Qua các vụ trục lợi bảo hiểm ở trên chúng ta có thể thấy một nguyên nhân quan trọng trong vấn đề tồn tại trục lợi bảo hiểm tại Prudential. Trong quá trình thâm nhập và phát triển kinh doanh tại Việt Nam có thể thấy yếu tố về chất lượng môi giới bảo hiểm của công ty chưa được đề cao trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
Hơn nữa với nghiệp vụ bảo hiểm con người, công ty hầu như chưa có các chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Kiến thức về y học, tâm lý xã hội còn nghèo nàn, trình độ và khả năng đánh giá rủi ro còn rất hạn chế. Nguyên nhân này làm cho công ty khó có thể nhanh chóng tiếp cận và khắc phục tai nạn xảy ra đối với khách hàng của mình, tránh xảy ra những rủi ro đạo đức không cần thiết. Ngoài ra khi xác định chính xác tình trạng sức khỏe của người tham gia bảo hiểm, Prudential có thể biết được phương án và pháp đồ điều trị cho bệnh nhân, qua đó xác định được rõ loại thuốc nào được sử dụng đúng, loại nào là sản phẩm bổ trợ để bồi thường cho người tham gia bảo hiểm.
Tiếp theo là đến trình độ thẩm định, kiểm soát hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm sức khỏe còn hạn chế. Đối với hợp đồng bảo hiểm có mức trách nhiệm cao có trả tiền theo chi phí thực tế, hợp lý. Nhưng để xác định thế nào là hợp lý là một điều rất khó khăn.
Mặt khác đạo đức nghề nghiệp chưa được đánh giá cao trong việc lựa chọn nhân viên bảo hiểm trong công ty, mặc dù việc lựa chọn tuyển dụng của công ty hết sức khắt khe chọn lựa được những nhân viên có năng lực chuyên môn cao. Do vậy đã xảy ra tình trạng nhân viên bảo hiểm thay vì tư vấn để thỏa mãn nhu cầu bảo hiểm của khác hàng thì lại cấu kết với người tham gia bảo hiểm để thu lợi bất chính.
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp nhằm giảm thiểu trục lợi bảo hiểm tại Prudential, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM
Khái quát về bảo hiểm
Bản chất và định nghĩa về bảo hiểm
a) Bản chất của bảo hiểm
Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế con người thường có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây ra thiệt hại về người và tài sản. Những rủi ro như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các cá nhân hoặc tổ chức. Có nhiều cách để phòng tránh được con người sử dụng để đối phó với rủi ro, nhưng được sử dụng nhiều nhất, đơn giản nhất, liên quan đến nhiều ngành nhất đó là việc chuyển nhượng rủi ro. Một cá nhân hay công ty khi tự mình không thể chịu đựng được một hoặc nhiều rủi ro lớn, có tính chất thảm họa phải tìm cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho các công ty khác. Khi đã chấp nhận rủi ro, các công ty khác đó phải bồi thường những thiệt hại rủi ro đã thỏa thuận còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả một khoản tiền.
Thực chất của việc bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một người hoặc một số người cho tất cả những người tham gia cùng chịu. Trong số những người tham gia bảo hiểm, thực tế chỉ có một vài người bị tổn thất thực sự, những người còn lại chỉ bị mất phí bảo hiểm. Từ đó chúng ta có thể hiểu được cơ chế hoạt động của bảo hiểm dựa trên cơ sở luật số đông. Càng có nhiều người tham gia bảo hiểm thì xác suất rủi ro đối với từng người càng nhỏ và sự phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất càng hiệu quả.
Tuy nhiên có những quan niệm hiện đại về bản chất của bảo hiểm khi nền tài chính của một quốc gia phát triển cao, người ta cho rằng mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ của việc chuyển nhượng rủi ro, giữa tổ chức bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Nó còn thể hiện tổng thể các mối quan hệ giữa những người tham gia bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm – một hình thức hoàn trả có điều kiện của các khoản dự trữ bẳng tiền. Vì vậy mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm còn thể hiện ở quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm trước hết và chủ yếu được sử dụng đề bù đắp những tổn thất cho người tham gia bảo hiểm khi xẩy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội, sinh họat và họat động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ bảo hiểm còn được sử dụng trang trải các chi phí họat động của chính người bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ, mang tính pháp định ( thuế, phí, lệ phí). Hơn thế nữa nhằm sử dụng phí bảo hiểm có hiệu quả các công ty bảo hiểm còn đầu tư vào các dự án hiệu quả cao. Ngoài ra để hạn chế xác suất của rủi ro có thể xảy đến, người bảo hiểm có thể đầu tư vào các dự án khác để kiểm soát tổn thất chung qua đó giảm thiểu rủi ro của người tham gia bảo hiểm. Cuối cùng phần lãi của người bảo hiểm cho những thành quả trong việc điều tiết nguồn tài chính này, sau khi hoàn thành hết các nghĩa vụ trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm và hưởng các quyền lợi về đầu tư đem lại.
Do vậy, “Bản chất của bảo hiểm là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hính thái giá trị nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho bên được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục”.
b) Định nghĩa về bảo hiểm.
Do việc hiểu bản chất của bảo hiểm trong xã hội có nhiều điểm khác nhau vì phải phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội vì vậy hầu như không có một định nghĩa bảo hiểm nào mang tính chuẩn tắc trong tất cả các xã hội. Trước hết muốn định nghĩa đúng và chính xác bảo hiểm cần hiểu rõ rủi ro trong bảo hiểm. Trong bài khóa luận này chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa về rủi ro như sau: “ Rủi ro là một số hình thức không chắc chắn về hậu quả của một tình huống nhất định trong xã hội”. Thêm vào đó cần phải hiểu rủi ro được bảo hiểm là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra.
Trong cuốn “ Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh” của GS. Ts Hoàng Văn Châu đã định nghĩa như sau bảo hiểm : “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hai, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.
Đây là định nghĩa có thể chính xác đối với trường hợp kinh doanh bảo hiểm nhưng lại không khái quát được tất cả các hoạt động của người bảo hiểm. Tuy nhiên về cơ bản thì nó đã hình dung lên được công việc chủ yếu của người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
Một định nghĩa khác của …..: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp thống kê”.
Về mặt cách hiểu thì định nghĩa này cũng không có nhiều điểm chú ý so với định nghĩa được xác định ở trên, có nhiều chỗ không đầy đủ bằng.
Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc thiên về góc độ kinh tế cũng như kĩ thuật và ít nhiều có sự khiếm khuyết các yếu tố cần thiết của một định nghĩa đầy đủ. Một định nghĩa phù hợp hơn đáp ứng được thêm khía cạnh xã hội, được tham khảo trong sách “Nguyên lí và thực hành bảo hiểm” của tác giả Nguyến Tiến Hùng:
“Bảo hiểm là một họat động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp thống kê”.
Tuy nhiên khi tham khảo một số tài liệu chuyên ngành bảo hiểm có tính chuẩn tắc cao hầu như không thấy một định nghĩa về bảo hiểm một các rõ ràng. Chẳng hạn như trong luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam số 24 – 2000 hay như luật kinh doanh bảo hiểm số 61 – 2010 sửa đổi luật trên cũng không hề nhắc đến định nghĩa về bảo hiểm, hầu như chúng chỉ tập trung vào vấn đề kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên nó có rất nhiều định nghĩa về các khái niệm có liên quan:
1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
5. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
6. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
7. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
8. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
9. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
10. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn:
Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, xảy ra một cách bất ngờ, nhẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không phải bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Theo nguyên tắc này, hai bên của mối quan hệ bảo hiểm người bảo hiểm và người được bảo hiểm – phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng nhau, không được lừa dối nhau. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực. Nguyên tắc này thể hiện:
Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo hiểm khi biết đối tương bảo hiểm đã đến nơi an toàn.
Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro … mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết, cho người bảo hiểm, không được mua bảo hiểm cho đối tương bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất.
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm
Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào, sự an toàn hay không an toàn của một đối tượng bảo hiểm. Người nào đó có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào đó có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo nếu đối tượng bảo hiểm đó an toàn và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm đó được đảm bảo nếu đối tương bảo hiểm đó an toàn và ngược lại, quyền lợi của người người đó sẽ bị phương hại nếu đối tương bảo hiểm đó gặp nạn. Hay nói cách khác, người có lợi ích bảo hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bao rhiểm gặp rủi ro. Người có lợi ích bảo hiểm thông thường là người chủ sở hưu về đối tượng bảo hiểm đo, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Lợi ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong bảo hiểm. Có lợi ích bảo hiểm mới được kí kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường.
Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra người bảo phải bối thương như thế nào để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi
Nguyên tắc thế quyền.
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm , sau khi bồi thường được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm, bồi thường cho mình. Để thực hiện được nguyên tắc, người được bảo hiểm phải cung cấp các bằng chứng như biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ…. cần thiết cho người bảo hiểm.
Phân loại bảo hiểm
Có nhiều cách phân loại bảo hiểm dựa trên các căn cứ khác nhau nhưng phổ biến nhất là phân loại theo cơ chế hoạt động, theo tính chất của hoạt động, và theo đối tượng bảo hiểm.
Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm có thể phân ra:
Bảo hiểm xã hội: Là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp các viên chức, nhà nước, người làm công … trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc, về hưu. Bảo hiểm xã hội có đặc điểm: có tính chất bắt buộc; theo những luật lệ quy định chung; không tính đến những rủi ro cụ thể, không nhằm mục đích kinh doanh.
Bảo hiểm thương mại: Là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Loại bảo hiểm này có đặc điểm: không bắt buộc, có tình đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể; nhằm mục đích kinh doanh.
b) Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm:
- Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: là những hình thức bảo hiểm khác mà không thuộc lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
c) Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm:
- Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản, của tập thể cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá… Thiệt hại được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này mang tính vật chất.
- Bảo hiểm trách nhiệm: đối tượng bảo hiểm trong loại hình này là trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm
- Bảo hiểm con người: đối tượng bảo hiểm là con người hay các bộ phận của cơ thể cong người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn….
Khái quát về trục lợi bảo hiểm
Khái niệm về trục lợi bảo hiểm
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về bảo hiểm, hầu như không có một khái niệm mang tính học thuật đề cập đến vấn đề trục lợi bảo hiểm cả trong giáo trình nào. Tuy nhiên cụm từ “trục lợi bảo hiểm” được nhắc rất nhiều đến trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Theo quy dịnh tại thông tư 31/2004/TTC-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 118 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lời bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm.”
Bên cạnh đó khái niệm này có rất nhiều sự thiếu sót và sự công bằng trong hoạt động bảo hiểm. Đầu tiên là sự thiếu sót về hành vi trục lợi bảo hiểm, chúng ta đều biết rằng hành vi trục lợi bảo hiểm có thể đến từ nhiều nguyên nhân, lí do khác nhau đôi khi chỉ là hành vi vô ý do thông tin bất cân xứng thường xuyên xảy ra, hoặc chỉ có thể là hành vi sai sót do việc cam kết hợp đồng không rõ ràng. Tiếp theo là sự công bằng trong việc trục lợi bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Trên khái niệm của bộ tài chính cũng không đề cập đến trách nhiệm của người bảo hiểm.
Trong nhiều tài liệu học thuật của các nước Anh, Mỹ thì quyền lợi của người bảo hiểm thường được bảo vệ hơn so với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể là trong việc khai báo thông tin trong hợp đồng bảo hiểm trong giáo trình “Bảo hiểm và Nguyên tắc thực hành” của TS. David Bland thì người tham gia bảo hiểm chịu trách nhiệm hoàn toàn “All business transactions should be undertaken in good fail. It effect that is saying that there should be an absense of fraud or frauduienr intenrt. This does not mean that the seller is under any duty to point out the defects in the goods he is selling”.
Tuy nhiên theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam thì lại có sự công bằng giữa người bảo hiểm và tham gia bảo hiểm trong trường hợp kí kết và giải thích hợp đồng . Cụ thể, Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH cũng quy định: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Ngược lại, bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến tài sản mà mình mua bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình thiết kế, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ hợp đồng bảo hiểm, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm chỉ phải cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm mà thôi. Như vậy, nếu việc không cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm là do doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được áp dụng trường hợp này để đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Luật KDBH về trách nhiệm cung cấp thông tin.
Một định nghĩa công bằng hơn và bao hàm hơn để tham khảo cho bài khóa luận này được nêu ra dưới đây.
“Trục lợi bảo hiểm là các hành vi vi phạm các nguyên tắc bảo hiểm của các chủ thể tham gia trong hợp đồng bảo hiểm nhằm giành được những quyền lợi riêng”
Đặc điểm về trục lợi bảo hiểm
Theo định nghĩa về bảo hiểm ở phần 1, thì bảo hiểm thể hiện là một nhánh nhỏ trong hệ thống tài chính, do vậy trục lợi bảo hiểm cũng mang hai đặc điểm cơ bản về sự thất bại trong hệ thống tài chính do thông tin bất cân xứng đó là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
Lựa chọn đối nghịch: là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường trào chính khi những người đi vay có khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn – tức là rủi ro không hoàn thành trách nhiệm theo hợp đồng. Trong việc trục lợi bảo hiểm thì lựa chọn đối nghịch được thể hiện khi mà người tham gia bảo hiểm kê khai về đối tượng bảo hiểm một cách không trung thực nhằm giảm phí bảo hiểm xuống mức thấp nhất, mặc dù người bảo hiểm đã kiểm tra nhưng không đánh giá hết được những gian lận này. Đôi khi , trong bảo hiểm điều này diễn ra ngược lại, chẳng hạn như người tham gia bảo hiểm không có hiểu biết về bảo hiểm nhưng lại tham gia bảo hiểm, mặc dù không có nhu cầu rõ ràng. Tuy nhiên trong một số nước ở Anh, Mĩ thì việc chọn lựa đối nghịch được quy định rõ là chịu trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm vì không ai hiểu nhu cầu bảo hiểm hơn người tham gia bảo hiểm, mặc dù sản phẩm bảo hiểm lại do người bảo hiểm cung cấp.
Rủi ro đạo đức: là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi một trong hai bên phải chịu một rủi ro là phía đối tác có ý muốn thực hiện những họat động không đúng mục đích của bên còn lại. Đây là loại rủi ro phát sinh khi ý thức chủ thể tham gia họat động tài chính bị suy thoái. Trong bảo hiểm thì rủi ro đạo đức xảy ra một cách tinh vi hơn với sự trợ giúp của một bên liên quan nào đấy, thường là bên giám định tổn thất bảo hiểm. Tuy vậy trong một vài trường hợp trong bảo hiểm thì rủi ro đạo đức được chuẩn bị rất lâu trước khi kí kết hợp đồng với sự tham gia của nhiều bên tham gia, từ nhân viên môi giới, bên giám định tổn thất, người tham gia bảo hiểm. Vì vậy trong bảo hiểm nói riêng phải hiểu rủi ro đạo đức là trường hợp đặc biệt hơn, xảy ra do sự tìm kiếm những lợi ích riêng của người thiếu đạo đức.
Phân loại các hình thức về trục lợi bảo hiểm
Căn cứ để phân lọai trục lợi bảo hiểm thường được phân loại theo các tiêu chí là: Hình thức trục lợi, đặc điểm của trục lợi và lĩnh vực trục lợi.
Căn cứ vào l