hiểu cạnh tranh theo nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu để có sự chuẩn bị tham gia đấu thầu.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hai trường hợp xảy ra là trượt thầu hoặc trúng thầu. Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng luôn luôn phải tìm kiếm các thông tin để tiếp cận các cuộc đấu thầu. Phân tích và đánh giá thông tin để đưa ra các quyết sách đúng đắn trong việc tham gia đấu thầu.
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng (chủ đầu tư- bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giá cả hợp lý). Còn mục tiêu của nhà thầu là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và ít rủi ro nhất.
- Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi có nhiều chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng công nghệ độc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm xảy ra trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.
- Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau (cạnh tranh giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế của mình về chất lượng, thời gian thi công và chi phí xây dựng công trình. Cạnh tranh, một mặt, sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp; mặt khác, sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh sẽ tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, vì đó là cơ ở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ký được nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, đấu thầu xây dựng có thể xem là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Để thắng thầu được nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp phải có thực lực cạnh tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ tín với chủ đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủ đầu tư hiện tại và chủ đầu tư tiềm năng.
Để dự thầu doanh nghiệp phải tiếp cận với hàng loạt vấn đề, từ khâu thiết kế đến thi công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hoạt động thi công phải được triển khai thực hiện theo một trình tự công nghệ nghiêm ngặt (kỹ thuật và tổ chức thi công) đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và tiết kiệm nhất. Để thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế mong muốn thì d xây dựng phải có bộ máy quản lý đủ năng lực để điều hành sản xuất. Nếu hoạt động đấu thầu xây dựng được xem là hoạt động đầu tiên trong quan hệ giữa doanh nghiệp xây dựng với chủ đầu tư, thì hoạt động bàn giao công trình hoàn thành có thể xem là hoạt động cuối cùng. Những công trình bàn giao cho chủ đầu tư được xem là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận. Hoạt động này có quan hệ tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động thầu xây dựng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bàn giao công trình đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian xây dựng thì uy tín cua doanh nghiệp trên thị trường xây dựng được đề cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bàn giao những công trình xây dựng không đảm bảo như cam kết hợp đồng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
1.2.2. Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên trong) của doanh nghiệp, trong dó có các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Có nội lực là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất cả các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, khả nưng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn đến mức tối đa các đòi hỏi của thị trường.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là toàn bộ những năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra các lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp không cỉ là lợi thế về sản phẩm (chất lượng, giá cả) mà còn có các lợi thế về nguồn lực để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực). Để tồn tại và phát triển bền vững phải không ngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp nhằm tạo ưu thế về mọi mặt như chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công, giá cả v.v.. so với các đối thủ. Trước yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, nếu doanh nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sự thất bại trong cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, buộc các nhà thầu phải tìm mọi biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là việc các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ năng lực có thể để giành lấy phần thắng, phần hơn trước các đối thủ cùng tham dự thầu.
1.2.2.2. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư căn cứ vào những chỉ tiêu chủ yếu sau của nhà thầu sau:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu;
- Tài chính;
- Tiến độ thi công;
- Giá dự thầu.
Trong các chỉ tiêu trên, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến ba chỉ tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp xây dựng sử dụng như những phương thức trọng tâm trong quá trình cạnh tranh đấu thầu, cụ thể:
Phương thức 1: Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Trong đấu thầu, chỉ tiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt đảm bảo được hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng thấu cao.
Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố nó thể hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp xây dựng như:
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp;
- Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến;
- Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giá bỏ thầu của doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở: Năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dự án, địa điểm của dự án, phong tục tập quán của địa phương có dự án được thi công.
Việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà thầu như để kiếm lợi nhuận, công ăn việc làm hay mở ra thị trường mới. Một nhà thầu thường xây dựng các mức giá khác nhau với những mục tiêu đạt được khác nhau. Tuỳ theo từng công trình cụ thể, tiềm lực nguồn lao động, khả năng về vốn, thiết bị máy móc v.v.. mục tiêu tham gia đấu thầu có chính sách định giá khác nhau trong việc quyết định giá bỏ thầu.
Phương thức 2: Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng công trình là tập hợp các thuộc tính của công trình trong điều kiện nhất định về kinh tế kĩ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau về tính cơ, lý, hoá của công trình mà chủ đầu tư đặt ra.
Doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình. Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp xây dựng. Nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng công trình tăng lên sẽ góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường.
- Nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Trong phương thức cạnh tranh bằng chất lượng công trình, các nhà thầu xây dựng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết thực hiện của công trình đang được tổ chức đấu thầu xây dựng mà còn cạnh tranh với nhau qua chất lượng các công trình khác đã và đang được xây dựng.
Chất lượng là một trong những yêu cầu chủ yếu đối với mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng của sản phẩm là công trình xây dựng lại càng là một yếu tố quan trọng, cũng chính vì vậy mà chất lượng công trình là một công cụ mạnh để cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
Phương thức 3: Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của doanh nghiệp trong công tác thi công công trình. Chịu sự ảnh hưởng về sự cam kết đối với chất lượng, an toàn lao động và thời hạn bàn giao công trình. Thông qua tiến độ thi công của các công trình đã và đang thi công, chủ đầu tư có thể đánh giá nhà thầu về các khía cạnh tranh độ quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy móc thiết bị, nhân lực của nhà thầu.
1.2.3. Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
1.2.3.1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh
Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu.
Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả, chất lượng của việc dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng của các công trình trúng thầu.
Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.
Tỷ lệ này được tính như sau:
Tính theo số dự án (hoặc số gói thầu dự thầu)
T1 = x 100 (%) (1)
Trong đó: T1: Là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu
Dtt: Là số dự án (số gói thầu) thắng thầu
Ddt: Là số dự án (số gói thầu) dự thầu
Tính theo giá trị dự án (hoặc gói thầu)
T2 = x 100 (%) (1)
Trong đó: Là tỷ lệ trúng thầu theo giá trị dự án (gói thầu)
Gtt: Là giá trị của các dự án (gói thầu) trúng thầu
Gdt: Là giá trị của các dự án (gói thầu) dự thầu
1.2.3.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Về năng lực và kinh nghiệm
Đây là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án (gói thầu). Chỉ tiêu này thể hiện khả năng hiện có của mỗi một nhà thầu về tổng thể khả năng trên các mặt: Kinh nghiệm, trình độ nhân lực, khả năng về tài chính với những tiêu chuẩn nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dự án (gói thầu). Tiêu chuẩn này được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu
Tiêu chuẩn
Nhà thầu
Kinh nghiệm (K)
Nhân lực (N)
Tài chính (T)
NT1
K1
N1
T1
NT2
K2
N2
T2
…
…
…
…
NTn
Kn
Nhà nước
Tn
Trong đó:
- K là tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu: Được đánh giá bằng số năm kinh nghiệm hoạt động hoặc số lượng các hợp đồng quy mô tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây với các điều kiện tương tự.
- N là tiêu chuẩn nhân lực của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng, trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật.
- T là tiêu chuẩn năng lực tài chính của nhà thầu được đánh giá bằng chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.
- n: Số nhà thầu tham dự, i = 1 ( n
Nhà thầu được xác định là đủ năng lực kinh nghiệm để tham gia dự thầu khi:
Ki ≥ Ko với (i = 1( n)
Ni ≥ Ko với (i = 1( n)
Ti ≥ Ko với (i = 1( n)
Trong đó:
Ko: Mức kinh nghiệm tối thiểu của nhà thầu
No: Số lượng và trình độ nhân lực tối thiểu của nhà thầu;
To: Khả năng về tài chính tối thiểu của nhà thầu.
Ko, No, To được bên mời thầu qui định