Tuy nhiên, ở những công trình nghiên cứu nên trên, các tác giả đã đưa ra các khái niệm và cách phân loại về tình thái chưa thực sự thống nhất. Hơn nữa, do mục đích nghiên cứu riêng của các công trình nên các tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề tình thái ở mức độ sơ lược và khái quát.
Trong phạm trù tình thái nói chung, có lớp tiểu từ tình thái cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm, với những phương diện và cách thức riêng, với các tên gọi khác nhau. Trong "Việt Nam Văn phạm", Bùi Đức Tịnh gọi từ loại đang xét là "ngữ khí thán từ". Ở đây các tác giả chỉ đề cập đến 2 tiểu từ tình thái của tiếng Việt là "ạ" và "nhé", với nhận xét sơ lược. Các nhà nghiên cứu: Nguyễn Kim Thản, Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê dùng chung khái niệm "Ngữ khí từ", tuy hình thức không giống nhau nhưng có cùng một nội dung. Trong "Việt Nam Văn phạm" Trần Trọng Kim lại dùng thuật ngữ "Trợ từ ngữ khí", Hoàng Tuệ gọi là "Tiểu từ hậu khí". Một số nhà nghiên cứu khác lại có những tên gọi khác. Lê Văn Lý gọi đây là "Phụ từ cảm thán". "Trợ từ" là cách gọi của tác giả: Hồ Lê, Hoàng Văn Thung trong "Ngữ Pháp tiếng Việt", Đái Xuân Ninh trong "Hoạt động của từ tiếng Việt" cũng đề cập đến từ loại này với những tên gọi theo quan niệm của riêng mình là "từ đệm cuối câu". Dù các nhà nghiên cứu định danh cho từ loại này bằng những thuật ngữ khác nhưng về bản chất chúng đều có chung nội dung ý nghĩa. Đến Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Biên, Phan Mạnh
Tác giả đã dẫn và phân tích một loạt ví dụ để phân biệt hai yếu tố nghĩa nói trên, chẳng hạn:
Ví dụ: (1) Em đi.
(2) Em đi nhé! (3) Em đi à? (4) Em đi đi!
(5) Em đã đi đâu.
Các phát ngôn vừa dẫn đều có chung một nội dung mệnh đề là Em đi. Song mỗi phát ngôn lại có một ý nghĩa tình thái riêng, cụ thể: phát ngôn (1) không có tiểu từ tình thái cuối câu là tình thái miêu tả; Ở phát ngôn (2) có từ nhé thể hiện tình thái thông báo, ý chào, tạm biệt với sắc thái tình cảm thân mật. Ở phát ngôn (3) từ à thể hiện tình thái nghi vấn và sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Ở phát ngôn (4) tình thái đi thể hiện mệnh lệnh, giục giã. Ở phát ngôn (5) là tình thái phủ định đối với một nhận định đã được đưa ra ở phát ngôn trước.
Cuối cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của người nói được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái được diễn đạt trong câu"
94 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4174 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------@&?----------
NGUYỄN THỊ KIM CHI
TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên - 2009
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------@&?----------
NGUYỄN THỊ KIM CHI
TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC
Chuyªn ngµnh: Ng«n ng÷ häc
M· sè: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS.TS NguyÔn V¨n Léc
Thái Nguyên - 2009
Danh mục các bảng
Mục lục
Trang
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................... i
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................. 4
4.1 Mục đích nghiên cứu ...........................................................................4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
6.1. Về mặt lý luận ....................................................................................6
6.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................6
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 6
B. NỘI DUNG............................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 7
1.1. Khái quát về tình thái ....................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về tình thái .....................................................................7
1.1.2. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái .........................10
1.1.3 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái ......................................14
1.1.4. Phân loại tình thái ..........................................................................16
1.1.5. Phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan.....................18
1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt ................................ 19
1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt ...................................20
1.2.2. Về tên gọi của tiểu từ tình thái .......................................................22
1.2.3 Phân loại tiểu từ tình thái ................................................................22
1.2.4 Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .............................26
1.3 Lý thuyết về ngữ dụng học.............................................................. 27
1.3.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .......................................................27
1.3.2 Lý thuyết về lập luận ......................................................................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i
1.3.3 Lý thuyết về hội thoại .....................................................................34
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA ................. 38
2.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ
pháp. ............................................................................................................ 38
2.1.1. Các kiểu tiểu từ tình thái được phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ...38
2.1.2. Tiểu kết..........................................................................................44
2.1.3 Căn cứ vào vị trí của tiểu từ tình thái trong phát ngôn....................45
2.2 Khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam
Cao............................................................................................................... 51
2.2.1 Khả năng kết hợp của nhóm tiểu từ tình thái với các yếu tố cấu tạo
câu (phát ngôn) .....................................................................................................52
2.2.2 Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái ....................57
2.3 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ nghĩa ............................................................................................................ 64
2.3.1 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với hiện thực khách
quan ......................................................................................................................64
2.3.2 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe ..69
CHƢƠNG 3. TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC ..................................... 74
3.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ.......................................................................................... 74
3.1.1 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi ............................................75
3.1.2 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến ..................................87
3.1.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định...............................93
3.1.4 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định ...................................94
3.1.5 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phản đối ...................................96
3.2 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng định hướng lập luận.............................................................................................. 97
3.2.1 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận +r ..............................98
3.2.2 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r .............................101
3.3 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng
đánh dấu lời dẫn nhập, lời hồi đáp trong cặp thoại...................................... 103
3.3.1 Các tiểu từ tình thái đánh dấu lời dẫn nhập ( hành vi dẫn nhập) ...103
3.3.2 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng đánh
dấu hành vi hồi đáp.............................................................................................108
3.4 Các tiểu từ tình thái với chức năng thể hiện vị thế của các nhân vật giao tiếp ..................................................................................................... 111
3.4.1 Các tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế cao.........112
3.4.2. Tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp ............118
3.4.3 Tiểu từ tình thái biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế ngang bằng ....120
3.5. Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp..................................................................................... 122
3.5.1 Tiểu từ tình thái thể hiện cuộc giao tiếp ở hoàn cảnh giao tiếp trang trọng....................................................................................................................122
3.5.2 Tiểu từ tình thái thể hiện hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng..124
3.6 Tiểu từ tình thái và vấn đề chủ thể sử dụng........................................... 126
C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 132
Tài liệu tham khảo
Tư liệu trích dẫn
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Bảng tổng số tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ đơn sử dụng
trong tác phẩm của Nam Cao ................................................................ 41
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao phân loại theo cấu tạo ........................................................................... 44
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân loại tiểu từ tình thái trong tác phẩm của
Nam Cao theo vị trí .............................................................................. 50
Bảng2.4: Bảng tổng hợp tổ hợp tiểu từ tình thái khuôn 2 thành tố trong
tác phẩm của Nam Cao ......................................................................... 60
Bảng 3.1: Tổng hợp tiểu từ tình thái biểu thị hành vi hỏi trong tác phẩm của Nam Cao ........................................................................................ 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tiểu từ tình thái biểu thị vị thế của nhân vật giao tiếp trong tác phẩm của Nam Cao 121
quát về lớp từ này. Có thể kể ra các tác giả và các công trình nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ như: Ch.Bally (Ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học Pháp) Bản dịch của Phan Ngọc - Tài liệu đánh máy của Viện ngôn ngữ học Việt Nam)), Cao Xuân Hạo (Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng), Nguyễn Minh Thuyết (Thành phần câu tiếng Việt), Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học), Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông),v.v…
Tuy nhiên, ở những công trình nghiên cứu nên trên, các tác giả đã đưa ra các khái niệm và cách phân loại về tình thái chưa thực sự thống nhất. Hơn nữa, do mục đích nghiên cứu riêng của các công trình nên các tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề tình thái ở mức độ sơ lược và khái quát.
Trong phạm trù tình thái nói chung, có lớp tiểu từ tình thái cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm, với những phương diện và cách thức riêng, với các tên gọi khác nhau. Trong "Việt Nam Văn phạm", Bùi Đức Tịnh gọi từ loại đang xét là "ngữ khí thán từ". Ở đây các tác giả chỉ đề cập đến 2 tiểu từ tình thái của tiếng Việt là "ạ" và "nhé", với nhận xét sơ lược. Các nhà nghiên cứu: Nguyễn Kim Thản, Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê dùng chung khái niệm "Ngữ khí từ", tuy hình thức không giống nhau nhưng có cùng một nội dung. Trong "Việt Nam Văn phạm" Trần Trọng Kim lại dùng thuật ngữ "Trợ từ ngữ khí", Hoàng Tuệ gọi là "Tiểu từ hậu khí". Một số nhà nghiên cứu khác lại có những tên gọi khác. Lê Văn Lý gọi đây là "Phụ từ cảm thán". "Trợ từ" là cách gọi của tác giả: Hồ Lê, Hoàng Văn Thung trong "Ngữ Pháp tiếng Việt", Đái Xuân Ninh trong "Hoạt động của từ tiếng Việt" cũng đề cập đến từ loại này với những tên gọi theo quan niệm của riêng mình là "từ đệm cuối câu". Dù các nhà nghiên cứu định danh cho từ loại này bằng những thuật ngữ khác nhưng về bản chất chúng đều có chung nội dung ý nghĩa. Đến Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Biên, Phan Mạnh
Tác giả đã dẫn và phân tích một loạt ví dụ để phân biệt hai yếu tố nghĩa nói trên, chẳng hạn:
Ví dụ: (1) Em đi.
(2) Em đi nhé! (3) Em đi à? (4) Em đi đi!
(5) Em đã đi đâu.
Các phát ngôn vừa dẫn đều có chung một nội dung mệnh đề là Em đi. Song mỗi phát ngôn lại có một ý nghĩa tình thái riêng, cụ thể: phát ngôn (1) không có tiểu từ tình thái cuối câu là tình thái miêu tả; Ở phát ngôn (2) có từ nhé thể hiện tình thái thông báo, ý chào, tạm biệt với sắc thái tình cảm thân mật. Ở phát ngôn (3) từ à thể hiện tình thái nghi vấn và sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Ở phát ngôn (4) tình thái đi thể hiện mệnh lệnh, giục giã. Ở phát ngôn (5) là tình thái phủ định đối với một nhận định đã được đưa ra ở phát ngôn trước.
Cuối cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của người nói được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái được diễn đạt trong câu"
b) N. Chomsky [52]
Chomsky quan niệm rằng: câu bao giờ cũng là câu tường thuật hay câu nghi vấn hoặc câu mệnh lệnh cho nên chúng chỉ khác nhau ở tính tình thái của câu. Theo N. chomsky, tình thái tường thuật, nghi vấn hay mệnh lệnh là tình thái bắt buộc trong câu. Ngoài ra câu còn có thể có một tình thái khác là tình thái tuỳ nghi, gồm những yếu tố thể hiện sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị động, nhấn mạnh,v.v...
Như vậy, so với quan điểm của Ch. Bally thì Noam Chomsky không xét đến thái độ tình cảm của người nói đối với hiện thực hay đối với người
nghe, mà ông chỉ xét đến các yếu tố có ý nghĩa phân biệt các kiểu câu theo mục đích nói.
c) J. Lyon [54]
Theo J. Lyon, một câu thường tồn tại 3 kiểu nghĩa tình thái cơ bản là:
+ Tình thái tất yếu và khả năng: Loại tình thái này bắt nguồn từ sự phân chia của các nhà logic.
+ Tình thái nhận thức: Là kiểu tình thái liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực
+ Tình thái nghĩa vụ: Liên quan đến trách nhiệm.
Từ quan điểm này, tác giả đưa ra định nghĩa về tình thái: "Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay sự tình mà mệnh đề đó miêu tả".
Quan niệm về tình thái của J. Lyon không tính đến thái độ của người nói đối với người nghe - người tiếp nhận phát ngôn, diễn ngôn.
d) Cao Xuân Hạo [26]
Cao Xuân Hạo quan niệm rằng: Trong logic học, nội dung của một mệnh đề được chia làm 2 phần là ngôn liệu và tình thái với cách hiểu như sau:
- Ngôn liệu :"Tức là cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ logic) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng". [Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KH XH, 1991, Tr50].
- Tình thái là "Cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được".
Cách hiểu về tình thái như trên mới chỉ dừng lại ở thái độ của người nói đối với hiện thực như J. Lyon.
Ngoài những quan điểm của các tác giả kể trên, còn nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ học khác như quan điểm của: M.V. Liapon, E.M.
+ Ta ghép với tiểu từ tình thái "à" ta sẽ có kiểu câu nghi vấn: "Mẹ đi chợ à?".
+ Ta ghép với tiểu từ tình thái "đi" ta sẽ được kiểu câu cầu khiến "Mẹ đi chợ đi!".
- Chức năng biểu thị thái độ tình cảm của người nói:
Ta có phát ngôn (7) và (8) như sau: (7) Mưa thế mà to.
(8) Cơn mãi mà không mưa.
Ở phát ngôn (7), ngoài nội dung mệnh đề mưa to ta thấy phát ngôn còn có cả thái độ của người nói kèm theo là sự ngạc nhiên trước việc "mưa to". Ở phát ngôn (8), ngoài nội dung mệnh đề trời có cơn nhưng không mưa ta còn thấy thái độ mong mỏi, chờ đợi "trời mưa" của người nói.
- Chức năng xác định một số kiểu hành vi ngôn ngữ:
Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ có chức năng tạo kiểu câu hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe. Chúng còn có chức năng đánh dấu các hành vi, ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiểu từ tình thái "à', "ư" thường đi kèm đánh dấu hành vi hỏi, tiểu từ nhé thường đánh dấu hành vi hỏi hoặc hành vi khuyên, tiểu từ quá đánh dấu hành vi khen hay hành vi biểu cảm, v.v...
Ví dụ: (9) Anh về đấy ư?
(10) Anh về đấy à?
Hay từ tình thái "đi" thường đánh dấu hành vi cầu khiến như ở ví dụ
(11) dưới đây:
Ví dụ: (11) Anh về đi!
- Chức năng thiết lập quan hệ giao tiếp:
Một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe.
Chẳng hạn, so sánh phát ngôn (12) và (13) dưới đây thì thấy sự khác nhau giữa chúng chỉ là phần thể hiện thái độ của người nói đối với hiện thực được nói đến trong phát ngôn:
Ví dụ (12): Trời mưa.
(13): Trời lại cứ mưa (mãi).
Ví dụ (12), không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với hiện thực "trời mưa", còn ở ví dụ (13), người nói thể hiện thái độ bực bội trước hiện thực "Trời mưa" kéo dài.
Tương tự, ở ví dụ (14) và (15), cùng một hiện thực được nói tới nhưng nhờ sử dụng các phương tiện tình thái khác nhau mà ta nhận ra thái độ của người nói đối với hiện thực ở hai phát ngôn này không giống nhau:
Ví dụ (14): Bây giờ đã 8h rồi.
(15): Bây giờ mới 8h thôi.
Các từ tình thái đã, rồi ở ví dụ (14) thể hiện người nói đánh giá thời điểm (8h) là thời điểm đã muộn so với một cái mốc thời gian cần làm một việc gì đó. Còn các từ tình thái mới, thôi ở ví dụ (15) lại thể hiện quan điểm ngược lại của người nói trước hiện thực (8h): Thời điểm 8h là thời điểm còn sớm so với cái mới thời gian cần làm việc gì đó.
Các phương tiện tình thái không chỉ có giá trị bộc lộ thái độ đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói trong phát ngôn mà còn thể hiện cả thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phát ngôn. Có thể thấy điều vừa nói qua ví dụ (16) và (17).
Ví dụ (16): Cơm chín đâu mà chín. (17): Cơm chưa chín ạ.
Thái độ của người nói thể hiện ở phát ngôn (16) là thái độ thiếu tôn trọng đối với người nghe, còn thái độ của người nói đối với người nghe thể hiện ở phát ngôn (17) là thái độ tôn trọng, kính trọng. Nhận biết được thái độ của người nói đối với người nghe như vùa phân tích là nhờ các phương tiện tình thái được sử dụng ở 2 phát ngôn này khác nhau: phát ngôn trong ví dụ (16) thể hiện ý nghĩa tình thái qua hiểu cấu trúc ý nghĩa tình thái ở phát ngôn (17) được thể hiện qua tiểu từ "ạ"
- Chức năng định hướng lập luận
Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể hiện thái độ của người nói với hiện thực với người nghe vv.. còn có chức năng định hướng lập luận.
Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do nội dung của các sự hiện nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các từ lập luận - tức các yếu tố tình thái.
Các ví dụ (18) (19) có hướng lập luận ngược chiều bởi các phương tiện tình thái được sử dụng ở đây tiềm ẩn ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ: (18) Bao gạo này chỉ 5kg thôi
Ví dụ: (19) Bao gạo này những 5kg cơ
Ở ví dụ (18) "chỉ …thôi" hàm chỉ ý nghĩa đối tượng (gạo) được nói đến trong phát ngôn là ít và nhẹ đối với ai đó.
Ở ví dụ (19) "những …cơ" lại hàm chỉ đối tượng (gạo) được nói đến trong phát ngôn là nhiều và nặng đối với ai đó.
Nên coi 2 phát ngôn vừa dẫn là 2 luận cứ và cho nối kết với 2 kết luận: xác định hoặc không xác định thì luận cứ nói trong ví dụ (18) chỉ nối được với kết luận "xách được", còn luận cứ ở ví dụ (19) chỉ có thể nói với kết luận "không xách được"
Hai lập luận giả định có thể diến đạt như ở ví dụ (20) và (21)
Tương tự, một phát ngôn có hình thức tường thuật nhưng được phát âm với ngữ điệu khác nhau cũng cho ta các kiểu câu khác nhau. Hãy thử so sánh
3 phát ngôn sau đây:
Ví dụ (22): Thắng cai được ma tuý.
(22a): Thắng cai được ma tuý (rồi). Phát ngôn với ngữ điệu đi
lên cho ta phát ngôn có đích ở lời là hỏi.
(22b): Thắng cai được ma tuý (rồi). Phát ngôn kéo dài giọng ở một số âm tiết: Thắng, cai, ma tuý ta sẽ được một phát ngôn có đích là hành vi biểu cảm (bộc lộ)
Ngoài ngữ điệu, nhấn giọng vào một điểm nào đó trong phát ngôncũng thể hiện được ý nghĩa tình thái thuộc cấp độ ngữ âm - âm vị.
Tóm lại, ngữ điệu là một trong những phương tiện thể hiện ý nghĩa tình thái trong phát ngôn. Ngoài ngữ điệu, điểm nhấn cũng là một phương tiện ngữ âm biểu thị ý nghĩa tình thái.
Luận văn này không quan tâm đến các phương tiện thể hiện ý nghĩa
tình thái này.
b) Ý nghĩa tình thái đƣợc thể hiện qua các phƣơng tiện từ vựng
Có thể nói, từ là một loại phương tiện thể hiện ý nghĩa tình thái trong phát ngôn có hiệu quả và thường gặp hơn cả. Những lớp từ được sử dụng để biểu thị tính tình thái trong tiếng Việt có thể là động từ, phụ từ, tiểu từ, trợ từ, thán từ, v.v... Dưới đây là một số ví dụ về các lớp từ này.
- Động từ tình thái: muốn, toan, định, tin,v.v...
- Phụ từ tình thái: đã, sẽ, đang, vẫn, cứ, còn, v.v...
- Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, chằn, chắc, chẳng, v.v...
- Trợ từ: ngay, cả, chính, đích, v.v...
- Thán từ: ôi, ối, chà, chao ôi, v.v...
sự phân biệt được ngữ pháp hoá". Do vậy, tình thái của hành động phát ngôn ở đây thuộc lĩnh vực dụng pháp.
- Về kiểu tình thái của lời phát ngôn: Ông cho rằng "Thuộc cái nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi) nó liên quan tới thái độ của người nói đối với điều mình nói ra hoặc đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề".
Như vậy, theo cách hiểu này, tình thái của lời phát ngôn là một phần của bình diện nghĩa học.
b) Ý kiến của tác giả J.Lyons. [Dẫn theo 54, tr11].
J.Lyons đã nêu ra ba loại