Đề tài Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đối với các nước đang phát triển việc phát triển kinh tếcho quốc gia không chỉdựa vào tiềm lực và nỗlực bên trong quốc gia đó là đủvì thếcác nước phải dựa vào nguồn lực từbên ngoài trong đó quan trọng nhất là FDI và ODA, mà FDI lại có vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả.Việt Nam cũng là nước đang phát triển nên thu hút FDI là điều có tính chất chiến lược để phát triển kinh tế đất nước.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tếthếgiới, các nguồn đầu tưrót vào các nước đang phát triển đã phục hồi sau ba năm sụt giảm, với hoạt động của các công ty Hoa Kỳ đang ngày càng khẳng định vịtrí số1 trên thếgiới. Triển vọng FDI của Hoa Kỳ đang ởmức cao hiện nay vẫn đang được duy trì. Cụthể, xu hướng tiếp theo của các dòng FDI Hoa Kỳvẫn là chảy vềcác nước đang phát triển. Trong các nước đang phát triển tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước được Hoa Kỳquan tâm nhiều nhất. Với việc trởthành viên thứ150 của WTO và vừa được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chính phủvà Quốc hội Việt Nam thểhiện rất cao quyết tâm đổi mới, vịthếcủa Việt Nam đã được nâng cao hơn nhiều, trởthành điểm hấp dẫn đầu tư ởchâu Á trong con mắt của các nhà đầu tưHoa Kỳ.

pdf150 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.” 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang LỜI CẢM ƠN 2 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ 5 LỚI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM 8 1.1 Định nghĩa, vai trò FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI nói chung 8 1.1.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức FDI 8 1.1.1.1 Định nghĩa FDI 8 1.1.1.2 Đặc điểm của FDI 9 1.1.1.3. Các hình thức FDI 9 1.1.2 Vai trò của nguồn vốn FDI nói chung 10 1.1.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 10 1.1.2.2 Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư 11 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 12 1.1.3.1 Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư 12 1.1.3.2 Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư 12 1.2 Các lý thuyết về FDI 16 1.2.1 Mô hình cái vòng luẩn quẩn của NUSKSE 16 1.2.2 Mô hình MacDouglall-Kempt 18 1.3 Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam 20 1.3.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 21 1.3.2 FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu 21 1.3.3 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 22 1.3.4 FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô 22 1.4 Tình hình thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 23 1.4.1 Đặc điểm hoạt động và xu hướng FDI của Hoa Kỳ hiện nay 23 1.4.1.1 Đặc điểm hoạt động FDI của Hoa Kỳ hiện nay 23 1.4.1.2 Về địa bàn đầu tư 25 1.4.1.3 Về cơ cấu đầu tư 26 1.4.1.4 Về hình thức đầu tư 28 1.4.2 Tình hình FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm gần đây 31 1.4.2.1 Năm 2006 31 1.4.2.2 Năm 2007 33 1.4.2.3 Năm 2008 36 1.4.3 Chiến lược FDI của Hoa Kỳ trong những năm tới 37 1.4.3.1 Một số điều chỉnh trong chính sách đầu tư của Hoa Kỳ 37 1.4.3.2 Chiến lược FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam 39 3 1.5 Kinh nghiệm thu hút FDI từ Hoa Kỳ của một số nước 42 1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 42 1.5.2 Kinh nghiệm của Indonesia 43 1.5.3 Kinh nghiệm của Malaysia 44 1.5.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 45 1.6 Bài học của Việt Nam trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ 48 1.6.1 Mở cửa thu hút FDI nước ngoài từng bước, theo khu vực 48 1.6.2 Phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài 48 1.6.3 Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI nước ngoài 48 1.6.4 Nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn tăng lượng vốn 49 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 50 2.1 Thế mạnh của tỉnh Hà Tây 50 2.1.1 Hà Tây có vị trí địa lí rất thuận lợi 50 2.1.2 Tiềm năng văn hoá-du lịch cực kỳ phong phú 51 2.1.3 Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho đâu tư 54 2.1.4 Tiềm năng phát triển làng nghề và tiểu thủ công nghiệp 55 2.1.5 Tiềm năng phát triển công nghệ cao 56 2.1.6 Hà Tây đón nhận vận hội mới 57 2.2 Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trong những năm qua 57 2.2.1 Đánh giá số liệu 57 2.2.1.1 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005-2006 58 2.2.1.2 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2007 60 2.2.1.3 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2008 62 2.2.2 Những thành công trong công tác thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây 65 2.2.2.1 Hoa Kỳ trở thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây 65 2.2.2.2 Thu hút được các dự án lớn về công nghệ cao 67 2.2.2.3 Hà Tây đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư 67 2.2.3 Những hạn chế trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây 73 2.2.3.1 Công tác GPMB còn vướng mắc 73 2.2.3.2 Cơ chế chính sách còn rườm rà 75 2.2.3.3 Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược 76 2.2.3.4 Nguồn nhân lực thiếu trầm trọng 77 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 79 3.1 Các cam kết đã đạt được của Việt Nam và Hoa Kỳ về đầu tư 79 3.1.1 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ( BTA) 79 3.1.1.1 Đánh giá chung về tác động của BTA với Việt Nam 79 3.1.1.2 Tác động của BTA tới hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 80 3.1.2 Cam kết WTO của Việt Nam liên quan đến đầu tư 87 3.1.2.1 Danh mục hạn chế đầu tư theo cam kết WTO của Việt Nam 88 3.1.2.2 Lĩnh vực dịch vụ 88 3.1.3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư –TIFA 93 3.1.4 Định hướng thu hút FDI của Việt Nam 94 3.1.4.1 Mục tiêu tổng quát 94 3.1.4.2 Mục tiêu cụ thể 95 3.1.4.3 Định hướng thu hút FDI theo ngành, đối tác và vùng lãnh thổ 96 3.2 Định hướng của tỉnh Hà Tây 100 3.2.1 Danh mục 125 dự án đầu tư các lĩnh vực từ năm 2006- 2010 của Hà Tây 100 4 3.2.2 Về phát triển các khu công nghiệp 102 3.2.3 Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo 103 3.2.3.1 Quan điểm phát triển du lịch Hà Tây 103 3.2.3.2 Mục tiêu chung và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 104 3.3 Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 105 3.3.1 Phát huy và định hướng phát triển các KCN,KCNC 105 3.3.1.1 Phát triển khu công nghệ cao Láng –Hoà Lạc 105 3.3.1.2 Tạo đà thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp khác 109 3.3.2 Quy hoạch và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư 110 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực 112 3.3.4 Tăng cường xúc tiến đầu tư 112 3.3.5 Về lĩnh vực du lịch, văn hóa ,dịch vụ giải trí 114 3.3.5.1 Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển du lịch 114 3.3.5.2 Tăng cường đầu tư phát triển du lịch 116 3.3.5.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 118 3.3.5.4 Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch 119 3.3.5.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch 120 3.3.5.6 Về huy động vốn đầu tư cho du lịch 120 3.3.6 Hà Tây phát huy những kết quả của BTA ,TIFA,cam kết WTO 121 3.3.6.1 Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ 122 3.3.6.2 Thực hiện chính sách tự do hóa FDI 122 3.3.6.3 Vận dụng cam kết với WTO để thu hút FDI Hoa Kỳ vào Hà Tây 123 3.3.7 Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội 124 KẾT LUẬN 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC 1 129 PHỤ LỤC 2 132 PHỤ LỤC 3 133 PHỤ LỤC 4 134 PHỤ LỤC 5 135 PHỤ LỤC 6 136 PHỤ LỤC 7 144 PHỤ LỤC 8 145 PHỤ LỤC 9 146 5 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện trong quá trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng- Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội. Trong quá trình tìm kiếm số liệu và các ý tưởng làm luận văn, tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Nhờ đó luận văn của tôi đã được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn rất nhiều. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đầu tư và Kinh tế đối ngoại- Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. 6 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ACFTA Asean – China free trade area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc AFTA Asean free trade area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Co- operation Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương ASEAN Association of South- East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á Bộ KH&CN Bộ Khoa học và công nghệ BTA Bilateral trade agreement Hiệp định thương mại song phương CPIA Chỉ số đánh giá môi trường chính sách và thể chế quốc gia CCN Cụm công nghiệp CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước Điểm CN Điểm công nghiệp EU European union Liên minh Châu Âu EXIMBank Export- import bank Ngânhàng xuất nhập khẩu FDI Foreign direct investemnt Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước 7 GPMB Giải phóng mặt bằng IMF International moneytary fund Quỹ tiền tệ thế giới JICA Japanese investement co- operation agency Cơ quan hợp tác đầu tư Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất MFN Most Favoured Nations Quy chế Tối huệ quốc NHTM Ngân hàng thương mại NT National treatment Quy chế đối xử quốc gia ODA Official development assistance Vốn viện trợ phát triển chính thức OECD Organization for economic co- operating development Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OPIC Overseas private investement company Công ty đầu tư tư nhân nước ngoài QH Quy hoạch SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TIFA Trade and investment frame agreement Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư TNC(s) Throught national company(ies) Công ty xuyên quốc gia Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD United nations’for trade and development Diễn đàn về Thương mại và Phát triển WB World bank Ngân hàng thế giới WEF World economic forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu 8 DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ ĐỀ MỤC Trang Bảng 2.1: FDI của Hoa Kỳ ở một số địa phương lớn tính tới tháng 12 năm 2005 58 Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006 59 Bảng 3.1: Chương 4.Điều 1.Khoản7. của BTA 82 Bảng 3.2: Điều 11 của BTA “Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” 82 Bảng 3.3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Hà Tây giai đoạn 2006- 2010 101 Bảng P.1: Mục tiêu thu hút TNCs của Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 130 Đồ thị 1.1: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến 3/2008 theo vùng (kể cả qua nước thứ 3) 25 Đồ thị 1.2: FDI của Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư (tính đến quý I năm 2008) 29 Đồ thị 1.3: FDI đăng ký của Hoa Kỳ qua các năm (kể cả đầu tư qua nước thứ 3) tính tới năm 2008 30 Đồ thị 2.1: Một số dự án FDI lớn nhất năm 2007 của Hoa Kỳ vào Hà Tây so với các quốc gia khác 61 Đồ thị 2.2: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Hà Tây tới năm 2008 so với một số địa phương (kể cả qua nước thứ 3) 66 Đồ thị 2.3: Hà Tây đứng thứ 2 trong 3 dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong 3 năm 2005, 2006, 2007 67 Đồ thị 2.4: Vốn FDI của Hoa Kỳ so với các đối tác khác đầu tư vào Hà Tây 69 9 tính đến năm 2008 Đồ thị 2.5: Vốn FDI đăng ký của Hoa Kỳ vào Hà Tây và các vùng khác qua các năm 71 Hình 1.1: Mô hình cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển 16 Hình 1.2: Mô hình MacDouglall- Kempt 19 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc thực hiện đề tài Đối với các nước đang phát triển việc phát triển kinh tế cho quốc gia không chỉ dựa vào tiềm lực và nỗ lực bên trong quốc gia đó là đủ vì thế các nước phải dựa vào nguồn lực từ bên ngoài trong đó quan trọng nhất là FDI và ODA, mà FDI lại có vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả.Việt Nam cũng là nước đang phát triển nên thu hút FDI là điều có tính chất chiến lược để phát triển kinh tế đất nước.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới, các nguồn đầu tư rót vào các nước đang phát triển đã phục hồi sau ba năm sụt giảm, với hoạt động của các công ty Hoa Kỳ đang ngày càng khẳng định vị trí số 1 trên thế giới. Triển vọng FDI của Hoa Kỳ đang ở mức cao hiện nay vẫn đang được duy trì. Cụ thể, xu hướng tiếp theo của các dòng FDI Hoa Kỳ vẫn là chảy về các nước đang phát triển. Trong các nước đang phát triển tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước được Hoa Kỳ quan tâm nhiều nhất. Với việc trở thành viên thứ 150 của WTO và vừa được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam thể hiện rất cao quyết tâm đổi mới, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao hơn nhiều, trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới với những làn sóng đầu tư ồ ạt, FDI trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Hoa Kỳ là một trong những đối tác FDI chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam và các địa phương của Việt Nam trong đó có tỉnh Hà Tây. Luận văn này tóm tắt làn sóng FDI mới của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới, nghiên cứu sâu tình hình 10 FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây và đưa ra các giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ cho Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế phát triển đầu tư của đất nước, Hà Tây là một trong những địa phương có chuyển biến vượt bậc về thu hút FDI, trong đó có FDI của Hoa Kỳ. Những năm gần đây Hoa Kỳ đã trở thành đối tác chiến lược của Hà Tây có thể sánh ngang với các đối tác truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc.Với tiềm năng rất lớn về văn hoá, du lịch, đất đai và vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng Hà Tây càng có điều kiện bứt phá trong thu hút FDI của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt trong lĩnh vực du lịch giải trí và công nghệ cao. Việc nghiên cứu vấn đề này là yêu cầu hợp với xu thế của Việt Nam và thời đại. Trong quá trình thực tập tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, tôi nhận thấy việc liên hệ vấn đề trên với sự phát triển hiện nay của Hà Tây, một địa bàn có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư là rất hợp lí. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Luận văn này xem xét thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trên cơ sở thực trạng chung của Việt Nam, đề ra giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ cho Hà Tây. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 20 năm (1988- 2008), trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và tỉnh Hà Tây. Đặc biệt xem xét giai đoạn 2005- 2008 vì giai đoạn này Hà Tây có chuyển biến mạnh mẽ về FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng với khá nhiều dự án lớn của các đối tác và Hoa Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu từ nhiều nguồn tài liệu như website, báo, tạp chí cùng phương pháp quy nạp và mở rộng vấn đề nhằm làm rõ một số điểm nổi lên của FDI hiện nay của Hoa Kỳ tại Hà Tây trên cơ sở tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng các đồ thị và bảng biểu minh hoạ để việc phân tích được sáng rõ và thêm sâu sắc. 5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: 11 Chương 1: Những vấn đề chung về FDI và tổng quan về tình hình thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM 1.1. ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ CỦA FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI NÓI CHUNG 1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức FDI 1.1.1.1. Định nghĩa FDI Có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI:  Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp.  Theo OECD, FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý.  Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư.  Định nghĩa chung nhất cho rằng FDI là một loại hình di chuyển vốn 12 giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.  Như vậy về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các sơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chú sở hữu một phần hay toàn bộ sơ sở đó và trực tiếp quản lí điều hành hoặc tham gia quản lí điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư. Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. 1.1.1.2. Đặc điểm của FDI FDI có 4 đặc điểm cơ bản sau:  Tỉ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư quy định.  Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án.  Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có).  FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. 1.1.1.3. Các hình thức FDI Hiện nay tuỳ theo luật đầu tư của từng nước chia FDI thành 4 hình thức cơ bản là:  Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó bên nước ngoài và bên nước chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập 13 pháp nhân mới, các hoật động đầu tư được quản lí trực tiếp bởi một ban điều hành hợp danh trong khuôn khổ tổ chức doanh nghiệp trong nước.  Hình thức liên doanh là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà.  Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài.  Hình thức BOT và các hình thức phái sinh của nó: là hình thức đầu tư tương đối mới với những đặc điểm cơ bản như phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra kí hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài; sau khi kí hợp đồng phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lí dự án; hoạt động của dự án BOT phải tuân theo một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn là xây dựng, khai thác kinh doanh, chuyển giao. Ngoài ra theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì còn có một số hình thức như hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng thuê tài chính…Trên thực tế, còn có nhiều hình thức khác nữa như mua lại và sáp nhập, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp, khu chế xuất… 1.1.2.Vai trò của nguồn vốn FDI nói chung FDI có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là: 1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư  FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI. 14  FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.  FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát tri
Luận văn liên quan