Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyền
thống nhân ái của dân tộc ta. Nhân dân ta đã trải qua mấy ngàn năm chinh phục
thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, khai hoang mở đấ t. Nhân dân ta lại phải chống
chọi với nạn ngoại xâm liên miên từ phương Bắc xuống, rồi chủ nghĩa thực dân
phương lược. Công cuộc lao Tây xâm động gian khổ và chiến đấu hy sinh hun đúc
nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, là tư
tưởng nhân văn, nhân đạo Tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “Bầu ơi thương lấy
bí cùng”, “Thương người như thể thương thân” là nét đẹp nổi bật của con người
Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng nhân ái của từng người dân đã
gắn chặt vận mệnh của họ với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng
cường, thịnh trị của Tổ quốc. Càng yêu con người, càng thương con người, càng có
thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc; dám vươn lên để tìm con đường thoát cho dân tộc khỏi đói nghèo, xây dựng
đất nước cường thịnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân
tộc giàu truyền thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những
gì mà con người vốn có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra
ai cũng có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ
toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc
biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học
thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh
tụ thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin. Vì vậy em chọn đề tài này nhằm làm
rõ giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người tìm kiếm phương châm hành động với
tình yêu thương con người trở thành lẽ sống,yêu thương con người gắn với lòng tin
con người,dung sức mạng con người để giải phóng và phục vụ con người
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyền
thống nhân ái của dân tộc ta. Nhân dân ta đã trải qua mấy ngàn năm chinh phục
thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, khai hoang mở đất. Nhân dân ta lại phải chống
chọi với nạn ngoại xâm liên miên từ phương Bắc xuống, rồi chủ nghĩa thực dân
phương lược. Công cuộc lao Tây xâm động gian khổ và chiến đấu hy sinh hun đúc
nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, là tư
tưởng nhân văn, nhân đạoTình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “Bầu ơi thương lấy
bí cùng”, “Thương người như thể thương thân” là nét đẹp nổi bật của con người
Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng nhân ái của từng người dân đã
gắn chặt vận mệnh của họ với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng
cường, thịnh trị của Tổ quốc. Càng yêu con người, càng thương con người, càng có
thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc; dám vươn lên để tìm con đường thoát cho dân tộc khỏi đói nghèo, xây dựng
đất nước cường thịnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân
tộc giàu truyền thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những
gì mà con người vốn có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra
ai cũng có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ
toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc
biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học
thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh
tụ thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin.Vì vậy em chọn đề tài này nhằm làm
rõ giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người tìm kiếm phương châm hành động với
tình yêu thương con người trở thành lẽ sống,yêu thương con người gắn với lòng tin
con người,dung sức mạng con người để giải phóng và phục vụ con người
- Về phương pháp luận, Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp biện chứng duy vật
hành động khoa học, không giáo điều, rập khuôn, máy móc hoặc xét lại, bảo thủ trì
trệ. Hồ Chí Minh luôn nhắc chúng ta học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn,bất cứ ai làm việc gì, ở cấp bậc nào đều phải đi sâu nghiên cứu lý luận, không
ngừng học tập nâng cao trình độ, đồng thời phải coi trọng tổng kết thực tiễn, bổ
sung, làm sáng rõ cho lý luận
Nhiệm vụ trong tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục toàn diện về các mặt đạo đức giác
ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất nhằm tẩy sạch ảnh
hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa
với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối
nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải
toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới,
Ý nghĩa của đề tài soi đường cho đảng và nhân dân trên con đường xây dựng đất
nước,nâng cao tư duy lí luận,rèn luyện bản lĩnh chính trị,nâng cao đạo đức cách
mạng năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng và nhà
nước ta
Phần II: NỘI DUNG
I) Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc Việt Nam. Khi trở
thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người không màng danh lợi
cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự trường tồn của dân
tộc và sự phát triển của đất nước. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn
bộ cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc,
hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng đó được kết tinh thành một tuyên ngôn bắt hủ
không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với toàn thể loài người tiến bộ:
Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Để thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường
đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội". Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất nước còn nô lệ. Vì vậy, ham
muốn tột bậc của Người là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do" (Sđd, t4, tr161). Độc lập, tự do trở thành bản chất cao quý
trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu
suốt đời hy sinh, cống hiến của Người. Bởi đó là điều kiện tiên quyết đem lại hạnh
phúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, nhưng tựu chung lại vẫn là tình
yêu thương con người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ
sống của Người, yêu thương con người gắn với tin ở con người, dùng sức của con
người để giải phóng cho con người, vì con người và phục vụ con người.
I.1) Nhận thức về con người
Khác với một số quan niệm chưa đúng đắn về nhân dân lao động, về con người
tôn giáo, v.v.. Hồ Chí Minh đề cập con người cụ thể, lịch sử; không có con người
chung chung, trừu tượng phi nguồn gốc lịch sử hay con người kiểu tôn giáo. "Chữ
người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn… Nghĩa rộng là đồng bào
cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người", Hồ Chí Minh đã từng nói như vậy, quan
niệm “bốn bể đều là anh em” rất rõ ràng, cụ thể. Tình thương yêu con người của
Hồ Chí Minh chính là sự đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, của
những người dân mất nước, nô lệ, lầm than. Trái tim Người hoà nhịp với khát vọng
cháy bỏng được giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Người đau nỗi đau chung
của nhân loại lầm than. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con
đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. “Từ giải
phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải
phóng con người”. Đó chính là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định trong Lời ra mắt của báo “Người cùng khổ” (Le Paria) tại nước Pháp năm
1921.
Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, từ khi về nước lãnh đạo nhân
dânđấu tranh giành chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng đến khái niệm
"đồngbào", "quốc dân"... Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người dùng
thêm nhiềukhái niệm như "công nhân", "nông dân", "trí thức", "lao động chân tay",
"lao động tríóc", "người chủ xã hội"...
I.2) Thương yêu con người, thương yêu nhân dân
Người từng nói: "Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người ở đời
và làm người phải là thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp
bức". (Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý, H.1990,
tr174).
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của những
người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi
tìm lối thoát cho dân tộc. không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn
luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho
các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến
cảnh bị áp bức bóc lột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ
nghĩa, chứng kiến cảnh bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác, tình yêu thương
con người ở Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những
người lao động nghèo đói, những người thuộc các dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ
tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải
phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong
lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những
người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người".
Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn,
vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống
giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa
lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc
mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ
những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình thương yêu con
người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của
Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.Với mục tiêu được xác định, Người trở về
nước thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức của thực
dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối đúng đắn mà Người đề ra, tập hợp, đoàn
kết toàn dân tộc vào một Mặt trận thống nhất và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của
quốc tế, nhân dân ta đã đánh đuổi đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc, nước ta
hoàn toàn độc lập, thống nhất và xây dựng cuộc sống mới. Luôn thương yêu con
người, nên Hồ Chí Minh luôn khát khao hòa bình, một nền hòa bình thật sự, trong
độc lập, tự do. Trước cách mạng, trong kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn có thái độ
nghiêm túc, thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa, tranh thủ khả năng phát triển hòa
bình để hạn chế sự đổ máu cho nhân dân ta và nhân dân các nước. Lãnh đạo Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, Người chủ trương chủ yếu sử dụng bạo lực chính trị.
Đó là cuộc cách mạng ít đổ máu nhất. Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh
đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để tránh cuộc chiến tranh Việt -
Pháp. Nhưng khi bọn thực dân hiếu chiến quyết gây ra chiến tranh để buộc dân ta
sống kiếp đời nô lệ, mất nước thì Hồ Chí Minh kêu gọi cả dân tộc đứng lên chiến
đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nền hòa bình và phẩm giá của nhân loại tiến
bộ. Hồ Chí Minh coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người, "không có
một trận đánh đẫm máu nào là "đẹp" cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng
sứcdân, của dân; trọng người tài, đức, trân trọng "người tốt, việc tốt" dù rất
nhỏ".Người trân trọng từng ý kiến của dân, lắng nghe dân, học hỏi dân, bàn bạc
với dân, tự phê bình trước dân, trả lời ý kiến của dân, tôn trọng và chấp hành
nghiêm minh pháp luậtNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với
việc chống giặc ngoại xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát
triển "làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu
thì giàu thêm" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr65). Kinh tế có
phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người từng
nói: Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng". Người yêu cầu
những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm
lo từ việc "tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng nhân
dân.
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát
triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu
cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân,
chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã
dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng
những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc
Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt
Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ
bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả
những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... Phải thực hành chữ
Bác-Ái" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr644). Người còn nói
"Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi"
và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "Cuối cùng tôi để
lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các
cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các
bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Chăm lo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, tin tưởng vững chắc vào
khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Cách mạng Tháng Tám thành công,
tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch, kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu
rõ mục tiêu của Nhà nước là: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho
dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành". Người còn nói: "Chúng ta đã hy sinh
phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi... Chúng ta tranh được tự
do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì .
Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ".
I.3)Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc như
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân để
làm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân".
Người còn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo
hiện thực của học thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng
mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng
tôn trọng, kính trọng nhân dân lao động. Người nói "Trong bầu trời không có gì
quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của
nhân dân".
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với
chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không
thể gượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân
tộc mình "...đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái
gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến..."
và sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Trong quá
trình đấu tranh, Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa,
đoàn kết giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình. Năm
1921, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm khác hẳn với nhiều suy nghĩ lúc bấy
giờ. Người viết: "Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam
hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bẫy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế
cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là
vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không chết, người
Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người
Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách
ghê gớm, khi thời cơ đến" Dân ta có tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải
quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài
giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra". Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái
của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc
rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu
nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể
thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Điểm nhấn trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh không những là tình
thương, sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ. Thực chất, đó không
phải là lòng thương hại, mà chính là lòng tin vững chắc vào khả năng và phẩm giá
tốt đẹp của con người. Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” (Lấy dân làm gốc) với Người vẫn
muôn đời không đổi. Lòng tin của Người vào sức mạnh và tính sáng tạo của quần
chúng nhân dân đã khẳng định điều đó. Sống trong lòng nhân dân, gắn bó máu thịt
với nhân dân nên suy nghĩ thường trực trong Người là “đem tài dân, sức dân, của
dân để làm lợi cho dân”.
Trên cơ sở của tình thương để đặt niềm tin vào con người, đây là nền tảng thiết
yếu của một hệ thống tư tưởng lớn hơn. Từ Thương (đồng cảm) đến Tin rồi mới
Trọng. Đây là một quá trình hoàn toàn biện chứng, Hồ Chí Minh đã vận dụng vô
cùng tinh tế truyền thống của cha ông trong một triết lý: “Có trọng người, kính
người thì người mới trọng ta”. Ngày nay, nội dung trên càng có ý nghĩa lớn lao, nó
đã thúc đẩy và tạo được mối dung hoà, gắn kết bền chặt ở cả lý luận và thực tiễn.
Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách
mạng, "người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây
mới bền", "xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người còn nói rằng: "Dân như
nước, mình như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết". "Công việc đổi mới là trách
nhiệm ở dân". Do đó, Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho
dân". Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: nếu không có nhân dân thì
Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai
dẫn đường. Đảng lãnh đạo để dân làm chủ. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết.
Nhận thức như vậy để hiểu rằng tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo
đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì sự nghiệp cách
mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện
được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng
nhân dân.
Tình thương bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đối với các anh hùng, liệt
sĩ, cán bộ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, đối với cha mẹ, vợ con của
thương binh, liệt sĩ, mà ngay cả đối với các nạn nhân chiến tranh, đối với những
người lầm đường lạc lối, những người thiếu tu dưỡng…Người cũng tìm cách phát
huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của họ. Người căn dặn phải
giúp họ trở thành những người lao động lương thiện
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây là động
lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai. Người đòi hỏi phải có
chiến lược trồng Người. Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu
tranh xây dựng xã hội mới. Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh
vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa
học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phẩm chất đạo đức
cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư". Phải nghiêm khắc chống
chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi
ích chính đáng của cá nhân. Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở
trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu lợi ích cá nhân đó
không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới
Việt Nam là con người phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất
quốc tế xã hội chủ nghĩa.
Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại. Đó
là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước.
Trong chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy
vật biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng
Việt Nam. Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con
người, đến nhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể,
thiết thực như ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết. ở Hồ Chí Minh, nhân dân không
phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng
bào, là từng con người, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến lúc đi xa,
Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của
dân tộc;