Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói, nghèo ở huyện Bắc Mê-Tỉnh Hà Giang

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân từng bước đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân đang gặp phải cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu. Sự phân hóa giầu nghèo đã và đang diễn ra mạnh, đó là những vấn đề xã hội mà xã hội cần quan tâm. Từ năm 1992, xóa đói giảm nghèo đã trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1992- 1997, phong trào xóa đói giảm nghèo đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động để hỗ trợ hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Phong trào đã đạt được những thành quả nhất định, tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 17,7% năm 1997, bình quân mỗi năm giảm 20%. Đến cuối năm 1997, tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho hoạt động xóa đói giảm nghèo đã lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Nhiều mô hình xóa đói thành công đã được nhân rộng. Sự phối hợp lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với công tác xóa đói giảm nghèo, bước đầu đã thu được những kết quả theo ước tính có khoảng 20% hộ nghèo đã được hưởng lợi từ các chương trình 120, 135/CP, 134/CP, 327, nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục,. Tuy nhiên phong trào xóa đói giảm nghèo chưa được triển khai đồng bộ ở các địa phương các nguồn lực huy động chưa tập trung, chưa có các giải pháp hữu hiệu về xóa đói giảm nghèo mang tính vĩ mô trên phạm vi toàn quốc. Nếu không có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhân thức, quan điểm, giải pháp tổ chức thực hiện thì trong những năm tới khó có thể thực hiện đạt các mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà Đại hội Đảng VIII đề ra, tình trạng phân hóa giàu nghèo có thể diễn ra gay gắt hơn. Để tập trung được nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp thì xóa đói giảm nghèo phải trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triẻn kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tạo thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo điều kiện và môi trường xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đã tích cực triển khai và vận động nhân dân thực hiện, các chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, để hỗ trợ giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, nâng cao mức thu nhập để rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo trong các tầng lớp dân cư. Để giảm tỷ lệ đói nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Nghị quyết lần thứ IV, Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ cần thực hiện các chủ trương chính sách sau: - Nhà nước cần có kế hoạch hỗ trợ các vùng nghèo đặc biệt khó khăn chủ yếu đầu tư về cơ sở hạ tầng. - Nhà nước và xã hội tăng cường trợ giúp vốn, kiến thức làm ăn cho các xã nghèo nhất vùng sâu, vùng xa. - Nhà nước nghiên cứ đề ra các chính sách chữa bệnh miễn phí và đầu tư cho hộ nghèo sao cho phù hợp. - Chủ trương Chính sách của Đảng và nhà nước là xoá đói giảm nghèo đi đôi với khuyến khích làm giàu chính đáng để bước sang thời đại công nghệ phát triển. Hà Giang là một tỉnh biên giới cực Bắc của Việt Nam, là một tỉnh nghèo có 22 dân tộc đang sinh sống, mặc dù có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng, cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, địa hình bị chia cắt phức tap, trình độ dân trí thấp, những năm qua tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, song Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh chậm phát triển so với các tỉnh thành trong cả nước. Bắc mê là một huyện vùng sâu vùng xa nằm ở phía đông của thị xã Hà Giang, có tiềm năng về đất đai, lao động. Song hiện tại Bắc Mê vẫn là huyện chậm phát triển, nền kinh tế tăng trưởng chậm và chưa bền vững, lao động nông nghiệp nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, tư duy phát triển kinh tế của người dân còn nhiều hạn chế, nhiều ngành nghề truyền thống chưa chú trọng phát triển. Trong những năm qua huyện Bắc Mê đã được Nhà nước đầu tư hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, vốn sản xuất nhưng mức độ xóa đói giảm nghèo còn diễn ra chậm. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói, nghèo ở huyện Bắc Mê-tỉnh Hà Giang”.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói, nghèo ở huyện Bắc Mê-Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan