Đề tài Thực trạng về chất lượng đào tạo ngành Việt nam học

Từ lâu, ngành Việt Nam học đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong các ngành khoa học của Việt Nam. Nghiên cứu về Việt Nam đang là vấn đề tuy không mới nhưng rất cần những hoạch định đúng đắn. Là một ngành khoa học hình thành khá sớm, song mãi đến sau khi đất nước Đổi mới, Việt Nam học mới dần có những chuyển biến tích cực, những đề tài nghiên cứu về Việt Nam dần đi vào chiều sâu. Điều này đưa đến một nhu cầu cấp bách là việc nghiên cứu về Việt Nam (lịch sử, văn hóa, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng ) cần phải có trình tự, cách thức cụ thể, khoa học. Đây là lý do tại sao ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam đã có từ rất lâu nhưng mãi đến năm 2001 – 2002, Việt Nam học mới chính thức đưa vào giảng dạy tại các trường đại học - cao đẳng trong cả nước. Việc đào tạo một ngành, xây dựng thương hiệu cho ngành đào tạo, đảm bảo được chuẩn đầu ra theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc làm hàng đầu của các cơ sở đào tạo trong cả nước. Tuy nhiên, đào tạo để đảm bảo chuẩn đầu ra theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo là chưa đủ mà đào tạo trong giai đoạn hiện nay còn hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, tránh khủng hoảng thiếu – thừa nguồn lao động mới là việc làm mang tính định hướng và chiến lược. Ngày nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa đang là xu thế chung thì việc nâng cao chất lượng đào tạo một ngành cấp đại học - cao đẳng còn thể hiện năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo. Tính đến năm 2008, ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 cơ sở đào tạo trong toàn quốc. Vấn đề “Thực trạng về chất lượng đào tạo ngành Việt nam học” cũng đã đến lúc phải nhìn lại, đánh giá mặt được và hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành này, tạo điều kiện cho ngành có những đóng góp tích cực hơn trong việc nghiên cứu về Việt Nam. Ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch) ở Trường Đại học An Giang là ngành có cơ hội việc làm cao và mang sứ mệnh đào tạo những con người 2 đại diện cho đất nước, cho dân tộc. Đến nay, Ngành Việt Nam học đã và đang được đào tạo khóa thứ 07 và đã có 03 khóa tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng, công tác đánh giá chất lượng đào tạo ngành này đến nay vẫn còn bỏ ngõ. Chính vì thế, đề tài “Chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học ở Trường Đại học An Giang – Thực trạng và giải pháp” sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng đào tạ o ngành Việt Nam học tại Trường Đại học An Giang trong thời gian qua. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành, đề tài sẽ rút ra được những mặt ưu - nhược điểm của quá trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của ngành này để từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học tại Trường Đại học An Giang trong thời gian tới. Với nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học trong phạm vi nghiên cứu về không gian là tại Trường Đại học An Giang. Về phạm vi thời, đề tài sẽ chia thành hai giai đoạn, cụ thể: “thực trạng chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học từ 2010 – 2012” và “mục tiêu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học đến năm 2015” Qua việc xác định mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như:  Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: thu thập thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, internet  Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu có liên quan đến đề tài.  Phương pháp điều tra xã hội học: lập bảng câu hỏi, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của sinh viên (SV) và các nhà tuyển dụng.  Phương pháp Sowt: phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu khuyết điểm, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể.

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về chất lượng đào tạo ngành Việt nam học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Từ lâu, ngành Việt Nam học đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong các ngành khoa học của Việt Nam. Nghiên cứu về Việt Nam đang là vấn đề tuy không mới nhưng rất cần những hoạch định đúng đắn. Là một ngành khoa học hình thành khá sớm, song mãi đến sau khi đất nước Đổi mới, Việt Nam học mới dần có những chuyển biến tích cực, những đề tài nghiên cứu về Việt Nam dần đi vào chiều sâu. Điều này đưa đến một nhu cầu cấp bách là việc nghiên cứu về Việt Nam (lịch sử, văn hóa, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng…) cần phải có trình tự, cách thức cụ thể, khoa học. Đây là lý do tại sao ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam đã có từ rất lâu nhưng mãi đến năm 2001 – 2002, Việt Nam học mới chính thức đưa vào giảng dạy tại các trường đại học - cao đẳng trong cả nước. Việc đào tạo một ngành, xây dựng thương hiệu cho ngành đào tạo, đảm bảo được chuẩn đầu ra theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc làm hàng đầu của các cơ sở đào tạo trong cả nước. Tuy nhiên, đào tạo để đảm bảo chuẩn đầu ra theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo là chưa đủ mà đào tạo trong giai đoạn hiện nay còn hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, tránh khủng hoảng thiếu – thừa nguồn lao động mới là việc làm mang tính định hướng và chiến lược. Ngày nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa đang là xu thế chung thì việc nâng cao chất lượng đào tạo một ngành cấp đại học - cao đẳng còn thể hiện năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo. Tính đến năm 2008, ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 cơ sở đào tạo trong toàn quốc. Vấn đề “Thực trạng về chất lượng đào tạo ngành Việt nam học” cũng đã đến lúc phải nhìn lại, đánh giá mặt được và hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành này, tạo điều kiện cho ngành có những đóng góp tích cực hơn trong việc nghiên cứu về Việt Nam. Ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch) ở Trường Đại học An Giang là ngành có cơ hội việc làm cao và mang sứ mệnh đào tạo những con người 1 đại diện cho đất nước, cho dân tộc. Đến nay, Ngành Việt Nam học đã và đang được đào tạo khóa thứ 07 và đã có 03 khóa tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng, công tác đánh giá chất lượng đào tạo ngành này đến nay vẫn còn bỏ ngõ. Chính vì thế, đề tài “Chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học ở Trường Đại học An Giang – Thực trạng và giải pháp” sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành Việt Nam học tại Trường Đại học An Giang trong thời gian qua. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành, đề tài sẽ rút ra được những mặt ưu - nhược điểm của quá trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của ngành này để từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học tại Trường Đại học An Giang trong thời gian tới. Với nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học trong phạm vi nghiên cứu về không gian là tại Trường Đại học An Giang. Về phạm vi thời, đề tài sẽ chia thành hai giai đoạn, cụ thể: “thực trạng chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học từ 2010 – 2012” và “mục tiêu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học đến năm 2015” Qua việc xác định mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như:  Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: thu thập thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, internet…  Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu có liên quan đến đề tài.  Phương pháp điều tra xã hội học: lập bảng câu hỏi, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của sinh viên (SV) và các nhà tuyển dụng.  Phương pháp Sowt: phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu khuyết điểm, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể. 2 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH VIỆT NAM HỌC 1.1.Lịch sử hình thành Ngành Việt Nam học là một trong những ngành khoa học có mặt khá sớm. Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, ngành Việt Nam học đã có những bước tiến to lớn, vừa mở rộng về chủ đề, nội dung, lĩnh vực nghiên cứu, vừa đổi mới về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, không chỉ tiếp tục đào sâu, làm rõ các vấn đề thuộc về truyền thống, văn hóa, lịch sử, mà còn hướng mạnh vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội đương đại. Chính vì vậy, Việt Nam học thực sự đã trở thành ngành khoa học mới, ngày càng hấp dẫn. Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu về Việt Nam, các khoa giảng dạy tiếng Việt, các trung tâm giao lưu giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Ở trong nước hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học và cao đẳng thành lập khoa Việt Nam học hoặc đưa ngành này vào Chương trình đào tạo. Tuy nhiên, khi đưa vào đào tạo ngành Việt Nam học, mỗi cơ sở đào tạo lại có hướng đi riêng, lựa chọn riêng. Từ đó, ngành Việt Nam học đã phân hóa thành nhiều tiểu ngành, chuyên ngành nhỏ như: ngôn ngữ, văn hóa (trong đó có văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch), địa lý, lịch sử, tiếng Việt – Văn học… Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các chương trình đào tạo của một số trường đại học cao đẳng hiện nay có đào tạo ngành này. Bảng thống kê các cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học trên toàn quốc năm 2012 (nguồn từ: www.kenhtuyensinh.vn) TÊN TRƢỜNG TÊN NGÀNH TÊN CHUYÊN NGÀNH Đại học Tôn Đức Thắng - Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch - Hướng dẫn du lịch Đại học Văn hóa TP.HCM - Việt Nam học - Thiết kế và điều hành 3 chương trình du lịch - Quản lý du lịch Đại họ c Sư phạm Đà Nẵng - Việt Nam học - Văn hóa du lịch - Địa lý du lịch Đại học Dân lập Phú Xuân - Việt Nam học - Văn hoá du lịch Đại học An Giang - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Đại học Cần Thơ - Việt Nam học - Hướng dẫn viên du lịch Đại học Đồng Tháp - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Đại học Bình Dương - Việt Nam học - Du lịch Đại học Dân lập Lạc Hồng - Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch Trường Đại học Tây Đô - Việt Nam học - Du lịch Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật - Việt Nam học - Văn hóa du lịch TP.HCM Cao đẳng Nguyễn Tất Thành - Việt Nam học - Du lịch Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật - Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch và Du lịch Sài Gòn Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Việt Nam học - Hướng dẫn viên du lịch Nha Trang Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Cao đẳng Sư phạm Nha Trang - Việt Nam học - Hướng dẫn viên du lịch Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Huế Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và - Hướng dẫn viên du lịch Du lịch Nha Trang - Việt Nam Học tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga, Hàn 4 Cao đẳng Công Kỹ nghệ Đông Á - Việt Nam học - Hướng dẫn du lịch Cao đẳng Bến Tre - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Cao đẳng Cần Thơ - Việt Nam học - Văn hóa du lịch Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên - Việt Nam học - Việt Nam học (*) (*) Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên bị đình chỉ tuyển sinh ngành Việt Nam học từ năm 2013. 1.2.Quan điểm của Đảng về đào tạo ngành Việt Nam học: Từ ngày thành lập Đảng cho đến nay, quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí của văn hoá cơ bản nhất quán. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam, quan điểm và đường lối của Đảng về văn hoá có sự thay đổi uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với thực tế khách quan. Trong định hướng phát triển, Đảng ta khẳng định: "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển". Theo đó, Đảng ta xác định nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có sáu đặc trưng sau: Nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước dựa trên tư tưởng cách mạng và khoa học dẫn đường. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thể hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc. Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độ phát triển cao mang tính hiện đại, cập nhật với thành tựu văn hóa chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. 5 Nền văn hóa tiên tiến thể hiện ở nội dung phản ánh, đó là toàn bộ sự nghiệp đổi mới vĩ đại của dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc; là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở”, mang tính lịch sử cụ thể và vận động, đổi mới không ngừng trên cơ sở loại bỏ những yếu tố bảo thủ và tiêu cực, tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực và tiến bộ, đồng thời tạo lập các giá trị mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển của thời đại. Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Ngành du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng… để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hóa và du lịch, Trường Đại học An Giang xây dựng phương hướng đào tạo ngành Việt Nam học, chuyên ngành Văn hóa du lịch theo hướng gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, những phong tục tập quán,... đào tạo SV ngành Văn hóa du lịch biết 6 tôn trọng, giữ gìn và góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của dân tộc. Đồng thời, giúp SV nhận thức vai trò cũng như tầm quan trọng của lĩnh vực du lịch trong đời sống hiện đại, biết khai thác các giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch nhưng luôn đảm bảo tính bền vững. Các lớp trẻ biết kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống đó, khai thác có hiệu quả để nâng cao chất lượng ngành du lịch. Đó chính là cái đích cuối cùng mà ngành Văn hóa du lịch hướng đến trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà và cho cả khu vực. 1.3.Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch) Nội dung bao quát của các chính sách: “Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá, văn học, nghệ thuật; quy định các biện pháp để bảo tồn, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, khuyến khích phát triển tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. Chống việc truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hoá độc hại, bài trừ mê tín, hủ tục; không ngừng xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội.” Mọi chính sách của Nhà nước về văn hoá đều được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tiễn khách quan ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mở cửa, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng XHCN; đồng thời có chú ý yếu tố phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, yếu tố đa dân tộc, đa văn hoá… Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và đến năm 2020 khẳng định: “... Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của 7 khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước...”. Một số chính sách chủ yếu được xác định bao gồm: 1) Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2) Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; Tuyên truyền, quảng bá du lịch; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;... 3) Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. 4) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. 6) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH VIỆT NAM HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 2.1. Đặc điểm tình hình: Trường Đại học An Giang ra đời tháng 12 năm 2000. Tính đến nay đã gần 13 năm. Tuy nhiên, ngành Việt Nam học được chính thức đưa vào đào tạo tại trường từ năm 2006, tính đến nay chỉ được 07 khóa (03 khóa đã tốt nghiệp và 04 khóa đang đào tạo). Khi mới xây dựng chương trình đào tạo và tuyển sinh những khóa đầu tiên của ngành này, lực lượng cán bộ - giảng viên (CB-GV) cơ hữu của trường còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và công tác quản lý. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của ngành chưa được đầu tư và thực hiện một cách khoa học, cơ cấu các học phần chưa hợp lý, thời lượng các học phần chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành... Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, lực lượng CB-GV cơ hữu của ngành ngày càng tăng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo và quản lý; chương trình đào tạo thường xuyên được tổ chức lấy ý kiến từ người học và đơn vị tuyển dụng lao động của ngành, được đầu tư điều chỉnh bổ sung hàng năm theo hướng chuyên môn hóa và xã hội hóa cao; cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành được chú trọng đầu tư; trang thiết bị hỗ trợ học tập, thực tập được nâng cấp mỗi năm; chương trình thực tập thực tế thường xuyên thay đổi theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm... Chính những hoạt động thiết thực về chuyên môn nói trên, ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch) của Trường Đại học An Giang hàng năm vẫn duy trì được chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng SV nhập học trong tình hình đầy biến động trong cả nước về công tác tuyển sinh nói chung. 9 Bảng số liệu thống kê tình hình sĩ số SV qua các năm tuyển sinh Số Chỉ Trúng Nhập lƣợng Ghi STT Khóa học Lớp tiêu tuyển học hiện chú nay 1 2006 – 2010 DH7VN 100 90 84 83 Đã TN 2 2007 – 2011 DH8VN 50 62 48 48 Đã TN 3 2008 – 2012 DH9VN 50 30 27 26 Đã TN 4 2009 – 2013 DH10VN 50 48 38 39 5 2010 – 2014 DH11VN 50 63 53 47 6 2011 – 2015 DH12VN 50 62 47 44 7 2012 – 2016 DH13VN 50 63 53 53 2.2. Công tác đào tạo ngành Việt Nam học ở ĐHAG trong thời gian qua 2.2.1. Lịch học – lịch thi: Lịch học: sau nhiều năm cải tiến phương pháp quản lý tiến độ học tập của SV, nhà trường đã đưa vào ứng dụng phần mềm đăng ký mộn học trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, nên SV có thể tự lựa chọn, quyết định và đăng ký học phần nào mình sẽ học trong từng học kỳ của chương đào tạo. Vì thế, SV và giảng viên có thể thuận tiện trong việc cập nhật những thông tin về lịch học trên website của trường (www.agu.edu.vn). Những thay đổi về lịch học cũng được đăng tải thường xuyên trên website của trường để SV cập nhập, áp dụng cho đúng tiến độ đào tạo. Lịch thi: dù được đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng khi thi kết thúc học phần thì SV cũng vẫn phải thi theo thời gian thống nhất của toàn trường. Căn cứ lịch năm học hàng năm của trường, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của trường sẽ sắp xếp lịch thi cho các lớp. Lịch thi sẽ được gửi về từng khoa, SV sẽ cập nhật thông tin (môn thi, thời gian thi, phòng thi,…) để thực hiện kỳ thi kết thúc học phần tốt nhất. Những trường hợp thay đổi lịch thi, cán bộ chuyên trách của khoa sẽ thông báo đến SV, để SV nắm được thông tin chính xác nhất. 10 Công tác kiểm tra tiến độ giảng dạy và học tập: để kiểm tra tiến độ giảng dạy và học tập, nhà trường đã phát hành Sổ theo dõi giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ cho từng học phần trong học kỳ. Đây là minh chứng về tiến độ giảng dạy và học tập với các thông tin như: Phần ghi các buổi giảng dạy lý thuyết và Phần ghi các buổi giảng dạy thực hành/thảo luận (với các thông tin như: ngày, số lượng tiết trong ngày, thứ tự tiết học trong phân bổ chương trình, nội dung giảng dạy, số lượng SV vắng mặt, chữ ký của giảng viên và chữ ký của cán bộ các lớp. Nhờ sổ theo dõi này, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin về tiến độ học tập của các lớp, để tham mưu cho Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng sắp xếp lịch thi cho phù hợp, cũng như đôn đốc giảng viên đứng lớp giảng dạy cho kịp tiến độ của toàn trường. 2.2.2. Thực tập – thực tế: Việc tổ chức các học phần thực tập nghiệp vụ: gồm có hai học phần a. Học phần Thực tập nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn + Địa điểm thực tập: những nhà hàng, khách sạn như: Khách sạn Đông Xuyên Khách sạn Hòa Bình 1, 2 Khách sạn Long Xuyên Khách sạn Victoria (Châu Đốc) Khách sạn Bến Đá Núi Sam (Châu Đốc) Khách sạn + Nội dung thực tập: - Tìm hiểu bộ máy tổ chức, điều hành tại nhà hàng – khách sạn; - Thực hành kỹ năng giao tiếp, ứng xử đã được học vào thực tế nhằm khai thác các thông tin cần thiết, rèn luyện thêm nghiệp vụ; - Tiếp cận những hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch (nhà hàng – khách sạn – doanh nghiệp lữ hành) để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, phục vụ cho công việc về sau; 11 - Quan sát cách thức làm việc dưới góc độ nhà nghiên cứu du lịch để có nhận xét chuyên sâu, tự rút ra bài học cho bản thân. + Thời gian thực tập: khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 hàng năm, vào dịp lễ Noel và Tết Dương lịch. b. Học phần Thực tập nghiệp vụ hướng dẫn: + Địa điểm thực tập: các công ty du lịch, lữ hành, các khu du lịch, điểm du lịch: Cty Du lịch Việt Xanh Cty Cổ phần du lịch An Giang Cty Dịch vụ Lữ hành An Giang KDL Núi Cấm Bảo tàng An Giang KDL Hồ Ông Thoại KDL bến đá Núi Sam Khu lưu niệm Bác Tôn Đức Thắng Khu di tích đồi Tức Dụp Rừng tràm Trà Sư Và một số công ty, doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh + Nội dung thực tập: - Quan sát cách thức làm việc dưới góc độ nhà nghiên cứu du lịch để có nhận xét chuyên sâu trong lĩnh vực này. - Tìm hiểu bộ máy tổ chức, điều hành tại các địa điểm du lịch, khu du lịch, các công ty du lịch. - Thực hành cách giao tiếp với khách hàng đặt tour; thiết kế, tổ chức tour. - Tham gia hướng dẫn tour với vai trò là hướng dẫ
Luận văn liên quan