Phân công lao động xã hội đã trở thành một bước tiến lớn của loài người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội từ trước đến nay. Chính nhờ sự phân công lao động xã hội mà đã làm cho nền kinh tế có được sự phát triển lớn mạnh nhanh chóng. Cũng đồng thời, phân phối đã được tách rời ra thành một bộ phận riêng rẽ tại các cơ sở kinh doanh. Chính nhờ vậy, quá trình lưu chuyển hàng hóa đã đã đạt được hiệu suất cao hơn. Dưới góc độ vĩ mô, hoạt động của hệ thống kênh phân phối thể hiện hoạt động thương mại của một đất nước. Các hệ thống này đan xen vào nhau trên thị trường, chảy theo nhiều chiều hướng với nhiều cường độ khách nhau. Dưới góc độ vi mô, hệ thống kênh phân phối ở công ty thương mại liên quan đến việc công ty đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để đạt được các mục tiêu của công ty. Ngày nay, tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối đã và đang trở thành những quyết định chiến lược của công ty, là một biến số cực kì quan trọng và phức tạp trong chiến lược Marketing – mix của công ty. Các nhà quản trị đã nhận ra rằng kênh phân phối Marketing làm nên sự khác biệt giữa các công ty , bởi vì hệ thống kênh phân phối không dễ dàng bị bắt chước như các chính sách sản phẩm, giá, xúc tiến hỗn hợp. Việc hoạch định một chính sách phân phối, một kênh phân phối hợp lý sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho việc cạnh tranh hiệu quả.
Để đứng vững và cạnh tranh được đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực trình độ của mình. Và T&T là một trong những doanh nghiệp điển hình đó. Công ty đã tạo dựng cho mình một được hình ảnh và một chổ đứng vững chắc trong đoạt thị trường khách hàng mục tiêu của mình trước các đối thủ cạnh tranh mạnh. Tuy nhiên, khi mà xã hội ngày càng phát triển, biến động của thị trường là không thể tránh khỏi thì kênh phân phối của T&T không khỏi vẫn còn tồn tại những hạn chế. T&T vẫn cần thiết phải tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường khả năng phân phối đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và mở rộng thị trường đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Qua quá trình học tập tại trường, cùng với những hiểu biết của bản thân và một thời gian thực tập tại công ty, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của Công ty TNHH T&T trên thị trường Việt Nam" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty TNHH T&T trên cơ sở thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của
công ty T&T.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty T&T.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của công ty TNHH T&T trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY . 7
1. Khái niệm kênh phân phối 7
1.1. Khái niệm chung 7
1.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối sản phẩm ở công ty. 7
1.2.1. Vai trò của kênh phân phối. 7
1.2.2. Chức năng của kênh phân phối. 8
3.1. Kênh trực tiếp 11
3.2. Kênh gián tiếp: 11
3.3. Kênh hỗn hợp. 12
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY T &T 13
1. Khái quát về công ty T&T. 13
1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 13
1.2. Lĩnh vực kinh doanh 14
1.3. Cơ cấu tổ chức 15
1.4. Nguồn lực công ty 18
1.4.1 Nguồn lực tài chính. 18
1.4.2 Nguồn lực nhân sự 19
1.4.3 Nguồn lực công nghệ 20
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&T. 21
2. Môi trường kinh doanh sản phẩm xe máy của công ty TNHH T&T. 23
2.1. Sự tác động của môi trường vĩ mô 23
2.1.1. Môi trường văn hóa-xã hội. 23
2.1.2. Môi trường luật pháp 24
2.1.3. Môi trường kinh tế 25
2.1.4. Môi trường công nghệ 27
2.2. Môi trường vi mô 28
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 28
2.2.2. Khách hàng 29
2.2.3. Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp 29
3. Tình hình hoạt động Marketing của công ty T&T. 30
3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động Marketing 30
3.2 Chính sách sản phẩm 31
3.3 Chính sách giá 33
3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 34
3.5. Chính sách phân phối: 36
4. Hệ thống kênh phân phối hiện có. 37
4.1. Hệ thống kênh phân phối. 37
4.2. Đánh giá sự vận động của các dòng chảy trong kênh phân phối. 43
4.2.1 Dòng vận động vật chất 43
4.2.2. Dòng đàm phán. 43
4.2.3. Dòng chuyển quyền sở hữu. 44
4.2.4. Dòng vận động thông tin. 44
4.2.5. Dòng xúc tiến trong kênh phân phối. 45
5. Đánh giá hoạt động hệ thống kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của công ty TNHH T&T 45
5.1 Ưu điểm 45
5.2. Nhược điểm 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM XE GẮN MÁY TẠI CÔNG TY TNHH T &T 48
1. Cơ sở các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy tại công ty T&T. 48
2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty T&T. 49
2.1. Hoàn thiện việc tổ chức kênh. 49
2.2. Đổi mới cơ chế tuyển chọn trung gian. 50
2.3. Mở thêm đại lý. 52
2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý kênh. 53
2.5 Nâng cao khuyến khích, tạo mối liên kết giữa các thành viên trong kênh 54
2.6 Các đề xuất khác 54
KẾT LUẬN 56
PHỤ LỤC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY: 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
B2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 16
B2.2: Kết quả kinh doanh 2005 - 2007 21
B2.3: Cơ cấu tổ chức Marketing 30
B2.4: Quy trình ra quyết định sản phẩm 32
B2.5 Một số sản phẩm xe máy của T&T 33
B3.6: Sơ đồ tổ chức kênh phân phối của công ty 37
B3.7: Hệ thống kênh phân phối của T&T. 38
B3.8: Quy trình bán hàng cho các đại lý 39
LỜI MỞ ĐẦU
Phân công lao động xã hội đã trở thành một bước tiến lớn của loài người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội từ trước đến nay. Chính nhờ sự phân công lao động xã hội mà đã làm cho nền kinh tế có được sự phát triển lớn mạnh nhanh chóng. Cũng đồng thời, phân phối đã được tách rời ra thành một bộ phận riêng rẽ tại các cơ sở kinh doanh. Chính nhờ vậy, quá trình lưu chuyển hàng hóa đã đã đạt được hiệu suất cao hơn. Dưới góc độ vĩ mô, hoạt động của hệ thống kênh phân phối thể hiện hoạt động thương mại của một đất nước. Các hệ thống này đan xen vào nhau trên thị trường, chảy theo nhiều chiều hướng với nhiều cường độ khách nhau. Dưới góc độ vi mô, hệ thống kênh phân phối ở công ty thương mại liên quan đến việc công ty đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để đạt được các mục tiêu của công ty. Ngày nay, tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối đã và đang trở thành những quyết định chiến lược của công ty, là một biến số cực kì quan trọng và phức tạp trong chiến lược Marketing – mix của công ty. Các nhà quản trị đã nhận ra rằng kênh phân phối Marketing làm nên sự khác biệt giữa các công ty , bởi vì hệ thống kênh phân phối không dễ dàng bị bắt chước như các chính sách sản phẩm, giá, xúc tiến hỗn hợp. Việc hoạch định một chính sách phân phối, một kênh phân phối hợp lý sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho việc cạnh tranh hiệu quả.
Để đứng vững và cạnh tranh được đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực trình độ của mình. Và T&T là một trong những doanh nghiệp điển hình đó. Công ty đã tạo dựng cho mình một được hình ảnh và một chổ đứng vững chắc trong đoạt thị trường khách hàng mục tiêu của mình trước các đối thủ cạnh tranh mạnh. Tuy nhiên, khi mà xã hội ngày càng phát triển, biến động của thị trường là không thể tránh khỏi thì kênh phân phối của T&T không khỏi vẫn còn tồn tại những hạn chế. T&T vẫn cần thiết phải tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường khả năng phân phối đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và mở rộng thị trường đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Qua quá trình học tập tại trường, cùng với những hiểu biết của bản thân và một thời gian thực tập tại công ty, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của Công ty TNHH T&T trên thị trường Việt Nam" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty TNHH T&T trên cơ sở thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty T&T.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty T&T.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Doãn Hoàng Minh và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH T & T đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài này!
CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY .
1. Khái niệm kênh phân phối
1.1. Khái niệm chung
Hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênh phân phối, tuy nhiên trong quan điểm làm quyết định quản lý kênh phân phối của nhà quản trị ở các doanh nghiệp, kênh phân phối được định nghĩa như là:
“Tập hợp các quan hệ với các tổ chức và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường”
Có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia kênh để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của kênh phân phối.
1.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối sản phẩm ở công ty.
1.2.1. Vai trò của kênh phân phối.
Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hoá làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
1.2.2. Chức năng của kênh phân phối.
Các thành viên của kênh phân phối phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:
Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.
Xúc tiến khuếch trương(cho những sản phẩm họ bán): Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.
Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của người sản xuất.
Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
San sẻ rủi ro: liên quan đến quá trình phân phối.
Các thành viên của kênh.
Người sản xuất: Người sản xuất thường được coi là người bán thứ nhất, họ bán cái mà họ sản xuất ra. Điểm xuất phát của quá trình vận động của hàng hoá là từ nơi sản xuất, từ chính nơi mà nó được tạo ra. Đây cũng chính là người giữ vai trò điều khiển kênh, trong nhiều trường hợp họ là người đưa ra các quyết định về tổ chức kênh.
Người bán buôn: Đây là những người thực hiện hoạt động thương mại thuần tuý, mua để bán. Những người bán buôn có thể là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng trong lĩnh vực tiêu dùng công nghiệp, có thể là cầu nối giữa người sản xuất và các trung gian khác trong kênh tiêu dùng cá nhân.
Người bán lẻ: Là tập hợp cá nhân hay tổ chức mua hàng hoá từ người bán buôn hay người sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng sau cùng.
Người đại lý: Đây là một loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quá trình vận động của hàng hoá. Đại lý không có quyền sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp và nhận được lợi ích thông qua tỷ lệ hoa hồng do hai bên thoả thuận.
Chi nhánh đại diện: Thực hiện việc tập hợp các đơn hàng và tổ chức thực hiện các đơn hàng này. Đồng thời thiết lập mối quan hệ tiếp xúc thăm dò thị trường, thực hiện công việc bán hàng như những người bán buôn chuyên nghiệp.
Người phân phối công nghiệp: Đây là những trung gian chỉ xuất hiện trung kênh tiêu dùng công nghiệp, những trung gian này là những người mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn để cung cấp cho các khách hàng công nghiệp.
Người tiêu dùng: Đây là người sử dụng sản phẩm mua được vào việc thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng là mục tiêu và cũng là đích mà người sản xuất phải hướng tới. Việc nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như dự báo chính xác nhu cầu trong tương lai là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Các dòng chảy trong kênh.
Trong mỗi kênh phân phối đều có các dòng chảy, các dòng chảy này một mặt nó thể hiện sự kết nối giữa các thành viên trong kênh mặt khác nó cho biết hoạt động của kênh tốt đến mức nào. Các dòng chảy chủ yếu trong kênh là:
Dòng chuyển quyền sở hữu: Thể hiện việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh phân phối.
Dòng chuyển quyền sở hữu được mô tả như sau:
Người sản xuất ↔ Bán buôn → Bán lẻ → Người tiêu dùng cuối cùng
Dòng sản phẩm: Diễn tả việc vận chuyển hàng hoá vật phẩm thực sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng qua hệ thống kho tàng và phương tiện vận tải.
Dòng sản phẩm được mô tả như sau:
Người sản xuất →(Vận tải)→Bán buôn→( Vận tải)→Bán lẻ→Người tiêu dùng
Dòng thanh toán: Là dòng vận động ngược chiều của tiền tệ và chứng từ thanh toán từ người mua cuối cùng qua các trung gian trở lại người sản xuất.
Dòng thanh toán được mô tả như sau:
Người sản xuất ← Bán buôn ← Bán lẻ ← Người tiêu dùng sau cùng
Dòng thông tin: Cho thấy giữa các thành viên trong kênh trao đổi thông tin với nhau, có thể là trao đổi giữa hai thành viên kế cận hoặc không kế cận.
Dòng thông tin được mô tả như sau:
Người sản xuất ↔ Bán buôn ↔ Bán lẻ ↔ Người tiêu dùng sau cùng
Dòng xúc tiến: Mô tả những hoạt động xúc tiến khuyếch trương hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh.
Các loại kênh phân phối
3.1. Kênh trực tiếp
Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua bất kỳ một trung gian nào. Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu.
3.2. Kênh gián tiếp:
Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong loại kênh này hàng hoá của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn, và sản phẩm đó được tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn. Trong kênh gián tiếp người ta có thể chia ra làm các loại kênh có mức độ dài ngắn khác nhau dựa vào số lượng các trung gian có trong kênh:
-Kênh một cấp: Đây là loại kênh ngắn nhất trong các kênh gián tiếp trong kênh này chỉ xuất hiện một loại trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm, đó có thể là người bán lẻ trong kênh tiêu dùng các nhân, có thể là người phân phối công nghiệp hoặc đại lý trong kênh tiêu dùng công nghiệp.
-Kênh hai cấp: Trong kênh có thêm người bán buôn đối với kênh tiêu dùng cá nhân, và có cả đại lý và người phân phối công nghiệp trong kênh tiêu dùng công nghiệp. đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân, kênh này thường được dùng đối với những hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và thường được mua thường xuyên.
-Kênh ba cấp: Loại kênh này thường chỉ được sử dụng đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân. Trong kênh này xuất hiện thêm người đại lý bên cạnh người bán buôn và bán lẻ để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
3.3. Kênh hỗn hợp.
Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hoặc nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY T &T
1. Khái quát về công ty T&T.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH T&T được thành lập năm 1993 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Ngay từ đầu khi mới thành lập công ty đã thiết lập mạng lưới bán buôn bán lẻ rộng khắp trên các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Sau 15 năm hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng lao động đa dạng ngành nghề kinh doanh.
Năm 1999 công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy, có diện tích 70.000 m2 có quy mô và dây chuyền thiết bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư trên 21,5 triệu đôla, tại thị trấn Bần Yên Nhân Hưng Yên., thu hút 1930 lao động thường xuyên, 450 lượt lao động thời vụ.
Năm 2000 công ty tăng vốn đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, đặc biệt là công nghệ đúc, bao gồm đúc ép và đúc rót ( chuyên đúc các chi tiết khó và chất lượng cao )
Từ năm 2001, sau khi ổn định sản xuất công ty là một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cải thiện và nâng cao ngành công nghiệp sản xuất động cơ nguyên chiếc và xe 2 bánh gắn máy các loại. Mục tiêu thời kỳ này của công ty là xây dựng hệ thống đại lý phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nâng cao chất lượng xe máy trong nước, giảm giá thành. Đồng thời giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 70,5% / năm.
Năm 2002 công ty đã xuất khẩu xe máy sang nước cộng hoà Dominica.
Năm 2004 xuất khẩu sang Anggola. Trong thời gian tới đây công ty không ngừng cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài .
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Dịch vụ lữ hành.
Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh gắn máy.
Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm điện tử, điện máy.
Sản xuất kinh doanh hàng điện tử, điện máy.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình Dịch vụ quảng cáo thương mại Thiết kế thi công biển hiệu quảng cáo trên mọi chất liệu (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) tổ chức hội nghị, hội thảo, triểm lãm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng.
Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
Các sản phẩm chính
Xe hai bánh gắn máy mang thương hiệu: Majesty 100cc, 110cc, 125cc, 150cc. Ngoài ra công ty còn rất nhiều thương hiệu xe máy khác được người Việt nam tin dùng như Waythai, Guida, Yasuta, Nakasei, ….
Động cơ nguyên chiếc mang thương hiệu: Majesty
Điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng thương hiệu: Kamikaze (Gió thần)
Điện thoại di động thương hiệu: Bird
Tuy nhiên, do khả năng bản thân và phạm vi bài viết nên trong chuyên đề người viết chỉ tập trung vào hoạt động phân phối của lĩnh vực: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh gắn máy.
1.3. Cơ cấu tổ chức
B2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
Chức năng nhiệm vụ của các vị trí:
Chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật, trước toàn thể người lao động trong công ty về hết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phó tổng giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất giám sát kỹ thuật.
Phó tổng giám đốc kinh doanh có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt tổng giám đốc trong việc thương lượng các hoạt động mua bán hàng hoá vật tư, lên kế hoạch, triển khai tiêu thụ sản phẩm.
Giám đốc các đơn vị thành viên: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các hoạt động của đơn vị mình, thực thi các chiến lược kinh doanh mà công ty đề ra .Chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, có nhiệm vụ báo cáo theo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh và phản hội thị trường cho tổng giám đốc.
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban.
Phòng kế toán: Có chức năng thu thập, xữ lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tá quản lý, đồng thời kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch sử dụng nguồn lực như: lao động, vốn, vật tư, tài sản cố định, từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các phòng ban chức năng một cách sát xao và có hiệu quả hơn.
Phòng nhân lực: có chức năng quản lý và đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên, cũng như việc tuyển dụng, xa thải của các phòng ban.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm mở rộng mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phạm cuả công ty một cách hiệu quả thuận lợi nhất đến tay khách, đồng thời phải đảm bảo tốt nhất các hoạt động sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Phòng thương hiệu: có nhiệm vụlên kế hoạch các chương trình xây dựng phát triển hình ảnh công ty. thực hiện các chương trình PR và quảng cáo, tham gia hoạt động các chương trình và hoạt động xã hội.
Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài, và các nguyên vật liệu nhập khẩu.
Phòng kế hoach sản xuất: có chức năng chính là lên kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đảm chính xác về số lượng, chất lương, chủng loại qua căn cứ vào tình hình biến động của thị trường và tình hình tiêu thụ thực tế của công ty.
Phòng đăng kiểm: nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra, kiểm nhiệm đo lường các tiểu chuẩn kỹ thuật của tất cảc các linh kiện trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
1.4. Nguồn lực công ty
1.4.1 Nguồn lực tài chính.
Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và duy trì các loại kênh phân phối của một công ty. Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn tích luỹ để phát triển sản xuất nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ bán hàng.
Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế kênh tiêu thường phải tính toán sao cho nhanh chóng thu được tiền hàng để có thể tái sản xuất, đối với những doanh nghiệp mà khả năng về tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụng những loại kênh không dài lắm trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh thì vấn đề tài chính không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc lựa chọn kênh tiêu thụ họ có thể duy trì nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc.
Năm 2006 tổng tài sản của công ty là 628 tỉ đồng trong đó tài sản lưu động là 407 ti đồng(chiếm 64,86%) tài sản cố định là 221 đồng (chiếm 35,14%).
Như vậy