Đề tài Tìm hiểu chế định Thừa Kế theo luật Dân Sự 2005

Di sản của người đã chết được chuyển cho những người thừa kế theo di chúc người chết để lại. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Người lập di chúc có các quyền: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. - Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ. - Di chúc được coi là hợp pháp nếu: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Nội dung của di chúc được quy định tại điều 656 Bộ luật dân sự. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. - Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người TKTDC. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7251 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu chế định Thừa Kế theo luật Dân Sự 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2. NỘI DUNG: Các Khái Niệm: 1.1 Khái niệm quyền Thừa Kế:( chương 12-d 631-645) Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định. 1.2 Di Sản Thừa Kế: (Theo khoản 1 điều 637- bộ luật Dân Sự ) Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng, phần tài sản cảu ngưòi chết trong tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế. Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống. Tài sản chung với ngưòi khác là phần tài sản do lúc còn sống ngưòi chết đã đồng tao ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đua vào di sản của ngưòi chết. 2. Các hình thức thừa kế: 2.1. Thừa kế theo di chúc: :( chương XXIII – Điều 646 đến 673-Bộ luật Dân Sự) - Di sản của người đã chết được chuyển cho những người thừa kế theo di chúc người chết để lại. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Người lập di chúc có các quyền: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. - Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ. - Di chúc được coi là hợp pháp nếu: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Nội dung của di chúc được quy định tại điều 656 Bộ luật dân sự. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. - Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người TKTDC. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật. 2.2. Thừa kế theo pháp luật:( chương XXIV –Điều 674 đến 680- bộ luật Dân Sự ) 2.2.1. Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp: Người chết không để lại di chúc. Di chúc không hợp pháp. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng quyền di sản. 2.2.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 2.2.3. Những người thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế) được qui định thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di chúc bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thừa kế thế vị pháp luật quy định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời diểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. VÍ DỤMINH HỌA: Tình huống 1: Vợ A có hai đưá con riêng .A và vợ A có hai đưá con nữa. nay vợ A mất nhưng không để laị di chúc.Vâỵ xin hỏi ngôi nhà A đang ở (đứng tên A) nếu bán, có chia tài sản cho các con riêng của vợ A không? Theo pháp luật về quyền thừa kế thì con riêng và bố dượng và mẹ kế khôngđược hưởng thừa kế của nhau nhưng điều 679 bộ luật dân sự năm 2005 qui định thì con riêng và bố dượng,mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc như cha con,mẹ con thì được thừa kế theo pháp luật(điêu 676,677) theo thứ tự các hàng thừa kế…căn cứ vào điều luật,nếu ngôi nhà trên là của riêng A thì A có toàn quyền định đoạt.Nếu là sở hữu chung của 2 vơ chồng thì ½ ngôi nhà thuộc quyền định đoạt của A,1/2 ngôi nhà thuộc quyền định đoạt chia đều cho 2 người con riêng của vợ A,2 người con chung của A bà và một phần của A(1/5) Tình huống 2: Khi còn sống ,bố mẹ B phân chia đất đai cho các em B đâu vào đấy riêng mảnh dất và ngôi nhà bố mẹ B ở trước khi qua đời , bố mẹ B di chúc lại để cho B là trai cả để làm nơi thờ cúng và nuôi dưỡng đứa em út bị tâm thần từ bé.Nay anh em B nảy sinh mâu thuẫn,các em B đặt vấn đề đất(phần của bố mẹ) và nhà là của chung , chỉ giao cho B quản lí không có quyền thừa kế.Tài sản trong nhà không có trong di chúc(tivi,tủ,quạt,thóc,lúa…) là của chung.Xin hỏi những ý kiến của các em B có đúng không? Việc này giải quyết như thế nào? Về pháp luật căn cứ vào những câu chữ ghi lại trong di chúc thì B là người được quản lí di sản theo di chúc và được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người được thừa kế.Mặt khác theo điều 670 bộ luật dân sự, phân di sản theo di chúc dùng vào viêc thờ cúng thì không được chia thừa kế và được giao cho một người khác đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng(chính là B).các tài sản khác thuộc di sản thừa kế không ghi trong di chúc thì được chia thừa kế theo pháp luật.Cụ thể là những tài sản của các cụ để lại như di sản thừa kế được chia theo qui đinh pháp luật.Tuy vậy, theo di chúc để lại thì phần nhà đất ghi trong di chúc được để cho ông lo liệu cuộc sống trông nom mồ mả tổ tiên ,chăm sóc đứa em bị bệnh tật.Nếu nội dung di chúc không rõ rãng cần thỏa thuận giải thích nội dung giữa những người thừa kế dựa trên ý nguyện đích thực của người đã khuất. Tình huống 3: Cách đây mấy chục năm,cha mẹ C thấy D mồ côi cầu bất ,cầu bơ, đem về nuôi, cho ăn học,trưởng thành.sau này lớn lên đi công tác, D chưa báo hiếu gì cho cha mẹ C.Sau khi cha mẹ C mất,D đi từ than phố về đòi chia tài sản thừa kế. Hỏi D có quyền ấy không? Theo điều 678 thì con nuôi của cha mẹ anh C hoàn toàn có quyền được hưởng tài sản của cha mẹ nuôi(tức cha mẹ C) theo pháp luật thừa kế (điều 676,677) qui định con nuôi được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ như con đẻ.Vì vây người em đó hoàn toàn được chia tài sản.Tuy vậy, anh có thể yêu cầu các cơ quan thi hành pháp lí xác định xem người em đó có đủ căn cứ pháp lí để bảo đảm là con nuôi không. Nếu không thì người đó không được hưởng quyền thừa kế. Tình huống 4: Anh cả ông A chết cách đây 5 năm.Anh của ông không có con trai chỉ có 2 đứa con gái đã đi lây chồng.năm ngoái cha ông mất nhưng không để lại di chúc.Nay anh em ông muốn chia thừa kế phần tài sản của cha để lại cho con cháu nhưng mà bà chị dâu không chấp nhận đòi giữ tài sản,vì khi còn sống cha ông ở với anh cả.Hỏi bà chị dâu có quyền như vậy không? Theo điều 676 thì con dâu không được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng.Di sản của người đã khuất phải được chia theo pháp luật…Vậy anh em của ông A đều được hưởng một phần bằng nhau số di sản thừa kếdo cha mẹ để lại .Riêng ông anh cả đã chêt theo điều 677 thì trong trường hợp, con của người để lại di sản đã chết trước người để lại đi sản thì cháu được hưởng một phần mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…Theo qui định thì 2 đứa con gái của ông anh cả sẻ được hưởng 1 phần di sản thừa kế. Tình huống 5: Cha mẹ chị B sinh được 4 người con,khi còn sống ông bà đã xây dựng được 2 căn nhà trên diện tích 500 mét vuông (cả vườn). Khi cha mẹ chị mất không để lại di chúc thì em trai thứ1 của chị đã đem bán một căn nhà và môt phần diận tích đất vườn mà không hề cho chị va những người còn lại biết.Một đứa em trai khác của chị không may mắn đã chết khi chưa lập gia đình.Nay em trai chị nói 2 chị gái lấy chồng rồi thì không được đòi hỏi gì.Vậy chị có được hưởng giá trị tài sản của cha mẹ để lại hay không?Đứa em trai đã chết có được chia tài sản không? Những người có quan hệ huyết thống ,họ hàng với người đã chết đều có thể được hưởng quyền và nghĩa vụ về tài sản của người đã chết theo qui định của pháp luật Việc em trai nói 2 chị không được hưởng tài sản là không đúng .Theo luật định thì cả 4 người con của cha mẹ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất(điều 676) .Như vậy cả 2 chị và 2 người con trai đều được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ để lại.Tuy nhiên người em trai đã chết mà chưa có gia đình nghĩa là không có ai được hưởng quyền lợi của người em đó thì không cần phải chia cho anh ta .Khối tài sản mà cha mẹ để lại không ai được tự ý mua bán ,cho…nếu không có được sự đồng ý của người thừa kế.Người em trai thứ nhất đã bán 1 phần tài sản là trái pháp luật về thừa kế.chỉ có thể yêu cầu tòa án gải quyết thừa kế theo pháp luật.Đối với những tài sản mà em của chị đã bán cho người khác thì người em chị phải có nghĩa vụ giải quyết về những thiệt hại do mình gây ra khi số tài sản ấy được chia cho người được hưởng thừa kế. 2.3. Di Tặng và Từ chối nhận di sản: Di tặng: Di tặng là trường hợp khác của di chúc, là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Từ chối nhận di sản: Về việc từ chối nhận di sản, pháp luật quy định như sau: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Khi từ chối nhận di sản, người thừa kế phải lập thành văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế biết về việc từ chối nhận di sản. Tuy nhiên người thừa kế chỉ có quyền từ chối nhận di sản trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày người có tài sản chết hoặc là ngày tòa án tuyên bố người để lại di sản là đã chết). 2.4. Những người không được quyền hưởng di sản: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết các hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc Nhà nước. 3.Thực trạng và giải pháp: Tóm tắt : Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa, trong những năm gần đây, số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp cao. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Với ý nghĩa đó, ta phân tích các quy định trong Bộ luật Dân sự về chế định thừa kế theo hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nêu lên thực trạng tình hình hiện nay. 3.1.Thực trạng (kèm theo các ví dụ cụ thể) 3.1.1. Nhiều quy định pháp luật còn mâu thuẫn: - Hiện nay, trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra tình trạng các luật quy định một nội dung giống nhau nhưng lại không thống nhất với nhau. Việc không thống nhất giữa quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn khi vận dụng vào thực tiễn. VÍ DỤ : Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau:” trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa di bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và: di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng” Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc miệng chỉ được lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu. Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp di chúc miệng với những điều kiện hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành thì di chúc miệng có còn là một loại hình di chúc hợp pháp nữa hay không và việc để lại di chúc miệng có thể thực hiện được không? . Nhưng pháp luật dân sự đã quy định, trường hợp để lại di chúc miệng là phải trước mặt hai người làm chứng và những lời di chúc đó sẽ được ghi chép lại và công chứng trong thời hạn năm ngày, sau thời hạn này di chúc mới được coi là hợp pháp. Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật công chứng có quy định về công chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc… Quy định này của Luật công chứng chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người di chúc đã trong hoàn cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì không thể tự mình yêu cầu công chứng được. Nếu buộc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc thì không còn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu người để lại di chúc miệng có thể tự mình yêu cầu công chứng thì trong mọi trường hợp ý chí đó sẽ được công chứng viên ghi chép lại, có nghĩa là đều được thể hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn bản được thành lập theo cách như vậy Như vậy, có thể thấy rằng với quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng và, với quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản. Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định về cùng một nội dung đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa các quy định pháp luật trong các luật khác nhau, gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn những quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay . 3.1.2.Pháp luật còn nhiều vướng mắc: Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (có một số sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Dân sự năm 1995), thì có lẽ do đây là một chế định tương đối cụ thể, rõ ràng nên hiện nay vẫn chưa có kế hoạch xây dựng các văn bản dưới luật quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc áp dụng chế định này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi như sau: - Người thừa kế : Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức. Điều 638 BLDS quy định: 1. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 2. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế ” . Tất nhiên, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vấn đề đặt ra cần làm rõ là: Thứ nhất: Hiểu như thế nào về ” người còn sống vào thời điểm mở thừa kế “, đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án (có lẽ, trong những trường hợp này, căn cứ pháp lý duy nhất có thể tin cậy được là giấy chứng tử, nhưng trong nhiều trường hợp giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ, phút chết của cá nhân). Điều 644 BLDS quy định: trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự. Trong cùng nội dung này, luật dân sự Pháp lại áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý: ” Đối với những người dưới 15 tuổi thì người nhiều tuổi hơn được suy đoán là chết sau; trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được suy đoán là chết sau; nếu đàn ông và đàn bà không chênh nhau quá 3 tuổi thì đàn ông được suy
Luận văn liên quan