Hôn nhân là một việc hệtrọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con người
không cũng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc giữa người đàn
ông và người phụnữ, gắn kết họtrởthành một gia đình. đối với người đàn ông Việt
Nam thì hôn nhân là một trong 3 việc hàng đầu đó là: Tậu trâu, xây nhà, lấy vợ.Đối
với người phụnữthì hôn nhân lại càng ý nghĩa hơn, bởi đấy sẽlà nơi họgửi gắm hết
cuộc đời của mình khi rời xa tổ ấm gia đình. Tuy nhiên, đểcó được một cuộc hôn
nhân hạnh phúc, cơm lành canh ngọt không phải chuyện đơn giản. Mâu thuẫn gia
đình là một vấn đềmuôn thuở. Con người sống với nhau khôngít thì nhiều bao giờ
cũng có mâu thuẫn. Ông cha ta có câu:
“Tưởng rằng cây cảbóng cao
Em ghé thân vào cho đỡnắng mưa
Ngờ đâu cây cảbóng thưa
Khi nắng cũng nhục, khi mưa cũng sầu.”
Khi hai con người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họlại,và điều gì đã
làm cho họrời xa nhau? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn ởdạng nhẹkhó đưa đến ly hôn,
và mâu thuẫn nào là mâu thuẫn nặng, dễ đưa đến ly hôn? Mâu thuẫn gia đình của
những năm trước khác với các mâu thuẫn của những năm sau. Mâu thuẫn gia đình có
thểdo kinh tế, vô sinh, do không chung thuỷ nhưng bao giờcũng vậy, mâu thuẫn
gia đình bao giờcũng là vấn đềxảy ra với đa sốngười và được nhiều người quan tâm.
Cũng nhưnhiều Quốc gia trên thếgiới, vấn đềly hôn ởnước ta hiện nay chẳng
những thu hútgiới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sựcủa Đảng, Nhà nước,
các tổchức xã hội và sựchú ý đặc biệt của dưluận xã hội. Nó là một vấn đề được
quan âm nghiên cứu từnhiều góc độnhưluật học, đạo đức học và văn hóa học. Có
nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu
hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sựgiải phóng phụnữ, của tiến
bộxã hội, của sựthay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện
của sựsai lệch nhận thức, sựxung đột vai trò, vịthếcủa cuộc sống gia đình?.
Những câu hỏi trên cần được trảlời không chỉtừgóc độnghiên cứu của luật
học, tâm lý học, đạo đực học mà cảgiải thích của Xã hội học. Bởi gia đình chính là
nền tảng của Xã hội, nó có vai tròquan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng
các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự
lo âu của Xã hội vềnhững rạn nứt và băng hoại các giá trịtruyền thống của gia đình
Việt Nam, vềphương diện đạo đức, tìnhcảm, lối sống, văn hóa. trước những tác động
phức tạp của kinh tếthịtrường, trước những cám dỗcủa cuộc sống dẫn đến hiện tượng
ly hôn, gia đình tan vỡ.
Nhiều đôi bạn trẻrộn rã kết hôn vào mùa xây tổ, nhưng chỉsống chung từvài
tháng đến 2-3 năm rồi đường ai nấy đi. Và con trẻlà những người phải gánh chịu
hậu quảrõ rệt nhất sau những phán quyết ly hôn của tòa án
Theo thống kê của Liên hợp quốc, những năm gần đây, tỷlệly hôn ởnhiều
quốc gia trên thếgiới đều có xu thếgia tăng, trong đó có châu Á.
Theo kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 vừa được BộVăn hoá -Thểthao - Du lịch và QuỹNhi đồng Liên hợp quốc tại VN (UNICEF) hôm nay (26/6),
hiện tượng ly hôn đang tăng lên, chủyếu là do áp lực vềkinh tế, khác biệt vềlối sống
và sựkhông chung thuỷcủa hai giới. Kết quả điều tra lần này cho thấy tỷlệly hôn là
2,6% với lứa tuổi từ18 -60 và cao hơn ởthành thị.
Tỷlệly hôn trong độ tuổi từ18 -60 là 2,6%, tỷlệnày ởthành thịlà 3,3%, ở
nông thôn là 2,4% và tỷlệphụnữxin ly hôncao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết
trẻem sau khi cha mẹly hôn đều sống với mẹ. Trong sốnhững người đã ly hôn,
27,7% cho biết lý do ly hôn là do mâu thuẫn vềlối sống và 25,9% cho biết nguyên
nhân ly hôn là do ngoại tình.
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11286 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, và nguyên nhân của hiện tượng ly hôn của những gia đình trẻ tại khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
I/PHẦN MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con người
không cũng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc giữa người đàn
ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình.. đối với người đàn ông Việt
Nam thì hôn nhân là một trong 3 việc hàng đầu đó là: Tậu trâu, xây nhà, lấy vợ..Đối
với người phụ nữ thì hôn nhân lại càng ý nghĩa hơn, bởi đấy sẽ là nơi họ gửi gắm hết
cuộc đời của mình khi rời xa tổ ấm gia đình.. Tuy nhiên, để có được một cuộc hôn
nhân hạnh phúc, cơm lành canh ngọt không phải chuyện đơn giản. Mâu thuẫn gia
đình là một vấn đề muôn thuở. Con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ
cũng có mâu thuẫn. Ông cha ta có câu:
“Tưởng rằng cây cả bóng cao
Em ghé thân vào cho đỡ nắng mưa
Ngờ đâu cây cả bóng thưa
Khi nắng cũng nhục, khi mưa cũng sầu..”
Khi hai con người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại, và điều gì đã
làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn ở dạng nhẹ khó đưa đến ly hôn,
và mâu thuẫn nào là mâu thuẫn nặng, dễ đưa đến ly hôn? Mâu thuẫn gia đình của
những năm trước khác với các mâu thuẫn của những năm sau. Mâu thuẫn gia đình có
thể do kinh tế, vô sinh, do không chung thuỷ… nhưng bao giờ cũng vậy, mâu thuẫn
gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm.
Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng
những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Nó là một vấn đề được
quan âm nghiên cứu từ nhiều góc độ như luật học, đạo đức học và văn hóa học... Có
nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu
hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sự giải phóng phụ nữ, của tiến
bộ xã hội, của sự thay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện
của sự sai lệch nhận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia đình?...
Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật
học, tâm lý học, đạo đực học… mà cả giải thích của Xã hội học. Bởi gia đình chính là
nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng
các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự
lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình
Việt Nam, về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa. trước những tác động
phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng
ly hôn, gia đình tan vỡ.
Nhiều đôi bạn trẻ rộn rã kết hôn vào mùa xây tổ, nhưng chỉ sống chung từ vài
tháng đến 2-3 năm rồi… đường ai nấy đi. Và con trẻ là những người phải gánh chịu
hậu quả rõ rệt nhất sau những phán quyết ly hôn của tòa án
Theo thống kê của Liên hợp quốc, những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn ở nhiều
quốc gia trên thế giới đều có xu thế gia tăng, trong đó có châu Á.
Theo kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 vừa được Bộ Văn hoá -
Thể thao - Du lịch và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại VN (UNICEF) hôm nay (26/6),
hiện tượng ly hôn đang tăng lên, chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống
và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả điều tra lần này cho thấy tỷ lệ ly hôn là
2,6% với lứa tuổi từ 18 - 60 và cao hơn ở thành thị.
Tỷ lệ ly hôn trong độ tuổi từ 18 - 60 là 2,6%, tỷ lệ này ở thành thị là 3,3%, ở
nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết
trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ. Trong số những người đã ly hôn,
27,7% cho biết lý do ly hôn là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết nguyên
nhân ly hôn là do ngoại tình.
Năm 2008, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
đã công bố kết quả nghiên cứu, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm từ 31%-
40%, nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn
Một điều đáng chú ý từ cuộc điều tra là VN đang hình thành những hình thái
gia đình mới với ngày càng nhiều những phụ nữ ly dị sau khi đã có con, gia đình chỉ
có bố hoặc mẹ.
PGS-TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Gia đình và giới (Thuộc Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) cho biết, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cũng cao gấp đôi so với nam
giới. Lý do chính là giá trị cá nhân được đề cao hơn, người phụ nữ chủ động hơn trong
hạnh phúc của mình và cũng chứng tỏ nhận thức của nữ giới về quyền và địa vị của họ
đã thay đổi.
Nhìn ra thế giới, gia đình các nước phương Tây trong những thập kỷ gần đây
đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao, sự
gia tăng đáng kể của các cặp vợ chồng sống với nhau không đăng ký (sống thử) vơi
những đứa con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn. Chúng vì lý do bố mẹ bỏ
nhau và rơi vào các tệ nạn Xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh, trưởng ban
chỉ đạo phòng chống các tệ nạn Xã hội cho rằng: “chỉ khi nào xây dựng được gia đình
Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực sự ngăn chặn được, khắc phục
được các tệ nạn Xã hội đang là nguy cơ lớn nhất của đất nước ta”.([1])
Việt Nam đang trên chặng đường CNH - HĐH, tiến lên CNXH trước những
biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh
chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly
hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Vì lý giải hiện tượng ly
hôn ở đô thị theo cả cấp độ vi và vĩ mô giảm bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn cho các
nhân và Xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững gia đình là việc làm cần thiết. Đó
cũng là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng, và nguyên nhân của hiện tượng ly hôn của
những gia đình trẻ tại khu vực Hà Nội”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các nguyên nhân ly hôn ở đô thị thông qua nghiên cứu trường hợp 3 quận tại
Hà Nội ,cung cấp những dữ liệu lý giải khoa học về hiện tượng ly hôn
Từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra các biện pháp củng cố và xây dựng thiết chế gia
đình nhằm giảm thiểu tỉ lệ ly hôn.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ , PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những nguyên nhân thực tế và hậu quả của ly hôn ,dư luận xã hội về ly hôn trong các
gia đình tại địa bàn Hà Nội hiện nay và các giải pháp nhằm hạn chế nó.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Những người chồng trong gia đình
Những người vợ trong gia đình
4.3. Phạm vi nghiên cứu :
Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành tại Quận Thanh Xuân, Quận Hoàn
Kiếm, Quận Cầu Giấy Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 5và kết thúc vào tháng 8/ 2010
CHƯƠNG 2
I.NỘI DUNG:
1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Phương pháp luận chung:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
1.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập những thông
tin và số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu
được sử dụng là phương pháp chính nhằm làm luận chứng cho lập luận đề ra. Tài liệu
phân tích chủ yếu là lấy từ báo Phụ Nữ Việt Nam. Tất cả tên của tài liệu được sử dụng
trong đề tài được trình bày trong bảng ma trận của phần cuối tiểu luận này.
Phương pháp quan sát:
. Các thông tin được xử lý bằng phần mềm Nvivo7.0
2. Cơ sở lí luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Lý thuyết hành động xã hội M.Weber
Lý thuyết này gắn với tên tuổi của nhà xã hội học nổi tiếng người Đức-
M.Weber. Theo ông, khi nghiên cứu mỗi cá nhân cần phải nghiên cứu tâm tư tình cảm,
động cơ của họ. Ông đã đưa ra hệ thống mẫu để kiểm tra, gồm 4 mẫu: Hành động
được thúc đẩy do cảm xúc; Hoạt động mang tính truyền thống (những hoạt động do
thói quen, được con người cho là đúng và được lưu truyền từ trước); Hoạt động hợp lý
giá trị; Hoạt động duy lý công cụ
Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu các vấn đề trong đề tài này thì nghiên cứu
động cơ của hành vi là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân sâu
xa nhất tác động đến các cá nhân dẫn đến hiện tượng ly hôn trong các gia đình trẻ từ
đó có thể quy chuẩn những hành động khác nhau giúp ích cho quá trình quản lý.
2.1.2 Lý thuyết hành vi của Hopmans và Moreno
Đại biểu cho lý thuyết này là hai nhà xã hội học người Mỹ Moreno(1892-1974)
và Hopmans(1910)
Với những người theo thuyết hành vi thì tất cả hay phần lớn hành vi của con
người đều được giải thích theo mô hình: (S) kích thích-phản ứng (R), và những phản
ứng này độc lấp với động cơ chủ quan của con người; tức là lý thuyết này không quan
tâm tới những tác động trong nội tâm con người, cái mà họ quan tâm chính là những
cái bộc lộ ra bên ngoài, là những hành vi của con người. Hành vi rời khỏi đất nước
mình để tới xứ người còn kéo theo hàng loạt các hành vi khác, có thể lệch chuẩn hoặc
không. Khi nghiên cứu những hành vi này thì không những nghiên cứu những tác
nhân bên trong mà còn coi trọng những biểu hiện bên ngoài. Dựa trên cách tiếp cận
này chúng ta có thể nghiên cứu những hành vi trước và sau hiện tượng li hôn trong gia
đình từ đó đưa ra được những quy luật hành vi của họ.
2.1.3 Lý thuyết xã hội hóa
Các nghiên cứu nhân chủng học, xã hội học, ngôn ngữ học đã chứng minh rằng
nếu một đứa trẻ sinh ra bị tách khỏi xã hội và nền văn hóa xã hội đó thì chúng hoàn
toàn trở nên không có tính người. Quá trình biến đứa trẻ từ một thực thể tự nhiên thành
con người xã hội được diễn ra nhờ quá trình xã hội hóa. Theo nhà xã hội học Pháp
Sabran thì xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước lên con tàu xã hội nếu không
thì cứ đứng mãi ở bến tàu. Điều đó khẳng định vai trò của xã hội hóa đối với con
người.
Xã hội hóa là quá trình các cá thể tiếp thu học tập nền văn hóa của xã hội mà
anh ta sinh ra, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, học các chuẩn mực giá trị xã hội để
thích ứng được với xã hội. Xã hội hóa cho phép cá nhân học hỏi những điều cơ bản
đối với đời sống xã hội, học hỏi mô hình hành vi của xã hội, ví dụ như mô phỏng qua
tấm gương họ, đáp lại sự tán thành hay không tán thành. Con người chỉ thực sự thành
người thông qua sự tương tác với người khác, không có xã hội hóa con người không
thể hình thành nhân cách và không thể đương đầu với những thử thách của cuộc sống.
2.1.4. Lý thuyết xung đột của M. Weber:
Ông coi trọng các yếu tố liên quan đến văn hóa tinh thần. Nếu như nguyên nhân
của bất bình đẳng nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng xuất phát từ bất bình đẳng
kinh tế của Max và sau sự bình đẳng này tồn tại hàng ngàn thế kỉ, những định kiến liên
quan đến bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào văn hóa tinh thần ngay cả khi điều kiện kinh
tế có thể đảm bảo tương đối cân bằng giữa nam và nữ. M. Weber lại đánh giá dưới tác
động của quyền lực, việc chịu đựng sự thiệt thòi về kinh tế địa vị cộng thêm cả quyền
lực khiến cho người phụ nữ khó có thể giành được những quyền lợi ngang bằng với
nam giới . Sự BBĐ về các yếu tố văn hóa tinh thần.
2.THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
Hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn
Hiện tượng li hôn: là hiện tượng theo điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm
2000, “Ly hôn” là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng
Gia đình:
+ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên
cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:
+ “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau
về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo
vệ”.
3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả điều
tra ở cấp quốc gia, cũng là lần đầu tiên về thực trạng gia đình của cả nước đưa ra
những thông tin và con số đáng báo động: Tình trạng ly hôn trên cả nước đã tăng theo
cấp số nhân trong vòng 10 năm qua.
Theo kết quả nghiên cứu về xã hội học đã được công bố của Tiến sỹ Nguyễn
Minh Hòa (Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn trên
cả nước chiếm từ 31 - 40% trên số kết hôn.
Điều đó có nghĩa cứ 3 cặp kết hôn thì sẽ có 1 cặp chia tay và chiếm 60% trong
số này là lớp người trẻ thuộc thế hệ 8X (từ 23 - 30 tuổi). Tại TP Hồ Chí Minh, số liệu
điều tra xã hội học còn cho biết mỗi năm có trên 50 ngàn trẻ em rơi vào hoàn cảnh cha
mẹ bỏ nhau và 30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn cảnh này.
Cuộc sống của gia đình trẻ ngày nay đã khá giả hơn khi nguyên nhân chia tay
về kinh tế chỉ chiếm một con số nhỏ, ở vị trí thứ 3 trong tổng số vụ ly hôn được khảo
sát trên cả nước. Mâu thuẫn về lối sống, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc vợ chồng
ly hôn hiện nay theo nhận định của một chuyên gia về tâm lý "Nhiều cặp vợ chồng ly
hôn vì những lý do hết sức đơn giản, mà chỉ cần mỗi người biết thông cảm, sẻ chia với
nhau hoặc điều chỉnh mình một chút họ vẫn có thể hàn gắn, giữ được một mái ấm
hạnh phúc.
Nhiều người trong số những cặp vợ chồng đang đứng sát bên bờ vực chia ly khi
đến với các chuyên gia tư vấn hoặc lúc đưa nhau ra trước tòa đã nhận được sự khuyên
giải khá kỹ. Nhưng cả vợ hoặc chồng đều khăng khăng đòi được giải quyết ly hôn một
cách quyết liệt dù họ không thể giải thích một cách thuyết phục thế nào là không hợp
nhau, thế nào là bất đồng quan điểm sau nhiều năm chung sống…
Hơn nữa, đa số cả chồng và vợ khi quyết định ly hôn đều giành quyền nuôi con.
Điều đó chứng tỏ họ rất thương con nhưng không thể hy sinh bớt cái tôi bản thân vì
tương lai con cái". Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An, một chuyên gia nghiên cứu
hàng đầu về lĩnh vực hôn nhân - gia đình của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ:
"Lớp phụ nữ trẻ, hiện đại ngày nay có trình độ học thức, công việc ổn định và thu nhập
cao hơn.
Khi đã độc lập trong cuộc sống, cái tôi cá nhân cũng trỗi dậy mạnh hơn, và như
vậy, họ tự cho mình quyền quyết định trong nhiều việc, điều đó giải thích tại sao phụ
nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần đàn ông". Về nguyên nhân ngoại tình dẫn đến đổ vỡ
hạnh phúc gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An cho biết: "Mặt trái của cuộc sống
hiện đại là nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Sự tiêu cực là những cám dỗ
lẫn trong đó đã khiến một bộ phận những người đã có gia đình sống giả dối với nhau
hơn để đạt được sự ham muốn ích kỷ của bản thân".
Ông Năm ( PVS nam 60t): "Thời chúng tôi cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, bảo
sao con phải nghe vậy, nay thì ngược lại!".
Tuổi kết hôn trong giới trẻ ngày càng muộn hơn, mức trung bình hiện đã đạt gần 23
tuổi đối với nữ và nam là 26 tuổi. Như vậy, ý thức, nhận thức về gia đình đối với họ
chắc chắn đã cao hơn trước song ngược lại, trách nhiệm với gia đình, với xã hội trong
việc duy trì một gia đình bền vững đối với một bộ phận người trẻ không được xem
trọng.
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ vẫn trên đà gia tăng hiện đang là một câu hỏi
lớn cần được cả xã hội quan tâm
Theo nghiên cứu, số thư gửi về tòa soạn Báo phụ nữ chuyên mục tư vấn
tình cảm thì số thư phản ánh mâu thuẫn vợ chồng chiếm khoảng 55%- 60%,
trong số đó mâu thuẫn do tính tình, cách sống không hợp, quan điểm sống khác
nhau chiếm khoảng 25%.
Số lượng thư gửi đến toà soạn báo phụ nữ việt nam hầu hết là của những người
không thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình. Trong hai năm 1984- 1985 và hai
năm 1993- 1994 chỉ có duy nhất một lá thư của một người ở nước ngoài nói về
cuộc hôn nhân của mình và bà ta hài lòng với cuộc hôn nhân đó. Đây cũng là
điều dễ hiểu khi con người ta hài lòng với cái gì trong cuộc sống thì thường it
khi người ta kể về điều đó. Còn khi người ta không hài lòng thì người ta phải
tìm kiếm sự thông cảm và an ủi thông quan nhiều phương pháp khác nhau (nói
chuyện, viết thư, ...).
Bảng : Số lượng thư gửi đến nói về mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng.
Năm Số lượng Phần trăm
2000 6 50%
2001 12 60%
2002 31 73,8%
2003 26 66,6%
Số lượng thư gửi đến báo về vấn đề mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng cao
hơn số lượng thư về vấn đề rắc lối trong tình yêu, có khi cao gấp đôi các thư về
tình yêu ( 2000) và hơn gấp đôi (1993).
4. NGUYÊN NHÂN LY HÔN
Hôn nhân vốn là kết quả cuối cùng của một tình yêu thăng hoa, nhưng hiện
tượng “ly hôn” ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới, xảy ra ở mọi dân tộc, trong
mọi giới là vì sao?
Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn:
-Mâu thuẫn vợ chồng là vấn đề muôn thở, tại sao với người này mức độ
thoả mãn hôn nhân thấp nhưng không ly hôn, trong khi với người khác có mức
độ thoả mãn cao hơn thì lại ly hôn hoặc ly thân. Đây là vấn đề đáng được
nghiên cứu sâu hơn. Mâu thuẫn vợ chồng có nhiều dạng khác nhau, nhưng có
thể đưa vào các dạng sau:
-Do không có con trai.
-Do vô sinh
-Do tình dục
-Do kinh tế
-Do quan điểm sống không hợp nhau
- Do mâu thuẫn trong gia đình nhà vợ hoăc nhà chồng
- Do không chung thuỷ
Các dạng mâu thuẫn này đan xen vào nhau, có thể do vô sinh dẫn tới không
chung thuỷ, hoặc do kinh tế dẫn tới quan điểm sống không hợp nhau, v.v… Tuy vậy,
tôi đã cố gắng xếp chúng vào từng loại một để tiện theo dõi.
Nguyên nhân không có con trai gây ra mâu thuẫn gia đình dường như ở đàn ông
gay gắt hơn đàn bà. Đàn ông hay cay cú về chuyện đó hơn đàn bà. Cũng như hiện
tượng vô sinh, người đàn ông khó chịu đựng hơn phụ nữ trong chuyện này.
Nguyên nhân kinh tế đưa đến mâu thuẫn vợ chồng chỉ mới xuất hiện trong
những bức thư năm 1993 - 1994 chứ không xuất hiện lần nào trong những năm 1984 -
1985.
Chúng ta phải thừa nhận một sự thật là mặt tình cảm trong hôn nhân càng ngày
càng được coi trọng hơn. Người ta trông chờ -ở cuộc hôn nhân, ở người bạn đời cả sự
thông cảm, cả tình bạn chân thành và tình dục. Chính mặt tình cảm càng ngày càng đề
cao này đã làm cho hôn nhân có một màu sắc khác các cuộc hôn nhân truyền thống
xưa kia. Người ta mông chờ ở cuộc hôn nhân quá nhiều, do đó rất dễ đưa đến mâu
thuẫn với nhau về quan điểm sống và dễ dẫn tới hiện tượng có nhân tình.
Hiện tượng có nhân tình hiện nay ngày càng tăng cũng như hiện tượng muốn
giữ cả gia đình và cả người tình. Băt đầu xuất hiện việc không muốn tái hôn mà chỉ
muốn có nhân tình, vì đàn ông sợ ảnh hưởng con cái và sợ sự lặp lại những điều buồn
chán dễ có trong hôn nhân.
Yếu tố tình dục được coi là một trong những nguyên nhân (ít được nói rõ
công khai) dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng, thậm chí đôi khi dẫn tới ly hôn. Nhưng
vấn đề này cho đến nay, chúng tôi chưa có được những con số cụ thể đẻ có thể
nói gì thêm một cách khẳng định.
Vấn đề muôn thuở về quan hệ nàng dâu-mẹ chồng đang có những diễn
biến khác với trước đây. Cùng với sự phát triển về trình độ học vấn và lối sống
mới (gia đình hạt nhân tách dần khỏi đại gia đình), hy vọng những bà mẹ chồng
kiểu mới và những nàg dâu kiểu mới cũng sẽ có những quan hệ kiểu mới, tốt
đẹp hơn.
. Thông thường người ta tưởng tượng ra các cuộc hôn nhân với biết bao
nhiêu là lãng mạn và hạnh phúc, nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn là những
điều không hài lòng lại xảy ra. Tại sao? Tại sao hôn nhân chỉ thình thoảng mới
có một cuộc được gọi là thoả mãn? Tại sao những con người đang ở trong tình
trạng không được thoả mãn có người ly hôn, có người ly thân? Tại sao ly hôn
lại xảy ra với người này mà lại không xảy ra với người khác? Có những người ít
thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình nhưng không nhất thiết phải đi tới ly
hôn. Có người mức độ thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình cao hơn nhưng lại
ly hôn. Điều này thật là phức tạp.
Mâu thuẫn vợ chồng có nhiều dạng khác nhau nhưng những nguyên nhân
phổ biến nhất thường là: mâu thuẫn do không chung thuỷ, do kinh tế, do quan
điểm sống không hợp, do gia đình ( như quan hệ nàng dâu mẹ chồng) , do
không có con trai, do sức khoẻ hoặc do vô sinh….theo kết quả nghiên cứu số
thư bạn đọc của báo phụ nữ việt nam cho thấy trong việc dẫn đến mâu thuẫn vợ
chồng, thì 38% là do một trong hai người thiếu chung thuỷ, 25% là do tình tình,
cách sống, quan điểm sống không hợp nhau, 19% do m