Đề tài Tiền lương tối thiểu

Trong nền kinh tế thị trường tiền lương bị chi phối bởi qui luật cung cầu lao động , việc tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm mức tiền lương thoả đáng cho người lao động đã từ lâu là mối quan tâm của nhà nước bằng việc ban hành và đổi mới các qui định về tiền lương tối thiểu. Có thể nói tiền lương tối thiểu là 1 trong những vấn đề quan trọng. Một chính sách tiền lương tối thiểu hợp lí sẽ là điều kiện thuận lợi để có 1 chính sách về tiền lương hoàn hảo. Vì vậy sau đây nhóm em xin trính bày về vấn đề “tiền lương tối thiểu”.

docx27 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 4762 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương tối thiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Trong nền kinh tế thị trường tiền lương bị chi phối bởi qui luật cung cầu lao động , việc tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm mức tiền lương thoả đáng cho người lao động đã từ lâu là mối quan tâm của nhà nước bằng việc ban hành và đổi mới các qui định về tiền lương tối thiểu. Có thể nói tiền lương tối thiểu là 1 trong những vấn đề quan trọng. Một chính sách tiền lương tối thiểu hợp lí sẽ là điều kiện thuận lợi để có 1 chính sách về tiền lương hoàn hảo. Vì vậy sau đây nhóm em xin trính bày về vấn đề “tiền lương tối thiểu”. I.Cơ sở lý luận. 1.Khái niệm Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Tiền lương tối thiểu chung là tiền lương tối thiểu được quy định áp dụng chung cho cả nước , chỉ dùng để trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong xã hội trong điều kiện và môi trường lao động bình thường ,chưa qua đào tạo nghề. Tiền lương tối thiểu vùng theo vùng tính đến sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phối tiền lương tối thiểu mà chưa được tính đến đầy đủ ,trong tiền lương tối thiểu chung trong tiền lương tối thiểu vùng nhấn mạnh yếu tố đặc thù và thể hiện chiến lược phát triển của từng vùng . Tiền lương tối thiểu nghành là mức tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất sức lao động giản đơn cho người lao động và gia đình họ,với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể hiện 2.Một số nghị định, thông tư quy định về tiền lương tối thiểu. Tiền lương là vấn đề hết sức quan trọng đối với người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nó được pháp luật quy định như thế nào. Bởi vậy, bài viết này sẽ nêu rõ những quy định về Tiền lương hiện hành đối với người lao động. a. Lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng như sau: - 2.700.000 đồng/tháng đối với vùng I. - 2.400.000 đồng/tháng đối với vùng  II. - 2.100.000 đồng/tháng đối với vùng III. - 1.900.000 đồng/tháng đối với vùng IV. Nội dung này được quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP  ( mục 3 phụ lục) và Thông tư 33/2013/TT-BLĐTBXH  ( mục 1 phụ lục) hướng dẫn thực hiện Nghị định 182. Nghị định này thay thế Nghị định số103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủquy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ởdoanh nghiệp, hợp tác xã, tổhợp tác, trang trại, hộgia đình, cá nhân và các cơ quan, tổchức có thuê mướn lao động. b. Lương cơ sở `Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. Nội dung này được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP  ( mục 2 phụ lục) và Thông tư 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 66. c. Lương đối với người giúp việc gia đình Mức lương này áp dụng đối với người lao động giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, mức lương đối với người giúp việc gia đình không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Nội dung này được quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP. d. Lương tối thiểu ngành Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành. Theo đó, mức lương tối thiểu ngành không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Nội dung này được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu . + các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu chung là: _ Hệ thống các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. _ Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động cả nước và chỉ số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ. _ Mức sống chung đạt được và sự phân cực mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. _ Khả năng chi trả của các cơ sở sản xuất – kinh doanh hay mức tiền lương – tiền công đạt được trong từng lĩnh vực, nghành nghề. _ Phương hướng, khả năng phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu và nội dung cơ bản của chính sách lao động trong từng thời kỳ. + Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu vùng là: _ Chênh lệch về nhu cầu tối thiểu thực tế của người lao động trong các vùng: Do trình độ phát triển, tập tục văn hóa… khá nhau giữa các vùng nên nhu cầu thực tế của người lao động trong vùng rất khác nhau : ở nông thôn, miền núi và trung du, nhu cầu về ăn , mặc ở,y tế, giáo dục… là khác so với nhu cầu người dân ở thành thị. Do đó trong thiết kế mức tiền lương tối thiểu vùng cần tính xét đến sự khác biệt về nhu cầu thực tế của người lao động của các vùng khác nhau _ Mức sống chung đạt được trong vùng :Mức sống là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tiền lương tối thiểu theo vùng nhằm xác định mức tiền lương tối thiểu trong từng vùng phù hợp với điều kiện cụ thể. Mức sống trong vùng phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng và ngược lại để đánh gía mức sống từng vùng cần chú ý tới 4 yếu tố sau: Hệ số chênh lệch về thu nhập; Hệ số chênh lệch về mức chi tiêu; Hệ số chênh lệch về tỉ lệ chi trong cơ cấu chi tiêu ;Hệ số chênh lệch về chỉ số phát triển con người _ Mức tiền lương tiền công đạt được trong vùng: Phản ánh trong các chi tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người, mức tiền công, tiền lương đạt được trong vùng được sử dụng để so sánh mức tiền lương tối thiểu, mức tiền lương bình quân thiết kế so với mức thực tế đang áp dụng _Gía cả và tốc độ tăng giá sinh hoạt, giá cả thực tế trong vùng chi phối giá trị thực tế của tiền lương tối thiểu. Gía cả của từng vùng tại một thời điểm đã được xem xét cùng với nhu cầu tối thiểu để tính cụ thể mức lương tối thiểu. Do đó cần theo dõi chặt chẽ sự biến động để điều chỉnh tiền lương tối thiểu kịp thời nhằm đảm bảo tiền lương thực tế cho người hưởng lương 4. Cách thức xây dựng tiền lương tối thiểu. - căn cứ : lương tối thiểu xây dựng theo tháng , ngày , giờ ( khoản 1 điều 91 của bộ luật lao động 2012 ) chính phủ công bố mức lương tối thiểu hàng tháng, trên cơ sở khuyến nghị của hội đồng tổ chức quốc gia và căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường ( khoản 2 điều 91 bộ luật lao động - 2012) - Nội dung + được quy định ở cấp độ vùng và ngành chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng ,tối thiểu ngành được xác định thông qua tập thể ngành ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không thấp hơn tối thiểu vùng do chính phủ quy định điều 91 bộ luật lao động năm 2012 + Người tham gia xây dựng : Hội đồng tiền lương quốc gia gồm : Đại diện bộ lao động thương binh xã hội tổng liên đoàn lao động việt nam , tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương -Các vấn đề , tình hình kinh tế xã hội tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ; mức sống,nhu cầu tối thiểu của người lao động ; sự phù hợp của mức lương tối thiểu ,mức lương trên thị trường lao động; chỉ số giá tiêu dùng II.Thực trạng xác định tiền lương tối thiểu ở công ty cổ phần EKF Việt Nam. 1.Giới thiệu về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần EKF Việt Nam Địa chỉ: LK 72 khu đô thị Bắc Hà Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Điện thoại: 0433.561.699 Fax: 0433561. 2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần EKF Việt Nam được thành lập từ năm 2002 đến nay công ty đã phát triển hệ thống đại lý khách hàng trên 50 tỉnh thành trên cả nước với tổng số 150 cán bộ, công nhân viên. Hiện nay công ty là nhà phân phối các phụ kiện cho nghành kính Việt Nam như: Bản lề sàn, kẹp kính, ray trượt, cửa tự động, tay co thủy lực… phân phối độc quyền của hãng ADLer – Germany (từ CHLB Đức) tại Việt Nam. Sơ đồ cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kế hoạch vật tư Bộ phận kho 3.các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương tối thiểu tới công ty. 3.1các nhân tố bên ngoài: - Qui định của pháp luật nhà nước về tiền lương tối thiểu: Nhà nước đã qui định rất rõ trong các nghị định thông tư mà nhóm đã đề cập bên trên, việc xác định tiền lương tối thiểu phải ko được thấp hơn mức mà nhà nước đã qui định. - Tình hình cung cầu lao động: khi cầu lao động của công ty lớn hơn cung lao động của thị trường, thì mức lương tối thiểu cần đước xác định cao hơn để có thể đảm bảo thu hút đủ lượng cầu lao động cần thiết. và ngược lại. -Sự tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại:Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chân người lao động. và ngược lại. - Mức lương tối thiểu mà các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh đang áp dụng : Để giữ cho người lao động tiếp tục làm việc cho mình, các công ty phải dành những mức lương và điều kiện lao động có thể cạnh tranh với các công ty khác. 3.2. Các nhân tố bên trong: - Khả năng tài chính của doanh nghiệp - Chính sách tiền lương của doanh nghiệp. - Đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.Thực trạng cách xác định tiền lương tối thiểu đang áp dụng trong công ty . Hiện nay công ty chưa áp dụng chế độ tiền lương tối thiểu, tiền lương công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào công việc và tầm quan trọng của công việc thỏa thuận mức lương với người lao động ghi trong hợp đồng lao động. vì vậy nhóm đề xuất xây dựng tiền lương tối thiểu. 5. Giải pháp. Để đảm bảo tiền lương tối thiểu của công ty có thể giúp người lao động trang trải được cuộc sống cho gia đình và bản thân, thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả cao cho công ty. Công ty không ngừng phát triển và không bị lúng túng với sự thay đổi thường xuyên của các quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu. Công ty nên cần xây dựng một cách xác định tiền lương tối thiểu linh hoạt. Công ty có chi nhánh trên nhiều địa bàn nên sự phức tạp trong tính lương tối thiểu vì vậy ngoài tiền lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định thì nên xây dựng hệ số điểu chỉnh theo vùng (Kđc) :Căn cứ vào quan hệ cung - cầu về lao động giá thuê nhân công và giá cả sinh hoạt. Phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu Phương pháp 1.Tiền lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động.   Chi phí cho nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm. Mức sống tối thiểu của NLĐ được xác định là các chi phí tối cần thiết ở mức thấp nhất để NLĐ có thể hoàn thành các công việc giản đơn nhất. Có nhiều cách xác định mức sống tối thiểu của NLĐ, như xác định rổ hàng hóa 45 mặt hàng; giá cả thị trường; nhu cầu hưởng thụ văn hóa của NLĐ, phong tục tập quán của từng vùng. Tiến hành khảo sát giá cả và tính toán bữa ăn của NLĐ theo các vùng, với một số mặt hàng mà NLĐ thường sử dụng, gồm 7- 10 thứ như: gạo, thịt, cá, rau, mắm muối gia vị... đảm bảo đủ 2.300 kcalo/ngày. Với cách thức đó, thì nhu cầu lương thực thực phẩm (LTTP) một ngày của NLĐ là 27,5 ngàn đồng. Từ đó chi phí tối thiểu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm của NLĐ là 826 ngàn đồng; theo Vùng, từ vùng I đến Vùng IV lần lượt là: 888 ngàn đồng; 861 ngàn đồng; 798 ngàn đồng; 756 ngàn đồng. Chi phí cho nhu cầu tối thiểu về phi lương thực. Chi phí này được xác định bằng 90% chi phí cho lương thực, thực phẩm.Với nguyên tắc này, chi phí cho nhu cầu phi lương thực của NLĐ ở các vùng cụ thể: Vùng I là 1.327 ngàn đồng; Vùng II là 1.204 ngàn đồng; Vùng III là 1.066 ngàn đồng;  Vùng IV là 706 ngàn đồng. Chi phí cho nhu cầu tối thiểu để nuôi con của NLĐ. Chi phí nuôi con của NLĐ bằng 70% chi phí nhu cầu về TLTP và phi TLTP của NLĐ. Khi đó mức sống tối thiểu của NLĐ được thể hiện kết quả ở bảng sau: Như vậy, mức sống tối thiểu theo khảo sát thực tế đối với NLĐ để đảm bảo họ có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tính theo vùng, trong đó Vùng I là  3.765 ngàn đồng/tháng; Vùng II là 3.510 ngàn đồng/tháng; Vùng III là 3.169 ngàn đồng/tháng; Vùng IV là 2.485 ngàn đồng/tháng. “TS. Đặng Quang Điều, Tạp chí Tuyên giáo số 1” Phương pháp 2. xác định lương tối thiểu trên cơ sở mức tiền lương thực tế đang áp dụng tại các doah nghiệp Về tiền lương cơ bản của NLĐ là mức tiền lương được thoả thuận trong hợp đồng, hoặc mức lương theo thang bảng lương của Nhà nước, và các khoản phụ cấp làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm các loại cho NLĐ. Theo kết quả điều tra cho thấy, tiền lương cơ bản trung bình của NLĐ là 2.430 ngàn đồng/tháng. Nếu theo vùng thì Vùng I là 2.777 ngàn đồng/ tháng; Vùng II là 2.443 ngàn đồng/ tháng; Vùng III là 2.377 ngàn đồng/ tháng; Vùng IV là 2.135 ngàn đồng/ tháng. Nếu phân tích theo loại hình doanh nghiệp thì lương cơ bản trong doanh nghiệp nhà nước là cao nhất, bằng 2.967 ngàn đồng/tháng; doanh nghiệp FDI là 2.421 ngàn đồng; doanh nghiệp dân doanh là 2.365 ngàn đồng. Như vậy có thể thấy, tiền lương cơ bản của NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng hiện hành từ 39 – 53% tùy theo vùng. “TS. Đặng Quang Điều, Tạp chí Tuyên giáo số 1” Bảng tổng hợp tiền lương, thu nhập của người lao động theo 2 cách xác định Đơn vị: đồng Phương pháp tiếp cận Phương án min Phương án TB Phương án max Trên cơ sở nhu cầu tối thiểu 2.485.000 3.471.000 3.765.000 Trên cơ sở mức tiền công tối thiểu trên thị trường 2.135.000 2.430.000 2.777.000 Tlmin đề xuất (Trung bình 1,2) 2.310.000 2951.000 3.271.000 So sánh mức lương của công ty xây dựng với mức lương tối thiểu vùng của nhà nước quy định từ 2014. D1=2.310.0001.900.000 = 1.2 =≫ Hđc = 0,2 D2 =2951.0002.275.000 = 1.3 =≫Hđc = 0,3 D3 = 3.271.0002.700.000 = 1.2 =≫Hđc = 0,2 Vậy phương án tính tiền lương tối thiểu của công ty sẽ là: TLminđc = Tlmin (1+Hđc) Trong đó - Tlminđc là: tiền lương tối thiểu của công ty theo từng thời điểm. - Tlmin là: tiền lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định tại thời điểm tính. - Hđc là: hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu của công ty. Sao cho : 0,1≤ Hđc ≤ 0,3. Qua đó ta có thể tính được mức giows hạn tiền lương như sau: Giới hạn dưới: Tlminđc= 1900000*(1+0,1) = 2090000 (đồng). Giới hạn trên: Tlminđc = 2700000*(1+0,3) = 3510000 (đồng). Như vậy công ty có thể lựa chọn bất kỳ mức lương tối thiểu nào phù hợp với chi từng chi nhánh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kả năng thanh toán để xây dựng đơn giá tiền lương nằm trong khung từ 2090000đồng/tháng đến 3510.000 đồng/tháng. KẾT LUẬN Lao động là lực lượng đông đảo, giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động không những nhằm nâng cao sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh, thực sự là đội tiền phong trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhóm em đã trình bày xong vấn để về “tiền lương tối thiểu”. Tuy đã rất cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em mong cô giáo và các nhóm còn lại cho thêm ý kiến bổ sung để bài của nhóm em được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thánh cảm ơn cô giáo và các bạn! PHỤ LỤC 1.Thông tư 33/2013/ TT- BLĐTBXH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 33/2013/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 16tháng 12năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG Căn cứ Nghị định số182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểuvùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Căn cứ Nghị định số106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộidoanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư này hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và viên chức quản lý do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động trả lương, bao gồm: 1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp). 2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp. Điều 2. Mức lương tối thiểu vùng 1. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức lương tối thiểu vùng) như sau: a) Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. 2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. 3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III. b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó. c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào,
Luận văn liên quan