Đề tài Thực trạng và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Quản lý nhà nước về thương mại là sự tác động có định hướng ,có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết định,người tổ chức ,người điều hành và tác động tới doanh nghiệp ,các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường cả nước ,thị trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công phân cấp quản lý. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý thương mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa ,chính sách,luật pháp và các quyết định khác về thương mại để tác động tới các chủ thể người bán ,người mua trên thị trường .Sự tác động của các hệ thống quản lý nhà nước về thương mại đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể ,xác định trong từng thời kỳ.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I. Cơ sở lý luận  3   1.Khái niệm. và một số đặc điểm của quản lý nước về thương mại nhà  3   2.Chức năng quản lý nhà nước về thương mại  3   3.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại  7   II.Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam  9   2.1.Thị trường XK gạo của Việt Nam Những năm qua (từ 1989 đến nay)  9   2.1.1.Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam  9   2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm  9   2.1.1.2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu  12   2.1.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam  15   2.1.1.4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam  17   2.1.2. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo  19   2.2.Các chính sách xuất nhập khẩu  21   2.2.1 Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư...)  21   2. 2. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu  24   III.Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo  27   3.1.Định hướng và mục tiêu xuất khẩu gạo  27   3.1.1.Cơ chế mới  27   3.1.2.Định hướng mục tiêu xuất khẩu gạo  27   3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo  28   3.2.1.Về phía chính phủ  28   3.2.1.1.Các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu  28   3.2.1.2.Các giải pháp về luật pháp, chính sách  29   3.2.1.3. Các giải pháp về đầu tư  31   3.2.1.4. Các giải pháp về thị trường  34   3.2.2. Về phía doanh nghiệp  37   3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu  37   3.2.2.2. Nâng cao giá xuất khẩu  38   3.2.2.3. Mở rộng phân phối thị trường  40   3.2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ kinh doanh  44   3.2.2.5. Áp dụng các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật  46   3.2.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực  47   Kết Luận    I.Cơ sở lý luận 1.Khái niệm và một số đặc điểm của quản lý nhà nước về thương mại * Quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại là sự tác động có định hướng ,có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết định,người tổ chức ,người điều hành và tác động tới doanh nghiệp ,các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường cả nước ,thị trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công phân cấp quản lý. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý thương mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa ,chính sách,luật pháp và các quyết định khác về thương mại để tác động tới các chủ thể người bán ,người mua trên thị trường .Sự tác động của các hệ thống quản lý nhà nước về thương mại đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể ,xác định trong từng thời kỳ. *Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại mang những đặc điểm chung của quản lý nhà nước về kinh tế.Mọi loại hình quản lý về kinh tế bao gồm hai hệ thống là các cơ quan quản lý và đối tượng quản lý.Con người là trung tâm của quản lý nằm ở hai hệ thống,do vậy mọi quản lý suy cho cùng là quản lý con người,vì con người .Quản lý bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngược,nếu không có thông tin quản lý sẽ không thể thực hiện hiệu quả.Quản lý kinh tế luôn hướng vào mục tiêu xác định và phải có giải pháp thực hiện mục tiêu đã vạch ra. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mại Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương mại gắn liền với quá trình kinh tế xã hội ,các lợi ích cần đạ được từ thương mại trong từng thời kỳ cụ thể .Mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại bị chi phối bởi mục tiêu quản lý kinh tế xã hội mà Đảng ,Nhà nước đã vạch ra .Mục tiêu bao trùm của quản lý nhà nước về thương mại là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định ,bền vững và đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu ,quản lý nhà nước về thương mại cần phải có quá trình tổ chức công nghệ và kỹ thuật để vận hành ,phải sử dụng các công cụ ,phương hướng mục tiêu ,phù hợp với lợi ích mong muốn trong mỗi thời kỳ. Quản lý nhà nước về thương mại bao gồm quản lý các chủ thể thương nhân ,các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như hoạt động trao đổi của họ cùng cơ sở hạ tần vật chất kỹ thuật thương mại .Quản lý nhà nước về thương mại còn bao gồm việc kiểm tra sự chấp hành chính sách,pháp luật và các định chế khác có liên quan tới lĩnh vực thương mại .Nó liên quan tới nhiều cấp ,nhiều ngành và đòi hỏi phải có sự phối hợp trong nước và quốc tế .tiện mang tính liên ngành để điều tiết hoạt động thương mại theo định 2.Chức năng quản lý nhà nước về thương mại 1.2.1.Chức năng kế hoạch hóa về thương mại Kế hoạch hóa thương mại là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược ,quy hoạch,kế hoạch ,chương trình dự án phát triển thương mại của quốc gia bao gồm phạm vi cả nước ,của từng địa phương từng vùng và theo từng ngành hàng ,ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu ,mục tiêu của tiến trình CNH,HDH đất nước và hội nhập quốc tế. Nhà nước thực hiện chức năng kế hoạch hóa của mình để định hướng,hướng dẫn hoạt động thương mại và đầu tư của chủ thể tham gia thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế .Giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn chiến lược,chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển. Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận thông tin từ các văn bản kế hoạch hóa như các chiến lược và dự báo phát triển kinh tế ,thương mại và thị trường. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại cần phải đổi mới nhận thức về kế hoạch hóa ,cải tiến nội dung ,phương pháp và hoàn thiện bộ máy kế hoạch hóa thương mại ,tăng cường các phương tiện kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin quản lý,nâng cao trình độ nguồn nhân lực công tác chiến lược ,quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại ,nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày nay. 1.2.2.Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý,sử dụng bộ máy quản lý này để hoạch định các chiến lược ,quy hoạch các ,chính sách,các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại .Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc chức năng quản lý của nhà nước ,nhằm đưa chính sách ,pháp luật vài thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp,biến chiến lược ,quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại thành hiện thực. Hoạt động thương mại rất đa dạng ,diễn ra trên phạm vi cả nước và từng địa phương ,từng vùng ,ở cả thị trường trong và ngoài nước ,liên quan tới nhiều bộ ngành .Do vậy ,nhà nước phải phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thương mại ,các cấp trung ương và tỉnh ,giữa các ngành thương mại dịch vụ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế ,giữu chính phủ ,quốc hội ,tòa án và cơ quan khác . 1.2.3.Chức năng lãnh đạo ,điều khiển các hoạt động thương mại Nhà nước là người đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trường ,đảm bảo thực thi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp,bằng luật pháp ,khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.Một mặt ,nhà nước hướng dẫn ,kích thích doanh nghiệp hoạt động theo định hướng đã vạch ra.Mặt khác ,nhà nước phải điều tiết thị trường ,can thiệp khi cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô ,duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia ,giữ vững sức mua của tiền tệ ,đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng .Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều tiết thị trường và quan hệ thương mại ,xử lý mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi đó .Những biện pháp khuyễn khích hay hạn chế trong thương mại quốc tế thường được sử dụng là các chính sách kinh tế như ; thuế ,lãi suất ,giá,tỷ giá,trợ cấp khác và các công cụ phi thuế.Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật để ràng buộc quan hệ trao đổi ,buôn bán của các chủ thể kinh doanh trên thị trường ,không phân biệt đó là nhà kinh doanh trong nước hay nước ngoài . 1.2.4.Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi ,các hoạt đông thương mại. Nhà nước kiểm soát tất cả các quan hệ trao đổi buôn bán trên thị trường giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức bằng việc sử dụng các phương pháp ,công cụ khác nhau .Nhà nước kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực ,tài sản quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Phát hiện những lệch lạc nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định chính sách của nhà nước như buôn bán hàng cấm ,kinh doanh các dịch vụ không được cấp phép ,gian lận thương mại buôn lậu ,làm hàng giả …Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại.Ngoài ra nhà nước cũng phải kiểm tra đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thương mại của nhà nước các cấp cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại trong từng giai đoạn để có biện pháp đổi mới và tăng cường cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 3.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại 1.3.1. Định hướng ,hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi Nhà nước định hướng,hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư cà kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế ,nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển thương mại.Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,cải thiện đời sống dân cư và nâng cao phúc lợi xã hội. 1.3.2.Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh Môi trường thương mại và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách luật pháp và thủ tục hành chính .Các thông tin về kế hoạch hóa thương mại nếu bị thiên lệnh trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp ,các quy định chính sách nếu phân biệt đối xử sẽ bóp méo cạnh tranh ,thủ tục hành chính rườm rà ,khuân khổ pháp lý nếu không đầy đủ đồng bộ ,nhất quán ,minh bạch sẽ gây trở ngại cho thương mại trên nhiều mặt ,dẫn đến cả tổn thất về vật chất ,tinh thần, Do vậy,nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập ,cải thiện môi trường kinh doanh ,nhất là trong điều kiện moi trường kinh doanh luôn có sự vận động ,biến đổi không ngừng. 1.3.3.Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp thương mại Nhà nước là người tiếp cận ,can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn trên thị trường .Nhà nước mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong mua và bán ,trong nhập khẩu và xuất khẩu ,mâu thuẫn giữa kinh doanh đúng đắn ,trung thực và kinh doanh bất hợp pháp ,giữa kinh doanh hàng thật và hàng giả … Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về pháp luật,các định chế cần thiết để thực hiện và cướng chế việc thi hành luật ,giả quyết tranh chấp thương mại thông qua hệ thống luật pháp và hệ thống hành pháp . 1.3.4.Điều tiết quan hệ thị trường ,các hoạt động thương mại Các quan hệ thị trường ,các hoạt động trao đổi tự nó không phải bao giờ cũng cân đối và hiệu quả .Theo quy luật thị trường ,các chủ thể kinh doanh luân quan tâm tới việc bố trí nguồn lực đến nơi có điều kiện sản xuất và thương mại thuận lợi ,bán được giá cao ,tìm kiếm lợi nhận dẫn tới việc phân bổ nguồn lực mất cân đối giữa các vùng miền .Do vậy,nhà nước phải điều tiết các quan hệ trao đổi ,các hoạt động thương mại để hạn chế nhược điểm trên nhằm đảm bảo tính cân đối và để mọi người dân đều được hưởng thành tựu kinh tế xã hội ,để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân . Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ ,biện pháp khác nhau để điều tiết thị trường và thương mại xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi.Những biện pháp khuyến khích hay hạn chế thương mại thường được sử dụng là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan .Để điều tiết thị trường ,trong nhiều trường hợp nhà nước phải sử dụng thực lực kinh tế nhà nước để điều hòa cung cầu ,ổn định giá cả thị trường ,nâng cao sức mua của xã hội . 1.3.5.Giám sát ,kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng hướng tới mục tiêu cụ thể phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ .Do vậy ,thông qua thực hiện các chức năng của quản lý ,nhà nước sẽ giám sát ,kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch ,những mâu thuẫn bất hợp lý trong quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sự phát triển cho phù hợp.Các mục tiêu của thương mại mang tính bền vững bao gồm mục tiêu về kinh tế xã hội ,về môi trường văn hóa ,trong đó mục tiêu kinh tế không chỉ là số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của tăng trưởng thương mại .Việc kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương mại đòi hỏi phải có sự phối hợp giữu các cấp và ngành ,giữa trung ương và địa phương ,giữu trong nước và quốc tế ,nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ ,trong các vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại. II.Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam 2.1.Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam Những năm qua (từ 1989 đến nay) 2.1.1.Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm Năm 1989, lần đầu tiên kể từ sau khi thống nhất nước nhà (năm 1975), Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới với số lượng khá lớn 1,4 triệu tấn. (Trước đó Việt Nam không những không tiếp tục xuất khẩu được gạo, ngược lại mỗi năm đều phải nhập thêm gạo và các lương thực khác, năm cao nhất lên 2 triệu tấn). Từ đó đến nay xuất khẩu tăng trưởng tương đối đều đặn và liên tục, năm 1995 xuất được 2 triệu tấn, năm 1999 xuất được 4,5 triệu tấn. Bảng 1 thể hiện rõ kim ngạch tăng đều qua các năm từ 1989-2000. và tăng cường sản xuất trong nước, cộng thêm khủng hoảng dầu lửa. Các tác động này đã làm giá gạo trên thị trường thế giới bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, Năm 2000, khủng hoảng tài chính trong khu vực làm 2 trong số 5 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Indonesia và Phillipin đã giảm lượng nhập khẩu gạo cho đến cuối năm xuất khẩu gạo của Việt Nam so với năm 1999 bị giảm đi 15,5% về lượng và 16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2000 xuống còn 668 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trước năm 1999, gạo luôn là một trong năm mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Trong sáu tháng đầu năm 2001, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,18 triệu tấn, với mức kim ngạch 314 triệu USD, tăng 34,5% về số lượng và 6,3% về giá so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2001, xuất khẩu đạt trên 3,6 triệu tấn, trị giá trên 600 triệu USD, tăng khoảng 5% về lượng so với năm 2000. Cả năm 2002, cả nước xuất khẩu trên 3,2 triệu tấn gạo, trị giá 608 triệu USD. Năm 2003 lượng gạo xuất khẩu dự kiến sẽ ở mức 3,4 - 3,5 triệu tấn. Theo nguồn tin từ bộ Thương mại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng thuận lợi. Ngoài ra, chưa kể lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Tây Nam sang Lào và Campodia, nhưng nhiều nhất qua biên giới phía Bắc sang Trung Quốc. Từ năm 1989 - 000, số gạo buôn bán tiểu ngạch ước tính trên 2,5 triệu tấn với giá trị khoảng trên 500 triệu USD. Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1998 chiếm gần 18,8% tổng xuất khẩu gạo thế giới - đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Hiện nay thị phần gạo của Việt Nam là 18,44% so với Thái Lan là 22,2%. Về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gạo chiếm trung bình 11 - 12%, đứng vị trí thứ hai, sau dầu thô. Bảng1- sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2000 Năm  Sản lượng xuất khẩu (triệu tấn)  Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)   1989  1,425  321,811   1990  1.624  310,403   1991  1,035  243,941   1992  1,946  418,400   1993  1,728  360,900   1994  1,983  449,500   1995  1,988  546,800   1996  3,040  868,270   1997  3,575  899,025   1998  3,730  1024,752   1999  4,550  1035,090   2000  3,476  667,000   Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới, Hướng xuất khẩu NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.179. Như vậy, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên, đột biến trở thành nước xuất khẩu thứ ba thế giới, sau Thái Lan và Mỹ và từ năm 1997 đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong 14 năm (1989 - 2002), xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 37 triệu tấn, với kim ngạch 8 tỷ USD. Những kết quả khả quan này là do có nhiều thuận lợi như tự do mậu dịch gia tăng, các rào cản kỹ thuật trong buôn bán từng bước được dỡ bỏ, nhu cầu gạo tăng lên và có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, vai trò của Chính phủ trong việc mạnh dạn mở rộng thị trường cho mặt hàng gạo. Kết quả là nhiều thoả thuận cấp chính phủ về xuất khẩu gạo đã được ký kết, riêng năm 2001 đã vượt con số 1 triệu tấn, chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu. 2.1.1.2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu Trong mậu dịch gạo quốc tế, cũng giống những mặt hàng khác, chất lượng gạo gắn liền với hiệu quả xuất khẩu và cũng là công cụ cạnh tranh hàng đầu hiện nay, đặc biệt khi xuất khẩu sang các nước phát triển và các nước NIC. Vì trên thế giới ngày càng bộc lộ rõ xu hướng tăng lên về loại gạo có phẩm chất cao. Điều này thể hiện lượng tiêu thụ và giá cả của gạo phẩm chất tốt ngày càng tăng trong khi nhu cầu về loại gạo phẩm cấp thấp ngày càng giảm. Để đánh giá chất lượng gạo, người ta căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như hình dáng, kích cỡ hạt gạo, độ bóng, độ đồng đều, mùi vị, màu sắc, thuỷ phần, tỷ lệ tấm, tỷ lệ tạp chất. Hay gạo phải thơm, dẻo, giá trị dinh dưỡng cao, ưa nhìn và “sạch” - yêu cầu vệ sinh dịch tễ. Bảng 5 dưới đây cho thấy rõ tình hình chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua (xét theo tiêu thức tỷ lệ tấm). Bảng 2– Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua (đơn vi: %) Năm  Loại gạo 5% tấm  Loại gạo 10% tấm  Loại gạo 15% tấm  Loại gạo 20% tấm  Loại gạo 25% tấm  Loại gạo 35-40% tấm   1989  0,3  -  -  2,3  5,0  92,4   1990  3,3  13,1  5,9  2,0  20,2  55,5   1991  6,0  30,0  3,0  8,0  26,4  26,6   1992  18,5  20,8  13,0  1,2  15,4  31,1   1993  25,7  25,6  13,3  8,2  14,7  12,5   1994  42,3  23,6  4,1  8,5  6,7  14,8   1995  30,6  22,3  13,8  11,6  16,5  5,2   1996  30,6  17,7  5,5  6,2  21,7  18,3   1997  27,4  16,2  7,1  1,2  35,9  12,2   1998  26,9  26,2  13,9  0,4  30,8  1,8   Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.187. Xét theo tỷ lệ tấm, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung tăng rõ rệt. Năm 1989, loại gạo 5% tấm gần như không có, chỉ chiếm 0,3% (chủ yếu loại gạo 35% tấm), đến năm 1994 đã chiếm tới 42,3% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Cả hai loại gạo tốt (tỷ lệ 5 và 10% tấm) chiếm 0,3% tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 1989 đã lên tới 65,9% năm 1994. Ngược lại, cấp loại gạo xấu (tỷ lệ tấm 35 và 45%) năm 1989 chiếm 92,4% đã giảm xuống 5,2% năm 1995 và 1,8% năm 1998 của tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, đó chỉ là tiến bộ trong cải thiện độ gẫy của gạo. Gạo 5% tấm của Thái Lan hơn hẳn của ta về mùi vị, hình dáng, kích thước và tỷ lệ thuỷ phần. Tuy nhiên, cùng
Luận văn liên quan