Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương của huyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ. Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Chính quyền địa phương đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm.v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tập giáo trình.

doc40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5074 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương của huyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ. Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Chính quyền địa phương đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm..v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp… Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tập giáo trình. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.1. Mục đích. Mục đích nghiên cứu của đề tài là : + Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong xã để tìm ra vấn đề cần giải quyết. + Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An 2.2. Nội dung + Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu. +Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. 3. Phạm vi nghiên cứu. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên các lọai hình: nuôi tôm, nuôi cá, nuôi cua của xã trong năm 2010 Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã tiến hành điiều tra các hộ nuôi tôm ở thôn An Xuân, Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình điều tra chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản,… Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS. Để hoàn thành chuyên đề này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại ủy ban xã Quảng An cũng như toàn thể bà con nông dân nuôi trồng thủy sản của xã, và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong đoàn thực tập giáo trình. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức của các thành viên trong nhóm nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, chúng em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản. Là hoạt động sản xuất động thực vật thủy sản có sự kiểm soát của con người trong một phần hay toàn bộ chu kỳ sống của chúng. 1.1.1.2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Nuôi trồng thủy sản cung cấp những loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của các hộ gia đình cũng như trong GDP của đất nước. Ngành này là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tê cho đất nước. Nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một ngành quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt trong cơ cấu kinh tế ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Góp phần đa dạng hóa thêm cơ cấu các ngành này, thúc đẩy sự phát triển. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Ngành nuôi trồng thủy sản thu hút một số lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cho một bộ phận hộ gia đình nông thôn. 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đươc.Đất đai là tư liệu sản xuất song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt khác với các tư liệu khác ở chỗ: diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn, mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý quản lý chặt chẽ diện tích mặt nước cả trên ba mặt pháp chế, kinh tế, kỹ thuật. Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phúc tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều yếu tố môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa hoạt hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xút ngoài trời các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến động khôn lường. Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao. Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trông nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó ngành nuôi tròng thủy sản có tình thời vụ rất rõ rệt. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- là các loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho tùng đối tượng mới thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triền của nó. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động, các tài nguyên thiên nhiên…. Ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế =∆K/∆C Trong đó: ∆K là phần thay đổi của kết quả sản xuất ∆C là phần thay đổi của chi phí sản xuất Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa và chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tao ra nguồn lực đồng thời cả chi phí cơ hội. 1.1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định. GO = ∑Qi x Pi Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm Pi là giá của sản phẩm tương ứng Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích nuôi. VA = GO – IC Trong đó: GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Chi phí trung gian(IC): là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động g - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tao được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất(VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên. 1.1.3.1.1 Diện tích mặt nước. Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặt nước ruộng trũng…. nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là nơi cư ngụ của các loại động thực vật thủy sản và thủy vực bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng đều. Do đó diện tích thủy vực ( mặt nước) tác động mạnh đế hiệu quả và việc phát triển nuôi trồng thủy sản. 1.1.3.1.2. Khí hậu, nguồn nước. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu tác động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản xuất. Mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu và nguồn nước khác nhau. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đền các yêu tố của điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi. 1.1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội. 1.1.3.2.1. Nhân tố xã hội. Các yếu tố xã hội như các yếu tô dân cư, lao động, chính sách về quy hoạch,chính vốn đầu, các chính sách khuyến nông khuyên ngư của địa phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản mang đặc điểm vùng rõ rệt. Mỗi vùng có những đặc điểm về xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi trồng thủy sản từng vùng. 1.1.3.2.2. Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nó đang tác động đến hầu hết càng ngành và các lĩnh vực. Trong nuôi trồng thủy sản cũng thế , việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào quá trình nuôi trồng là một tất yếu, và là một yêu cầu bắt buộc để tăng năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với nuôi các đối tượng có yếu tố rủi ro cao như nuôi tôm, thì việc ứng dụng khoa học vào quá trình nuôi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. 1.1.3.2.3.Nhân tố thị trường. Yếu tố thị trường là một yếu tố tác động sau cùng nhưng nó lại có tác động lớn đến quy mô doanh thu của toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản. Thị trường là nơi quyết định mọi vấn đề về giá, sản lượng bán, doanh thu của người nuôi vì vậy trong quy hoạch nuôi trồng cần chú ý đến nhân tố thị trường, cụ thể cần xác định được một thị trường nhiều tiềm năng cho sản phẩm nuôi trồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở Việt Nam Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gaanf một triệu km vuông. Vùng bờ biển nước ta được bao bọc bởi trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khai thác thủy sản, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đặ biệt là những vùng ven biển, các vùng cửa song, các vùng vịnh, đầm, phá và những vùng nước xung quanh các đảo … là cơ sở để phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm 10,7% so với năm trước, chủ yếu do sức mua của những thị trường tiêu thụ tôm sú nhiều là Mỹ và Nhật Bản giảm mạnh; đồng thời một số diện tích nuôi tôm sú đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và thu nhập cao hơn. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm nay ước tính đạt 13,5 nghìn ha, tăng 75,5% so với năm 2008; sản lượng đạt 63 nghìn tấn, gấp trên 2 lần cùng kỳ năm trước BẢNG 1:TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM QUA 3 NĂM Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  2009/2007        +/-  %   DT NTTS  Ha  993,50  998,75  1.012,10  19,10  1,92   DT nuôi tôm  Ha  515,20  500,10  562,60  47,40  9,20   (nguồn: Tổng cục thống kê, Website: www.gso.gov.vn) 1.2.2. Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Quảng Điền. Với bờ biển dài 126km cùng với hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai có diện tích 21,594 ha, Thừa Thiên Huế là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng đầm phá, nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ đã và đang phát triển mạnh mẽ ở đây. Cùng với xu thế chung của cả nước, diện tích, sản lượng cũng như giá trị thủy sản nuôi trồng tại Thừa Thiên Huế cũng tăng trong những năm gần đây. Nằm trong vùng đầm phá Tam Giang, huyện Quảng Điền có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển nghề nuôi tròng thủy sản. Nhờ đó ngành nuôi trồng thủy đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong các loài nuôi trồng thủy sản hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Điền, tôm sú là loài chiếm ưu thế với gần 90% diện tích nuôi trồng. Tuy nhiên những năm gần đây do việc nuôi tôm thua lỗ và gây ô nhiễm môi trường và được sự hỗ trợ của dự án NAV, huyện Quảng Điền đã chuyển từ hình thức nuôi chuyên tôm sang hình thức nuôi xen ghép ở tất cả các xã. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG AN 2.1. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng An. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý. Xã Quảng An, huyện Quảng Điền là 1 trong 33 xa thuộc vùng Đầm phá Tam Giang, Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 1335 ha trong đó diện tích mặt nước đầm phá là 400,42ha, chiếm gần 30%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành NTTS của địa phương. Xã có 5 thôn và 2 hợp tác xã, trong đó thôn An Xuân giáp với phá Tam Giang, chiếm tới ½ diện tích và dân số của xã, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu của các cán bộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Vị trí của xã được xác định như sau Phía đông: Giáp biển Phía Tây: Giáp Quảng Phước Phía Nam: Giáp Quảng Thành Phía Bắc : Giáp Quảng Công Với vị thế như vậy, địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hôi với các địa phương khác và phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 2.1.1.2. Địa hình. Quảng An là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, được chia làm hai vùng: Vùng 1: Gồm các thôn Mỹ Xá, Đông Xuyên, Phú Lương B, Phước Thanh, chiếm 50% diện tích của Xã. Vùng này không lien quan nhiều đến đầm phá, sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa. Vùng 2 (vùng giáp phá): là thôn An Xuân, chiếm tới 50% diện tích của xã. Đây là vùng phát triển mạnh mẽ về nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi tôm của xã chủ yếu tập trung ở vùng này. Thành phần đất trong vùng ven Đầm Phá có các loại phù sa song biển, đất cát pha, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là cây lúa. Xã Quảng An là một trọng điểm sản xuất lúa của huyện Quảng Điền. 2.1.1.3. Khí hậu. Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm. Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.421 ha trong đó đất nông nghiệp là 650ha chiếm 45,76% với tỷ lệ đất bình quân trên hộ là 0,3ha. Nền
Luận văn liên quan