Luận án Giáo dục và khoa cử nho học ở Nam Bộ dưới triều nguyễn giai đoạn 1802-1867

Nam Bộ là vùng đất có những nét đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên và lịch sử khai thác lãnh thồ, vì vậy Nho giáo du nhập vào Nam Bộ muộn hơn, giáo dục, khoa cử Nho học cũng không có cơ hội phát triển ăn sâu bám rễ như ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Trong bước đường khôi phục cơ đồ của dòng họ, Nguyễn Ánh đã nhận được nhiều sự ủng hộ và đóng góp tài lực, vật lực của nhân dân Gia Định, điều này đã chi phối đến chính sách cai trị của triều Nguyễn đối với vùng đất này. Hơn nữa, với nhu cầu đào tạo tầng lớp cai trị phục vụ cho việc quản lí chính quyền, sau khi thiết lập vương triều, nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục, khoa cử Nho học trên vùng đất này. Ngay sau khi thành lập năm 1802, nhà Nguyễn đã bàn định việc học cho vùng đất Nam Bộ. Triều đình đã cắt cử các quan lại phụ trách việc học, đặt các trường học, dành cho nho sĩ Nam Bộ những biệt đãi trong học hành và khoa cử. Nội dung học tập được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với nhu cầu của vương triều quân chủ bấy giờ. Có thể nói, dù không thể quy củ như ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, nhưng so với các giai đoạn lịch sử trước, hệ thống giáo dục Nho học ở Nam Bộ được tổ chức khá hoàn bị.

pdf203 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục và khoa cử nho học ở Nam Bộ dưới triều nguyễn giai đoạn 1802-1867, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_va_khoa_cu_nho_hoc_o_nam_bo_duoi_trieu_nguy.pdf
  • pdfQD_TranKhacHuy.pdf
  • docTrichyeu_TranKhacHuy.doc
  • pdfTT Eng TranKhacHuy.pdf
  • pdfTT TranKhacHuy.pdf
Luận văn liên quan