Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi
trường Liên Hơp Quốc (UNEP) viêt tắt là "GEO - 2000" là một sản phẩm của hơn 850
tác giả trên khắp Thê giới và trên 30 cơ quan môi trường cùng các tổ chức khác của
Liên Hơp Quốc đã phối hơp tham gia biên soạn đưa ra báo cáo đánh giá tổng hơp về
môi trường Toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn Toàn cầu bị đe dọa bởi
sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ
lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng đươc dự
báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu đươc lơi ích tư sự phát
triển kinh tê và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: sự phồn
thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng
với nó là môi trường toàn cầu.
Thứ hai: Thê giới hiện đang ngày càng biên đổi, trong đó sự phối hơp quản ly
môi trường ở quy mô Quốc tê luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tê - xã hội.
Những thành quả về môi trường thu đươc nhờ vào công nghệ và những chính sách mới
đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tê. Mỗi một
phần trên bề mặt Trái Đất đươc thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của
riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính
Toàn cầu đã và đang nổi lên. Những khía cạnh đươc đề cập tới bao gồm: “ Khí hậu
Toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng, Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3), Tài
nguyên bị suy thoái, Sự gia tăng dân số, Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái
Đất và Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng”.[44]
Phải thấy rõ rằng, hiện nay, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống
đang là mối quan tâm của toàn nhân loại, nó không phải là vấn đề của riêng một ngành
hay một quốc gia nào. Cùng với các hoạt động phát triển kinh tê con người đang làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường sống ngày một gia tăng tính toàn cầu, ảnh hưởng tới
chất lương cuộc sống và sức khỏe loài người. Ở nước ta, cùng với yêu cầu phát triển
kinh tê xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang tăng lên ở mức báo động tại
các khu đông dân cư, đô thị, các khu công nghiệp (KCN), nhà máy và xí nghiệp. [11,
14, 17]
62 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 349699 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vệ sinh môi trường và công tác quản lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC - SỨC KHỎE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG NĂM 2011
Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Mã sinh viên
:
:
:
Phạm Minh Thu
Y tế công cộng
A12669
Hà Nội – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC - SỨC KHỎE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG NĂM 2011
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Mã sinh viên
:
:
:
:
Th.S Vũ Văn Hải
Phạm Minh Thu
Y tế công cộng
A12669
Hà Nội – 2012
Thang Long University Library
LỜI CÁM ƠN
Sau khi cuốn khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng được hoàn
thành, tận đáy lòng mình, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Các Thầy, Cô giáo trường Đại học Thăng Long đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
ThS. Vũ Văn Hải và thầy giáo Nguyễn Đức Điển, những người thầy
với đầy nhiệt huyết đã hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây
dựng đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành khóa luận này.
Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải
Dương ; Viện quan trác Môi trường tỉnh Hải Dương nơi tôi tiến hành nghiên
cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè thân hữu đã khuyến khích tôi trên con đường học
tập 4 năm qua.
Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đối với gia đình của tôi, họ đã
luôn ở bên động viên, cổ vũ và chăm sóc cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2012
Sinh viên
Phạm Minh Thu
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 1
1.1 Môi trường và bảo vệ môi trường. ..................................................................... 1
1.2 Chất thải và quản lý chất thải. ........................................................................... 2
1.2.1 Định nghĩa và phân loại chất thải. [20, 22, 33, 34, 43] .......................... 2
1.2.2 Quản lý chất thải. .................................................................................... 3
1.3 Ảnh hưởng của chất thải tới con người và tình hình quản lý chất thải tại các
KCN .................................................................................................... 4
1.4 Thực trạng quản lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Dương . 11
1.4.1 Giới thiệu chung. ................................................................................... 11
1.4.2 Quy trình sản xuất bia. .......................................................................... 11
1.4.3 Hiện trạng môi trường Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương. ..... 15
1.5 Tình hình xử lý chất thải tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương. ..... 17
1.5.1 Xử lý khí thải. ........................................................................................ 17
1.5.2 Xử lý nước thải. ..................................................................................... 19
1.5.3 Xử lý chất thải rắn. [2, 5, 15] ................................................................ 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. ..................................................... 22
2.1.1 Đối tượng. .............................................................................................. 22
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 22
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. 22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. .............................................................................. 22
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu. ........................................................................ 22
2.3 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu. .................................................................. 23
2.3.1 Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 23
2.3.2 Các chỉ số nghiên cứu. .......................................................................... 23
2.4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin. ................................................. 24
2.5 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: ............................................................ 27
2.6 Tổ chức nghiên cứu. ........................................................................................... 27
2.7 Đạo đức nghiên cứu. .......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.1 Kết quả điều tra khảo sát hệ thống nước thải tại Công ty. ............................ 28
3.1.1 Nguồn gốc và thành phần của nước thải trong quá trình sản xuất bia.28
3.1.2 Tính chất nước thải. ............................................................................... 28
3.2 Kết quả chỉ tiêu vi sinh vật. ............................................................................... 32
Thang Long University Library
3.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. ........................................................................ 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 37
4.1 Những yếu tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu vệ sinh nước thải. .......................... 37
4.2 Thực trạng về các chỉ tiêu nước thải tại Công ty Bia. .................................... 37
4.3 Hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty. ...................................... 40
4.4 Hiệu quả từ việc cung cấp thiết bị lao động cho công nhân viên. ................. 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 43
PHỤ LỤC I: ................................................................................................................. 46
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ PHÂN HỦY SINH
HỌC - AEROTEN ....................................................................................................... 46
PHỤ LỤC II: ................................................................................................................ 49
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY BIA HÀ NỘI - HẢI DƯƠNG.
....................................................................................................................................... 49
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
KCN
GDP
BOD
COD
DO
TSS
CO
CO2
SO2
NO2
H2S
NH3
HN – HD
TCVN
CTRCN
CTRNH CTNH
TN & MT
dbA
TCCP
MT
Tên đầy đủ
Khu công nghiệp
Tổng sản phẩm Quốc nội.
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical oxygen demand)
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand)
Oxy hòa tan (Dissolved oxygen)
Tổng chất rắn lơ lửng
Khí Cacbon oxid
Khí Cacbon dioxide
Khí Sunfur dioxide
Khí Nitrogen dioxide
Khí Hydro sunfua
Amoniac
Hà Nội – Hải Dương
Tiêu chuẩn Việt Nam
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn nguy hại
Tài nguyên và Môi trường
Đơn vị đo mức độ ồn (đề xi ben A)
Tiêu chuẩn cho phép
Môi trường
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hậu quả bị nhiễm độc khí NO2.
Bảng 1.2: Mức tiêu thụ nước tại Công ty Bia.
Bảng 1.3: Mức độ gây ồn trong Công ty Bia Hà Nội – Hải Dương.
Bảng 1.4: Chất thải rắn không nguy hại tại Công ty Bia.
Bảng 3.1: Kết quả phân tích dòng thải tổng trước khi vào hệ thống xử lý nước thải.
Bảng 3.2 : Mức độ tác động của NH3 đến cơ thể người.
Bảng 3.3: Kết quả phân tích đầu ra sau khi qua hệ thống xử lý nước thải.
Bảng 3.4 : Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu vật lý cảm quan của nước thải trước xử lý.
Bảng 3.5. So sánh các chỉ tiêu lý học của nước thải trước và sau xử lý.
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận.
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.8: Khối lượng nước thải do hoạt động chuyên môn và sinh hoạt của Công ty.
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước mưa chảy tràn từ Công ty.
Bảng 3.10: Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh vật của nước thải công nghiệp trước xử lý.
Bảng 3.11: So sánh các chỉ tiêu vi sinh vật của nước thải trước và sau xử lý.
Bảng 3.12 : Các yếu tố vi khí hậu tại Công ty Cổ phần bia HN-HD.
Bảng 3.13 : Hiện trạng môi trường không khí Công ty Cổ phần bia HN-HD.
Bảng 3.14: Trang thiết bị bảo hộ công nhân trong quá trình làm việc.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Hàm lượng BOD5 trong nước thải của một số KCN năm 2008.
Biểu đồ 1.2: Hàm lượng Coliform trong nước thải một số KCN năm 2008
Biểu đồ 1.3: Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai.
Biểu đồ 1.4: Diễn biến COD trên các sông qua các năm.
Biểu đồ 1.5: Hàm lượng NH4+ trên sông Cầu, đoạn chảy qua Thái Nguyên năm 2008.
Biểu đồ 1.6: Nồng độ khí SO2 trong khí thải một số nhà máy tại KCN Bắc Thăng Long
(Hà Nội) và KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh).
Biểu đồ 1.7: Nồng độ khí SO2 trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc
năm 2006 - 2008.
Biểu đồ 1.8: Nồng độ NH3 trong không khí xung quanh KCN Bắc Thăng Long (Hà
Nội) năm 2006 - 2008.
Biểu đồ 1.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh trung bình của 1 số loại hình KCN.
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ô nhiễm chất thải rắn.
Hình1.2 : Sơ đồ dây chuyền sản xuất bia
Hình 1.3: Sơ đồ mặt bằng Công ty Bia.
Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng sữa vôi.
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi
trường Liên Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là "GEO - 2000" là một sản phẩm của hơn 850
tác giả trên khắp Thế giới và trên 30 cơ quan môi trường cùng các tổ chức khác của
Liên Hợp Quốc đã phối hợp tham gia biên soạn đưa ra báo cáo đánh giá tổng hợp về
môi trường Toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn Toàn cầu bị đe dọa bởi
sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ
lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự
báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát
triển kinh tế và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: sự phồn
thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng
với nó là môi trường toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý
môi trường ở quy mô Quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Những thành quả về môi trường thu được nhờ vào công nghệ và những chính sách mới
đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một
phần trên bề mặt Trái Đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của
riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính
Toàn cầu đã và đang nổi lên. Những khía cạnh được đề cập tới bao gồm: “ Khí hậu
Toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng, Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3), Tài
nguyên bị suy thoái, Sự gia tăng dân số, Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái
Đất và Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng”.[44]
Phải thấy rõ rằng, hiện nay, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống
đang là mối quan tâm của toàn nhân loại, nó không phải là vấn đề của riêng một ngành
hay một quốc gia nào. Cùng với các hoạt động phát triển kinh tế con người đang làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường sống ngày một gia tăng tính toàn cầu, ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống và sức khỏe loài người. Ở nước ta, cùng với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang tăng lên ở mức báo động tại
các khu đông dân cư, đô thị, các khu công nghiệp (KCN), nhà máy và xí nghiệp... [11,
14, 17]
Theo thống kê, Việt Nam đã có trên 800 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng
70 khu chế xuất (KCN tập trung). Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn. Mặc
dù tăng trưởng GDP chưa đạt được con số 8% của giai đoạn 2000 - 2007 trước khủng
hoảng kinh tế, nhưng Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất Châu Á. GDP năm 2009 của Việt Nam đạt 5,32% - đứng thứ 3
Thang Long University Library
về tăng trưởng ở khu vực Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. 6 tháng đầu năm 2010,
GDP của Việt Nam đạt tới mức tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm 2009.[7]. Quá
trình phát triển các KCN cũng bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải
và đảm bảo chất lượng môi trường.
Khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả
thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Có
tới 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chất
lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái.
Không khí ở các KCN đang bị ô nhiễm, một số nơi xuất hiện ô nhiễm khí CO, SO2,
NO2. Lượng chất thải rắn tại các KCN ngày càng tăng, trong đó chất thải rắn nguy hại
chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao.[32]
Cũng giống các ngành chế biến thực phẩm khác, sự tăng trưởng của ngành sản
xuất bia tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bia đã được sản xuất tại
nhà máy Bia Sài Gòn, Hà Nội cách đây trên 100 năm. Hiện nay do nhu cầu của thị
trường, mức tiêu thụ bia bình quân theo đầu người vào năm 2011 là 28 lít/ người/ năm,
bình quân lượng bia tăng 20% mỗi năm.[2]. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành
sản xuất bia cũng lại kéo theo các vấn đề về môi trường. Kết quả khảo sát chất lượng
của các cơ sở sản xuất bia trong nước như ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hoà Bình
cho thấy rằng nước thải từ các cơ sở sản xuất bia nếu không được xử lý sẽ có COD,
nhu cầu oxy sinh hoá học BOD, chất rắn lơ lửng SS,... chúng là những nguồn gây ô
nhiễm và nguy hiểm, nó có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh cho nhân viên trong công ty
và những người sống ở khu vực xung quanh.[8, 9, 16]. Vậy thực chất các nguồn thải
đó có ảnh hưởng ra sao, đã được xử lý như thế nào?
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về:
“Thực trạng vệ sinh môi trường và công tác quản lý chất thải tại Công ty cổ phần
Bia Hà Nội – Hải Dương năm 2011” để xác thực tình hình môi trường tại Công ty
với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng vệ sinh môi trường của công ty Bia HN – HD.
2. Đánh giá công tác quản lý chất thải hiện nay của công ty.
1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Môi trường và bảo vệ môi trường.
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng
của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đặc biệt là tốc độ tăng dân số ở mức
cao. Ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Ô nhiễm công nghiệp,
nông nghiệp, y tế và du lịch...
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 đã nhấn
mạnh môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. [3]
Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Hay theo một cách định nghĩa khác: “Môi trường là không gian xung quanh
ta, gần nhất là nơi ta sống, nơi ta làm việc, sinh hoạt hàng ngày, rộng hơn là cả trên trái
đất, bầu khí quyển (không khí), vũ trụ”. [20, 26, 35, 39]
Ô nhiễm môi trường là gì?
Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra
là do con người và cách quản lý của con người.
Để chúng ta có thể sống trong môi trường trong sạch, không có khói bụi, không
có mùi hôi, không có các bào tử nấm gây bệnh, không có vi trùng, vi khuẩn gây bệnh,
sống thoải mái hơn chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc sự sống, sự tồn tại cho
môi trường. Đó chính là vệ sinh môi trường.
Những hoạt động làm ô nhiễm môi trường sống như: vứt rác và chất thải trong
sản xuất nông nghiệp (thuốc sâu, phân bón, chăn nuôi... ); công nghiệp; y tế (hóa
chất)... bừa bãi; chặt đốt phá rừng làm tổn hại đến lá phổi của môi trường sống nếu
không được khắc phục, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng dẫn đến đại dịch
bệnh, hiệu ứng nhà kính tăng thêm, làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống của con người...
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
a) Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần
Thang Long University Library
2
cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta
cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
b) Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật
khác. [24]
1.2 Chất thải và quản lý chất thải.
1.2.1 Định nghĩa và phân loại chất thải. [20, 22, 33, 34, 43]
Chất thải: là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số...
Phân loại chất thải:
+ Theo dạng:
- Chất thải dạng rắn: phát sinh trong cuộc sống hàng ngày trong quá trình sản
xuất như túi nilon, rác hữu cơ
- Chất thải dạng lỏng: phát sinh trong quá trình sản xuất tùy vào từng ngành
nghề, bùn cống rãnh
- Chất thải dạng khí: khí thải nhà máy sản xuất, khói bụi
+ Theo nguồn phát sinh :
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh trong quá trình hoạt động sống thường ngày của
con người như túi nilon, hộp đựng thức uống
- Chất thải công nghiệp: sinh ra trong quá trình sản xuất và mỗi ngành nghề phát
sinh những chất thải khác nhau như xi mạ có kim loại, sản xuất xi măng có bụi đất đá
và thành phần những chất thải này phức tạp khó xử lý.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi
+ Theo mức độ nguy hiễm :
- Chất thải nguy hại (độc hại): là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt
chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Nó có thể là các chất rắn, chất lỏng,
chất khí hoặc chất sệt.
Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt,
nh