Đề tài Tìm hiểu các hiệp định giữa EU và Việt Nam

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 28/11/1990. Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU và 15 năm Hiệp định khung về hợp tác giữa hai bên được ký kết. Năm 2010 - năm có nhiều sự kiện có ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam - EU. Sau 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực. Đã thường xuyên diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi giữa các đoàn Cấp cao Việt Nam và các nước EU và với các định chế của EU. EU hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2009 đạt 14,8 tỷ USD. Hiện nay, EU là một trong 3 thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam; xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2009 đạt 9,3 tỉ USD. EU cũng là nhà đầu tư quan trọng và tiềm năng (đến tháng 12/2009, EU có 947 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 13,3 tỷ USD). Hiện nay nếu xét về viện trợ không hoàn lại EU là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam (tổng mức cam kết cho năm 2010 của toàn bộ EU đạt 1 tỷ 082 triệu USD, tăng 21% so với cam kết cho năm 2009). EU cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam, chiếm gần 1/5 số vốn đầu tư thực hiện; đồng thời cũng là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam trong những ngành và khu vực ưu tiên như: phát triển con người, hỗ trợ cho quá trình cải cách kinh tế, xã hội và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Trong 20 năm thiết lập quan hệ, EU và Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng và có ý nghĩa to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác của hai bên. Đó là kết quả của những cố gắng chung của phía Việt Nam, Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên EU.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu các hiệp định giữa EU và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA QUỐC TẾ HỌC MÔN HỌC: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI EU Đề tài: TÌM HIỂU CÁC HIỆP ĐỊNH GIỮA EU VÀ VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Đỗ Quyên GVHD : TSKH. Lương Văn Kế Khóa : 08 Lớp : 08CNQTH01 MỤC LỤC Mở đầu trang 3 I. Sơ lược quan hệ EU và Việt Nam trang 4 II. Một số hiệp định giữa EU và Việt Nam trang 5 1. Hiệp định thương mại hàng diệt may giữa EU và Việt Nam trang 5 2. Hiệp định khung hợp tác 1995 trang 5 2.1. Mục tiêu của Hiệp đinh trang 6 2.2. Nội dung chính trang 6 2.3. Ý nghĩa trang 6 3. Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện 2010 (PCA) trang 7 3.1. Hoàn cảnh ra đời trang 7 3.2. Quy trình đàm phán và kí kết trang 8 3.3. Nội dung chính trang 8 3.4. Triển vọng trong quan hệ EU-Việt Nam sau PCA trang 9 Kết luận trang 10 MỞ ĐẦU Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 28/11/1990. Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU và 15 năm Hiệp định khung về hợp tác giữa hai bên được ký kết. Năm 2010 - năm có nhiều sự kiện có ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam - EU. Sau 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực. Đã thường xuyên diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi giữa các đoàn Cấp cao Việt Nam và các nước EU và với các định chế của EU. EU hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2009 đạt 14,8 tỷ USD. Hiện nay, EU là một trong 3 thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam; xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2009 đạt 9,3 tỉ USD. EU cũng là nhà đầu tư quan trọng và tiềm năng (đến tháng 12/2009, EU có 947 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 13,3 tỷ USD). Hiện nay nếu xét về viện trợ không hoàn lại EU là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam (tổng mức cam kết cho năm 2010 của toàn bộ EU đạt 1 tỷ 082 triệu USD, tăng 21% so với cam kết cho năm 2009). EU cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam, chiếm gần 1/5 số vốn đầu tư thực hiện; đồng thời cũng là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam trong những ngành và khu vực ưu tiên như: phát triển con người, hỗ trợ cho quá trình cải cách kinh tế, xã hội và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Trong 20 năm thiết lập quan hệ, EU và Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định quan trọng và có ý nghĩa to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác của hai bên. Đó là kết quả của những cố gắng chung của phía Việt Nam, Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên EU. Sơ lược quan hệ EU và Việt Nam Ngay từ năm 1975-1978, EU đã có tiếp xúc chính trị với Việt Nam, viện trợ kinh tế cho Việt Nam 109 triệu USD trong đó có viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Ngày 22/10/1990, Hội nghị ngoại trưởng của EU tại Lucxămbua đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện hết sức quan trọng, đánh dấu bước chuyển biến mới trong quan hệ của EU với Việt NamNam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU, khẳng định vị thế của EU trong đối ngoại của mình nhằm xây dựng quan hệ Việt Nam - EU thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, vì hòa bình và phát triển. Chặng đường thiết lập quan hệ trong 20 năm qua giữa EU và Việt Nam có thể kể đến các mốc quan trọng sau: Tháng 28/11/1990, Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 17/7/1995: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa VN-EU Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội. Tháng 9/1996 hai bên đã họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC lần thứ nhất. Đây là cuộc họp được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên tại Hà Nội và Brussels. Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU Năm 1999: Thoả thuận về buôn bán giầy dép. Năm 2001, Việt Nam và EU đã tiến hành thường xuyên các cuộc tiếp xúc và đối thoại không chính thức về nhân quyền. Giữa năm 2003, EU đề nghị ta thiết lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về dân chủ - nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại nhân quyền từ cấp chuyên viên lên cấp Vụ Bộ Ngoại giao và cấp Đại sứ. Năm 2004, Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội, lần đầu tiên hai bên đã họp cấp cao Việt Nam – EU Troika. Ngày 27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP). Tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA). Tháng 6/2008, hai bên đã đàm phán vòng 1 Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU, tạo khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên trong thời gian tới. Tháng 10/2010, hai bên ký tắc Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) Một số hiệp định giữa EU và Việt Nam Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU tạo ra những cơ sở pháp lý thuận lợi nhằm phát triển về mọi mặt trong đó phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1992, 1997, 2000); Hiệp định giầy dép (2000)… Đặc biệt hiệp định khung giữa Việt Nam - EU (17/07/1995) tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - EU. Và mới đây nhất là hai bên đã ký tắt thành công Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) vào 10/2010. Hiệp định thương mại hàng diệt may giữa EU và Việt Nam Mở đầu cho quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam-EU là Hiệp định về hàng dệt may được ký tắt ngày 15/12/1992 có hiệu lực trong 5 năm, bắt đầu từ 1/1/1993. Theo ông Wilkinson-Giám đốc vụ Đông Nam Á thuộc Uỷ ban EU tại Bruc-xen trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28/3 đến ngày 24/4/1992 “EU đã đánh giá cao vị thế của Việt Nam trên thị trường EU, nhất là thị trường hàng dệt”, vì thế Hiệp định hàng dệt Việt Nam - EU đã được ký kết ngày 15/12/1992 tạo cho Việt Nam nhiều khả năng xuất khẩu sang EU hơn. Việt Nam đã ký kết với EU hiệp định thương mại hàng dệt may từ năm 1992 (cho 5 năm từ 1993 đến 1997) và 11/1997 (cho 3 năm từ 1998 đến năm 2000). Để đãy nhanh tốc độ xuất khẩu trực tiếp với bạn hàng EU, Hiệp định bổ sung tháng 3 năm 2000 quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt trong 3 năm từ 2000 đến 2002 mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mới thuận lợi. Hiệp định khung hợp tác 1995 Bước ngoặt đánh dấu sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam-EU bằng sự kiện trọng đại khi "Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu" được ký kết. Đây là Hiệp định khung đã được hai bên đàm phán từ cuối năm 1993 và ký tắt ngày 31/5/1995 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý cho quan hệ song phương. Mục tiêu của hiệp định: - Tăng cường đầu tư và thương mại song phương - Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo - Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một nền kinh tế thị trường - Bảo vệ môi trường. Hiệp định cũng bao gồm một điều khoản quy định các quyền con người và các nguyên tắc dân chủ là nền tảng cho hợp tác giữa EC và Việt Nam. Hiệp định khung về hợp tác EC - Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước thành viên mới của EU đã gia nhập Liên minh vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, cũng như cho các nước thành viên của EU trong tương lai. Nội dung chính Cụ thể tại điều 4 của Hiệp định khung quy định về hợp tác thương mại giữa Việt Nam-EU là: Ở khoản 1: Các bên cam kết phát triển và đa dạng hoá trao đổi thương mại giữa hai bên và cải thiện tiếp thị tới mức cao nhất có thể được, có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên. Khoản 2: Các bên trong khuôn khổ hiện hành của luật pháp và thể lệ của mỗi bên cam kết thực hiện chính sách nhằm cải thiện cách thức thâm nhập cho sản phẩm của mình vào thị trường của nhau. Trong bối cảnh đó hai bên sẽ dành cho nhau các điều kiện thuận lợi nhất về nhập khẩu, xuất khẩu và thoả thuận xem xét cách thức và biện pháp nhằm loại bỏ các hàng rào về thương mại giữa hai bên, đặc biệt là các hàng rào phi thuế quan, có tính đến hệ thống khác nhau của mỗi bên và công việc thực hiện liên quan đến vấn đề này của các Tổ chức quốc tế. Ngoài ra còn một số các khoản khác qui định về trao đổi thông tin về thị trường, hải quan.. Ý nghĩa của hiệp định Hiệp định khung mở ra những triển vọng mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-EU và Việt Nam với từng thành viên EU. Hiệp định khung đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam như gia tăng viện trợ tài chính từ EU cho Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc ký Hiệp định còn mở ra những cơ hội kinh doanh, xuất-nhập khẩu cho doanh nghiệp hai bên. Đối với Việt Nam, EU là một thị trường lớn với sức mua của hơn 370 triệu dân, một thị trường đơn nhất cho phép di chuyển vốn, hàng hoá, dịch vụ và lao động. Có được thị trường này, Việt Nam không còn lệ thuộc vào chỉ một hoặc hai thị trường duy nhất. EU đã trở thành đối trọng làm cân bằng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước phát triển khác cũng như với các nước láng giềng. 3. Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện năm 2010 (PCA) Hoàn cảnh ra đời Mối quan hệ Việt Nam - EU được xác lập trên cơ sở Hiệp định khung về hợp tác từ năm 1995, đến nay đã hết hạn. Tuy nhiên, đây là bản hiệp định dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ, trong khi đó những bước phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và EU đã làm cán cân lợi ích giữa hai bên có sự thay đổi căn bản. Theo cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EC tại Việt Nam Markus Cornaro, quan hệ EU - Việt Nam đã “phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại, hợp tác phát triển và chính trị thuần tuý”. Còn theo bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam, “Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU 1995 không còn thể hiện được mối quan hệ đối tác đã nâng lên một tầm cao mới và cần phải có một hiệp định hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên để thay thế”. Chính vì vậy, để tạo khuôn khổ hợp tác mới nhằm đưa quan hệ hai bên ngày càng đi vào chiều sâu và toàn diện hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như điều kiện và tiềm năng phát triển của mỗi bên. Trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EC Benita Ferrero-Waldner tại Hamburg (Đức), tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) để thay thế cho Hiệp định Khung 1995. Đây là hiệp định có tính chất toàn diện (bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, hợp tác chuyên ngành...) được xây dựng trên cơ sở bình đẳng hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995. Hiện nay, Việt Nam và EU đang nỗ lực nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới. PCA được coi là khung pháp lý mới, đáp ứng nhu cầu của cả hai phía nhằm tạo điều kiện để mối quan hệ Việt Nam - EU ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện hơn. Quy trình đàm phán và ký kết Với tinh thần xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, trong quá trình đàm phán, hai bên đã trao đổi cởi mở, thẳng thắn, tìm hiểu ưu tiên, lợi ích, quan điểm, chính sách của nhau về các vấn đề liên quan và đạt nhiều kết quả tích cực. Và sau hơn hai năm tiến hành đàm phán, trải qua 9 vòng đàm phán và nhiều cuộc trao đổi kỹ thuật, đến ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - EU đã được ký tắt tại Brussels (Bỉ) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso. Để đảm bảo PCA là hiệp định khung song phải mang tính toàn diện, trong quá trình đàm phán, hai bên đã phải bàn nhiều nội dung cụ thể, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hợp tác, kể cả những vấn đề nguyên tắc và nội dung chuyên ngành. Sau cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso đã chứng kiến việc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và EU như Hiệp định về một số lĩnh vực dịch vụ hàng không; Hiệp định vay vốn Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho Dự án tuyến tàu điện ngầm tại Hà Nội; Bản ghi nhớ (MOU) về Chương trình định hướng hợp tác phát triển giai đoạn 2011-2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso đặc biệt coi trọng các biện pháp thúc đẩy trao đổi kinh tế thương mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh EU là một thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009 đạt 11,5 tỷ Euro. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh hai bên đã hoàn tất cuộc đàm phán và ký tắt Hiệp định khung PCA và cho rằng Hiệp định sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam – EU, nhất là sự kiện này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu. Nội dung chính Hiệp định khung PCA 2010 bao gồm 8 chương, 65 điều, trong đó khẳng định các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hai bên, xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, hợp tác chuyên ngành... Về thương mại - đầu tư, hai bên đạt được các thỏa thuận quan trọng cho phép ta có thể tiếp cận thuận lợi hơn thị trường EU như: cam kết tăng cường tham vấn tăng hiệu quả sử dụng các ưu đãi của chế độ GSP, dành cho Việt Nam sự đối xử đặc biệt và khác biệt, hợp tác hướng tới sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. PCA cho thấy hai bên rất coi trọng lĩnh vực hợp tác phát triển và thương mại - đầu tư khi dành 2 chương riêng cho những lĩnh vực này. Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai. Điểm nổi bật nữa của PCA là hai bên đạt thỏa thuận về nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới như giáo dục đào tạo, nông lâm ngư nghiệp, nhập cư, văn hóa, du lịch, môi trường, y tế, năng lượng, giao thông... Đồng thời, PCA khẳng định hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, tội phạm có tổ chức và rửa tiền, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai... Có thể nói, các nội dung thỏa thuận trong PCA rất toàn diện, phản ánh hài hòa lợi ích và ưu tiên của hai bên. Triển vọng trong hợp tác giữa EU và Việt Nam sau khi ký Hiệp định PCA Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC đều cho rằng PCA sẽ là khuôn khổ cho việc xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài giữa Việt Nam và EU trong thế kỷ 21. Về hợp tác phát triển, EU cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển được quốc tế thừa nhận, coi đây là điều khoản thiết yếu của Hiệp định. Nếu thực hiện tốt, đây là sự bổ sung quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới. Về thương mại, đầu tư, PCA sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có thể khai thác được tốt hơn lợi thế so sánh và bổ sung lẫn nhau. Nhiều lĩnh vực EU có thế mạnh như cơ khí, chế tạo, giao thông vận tải, hoá chất, dược phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn, nhưng khả năng đáp ứng trong nước còn hạn chế. Đồng thời, nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lớn của EU như cao su nguyên nhiên liệu, thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thủy hải sản, cà phê, chè, hạt tiêu... Hiệp định này cũng tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh; cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đặc biệt, trong tinh thần hợp tác toàn diện đã đạt được trong PCA, cũng trong dịp này Thủ tướng ta và Chủ tịch EC đã đồng ý hai bên sẽ khởi động đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do FTA giữa ta và EU ngay sau khi kết thúc công việc của nhóm kỹ thuật... Thời gian tới, EU tiếp tục là đối tác quan trọng của VN và khả năng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn khi PCA được ký kết sẽ tạo tiền đề đi đến một Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Việt Nam và EU cùng tin tưởng PCA tạo ra một khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ hai bên, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì vậy, sự hợp tác không chỉ giới hạn trong quan hệ VN-EU mà còn trên các diễn đàn đa phương khác. KẾT LUẬN Trong 20 năm qua, quan hệ Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EU) đã có nhiều biến chuyển tích cực. Quan hệ kinh tế thương mại song phương cũng ngày càng phát triển lớn mạnh. Sự mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam đã làm cho quan hệ thương mại giữa hai bên tăng lên 4 lần trong thập kỷ qua. Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng tăng cường hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên. Đặc biệt, gần đây quan hệ Việt Nam và một số thành viên EU (Anh, Tây Ban Nha) đã được nâng lên tầm “Đối tác chiến lược”, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng. Xin mượn lời của bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam thay cho lời kết: “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới. Viện nghiên cứu thế giới. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1996 Websites
Luận văn liên quan