Đề tài Tìm hiểu hai nền triết học phương Đông và triết học phương Tây thời kỳ cổ đại

Trong quá trình khám phá thế giới, giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc của con người, nguồn gốc của thế giới và vị trí của con người trong thế giới làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định, trong đó có những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tư duy của con người không ngừng được “mài sắc”. Sự ra đời của triết học cho thấy tính tích cực của tư duy con người đã đạt được bước chuyển biến về chất nhờ sự xuất hiện của tầng lớp lao động trí óc trong xã hội cổ đại. Từ khi ra đời, triết học đóng vai trò quan trọng trong nhận thức cũng như hoạt động của con người, Ph. Ăngghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện mà muốn hoàn thiện thì cần nghiên cứu toàn bộ triết học từ thời đại trước.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7278 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu hai nền triết học phương Đông và triết học phương Tây thời kỳ cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC - 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ - 2 - NỘI DUNG - 3 - I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRIẾT HỌC - 3 - II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY. - 5 - 1. Phương Đông - Trung Quốc - Ấn Độ cổ đại - 5 - 2. Phương Tây-Hy Lạp cổ đại - 6 - III. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ CỔ ĐẠI. - 7 - 1. Mục đích của triết học. - 8 - 2. Phương pháp tiếp cận của triết học - 8 - 3. Đối tượng nghiên cứu của triết học. - 9 - 4. Phương pháp luận - 11 - 5. Triết học Phương Tây gắn với khoa học tự nhiên còn triết học Phương Đông gắn với chính trị xã hội. - 12 - 6. Triết học Phương Tây mang tính giai cấp trực diện còn triết học Phương Đông thì tính giai cấp mờ nhạt… - 13 - KẾT LUẬN - 15 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 16 - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình khám phá thế giới, giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc của con người, nguồn gốc của thế giới và vị trí của con người trong thế giới làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định, trong đó có những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin… Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tư duy của con người không ngừng được “mài sắc”. Sự ra đời của triết học cho thấy tính tích cực của tư duy con người đã đạt được bước chuyển biến về chất nhờ sự xuất hiện của tầng lớp lao động trí óc trong xã hội cổ đại. Từ khi ra đời, triết học đóng vai trò quan trọng trong nhận thức cũng như hoạt động của con người, Ph. Ăngghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện mà muốn hoàn thiện thì cần nghiên cứu toàn bộ triết học từ thời đại trước. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung và lịch sử triết học nói riêng, triết học phương đông và triết học phương tây cổ đại giữ một vị trí hết sức quan trọng. Việc nhận thức một cách đầy đủ những giá trị của hai nền triết học này là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ đại”. NỘI DUNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRIẾT HỌC Trong lịch sử nhân loại ở Phương Đông cũng như Phương Tây, triết học ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, trong thời kỳ nguyên thủy con người chỉ mới có mầm mống của tư duy triết học ở trình độ thấp, mang tính chất huyền thoại. Triết học chỉ thực sự tồn tại với tư cách là một môn khoa học khi nhân loại bước sang xã hội chiếm hữu nô lệ (ở Phương Tây, tại Hy Lạp khoảng thế kỷ thứ VII trc CN, ở Phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ…chế độ chiếm hữu nô lệ còn xuất hiện sớm hơn). Lúc đầu, triết học bao gồm tri thức của hầu hết các môn khoa học, triết học thậm chí còn coi là “khoa học của các khoa học”. Qua thời gian và lịch sử do nhu cầu ngày càng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nên các khoa học cụ thể dần dần tách ra khỏi triết học để trở thành một môn nghiên cứu độc lập. Đổi tượng nghiên cứu của triết học cũng từng bước được xác lập. Bản thân quan niệm về triết học cũng có sự thay đổi trong lịch sử. Triết học ra đời do kết quả của sự tách biệt giữa lao động chí óc và lao động chân tay. Bên cạnh đó, triết học ra đời còn do tư duy nhân loại đã phát triển ở trình độ cao – trình độ hệ thống hóa, khái quát hóa và trừu tượng hóa. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII-VI TCN gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy lạp… “Triết” theo nghĩa chữ Hán là trí – Sự hiểu biết của con người, là sự truy tìm bản chất của đối tượng trong quá trình nhận thức thế giới. “Triết” theo nghĩa Án Độ là Darshna,là sự chiêm ngưỡng, suy ngẫm con người đến chân lý, là sự hiểu biết nói chung. “Triết học” theo tiếng Hy lạp là Philosophya ( sự ham mê hiểu biết cộng với sự thông thái). Như vậy dù là ở Phương Đông hay phương tây, Triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu biết, sự nhận thức chung của con người về thế giới. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: “Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới”. Ăngghen khẳng định “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là của triết học hiện đại, là quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: - Mặt thứ nhất, tư duy và tồn tại (ý thức và vật chất) cái nào có trước cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Tùy theo cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà người ta phân chia thành hai trường phái: duy vật và duy tâm. + Triết học duy vật cho rằng vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới, chỉ có những gì con người chưa biết chứ không có cái gì con người không biết. Có những sự vật và hiện tượng mà các thế hệ hôm nay chưa biết nhưng cùng với sự phát triển của thực tiễn, của khoa học thì các thế hệ mai sau hoàn toàn có thể sẽ nhận thức được. + Triết học duy tâm (dù là duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan) đều cho rằng ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất. Nhìn chung thì triết học duy tâm phủ nhận khả năng nhận thức của con người nếu có nhận thức được thì con người chỉ có thể nhận thức được cái bề ngoài chứ không thể nhận thức được bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng. Bên cạnh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, lịch sử triết học còn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp: biện chứng và siêu hình. - Phương pháp biện chứng khẳng định các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển không ngừng. - Phương pháp siêu hình nhìn nhận thế giới trong sự cô lập, tách rời nhau, tĩnh tại bất biến, nếu có vận động thì chỉ là sự tăng giảm về số lượng mà không có sự biến đổi về chất. Trên cơ sở nhận thức những vấn đề chung nêu trên, chúng ta có thể đánh giá, so sánh đặc điểm triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông cổ đại thông qua quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY. Phương Đông - Trung Quốc - Ấn Độ cổ đại Về mặt địa lý, Phương Đông cổ đại trải dài từ Ai Cập, Babilon tới Ấn Độ, Trung Quốc…Phương Đông cổ đại là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại . Trung Quốc và Ấn Độ là những trung tâm phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh ấy. Trung Quốc cổ đại: Trung Quốc cổ đại bao gồm nhiều quốc gia nhỏ, chủ yếu nằm rải rác ở lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử…chế độ nô lệ ở Trung Quốc hình thành sớm với những đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ không điển hình. Sự phân hóa giai cấp không rõ rệt và nô lệ không phải lực lượng sản xuất chủ yếu…Ngay từ thời ký nhà Hạ nền văn minh Trung Quốc cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Đến thời ký Xuân Thu-Chiến Quốc (là thời kỳ chuyển biến từ XH nô lệ sang XH phong kiến), XH ở vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ đã đẩy TQ vào những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Đây cũng chính là giai đoạn lịch sự đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Sự chuyển biên sôi động của thời đại cũng làm xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn. Có thể nói đây cũng chính là thời kỳ triết học phát triển rực rỡ nhất. Lịch sử gọi đây là thời kỳ: “Bách gia chư tử”. Với những tên tuổi lớn như: Khổng tử, Lão Tử, Mạc Tử… và những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng như nho giáo, lão giáo… Ấn Độ cổ đại Ấn Độ cổ đại là một vùng đất nằm ở phía nam Châu Á được bao bọc bởi Ấn Độ Dương và dãy Hymalaya hùng vĩ. Đây là vùng đất có những yếu tố địa lý trái ngược nhau vừa có núi cao, vừa có biển sâu, vừa có sông Ấn chảy về phía Tây lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông, vừa có đồng bằng phì nhiêu, lại vừa có sa mạc khô cằn…Khoảng 2500 năm trước CN, ở Ấn Độ đã có một nền văn minh tương đối phát triển gọi là nền văn minh sông Ấn của người Dravida bản địa. Từ thế ký thứ XV xã hội Ấn Độ đã diễn ra một biến động lớn, những người Arya từ Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ, họ định cư và từng bước đồng hóa người bản địa. Người Arya bắt đầu xác lập nền văn minh thứ hai trên đất Ấn Độ gọi là nền văn minh Veda. Đặc điểm kinh tế- xã hội nổi bật của Ấn Độ cổ đại là chế độ quốc hữu hóa ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. Trên cơ sở đó sự phân hóa giai cấp không rõ rệt. Trong xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã với 4 đẳng cấp cơ bản: Tăng lữ (Brahman), Quý tộc (Ksytriya), bình dân (Vaisya) và tôi tớ, nô lệ (Ksudra). Người Ấn Độ cổ đại đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về thiên văn học, toán học, y học và kiến trúc. Tiêu biểu như việc phát minh ra lịch 365 ngày, giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, trong toán học đã phát hiện ra số thập phân, quan hệ giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông…Văn hóa Ấn Độ mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tâm linh… Tất cả những đặc điểm trên là những tiền đề làm nảy sinh và phát triển phong phú của những tư tưởng triết học. Phương Tây-Hy Lạp cổ đại Đại biểu cho triết học Phương Tây cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại. Hy lạp cổ đại là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Ban căng thuộc châu Âu, nhiều hòn đảo ở biển Êgie và cả miền ven biển của bán đảo Tiếu Á. Đây là vùng đất có điều kiện địa lý thuận lợi, là cửa ngõ nối liền Phương Tây với Phương Đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, mưa thuận gió hòa, giúp cho ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp phát triển mãnh mẽ. Vào thời kỳ cổ đại ở Hy Lạp đã có nền kinh tế xã hội và văn hóa tương đối phát triển. Một số ngành khoa học như toán học, vật lý, thiên văn học đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Cơ cấu xã hội-giai cấp cũng có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Những mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng trở lên quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh giữa hai tập đoàn chủ nô: chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. + Chủ nô dân chủ là bộ phận tiến bộ của giai cấp chủ nô. Họ đại diện cho lực lượng xã hội đang lên. Chủ nô dân chủ thường đề xuất những chủ trương dân chủ, cải cách và hạn chế quyền lực của chủ nô quý tộc. + Chủ nô quý tộc là bộ phận bảo thủ, thậm chí là phản động của giai cấp chủ nô. Chủ nô quý tộc đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị, họ có quyền lực rất lớn trong xã hội; do vậy, chủ nô quý tộc thường tìm mọi biện pháp, bao gồm cả thủ đoạn để duy trì sản xuất và trật tự xã hội cũ. Những đặc điểm kinh tế xã hội và văn hóa đã tạo điều kiện cho triết học ra đời và phát triển rực rỡ, từ triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại đã xuất hiện mầm mống cho hầu hết các loại thế giới quan triết học sau này. Khi đánh giá về những thành tựu của triết học Hy Lạp, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen có viết “ Đó là một trong những lý do làm cho trong triết học cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn trở lại với thành tựu của các dân tộc nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được trong lịch sử của nhân loại”. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ CỔ ĐẠI. Có thể nói các trào lưu triết học Phương Đông cũng như Phương Tây đều tập trung xoay quanh trả lời câu hỏi: Thế giới bắt đầu từ đâu, thế giới sẽ đi đến đâu? Bản chất của thế giới là gì? Điều này cho thấy, các nhà triết học đều mong muốn vượt qua ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại để giải đáp những gì diễn ra xung quanh và tác động lên đời sống con người. Việc các nhà triết học quan tâm đến tự nhiên theo Aristote không phải vì bản thân tự nhiên mà vì chính con người, vì sự khẳng định vị trí con người trong thế giới. Khi lý giải về khả năng nhận thức của con người, các nhà triết học không chỉ xem con người như là một bộ phận của vũ trụ mà con người còn luôn chứng tỏ sự hiện hữu vượt trội của mình nhờ có năng lực nhận thức, dù rằng nhận thức ấy chỉ mang tính chất thần linh thượng đế mà thôi. Nhìn chung do những điều kiện hạn chế của lịch sử, trước những biến đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội cũng những bế tắc trong nhận thức đã đẩy các nhà triết học Phương Đông và Phương Tây cổ đại ít nhiều lại gần hơn với những quan niệm duy tâm thần bí coi thế giới thần linh như một điểm tựa cuối cùng…Đó là những nét giống nhau cơ bản của triết học Phương Đông và triết học Phương Tây cổ đại. Tuy vây, sự khác biệt giữa triết học Phương Đông và triết học Phương Tây là hết sức sâu sắc. Mục đích của triết học. Sự ra đời của triết học trước hết xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống; điều này làm cho triết học có vị trí đặc biệt quan trọng; sự tồn tại của triết học không phải vì bản thân của triết học mà bởi vì nó cần cho cuộc sống. Tuy vậy, mục đích của hai nền triết học cũng có sự khác nhau. Mục đích của triết học Phương Tây là nhận thức để cải tạo thế giới; triết học trở thành công cụ giúp cho con người chinh phục tự nhiên. Trong khi đó mục đích của triết học Phương Đông lại chủ yếu nhằm xây dựng những con người lý tưởng, khôi phục lại “trật tự xã hội đã mất” (Nho giáo) hay “ giải thoát” con người (Phật giáo), làm cho con người “hòa đồng” với thiên nhiên (Đạo giáo)… Phương pháp tiếp cận của triết học Triết học Phương Tây thường đi từ thế giới quan, bản thể luận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, lô gic học, từ đó tạo nên một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ. Triết học Phương Tây nhìn chung có xu hướng đi từ thực thể ban đầu tạo nên thế giới như nước, lửa, không khí, nguyên tử… Trong khi đó triết học Phương Đông, các nhà tư tưởng lớn lại đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Việc đề cập tới giới tự nhiên xét đến cùng cũng là nhằm để lý giải về con người và xã hội loài người. Sự khác nhau về phương pháp tiếp cận của triết học Phương đông và triết học phương tây còn có những cách lý giả khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi điều này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sau đây: + Như chúng ta đã phân tích , ở Phương Đông không tồng tại chế độ nô lệ quy mô điển hình như ổ Phương tây. Ở Trung quốc chế độ nô lệ có manh nha từ thời nhà Ân (thế kỷ XIV trước CN). Đến thời Tây Chu (1027-770 Trước CN) nhà nước mang tính chất nô lệ ra đời, đay là giai đoạn phương thức sản xuất còn hết sức lạc hậu, chưa có đồ sắt. Trong khi đó, Hy Lạp sự xuất hiện của nhà nước lại hoàn toàn ngược lại. + Sự xuất hiện của đồ sắt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Chế độ nguyên thủy được “thanh toán” một cách nhanh chóng và triệt để. Quan hệ sản xuất mới ra đời và trên cơ sở đó hình thành nhà nước. Như vậy, theo quy luật ở Phương Tây cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn ở Phương Đông, kiến trúc thượng tầng lại hình thành trước và thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Đối tượng nghiên cứu của triết học. Từ phương pháp tiếp cận, mục đích của hai nền triết học có sự khác nhau mà đối tượng nghiên cứu của triết học Phương Đông và Phương Tây cũng có sự khác nhau. Đối với triết học Phương Tây, đối tượng của triết học rất rộng, bao gồm toàn bộ giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người, trong đó tự nhiên là cơ sở. Chính vì đối tượng rất rộng cho nên phạm vi tri thức triết học cũng rất rộng và vô cùng phong phú, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Ví lấy tự nhiên làm cơ sở nên triết học có xu hướng ngả sang “hướng ngoại” tức là lấy cái bên ngoài giải thích cho cái bên trong, hướng hoạt động của con người ra thế giới tự nhiên. Muốn tồn tại con người phải chinh phục tự nhiên. Triết học Phương Tây luôn tìm cách trả lời cho câu hỏi: ta là ai? Ta có cái gì? Ta sẽ được những gì?...Đề cao “văn minh vật chất” do vậy triết học Phương Tây hơi ngả về duy vật. Hướng ngoại và ngả về duy vật không có nghĩa là triết học Phương Tây không có hướng nội và duy tâm, song hướng ngoại và duy vật vẫn là cơ bản. Điều này được luận giải bởi nó đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Đối với Phương Đông, đối tượng của triết học là xã hội, là con người cá nhân, là cái “Tâm” và nhìn chung nó lấy con người làm gốc. Triết học Phương Đông xem cái tinh thần là cái cao cả, giá trị của con người tìm ở tinh thần và chính nó làm cho những con người ngày càng mang tính người hơn. Phương Đông quan niệm: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, có thiên thời, có địa lợi nhưng không thể thiếu nhân hòa. Điều này cho thấy con người tình cảm, đạo đức, lương tâm là cao quý. Tri thức triết học Phương Đông bị giới hạn bởi những vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh. Nếu triết học Phương Tây nghiêng về “hướng ngoại” thì triết học Phương Đông lại thịnh về “hướng nội”, lại lấy cái bên trong giải thích cho cái bên ngoài. Ví dụ như “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Đồng thời triết học Phương Đông cũng ngả về duy tâm. Ở Ấn Độ trường phái duy vật (Lokayata) còn được gọi là những kẻ “tham ăn tục uống”…Có lẽ những điều này một lần nữa được lý giải bởi triết học Phương Đông đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, từ kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng. Một vấn đề cũng cần lưu ý là triết học Phương Tây đề cao tri thức khoa học (duy khoa học) mà rất ít bàn đế những vấn đề đao đức, lương tâm hay trách nhiêm… thì triết học Phương Đông lại đề cao tình cảm, chỉ cần sống tố…(duy ý chí). Điều này dẫn đến xã hội Phương Tây luôn phát triển năng động còn các xã hội Phương Đông thường có xu hướng bình lặng, đi vào ổn định. Nếu triết học Phương Tây ngả về tư duy duy ý, phân tích, sự vật hiện tượng thì triết học Phương Đông lại nghiêng về trực giác. Mối phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định nhưng rõ ràng tư duy duy lý làm cho khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo sự phát triển của công nghiệp. Khôn phải ngẫu nhiên mà các nước Phương Tây hoặc Phương Tây hóa lại có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao. Phương pháp trực giác (hiểu thẳng vào bản chất “sâu thẳm” của sự vật hiện tượng). Đây là phương pháp phù hợp với nhận thức sự vật đang sống, đang vận động biến đổi không ngừng nhưng cũng chính nó không tạo ra được bước phát triển trong khoa học kỹ thuật. Mặt khác, không khi nào “trực giác” của chúng ta cũng nắm bắt được bản chất của đối tượng. Thực ra, hai phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Nếu không phân tích, mổ xẻ đối tượng thì không thể hiểu một cách đầy đủ về đối tượng. Tuy nhiên tuyệt đối hóa nó thì lại rơi vào sai lầm. Bởi lẽ, con người không thể nắm bắt được giới tự nhiên một cách đầy đủ như một chỉnh thế. Nhận thức của con người là một quá trình, đó là một quá trình vô hạn. trong khi đó cuộc đời con người là có hạn. Cái có hạn vươn tới cái vô hạn, cái tuyệt đích cuối cùng cũng sẽ là một mâu thuẫn, một bi kịch. Để nhận thức bản chất của sự vật (nói đúng hơn chỉ là cái gần nhất bản chất) chúng ta không khỏi phải tạo ra những trừu tượng, những khái niêm…và phương pháp trực giác lúc này lại tỏ ra phù hợp. Phương pháp luận Một sự khác biệt là có tính phương pháp luận giữa hai nền triết học là ở chỗ, triết học Phương Tây phân biệt rõ chủ thể và khách thể, chủ quan và khách quan, người nhận thức và đối tượng nhận thức thì ở Phương Đông chủ trương để nhận thức sự vật con người cần phải hòa mình vào đối tượng. Minh triết Phương Đông cho rằng hiểu cái hiểu của người khác là không thực hiểu. Nếu như công cụ, phương tiện nhận thức của triết học Phương Tây là khái niệm thì công cụ, phương tiện nhận thức của triết học Phương Đông lại là những ẩn dụ, liên tưởng, ngụ ngôn. Với những công cụ khái niệm việc phân tích, mô tả đối tượng trở nên rõ ràng hơn. Tất nhiên nếu chỉ trên cơ sở khái niệm dễ dẫn chúng ta đến chỗ không phân tích trực tiếp đối tượng mà chỉ là cái bóng của khia niệm chùm lên đối tượng. Trong quá trình phát triển, triết học Phương Tây thường có những sự biến đổi nhảy vọt mang tính cách mạng, vạch thời đại. Có thể nói, triết học Phương Tây ngày càng đi xa gốc, ngày càng phong phú. Trong khi đó triết học Phương Đông lại nghiêng về sự phát triển tuần tự. Triết học Phương Đông có sự phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, đi sâu v