Đề tài Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay

Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng _quỹ ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế, cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc, Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN. Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém, sai lầm. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài thảo luận bao gồm 3 nội dung chính: A. Lý luận chung về chi NSNN. B. Thực trạng chi NSNN. . C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thương Mại Khoa Marketing -----š›&š›----- BÀI THẢO LUẬN Môn: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Lê Thu Huyền Nhóm: 9 Lớp: 1202EFIN0112 Đề tài: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay. Phản biện đề tài: 02, 03 Hà Nội, 2012 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o--- BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h ngày 02/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm trưởng triển khai nội dung đề tài thảo luận cho cả nhóm, nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra dàn ý theo yêu cầu của đề tài Nhóm đưa ra dàn ý và phân công nhiệm vụ như sau: Các thành viên có nhiệm vụ tìm hiểu nhiệm vụ mình được giao và nộp lại cho nhóm trưởng trước ngày 10/05/2012 ít nhất một ngày Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 2 tháng 05 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o--- BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h30 ngày 11/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm trưởng, thư ký triển khai nội dung bài thảo luận đã được tổng hợp cho cả nhóm, nhóm tiến hành thảo luận để bổ xung cho dàn ý Phân công Cao Thị Thùy, Tạ Thúy Thúy xây dựng bản word Các thành viên có nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu phần nội dung mà mình được giao Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 25 tháng 04 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o--- BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h ngày 18/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm cùng kiểm tra lại bản word của bài thảo luận. Tìm hiểu về đề tài mà nhóm được phân công phản biên Biên bản kết thúc vào hồi 15h30 ngày 18 tháng 05 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy BẢNG ĐÁNH GIÁ STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Ký tên 1 Nguyễn Thị Thu Thảo 2 Tạ Đình Thiện 3 Nguyễn Thị Thịnh 4 Nguyễn Thị Thơm 5 Nguyễn Thị Huyền Thu 6 Tạ Thúy Thúy 7 Cao Thị Thùy 8 Đỗ Kim Thùy 9 Trương Thị Thu Thủy 10 Lê Xuân Thuyết 11 Nguyễn Văn Toàn Thư kí Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy MỤC LỤC Lời mở đầu A. Lý luận chung về chi ngân sách Nhà nước I- Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN II- Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN III- Vai trò của chi NSNN B. Trực trạng chi ngân sách Nhà nước I- Bảng cân đối NSNN II- Phân tích đánh giá chi NSNN C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN Kết luận Lời mở đầu Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng _quỹ ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát,… NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế, cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc,… Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN. Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém, sai lầm. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài thảo luận bao gồm 3 nội dung chính: A. Lý luận chung về chi NSNN. B. Thực trạng chi NSNN. . C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN Lý luận chung về chi NSNN. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN: Khái niệm: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. 2.Đặc điểm: - Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. -Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN. -Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản chi NSNN đảm nhận. -Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo. Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…) -Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối đoái… II.Phân loại chi Ngân sách Nhà nước. -Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động +) Chi đầu tư phát triển kinh tế: là khoản chi quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của Ngân sách Nhà nước, có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội và tạo điều kiện để tái tạo và tăng nguồn thu NSNN. +) Chi phí phát triển sự nghiệp: là khoản chi của NSNN nhằm phát triển các lĩnh vực, sự nghiệp trong xã hội. +) Chi cho quản lý Nhà nước: là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. +) Chi cho an ninh,quốc phòng: là khoản chi cho xây dựng duy trì và cải tiến sự hoạt động của các lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính của Nhà nước, bảo vệ tổ quốc và duy trì trật tự trị an toàn cho xã hội. +) Chi đảm bảo và phúc lợi xã hội: là khoản chi nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội. Căn cứ theo mục đích chỉ tiêu +) Chi cho tích luỹ: là khoản chi NSNN nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế. +) Chi cho tiêu dùng: là khoản chi NSNN không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại. -Căn cứ vào tính chất các khoản chi +) Chi thường xuyên +) Chi không thường xuyên III.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN. Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo những nguyên tắc nhất định. Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản chi. Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước . Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chỉ tiêu của NSNN. Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi NSNN. Đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào chương trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phat triển. Đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi ngân sách cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn lưc khác để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp. Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN. - Bản chất chế độ xã hội. - Sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Khả năng tích luỹ cuả nền kinh tế. - Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. - Một số nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái….. V. Vai trò của chi NSNN. Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Giải quyết các vấn đề xã hội: Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước. Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ…. Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát. Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược...) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Một cách tổng quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất. Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo… Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta. B. Thực trạng chi NSNS năm 2011 Bảng chi NSNN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Stt Nội dung chi Dự toán 2011 Ước thực hiện 2011 Dự toán 2012 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 725,600 796,000 903,100 I Chi đầu tư phát triển 152,000 175,000 180,000 II Chi trả nợ và viện trợ 86,000 101,000 100,000 1 Trả nợ trong nước 66,300 79,300 77,850 2 Trả nợ ngoài nước 18,700 20,700 21,000 3 Chi viện trợ 1,000 1,000 1,150 III Chi thường xuyên 442,100 491,500 542,000 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 110,130 120,339 135,920 2 Chi Y tế 43,200 44,860 51,100 3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 880 900 970 4 Chi khoa học, công nghệ 6,430 6,483 7,160 5 Chi văn hoá, thông tin 4,640 4,774 5,450 6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 2,410 2,489 2,890 7 Chi thể dục thể thao 1,760 1,826 1,990 8 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 74,500 82,660 85,560 9 Chi sự nghiệp kinh tế 42,540 47,262 49,488 10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 7,250 7,950 9,050 11 Chi quản lý hành chính 62,060 68,202 77,460 12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,660 2,110 1,820 IV Chi thực hiện cải cách tiền lương 27,000 6,000 59,300 V Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 VI Chi chuyển nguồn 22,400 VII Dự phòng 18,400 21,700 Phân tích, đánh giá chi NSNN năm 2011 Đánh giá chung  Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành NSNN năm 2011 theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội, HĐND các địa phương đã thông qua. Yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ mới ban hành và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh... tại địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã nghiêm túc chấp hành kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại để điều chuyển khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. Số vốn cắt giảm nêu trên được điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án.  Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cònthực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội.   Số vượt thu NSTW, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, tình hình thực tế năm 2011 và yêu cầu bố trí dự toán NSNN năm 2012, sau khi thưởng vượt thu, bù hụt thu cân đối do nguyên nhân khách quan (nếu có) và đầu tư trở lại cho NSĐP theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, Chính phủ trình Quốc hội tập trung sử dụng để: (1) giảm bội chi NSNN, (2) tăng chi trả nợ, (3) chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012. Số vượt thu NSĐP, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, phần vượt thu tiền sử dụng đất (khoảng 13.500 tỷ đồng) địa phương sử dụng để tăng Quỹ phát triển nhà đất và đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng;phần vượt thu ngoài tiền sử dụng đất (khoảng 12.000 tỷ đồng), địa phương sử dụng 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng để đáp ứng các nhiệm vụ cấp thiết về phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong điều hành, các địa phương chủ động tăng chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012, hạn chế chi ngay trong năm 2011 để góp phần kiềm chế lạm phát. Chi NSNN tại một số lĩnh vực Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vượt chi so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011 - 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực... Tổn
Luận văn liên quan