Năm 2016, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Chỉ số VN-Index có mức tăng ấn tượng - tăng 15% - đã giúp đưa Việt Nam đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mức vốn hóa thị trường đạt trên 1.900 nghìn tỷ đồng, tương đương 45,5% GDP, tăng 40% so với cuối năm 2015. Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015.
Đặc biệt, trong năm 2016 hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DN diễn ra mạnh mẽ. Tính trong 11 tháng đầu năm đã có 66 DN đấu giá cổ phần hóa với tổng giá trị đạt hơn 8,1 nghìn tỷ đồng; tổ chức 32 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị đạt 2,6 nghìn tỷ đồng.
Trước những biến động chính trị, kinh tế trên thế giới trong năm vừa qua, Ủy ban Chứng khoán đã có biện pháp gì để giúp TTCK trong nước phát triển ổn định?
Mặc dù chịu những ảnh hưởng nhất định từ các biến động tình hình kinh tế, chính trị quốc tế nhưng trong năm qua, VN-Index vẫn tăng khoảng 15% so với cuối năm 2015 là những tín hiệu rất tích cực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Để đạt được kết quả này, Chính phủ và các cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán) đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ thị trường.
Thứ nhất, Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhằm hỗ trợ DN, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục cải thiện đã hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Thứ hai, quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn và gắn cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng nguồn hàng chất lượng cho thị trường, tạo điều kiện thu hút dòng tiền đầu tư.
Thứ ba, Uỷ ban Chứng khoán đã chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán triển khai các biện pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trường, như: rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+2, cho phép giao dịch
50 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP CK Rồng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG
----------------
BÙI ĐĂNG KHOA
MSSV: 1254020107
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CTCP CK RỒNG VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG
----------------
BÙI ĐĂNG KHOA
MSSV: 1254020107
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CTCP CK RỒNG VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN ĐỨC VINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Thầy – Nguyễn Đức Vinh, Giảng viên trường Đại học Mở TP.HCM đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm bài.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần chứng khoán Rồng Việt đã tạo điều kiện cho em được thực tập và cung cấp thông tin cho em để hoàn thành bài báo cáo này.
TP. HCM, Ngày ... tháng ... năm 2017
Sinh viên thực tập
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Công Ty Cổ phần CK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
RỒNG VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------ ----------------------------------
NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP
Kính gửi: Khoa Kinh tế và Quản Lí Công, Trường Đại học Mở Tp.HCM.
Trong thời gian từ ngày 02/10/2017 đến ngày 17/11/2017, Đơn vị chúng tôi có nhận sinh viên BÙI ĐĂNG KHOA MSSV: 1254020107 của Trường đến thực tập tại đơn vị, Sau khi hoàn tất quá trình thực tập, chúng tôi có nhận xét về quá trình thực tập như sau:
Nội dung đánh giá
Kém
Yếu
Trung
bình
Khá
Giỏi
1. Kiến thức: (Vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng)
Kiến thức về ngành đã học
Ứng dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trìnhlàm việc
Tiếp thu kiến thức mới để nâng cao trình độ và chia sẻ vớiđồng nghiệp
Kiến thức về xã hội, kinh tế, văn hóa đảm bảo cho công việc
2. Kỹ năng: (Vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng)
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp
Các kỹ năng mềm (giao tiếp, trình bày, quản lý thời gian, tổchức công việc,...)
Kỹ năng tin học, ngoại ngữ phục vụ công việc
Kỹ năng hành chính văn phòng (soạn thảo, in ấn, photocopy, lưu trữ, đọc văn bản,...)
3. Thái độ: (Vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng)
Đạo đức, trách nhiệm với công việc, tinh thần kỉ luật
Quan hệ tương thân, thân thiện, hỗ trợ đồng nghiệp
Lắng nghe, góp ý xây dựng, có tính cầu thị
Cần mẫn, nhiệt tình, trung thực, tác phong nghiêm túc, thái độchuyên nghiệp
Kết quả thực tập: £Đạt £Không Đạt
Một số ý kiến khác:
TP. HCM, Ngày ... tháng ... năm 2017
Lãnh đạo đơn vị
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP. HCM, Ngày ... tháng ... năm 2017
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
NGUYỄN ĐỨC VINH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
CTCK
Công ty chứng khoán
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
DT
Doanh thu
TTCK
Thị trường chứng khoán
VCSH
Vốn chủ sở hữu
CTCP
Công ty cổ phần
MGCK
Môi giới chứng khoán
NV
Nguồn vốn
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CP
Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
NV
Nguồn vốn
TS
Tài sản
LNST
Lợi nhuận sau thuế
DTT
Doanh thu thuần
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CPCK
Cổ phần chứng khoán
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ & BẢNG
Biểu đồ 2. 1 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu của VDS 20
Biểu đồ 2. 2 - Tốc độ tăng trưởng danh thu của CTS 21
Biểu đồ 2. 3 - Tỷ lệ % doanh thu hoạt động MGCK/ tổng doanh thu của VDS 21
Biểu đồ 2. 4 - Tỷ lệ % doanh thu hoạt động MGCK/ tổng doanh thu của CTS 21
Biểu đồ 2. 5 - Tốc độ tăng trương doanh thu hoạt động MGCK của VDS 22
Biểu đồ 2. 6 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động MGCK của CTS 22
Biểu đồ 2. 7 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động lưu ký chứng khoán của VDS 22
Biểu đồ 2. 8 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động lưu ký chứng khoán của CTS 23
Biểu đồ 2. 9 - Thị phần của VDS 23
Biểu đồ 2. 10 - Tốc độ tăng trưởng khách hàng 23
Biểu đồ 2. 11 - Thị phần của CTS 24
Bảng 2. 1 - Thống kê tài khoản giao dịch của VDS từ 2014 - 2016 20
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 - Cơ cấu tổ chức của Rồng Việt 17
Hình 2. 2 - Quy trình mở tài khoản giao dịch chứng khoán 18
Hình 2. 3 - Phí giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư 19
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Năm 2016, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Chỉ số VN-Index có mức tăng ấn tượng - tăng 15% - đã giúp đưa Việt Nam đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mức vốn hóa thị trường đạt trên 1.900 nghìn tỷ đồng, tương đương 45,5% GDP, tăng 40% so với cuối năm 2015. Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015.
Đặc biệt, trong năm 2016 hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DN diễn ra mạnh mẽ. Tính trong 11 tháng đầu năm đã có 66 DN đấu giá cổ phần hóa với tổng giá trị đạt hơn 8,1 nghìn tỷ đồng; tổ chức 32 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị đạt 2,6 nghìn tỷ đồng.
Trước những biến động chính trị, kinh tế trên thế giới trong năm vừa qua, Ủy ban Chứng khoán đã có biện pháp gì để giúp TTCK trong nước phát triển ổn định?
Mặc dù chịu những ảnh hưởng nhất định từ các biến động tình hình kinh tế, chính trị quốc tế nhưng trong năm qua, VN-Index vẫn tăng khoảng 15% so với cuối năm 2015 là những tín hiệu rất tích cực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Để đạt được kết quả này, Chính phủ và các cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán) đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ thị trường.
Thứ nhất, Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhằm hỗ trợ DN, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục cải thiện đã hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Thứ hai, quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn và gắn cổ phần hóa với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng nguồn hàng chất lượng cho thị trường, tạo điều kiện thu hút dòng tiền đầu tư.
Thứ ba, Uỷ ban Chứng khoán đã chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán triển khai các biện pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trường, như: rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+2, cho phép giao dịch ngược chiều trong cùng 1 phiên, áp dụng đơn vị yết giá mới và nâng khối lượng đặt lệnh tối đa, đưa vào sử dụng bộ chỉ số chung cho toàn thị trường. Các biện pháp này đã giúp thanh khoản tăng mạnh (tăng 39% so với năm 2015).
Thứ tư, đã tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cấu trúc TTCK trên cả 4 trụ cột: cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc tổ chức thị trường. Trong đó, đặc biệt triển khai công tác hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ, quy chế để đưa TTCK phái sinh vào hoạt động trong năm 2017.
Đối với thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 được dự báo sẽ khả quan hơn, do sự phục hồi của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ tiếp tục trên đà hồi phục. Còn đối với trong nước, kinh tế vĩ mô được dự báo sẽ tiếp tục ổn định. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam được đánh giá là tích cực trong trung hạn. Năng lực cạnh tranh nền kinh tế được cải thiện nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số thách thức, như: biến động khó lường về giá dầu, điều chỉnh lãi suất của Fed và chính sách nới lỏng của các nước có thể gây sức ép lên tỷ giá, lãi suất, lạm phát và nợ công. Trong khi đó, cơ cấu kinh tế trong nước vẫn đang trong quá trình cải cách. Cùng với đó, một số hiệp định thương mại tự do đang bị trì hoãn triển khai (như TPP) có thể ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại trên toàn cầu và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam trong năm 2017 vẫn được dự báo có nhiều khởi sắc nhờ bốn yếu tố tạo sức bật.
Thứ nhất, công tác cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết đăng ký giao dịch trên TTCK tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt quyết tâm cổ phần hóa, thoái vốn những DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả sẽ giúp tạo ra nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK, mở rộng quy mô thị trường, cải thiện thanh khoản. Đồng thời, với việc nghiên cứu triển khai IPO theo phương thức dựng sổ sẽ giúp thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Thứ hai, chúng ta sẽ vận hành TTCK phái sinh, đồng thời từng bước triển khai sản phẩm liên kết đầu tư, đưa các sản phẩm quỹ đầu tư bất động sản, ETF lên niêm yết giúp đa dạng hoá các sản phẩm chứng khoán, tạo thêm kênh để phòng ngừa rủi ro, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư.
Thứ ba, Ủy ban Chứng khoán cũng đang đề xuất xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung với các tiêu chí, quy định được nâng cao hơn để giúp nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường giám sát, tăng cường tính minh bạch cho thị trường, từ đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường và thu hút dòng vốn nước ngoài.
Thứ tư, chúng ta sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Điều này giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của thị trường tài chính Việt Nam, từ đó thu hút thêm các dòng vốn nước ngoài vào TTCK.
Trong chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 đã xác định rõ nhiệm vụ tiếp tục phát triển TTCK, đảm bảo ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn thiện; công khai, minh bạch và tiếp cận các thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, ngành Chứng khoán tập trung thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết, phát triển các sản phẩm mới, tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN; phát triển cơ sở nhà đầu tư.
Đồng thời, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết trên TTCK. Đối với việc tái cơ cấu tổ chức giao dịch, sẽ từng bước thực hiện sắp xếp lại các mảng thị trường, phát triển hạ tầng công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán sẽ có nhiều giải pháp đồng bộ, trên nhiều phương diện từ việc trình ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi cho đến việc đưa TTCK phái sinh vào hoạt động sẽ hỗ trợ, thúc đẩy thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn nữa. Đây chính là những yếu tố tiền đề quan trọng để cho TTCK của chúng ta tiếp tục phát triển trong năm 2017 và những năm tới.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện có 74 công ty chứng khoán đang hoạt động. Trong số này, phần lợi nhuận mà khối công ty chứng khoán kiếm được trong thời gian gần đây chủ yếu thuộc Top 10 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu và trái phiếu lớn nhất trên cả hai sàn HOSE và HNX. Phần lớn lợi nhuận còn lại thuộc về 10 - 20 công ty tiếp theo, số công ty chứng khoán còn lại hoạt động nhạt nhòa, không tạo được dấu ấn trên thị trường.
Ngay trong Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường, đang có cuộc cạnh tranh khốc liệt về giành giật thị phần, thu hút khách hàng và săn tìm lợi nhuận. Cuộc cạnh tranh về nhân sự không quyết liệt, nhưng cuộc cạnh tranh về công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ.
Thực chất, cuộc cạnh tranh về công nghệ là một bước tiến sâu hơn của cuộc cạnh tranh về nhân sự. Đơn giản là để có những ý tưởng đột phá về công nghệ và được triển khai trên thực tế, nhân sự giỏi là yếu tố đầu tiên và quan trọng hơn cả. Cuộc “cách mạng” này đang diễn ra ở nhiều công ty lớn như: VNDIRECT, TCBSv.v
Vì vậy, dựa vào một số kiến thức đã học cùng một số kinh nghiệm thông qua việc thực tập tại CTCP CK Rồng Việt; phân tích thực trạng hiện tại của Rồng Việt để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Rồng Việt.
Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCP CK Rồng Việt – Hội sở TPHCM” làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình, nhằm trang bị thêm kiến thức về “Nghiệp vụ môi giới chứng khoán”, và để phục vụ cho công việc của mình sau này.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng việt – Hội sở TP.HCM, đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty.
Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng nghiệp vụ môi giới tại C.ty hiện tại ra sao? Giải pháp nâng cao Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán tại Công ty là gì?
Phương pháp nghiên cứu
So sánh đối chiếu
Chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp nghiên cứu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quan sát, phương pháp tổng hợp, . Nghiên cứu dựa trên cơ sở những phương pháp luận như suy diễn và quy nạp để thực thực hiện đánh giá, nhận định hiện thực khách quan, từ đó đúc kết và đề xuất ra giải pháp.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Hội sở Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, 141 Nguyễn du, quận 1, TP.HCM.
Thời gian 2014 – 2016
Nguồn số liệu, dữ liệu
Số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các dữ liệu từ hoạt động thực tế tại Rồng Việt; ngoài ra còn thu thập và tham khảo dữ liệu thứ cấp trên mạng từ các trang web như cafef.vn, cophieu68.vn, thông tin từ báo, tạp chí, sách chuyên ngành và có thể tham khảo thêm từ các luận văn có đề tài tương tự.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và các tài liệu tham khảoNội dung của bài Báo cáo được trình bày gói gọn trọng 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Chương 2: Thực trạng về hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCP CK Rồng Việt
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Hoạt động Môi giới chứng khoán tại CTCP CK Rồng Việt
Chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán
Tổng quan về hoạt động môi giới chứng khoán
Khái niệm môi giới chứng khoán
MGCK là một hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó công ty chứng khoán đại diện cho cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của giao dịch đó.
MGCK là một hoạt động trung gian và sinh lời từ hưởng phí giao dịch. Trong đó, nhân viên môi giới đóng vai trò quan trọng. Họ là người đại diện thực hiện lệnh mua, bán cho khách hàng với “mọi nỗ lực” nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và ngược lại họ sẽ được hưởng tiền hoa hồng hay phí giao dịch.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Với tư cách là một thực thể hoạt động trên TTCK, công ty chứng khoán có thể thực hiện một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư , bảo lãnh phát hành. Trong đó hoạt động môi giới là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của công ty chứng khoán, thực hiện nguyên tắc trung gian trên TTCK.
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty.
Hoạt động môi giới trên thị trường tập trung
Mở, quản lý tài khoản
Lưu ký chứng khoán
Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng
Quy trình thực hiện giao dịch của môi giới tại sàn giao dịch
Các giao dịch đặc biệt
Quy trình thanh toán
Quy trình môi giới chứng khoán
Quy trình môi giới chứng khoán trong công ty chứng khoán bao gồm các bước sau:
Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng
Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Khách hàng được hướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản ” bao gồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán.
- Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường là cao hơn lai suất cho vay của ngân hàng, ngược lại khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:
Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh. Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, telex, fax, hay hệ thống máy tính điện tử tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường.
Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:
Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện. Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn. Hai mẫu lệnh này được in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễ phân biệt.
Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ
Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu): Tên của chứng khoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước.
Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh.
Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định.
Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý.
Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh:
Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lênh tới sở giao dịch để thực hiện.
Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu công ty này là nhà tạo lập thị trường.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh
Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Đối với việc đối chiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao