Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại để có được những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực với nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc mở cửa hội nhập kinh tế, mở rộng trao đổi thương mại quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ như hiện nay đã mang lại cho nước ta vô vàn những cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển. Để tận dụng những cơ hội này, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc mua bán hàng hóa với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu chính là một phương tiện để kích thích sản xuất trong nước phát triển, tăng tích lũy ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là một doanh nghiệp khá thành công trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại. Công ty có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, một hệ thống thực hiện xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như những biến đổi của cơ chế thị trường, vấn đề đặt ra trước mắt công ty không ít những khó khăn. Chính vì vậy, với mục tiêu tìm hiểu ưu nhược điểm từ thực trạng xuất khẩu của công ty và ứng dụng những kiến thức đã học nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu, em đã thực hiện bài báo cáo thực tập với đề tài: “Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA”.
Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA
- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
48 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HA 3
I. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển công ty 3
II. Đặc điểm nguồn lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA 4
2.1 Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA 4
2.2 Nguồn vốn kinh doanh của công ty 8
III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 10
3.1 Các loại hình kinh doanh chính 10
3.2 Khách hàng của công ty 12
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 12
IV. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 13
4.1 Thành tựu 13
4.2 Tồn tại 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HA 16
I. Giới thiệu chung hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA 16
1.1 Trị giá xuất khẩu của công ty trong các năm 2006 – 2009 16
1.2 Xuất khẩu các mặt hàng của công ty qua các năm 2006 – 2009 17
1.3 Thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006 -2009 18
1.4 Các hình thức xuất khẩu của công ty 20
1.5 Kết quả kinh doanh xuất khẩu qua các năm 2006 - 2009 21
II. Quy trình của hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA 22
III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA 27
3.1 Ưu điểm 27
3.2 Nhược điểm 28
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HA 31
I. Định hướng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA 31
1.1 Dự báo về kim ngạch xuất khẩu trong các năm tới 31
1.2 Dự báo thị trường xuất khẩu trong các năm tới 31
II. Một số cơ hội và thách thức đối với công ty 32
2.1 Cơ hội 32
2.2 Thách thức 33
III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA 34
3.1. Các biện pháp về phía công ty 34
3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 39
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty 5
Bảng 2: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó 9
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 12
Bảng 4: Xuất khẩu các mặt hàng của công ty qua các năm 2006 – 2009 17
Bảng 5: Thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006 -2009 19
Bảng 6: Kết quả kinh doanh xuất khẩu qua các năm 2006 - 2009 21
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 6
Sơ đồ 2: Quy trình hoạt động xuất khẩu của công ty 22
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu so với tổng doanh thu của công ty 16
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại để có được những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực với nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc mở cửa hội nhập kinh tế, mở rộng trao đổi thương mại quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ như hiện nay đã mang lại cho nước ta vô vàn những cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển. Để tận dụng những cơ hội này, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc mua bán hàng hóa với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu chính là một phương tiện để kích thích sản xuất trong nước phát triển, tăng tích lũy ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là một doanh nghiệp khá thành công trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại. Công ty có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, một hệ thống thực hiện xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như những biến đổi của cơ chế thị trường, vấn đề đặt ra trước mắt công ty không ít những khó khăn. Chính vì vậy, với mục tiêu tìm hiểu ưu nhược điểm từ thực trạng xuất khẩu của công ty và ứng dụng những kiến thức đã học nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu, em đã thực hiện bài báo cáo thực tập với đề tài: “Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA”.
Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
Sau đây sẽ là bài báo cáo chi tiết.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HA
Tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
Tên tiếng anh: HA Import Export and trade promotion Joint Stock Company
Địa chỉ: 10/323 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 04.38737250 - 04.38737251
I. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA được thành lập năm 1995 theo quyết định số 515 – QĐ/HD của thành phố Hà Nội. Công ty được cấp giấp phép đăng ký kinh doanh số 0103039767 – C.T.C.P ngày 10 tháng 7 năm 1995. Và có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2.06.1.002 ngày 23 tháng 12 năm 1995 của Bộ Thương mại.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là một doanh nghiệp được đặt dưới sự quản lý của nhà nước, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Giai đoạn từ 1995 đến 2000:
Khi mới thành lập công ty có tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu HA với các ngành nghề chính là phân phối một số mặt hàng cho các chi nhánh bán buôn bán lẻ trong nước và xuất nhập khẩu cho các bạn hàng nước ngoài như Liên Xô, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… Không chỉ thế, công ty còn tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước.
Đến năm 2000, công ty mở thêm một lĩnh vực hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính là: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, đồng thời tổ chức các hoạt động hội chợ quốc tế.
Giai đoạn từ 2001 đến nay:
Tháng 5 năm 2004, công ty đổi tên thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA. Tuy nhiên, hoạt động chính của công ty vẫn hướng vào xuất nhập khẩu một số các mặt hàng như: Túi xách da; Hoa quả; Gỗ trang trí nội thất; Đồ gỗ mỹ nghệ; Dép xốp; Sợi tẩy…
Đến năm 2007, công ty nhận được giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”, của Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương Mại của Bộ Công thương.
Đến nay, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về hệ thống tổ chức, quản lý, thiết kế, sản xuất sản phẩm đến phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh của mình ra nước ngoài ngày càng đạt hiệu quả cao và hứa hẹn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty chịu trách nhiệm về những cam kết của mình với những hợp đồng đã ký với các bên và ngược lại. Công ty thực hiện hạch toán kinh tế trên cơ sở tuân thủ các chủ trương chính sách, pháp luật và các quy định quản lý về Nhà nước và địa phương tôn trọng và đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần, các chính sách đối với người lao động ở trong đơn vị và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
II. Đặc điểm nguồn lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
2.1 Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA
Nguồn nhân lực của công ty
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là 200 người.
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị tính: người
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
I
PL theo giới tính
1
Nam
87
62,1
92
61,3
102
58,3
110
55,0
2
Nữ
53
37,9
58
38,7
73
41,7
90
45,0
Cộng
140
100,0
150
100,0
175
100,0
200
100,0
II
PL theo trình độ
1
Đại học và trên đại học
60
42,9
54
36,0
72
41,14
80
41,1
2
Trung cấp, Cao đẳng
25
17,9
31
20,7
40
22,9
35
17,3
3
Lao động phổ thông
55
39,3
65
43,3
63
36,0
85
42,5
Cộng
140
100,0
150
100,0
175
100,0
200
100,0
(Nguồn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA)
Có thể thấy, đây là một đội ngũ bao gồm những người có trình độ tay nghề cao và những kỹ thuật viên lành nghề. Không chỉ thế, đây còn là đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình có trình độ chuyên môn tốt và có tinh thần trách nhiệm cao đối với Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Với số lượng là 200 người, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA được biên chế thành 6 phòng ban gồm phòng kinh doanh; phòng kế toán; phòng nhân sự; phòng xuất nhập khẩu; phòng hành chính; phòng kế hoạch thị trường... Các phòng quản lý chức năng có 1 trưởng phòng đến 2 phó và một số cán bộ, nghiệp vụ viên.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
(Nguồn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA)
Giám đốc: Người chịu mọi trách nhiệm về công ty trước toàn xã hội và pháp luật. Bên cạnh đó, giám đốc còn là người ký duyệt những dự án hay hợp đồng của công ty do cấp dưới trình lên.
Ban giám sát: Một phòng ban chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty cũng như ban lãnh đạo của công ty. Ban giám sát có quyền nhắc nhở và đưa ra các hình thức kỷ luật đối với những người sai quy chế của công ty.
Phó giám đốc hành chính: Người quản lý hoạt động của 3 phòng ban gồm: phòng nhân sự, phòng kế toán và phòng quản lý kho. Phó giám đốc hành chính chịu trách nhiệm và quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động 3 phòng ban này. Tuy nhiên, sau khi xem xét các quyết định từ ba phòng ban, phó giám đốc hành chính vẫn phải thông báo hoạt động và kế hoạch cho giám đốc công ty.
Phó giám kinh doanh: Người quản lý chính hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Thật vậy, phó giám đốc kinh doanh chịu mọi hoạt động công tác xuất nhập khẩu cũng như xúc tiến thương mại của công ty. Phó giám đốc kinh doanh phụ trách hoạt động của các phòng: phòng xúc tiến thương mại; phòng XNK; phòng kế hoạch.
Phó giám đốc sản xuất: Người giám sát trực tiếp quá trình sản xuất, chế biến của công ty. Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm quản lý ba phòng ban: phòng thiết bị kỹ thuật; phòng kiếm tra chất lượng và phòng sản xuất.
Khối hành chính bao gồm các phòng ban:
Phòng nhân sự: Phòng ban nắm hồ sơ và lý lịch của nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, phòng nhân sự còn chịu trách nhiệm phân bổ cũng như tuyển cán bộ mới vào bộ máy công ty theo quyết định của phó giám đốc.
Phòng kế toán: Phòng chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí hàng tháng của công ty. Đồng thời, phòng kế toán còn đưa ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn – dài hạn cho công ty.
Phòng quản lý kho: Phòng ban này chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, thống kê số lượng của hàng tồn kho trong quý. Ngoài ra, phòng quản lý kho còn tổ chức thực hiện công tác báo cáo thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho.
Khối kinh doanh bao gồm những phòng ban:
Phòng xúc tiến thương mại: Phòng giải quyết các hợp đồng về vấn đề hỗ trợ hội chợ quốc tế; giám sát các dự án thi công; thực hiện các chương trình quảng cáo cho một số doanh nghiệp nước ngoài…
Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các vấn đề về xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu. Phòng ban này chịu mọi trách nhiệm từ nhận hợp đồng và thực hiện các quy trình xuất hoặc nhập khẩu cho công ty.
Phòng kế hoạch: Phòng ban này nằm giữa hai phòng xuất nhập khẩu và phòng ban xúc tiến thương mại nhằm đưa ra các kế hoạch kinh doanh về xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong từng quý cho công ty .
Khối sản xuất gồm những phòng ban:
Phòng thiết bị kỹ thuật: Chịu trách nhiệm vận hành máy móc, bảo trì máy móc phục vụ cho sản xuất diễn ra ổn định. Ngoài ra, phòng thiết bị máy móc còn phải chịu trách nhiệm khắc phục những máy móc gặp vấn đề trong thời gian vận hành sản xuất.
Phòng kiểm tra chất lượng: Đây được coi là phòng khá quan trọng của công ty. Phòng ban này chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa sau khi được chế biến để xuất khẩu. Nếu hàng hóa xuất khẩu có vấn đề thì phòng ban này sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trước công ty.
Phòng sản xuất: Phòng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. Phòng ban này được phân công thực hiện các bước chế biến, sơ chế sản phẩm trước khi xuất khẩu cũng như những hành hóa đưa vào thị trường trong nước.
2.2 Nguồn vốn kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là một đơn vị hoạt động theo vốn cổ phần. Do đó, nguồn vốn từ các cổ đông đóng góp là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho Công ty hoạt động bình thường. Công ty có trách nhiệm phát triển nguồn vốn này trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Khi mới thành lập, vốn đăng kí kinh doanh của công ty hầu như là do Công ty tự trang trải. Công ty còn khai thác các nguồn vốn khác như vay Ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác và các cá nhân hoặc từ lãi của công ty để phát triển kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong năm 2007, công ty đã gặp một số khó khăn nhất định trong việc huy động vốn.
Trong các năm qua, nhờ có sự cố gắng vượt bậc về huy động vốn của các cán bộ công nhân viên, tổng vốn kinh doanh của Công ty không ngừng được tăng lên.
Bảng 2: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
1
Vốn CĐ
5.140.451
20,9
1.655.432
9,14
4.485.360.
19,3
5.732.431
22,4
2
Vốn LĐ
19.421.355
79,0
16.452.122
90,8
18.675.342
80,6
19.783.451
77,5
Tổng cộng
24.561.806
100
18.107.554
100
23.160.702
100
25.515.883
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần XNK và xúc tiến thương mại HA )
Qua bảng tổng kết vốn của công ty từ năm 2006 đến năm 2009, số vốn của công ty có xu hướng biến động mạnh. Thật vậy, năm 2006 vốn kinh doanh của công ty là 24.561.806.000 đồng. Trong thời gian này, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA luôn tập trung vào việc tăng tỷ trọng vốn lưu động của công ty. Nhờ vậy, số vốn lưu động của công ty tăng lên tới 19.421.355.000 đồng, trong đó chủ yếu là vốn huy động từ các cán bộ nhân viên của công ty với một số ít là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Mặc dù công ty tập trung chủ yếu vào tăng vốn lưu động nhưng trong năm 2006, vốn cố định của công ty vẫn tăng lên tới 5.140.451.000 đồng nhưng chỉ chiếm 20,93% tổng số vốn kinh doanh.
Tuy nhiên sang năm 2007, tổng vốn kinh doanh của công ty có xu hướng giảm mạnh. Có thể thấy, qua bảng tổng kết vốn, năm 2007, tổng vốn kinh doanh của công ty giảm xuống còn 18.107.554.000 đồng trong đó vốn lưu động chiếm 90,86% tổng số. Nguyên nhân của việc giảm mạnh vốn kinh doanh là trong thời gian này khả năng huy động vốn của công ty bị chững lại, không huy động được. Bên cạnh đó, công ty còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc sản xuất, cung ứng cho một số khách hàng nước ngoài.
Sang đến năm 2008 và năm 2009, nhờ sự cố gắng vượt bậc của toàn bộ công nhân viên, nguồn vốn của công ty đã có sự tăng trở lại. Thật vậy, trong năm 2008, tổng số vốn kinh doanh vượt lên hẳn so với năm 2007 là 23.160.702.000 đồng. Trong đó, số vốn cố định chiếm 19,37% trên tổng số. Năm 2009, tỷ lệ vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng lên của tổng số vốn kinh doanh.
III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
3.1 Các loại hình kinh doanh chính
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA là một công ty hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng gồm mặt hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện hoạt động hỗ trợ và xúc tiến một số hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu của công ty gồm:
Về xuất khẩu: Công ty trực tiếp xuất khẩu một số mặt hàng sau:
Hoa quả, gỗ trang trí nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ
Dép xốp, túi xách da, quần áo da, Quần áo len
Về nhập khẩu: Công ty trực tiếp nhập khẩu một số mặt hàng:
Bếp nướng, chảo nướng, các thiết bị điện, hạt nhựa.
Hóa chất, phụ tùng xe máy, phân bón.
Trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, công ty nhận tổ chức và hỗ trợ một số hoạt động sau:
Hội chợ Thương mại quốc tế.
Hỗ trợ dịch vụ quảng cáo cho một số công ty
Khảo sát nghiên cứu thị trường, kịp thời cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp
Giám sát các dự án đầu tư được thi công
Từ những mặt hàng kinh doanh của công ty, chúng ta có thể thấy được chiến lược kinh doanh của công ty là rất đa dạng. Đối với mặt kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty tập trung nhiều vào việc nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng như chảo nướng, bếp nướng và một số thiết bị điện. Đây là những mặt hàng được nhiều người dân Việt Nam ưa chuộng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày mà trong nước chưa thể đáp ứng về mặt chất lượng.
Nhìn chung, những mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA đều thuộc diện khuyến khích và ưu đãi từ phía Nhà nước. Công ty luôn đặt ra yêu cầu về chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công ty thường chú trọng vào lĩnh vực xúc tiến thương mại. Thật vậy, công ty tập trung chủ yếu vào việc tổ chức các buổi hội chợ quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm cho một số công ty nước ngoài vào Việt Nam và giúp nhiều doanh nghiệp phân tích thị trường để đưa ra các dự đoán tài chính trong năm. Nhờ có hoạt động này, công ty đã thu về được một khoản doanh thu giúp đẩy mạnh sản xuất phát triển cũng như giúp kinh doanh xuất nhập khẩu được đẩy mạnh.
Đầu năm 2010, công ty đã lên kế hoạch và dự án cho việc đầu tư vào một số lĩnh vực mới mẻ và mạo hiểm trong nước như buôn bán bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, do điều kiện của công ty chưa thuận lợi nên các lĩnh vực này vẫn chỉ là những dự án đang được xem xét.
3.2 Khách hàng của công ty
Trên cơ sở nỗ lực của mình, qua hơn 10 năm hoạt động đến nay, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại HA đã có quan hệ với rất nhiều khách hàng, bạn hàng trong và ngoài nước.
Khách hàng trong nước của công ty gồm nhiều loại: khách hàng mua lẻ, mua buôn, một số doanh nghiệp thực hiện hội chợ triển lãm hay các doanh nghiệp đứng ra đầu tư dự án công trình xây dựng… chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…
Khách hàng nước ngoài của công ty tập trung chủ yếu ở các nước Hồng Kông, Nga, Nhật, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ... Trong đó, công ty có mối quan hệ với nhiều bạn hàng nhất ở nước Mỹ và Singapore.
Qua những tài liệu cụ thể từ phía công ty, có thể thấy, mối quan hệ trong kinh doanh của công ty với các khách hàng luôn ổn định đồng thời giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Với sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong thời gian qua, công ty đã đạt được một số kết quả nhất định.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: 1.000VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng DT
165.118.984
137.061.150
186.947.427
286.390.333
2
Tổng CP
162.484.129
103.796.063
183.437.196
282.010.881
3
Lợi nhuận
2.634.855
3.365.087
3.510.232
4.379.482
(Nguồn: