Lứa tuổi mẫu giáo lớn là “giai đoạn phát cảm” về trí nhớ song trí nhớ của trẻ chưa hoàn thiện,
điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy việc nghiên cứu năng
lực trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ hình ảnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập,
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ
hình ảnh của trẻ mẫu giáo lớn và đưa ra một số biện pháp phát triển trí nhớ hình ảnh.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5044 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mẫu giáo Hoà Bình - Quận Liên chiểu - TP Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
169
TÌM HIẾU NĂNG LỰC TRÍ NHỚ HÌNH ẢNH CỦA TRẺ
MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON HÒA BÌNH – TP
ĐÀ NẴNG
A STUDY ON PRESCHOOLERS’ VISUAL MEMORY ABILITY IN HOA BINH
KINDERGARTEN IN DA NANG
NHÓM SVTH: ĐÀM THỊ QUẾ ANH-NGUYỄN TRƢỜNG GIANG
HỒ THỊ THÚY HẰNG-CAO THỊ HUYỀN-NGUYỄN THỊ HUYỀN
Lớp 05CTL. Trường Đại học sư phạm
GVHD: TS. LÊ QUANG SƠN-Th.s. NGUYỄN THỊ KIM XUÂN
Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Lứa tuổi mẫu giáo lớn là “giai đoạn phát cảm” về trí nhớ song trí nhớ của trẻ chưa hoàn thiện,
điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy việc nghiên cứu năng
lực trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ hình ảnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập,
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ
hình ảnh của trẻ mẫu giáo lớn và đưa ra một số biện pháp phát triển trí nhớ hình ảnh.
SUMMARY
Preschoolling period is a developing period of memory. However, children’s memory does not
fully develop, which causes difficulties for preschoolers to concentrate knowledge. Therefore,
the study on memory ability, especially visual memory has a very important significance to the
learning process and the process of forming and developing their personality. The study
investigates the characteristics of preschoolers’ visual memory ability and provides some
suggestions to develop visual memory.
1. Mở đầu
Trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Trí nhớ là điều kiện
không thể thiếu để tiến hành hoạt động. Không có trí nhớ con ngƣời không có nhân cách. Đặc
biệt ở tuổi mẫu giáo lớn, trí nhớ có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và
phát triển nhân cách. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trí nhớ của trẻ chƣa hoàn thiện. Trong khi đó,
vấn đề nghiên cứu về trí nhớ hình ảnh của trẻ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của
trẻ mẫu giáo lớn ở trường mẫu giáo Hoà Bình - Quận Liên chiểu - TP Đà Nẵng” để nghiên
cứu.
2. Nội dung
2.1. Cở sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Trí nhớ: Là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của con ngƣời dƣới hình
thức biểu tƣợng bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái mà con ngƣời
đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động, suy nghĩ trƣớc đây (Nguyễn Quang Uẩn).
- Trí nhớ hình ảnh: Là trí nhớ đối với một ấn tƣợng mạnh thuộc về một cơ quan cảm
giác. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh đƣợc
chia ra thành trí nhớ nhìn, trí nhớ nghe…
- Năng lực trí nhớ hình ảnh: Là hiệu suất (hiệu quả) tổng quát của trí nhớ hình ảnh
đƣợc xác định bởi một loạt các phẩm chất của nó nhƣ: Độ nhanh, độ bền, độ chính xác.
- Trẻ mẫu giáo: Là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non - tức là lứa tuổi
trƣớc khi đến trƣờng phổ thông.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
170
2.1.2. Các quan điểm tâm lý học về bản chất của trí nhớ
Trí nhớ đƣợc quan tâm nghiên cứu chẳng những trên bình diện tâm lý và sinh lý mà
còn cả trên bình diện sinh hoá, điều khiển học. Trên bình diện tâm lý, có nhiều khuynh hƣớng
và luận điểm khác nhau về trí nhớ: Thuyết liên tƣởng, tâm lý học Gestalt, lý thuyết phân tâm
học, tâm lý học hành vi, tâm lý học hoạt động.
2.1.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Bao gồm có 4 quá trình: Ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện và sự quên
2.1.4. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Phản xạ có điều kiện là cơ sở của sự ghi nhớ: sự hình thành đƣờng liên hệ thần kinh
tạm thời giữa nội dung cũ và mới. Sự củng cố, bảo vệ những đƣờng liên hệ thần kinh đã thành
lập là cơ sở của sự gìn giữ, tái hiện.
Trí nhớ là một quá trình phức tạp có sự tác động qua lại lẫn nhau ở các cấp độ tâm lý,
sinh lý thần kinh, sinh - hoá…
2.1.5. Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo
Các loại trí nhớ phát triển: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí
nhớ từ ngữ - logic…nhƣng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic.
Trí nhớ không chủ định chiếm ƣu thế, trẻ chƣa biết đặt mục đích ghi nhớ cho mình.
Trí nhớ có chủ định bắt đầu hình thành và phát triển dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn.
Trí nhớ của trẻ có tính mềm dẻo, có tính linh hoạt cao: trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy
móc.
Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc. Điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Do đó,
khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nội dung ghi nhớ.
Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào kinh nghiệm, hiểu biết thế giới xung quanh của trẻ.
Các biện pháp phát triển trí nhớ:
Sự phát triển trí nhớ của trẻ đƣợc thực hiện trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò
chơi học tập, hoạt động học tập sơ khai nhƣ làm quen với toán học và biểu tƣợng toán, làm
quen với văn học và ngôn ngữ, tìm hiểu môi trƣờng xung quanh, âm nhạc, giáo dục thể chất,
vẽ và tạo hình…
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Kết quả đo độ nhanh trí nhớ hình ảnh của trẻ mẫu giáo
- Trí nhớ tranh và từ của trẻ:
Nhớ tranh: 80% trẻ đạt mức khá giỏi, cụ thể: mức độ giỏi là 40%, mức độ khá là 40%.
Mức trung bình và yếu chỉ chiếm 20%.
Nhớ từ: 60% trẻ đạt mức độ khá giỏi. Cụ thể mức độ giỏi là 27,5%, mức độ khá là
32,5%. Mức trung bình và yếu chiếm 40%.
Ta thấy khả năng nhớ tranh của trẻ tốt hơn khả năng nhớ từ. Cụ thể, tỷ lệ trẻ đạt mức
khá giỏi về nhớ tranh cao hơn so với nhớ từ 20%.
- So sánh mức độ nhớ tranh, nhớ từ giữa trẻ nam và nữ:
Trẻ nam ghi nhớ tranh tốt hơn trẻ nữ, cụ thể: Mức độ khá, giỏi: trẻ nam chiếm 47,5 %,
trẻ nữ chiếm 32,5%. Mức độ trung bình và yếu: trẻ nam chiếm 2,5%, trẻ nữ chiếm 17,5%.
Trẻ nữ ghi nhớ từ tốt hơn trẻ nam, cụ thể: Mức độ khá, giỏi: trẻ nam chiếm 22,5%. Trẻ
nữ chiếm 37,5%. Mức độ trung bình và yếu: trẻ nam chiếm 27,5%. Trẻ nữ chiếm 12,5%.
- Trí nhớ tranh và từ của trẻ nam:
Trẻ nam nhớ tranh tốt hơn từ. Cụ thể: Mức độ khá giỏi: nhớ từ đạt 22,5%, nhớ tranh
đạt 47,5%, hơn nhớ từ 25%. Mức độ trung bình và yếu: nhớ từ đạt 27,5%, nhớ tranh đạt
22,5%.
- Nhớ tranh và từ của trẻ nữ:
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
171
Trẻ nữ nhớ từ tốt hơn nhớ tranh. Cụ thể: Mức độ khá giỏi: nhớ từ đạt 37,5%, nhớ tranh
đạt 32,5%. Mức độ trung bình và yếu: nhớ từ 12,5%, nhớ tranh 17,5%.
2.2.2. Kết quả đo độ bền của trí nhớ hình ảnh
Qua kết quả đo lại lần thứ 2 so với kết quả đo lần 1 chúng tôi thấy rằng mức độ giỏi và
khá chỉ chiếm 55% đối với trí nhớ tranh và 47.5% đối với trí nhớ từ (so với lần đo 1 là 80%
đối với trí nhớ tranh và 60% đối với trí nhớ từ), ở mức độ trung bình và yếu chiếm khá cao
45% đối với trí nhớ tranh và 52.5% đối với trí nhớ từ (so với lần đo 1 là 20.5% đối với trí nhớ
tranh và 40% đối với trí nhớ từ). Từ đó cho thấy trí nhớ tranh và từ của trẻ tuy nhanh nhƣng
không bền.
2.2.3. Kết quả đo độ chính xác của trí nhớ hình ảnh
Qua bảng số liệu thể hiện độ chính xác của trí nhớ trẻ và kết hợp so sánh với kết quả
đo lần 1, chúng tôi thấy rằng trí nhớ của trẻ nhanh nhƣng không chính xác,cụ thể: ở mức độ
giỏi và khá (đối với trí nhớ tranh) chiếm 52.5% (so với kết quả đo lần 1 là 80%), mức độ
trung bình và yếu chiếm 47.5% (so với kết quả đo lần 1 là 20.5%).
Biểu hiện của trí nhớ không chính xác của trẻ ở chỗ trẻ kể thừa, thiếu hoặc sai chi tiết
so với bức tranh đã tri giác.Ví dụ: Trong tranh không có cá nhƣng trẻ lại kể thêm cá…vào
bức tranh.
2.2.4. Nhận xét chung
Từ phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài cho phép chúng tôi nhận xét
một cách khách quan về năng lực trí nhớ của trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Hoà Bình:
Trẻ nhớ nhanh tranh vẽ vì tranh là đối tƣợng trực quan, sống động, hấp dẫn, gần gũi
với cuộc sống của trẻ, do đó gây đƣợc hứng thú và sự chú ý của trẻ.
Trẻ nhớ từ chậm hơn vì đây là đối tƣợng có tính chất trừu tƣợng và không mang tính
trực quan nhƣ tranh vẽ. Các từ lại đƣợc sắp xếp không theo một trật tự logic nào cả vì vậy trẻ
khó nhớ.
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
Trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trƣờng mẫu giáo Hoà Bình có đặc điểm nhanh
nhƣng không bền, không chính xác. Trẻ ghi nhớ tranh vẽ tốt hơn từ ngữ.
Ở trẻ mẫu giáo trí nhớ không chủ định chiếm ƣu thế. Khi không dặn hay nhắc nhở
nhiệm vụ ghi nhớ thi trẻ nhớ không chính xác và nhớ ít. Khi cô giáo đƣa ra yêu cầu ghi nhớ để
kiểm tra thì trẻ nhớ nhanh nhiều và chính xác. Do đó, trẻ bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ
định dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên
Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nội dung ghi nhớ. Qua
thực nghiệm cho thấy với tranh vẽ những động tác thể dục quen thuộc trẻ nhớ tốt hơn so với
những từ ngữ không logic.
Qua kết quả thực nghiệm ta thấy trí nhớ hình ảnh của trẻ nam và nữ có sự khác nhau.
Tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều.
3.2 Đề xuất giải pháp
Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực trí nhớ hình ảnh của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị để tăng cƣờng trí nhớ hình ảnh cho trẻ
mẫu giáo nhƣ sau:
Để giúp trẻ ghi nhớ đầy đủ và chính xác cô nuôi dạy trẻ cần gây yếu tố bất ngờ, mới lạ
trong giờ học, giờ chơi để trẻ chú ý vào điều cần nhớ.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
172
Muốn trẻ nhớ kĩ một tài liệu nào đó cần tổ chức cho trẻ hoạt động với tài liệu ấy. Ví dụ:
muốn trẻ nhớ các loại đồ dùng trong gia đình ta cho trẻ xếp chúng vào các nhóm thì trẻ sẽ nhớ
kĩ hơn, tốt hơn là chỉ để cho trẻ nhìn nó.
Cô giáo cần bồi dƣỡng cho trẻ những biện pháp ghi nhớ có chủ định đơn giản nhất. Cô
dạy cho trẻ khi ghi nhớ một tài liệu trực quan hay ngôn ngữ nào đó cần chú ý tìm hiểu tài liệu
đó suy nghĩ về tài liệu đó, ôn lại hành động và những từ đƣợc ghi nhớ.
Khi tổ chức các hoạt động chơi, hoạt động giáo dục cô cần phải giải thích để trẻ hiểu
đƣợc nội dung ghi nhớ trƣớc khi trẻ ghi nhớ, giao nhiệm vụ ghi nhớ cho trẻ. Cô dùng câu hỏi
gợi ý giúp trẻ nhớ lại nội dung bài học, trò chơi để giúp trẻ nhớ một cách có trật tự, hệ thống.
Ví dụ khi yêu cầu trẻ nhớ câu chuyện kể, cô cần hƣớng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện
đó xem trong câu chuyện có những nhân vật nào, hành động của từng nhân vật ra sao, mối
quan hệ giữa các nhân vật trong những tình huống cụ thể.
Đảm bảo nguyên tắc trực quan và sử dụng khéo léo phƣơng pháp trình bày trực quan
nhằm gây hứng thú cho trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động khác nhau để hình thành tính tích cực của
trẻ trong việc ghi nhớ.
Muốn trẻ nhớ kĩ một tài liệu nào đó cần tổ chức cho trẻ hoạt động với tài liệu ấy; cần
cho trẻ ôn tập củng cố các tài liệu, bài học thƣờng xuyên.
Khối lƣợng tài liệu, tính chất tài liệu cần quy định sao cho phù hợp với từng độ tuổi
của trẻ.
Đồ chơi, dụng cụ học tập đa dạng nhiều màu sắc.
Giọng nói của cô giàu cảm xúc, cách diễn đạt giàu hình ảnh so sánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Cẩm (1989), Sổ tay chuẩn đoán tâm lý trẻ, Trung tâm nghiên cứu trẻ em N-
T.
[2] Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[3] Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục
[4] Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học trẻ em, Nhà xuất bản Trƣờng CĐSP nhà trẻ mẫu giáo
TW1.
[5] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Nhất, Nguyễn Khắc Viện (1997), Tâm lý học trẻ em, Nhà xuất bản Trẻ.
[7] Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Nguyễn Thạc (2003), Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, Nhà
xuất bản Đại học sƣ phạm.
[9] Trần Trọng Thủy (2000), Bài tập thực hành tâm lý học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[10] Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Thị Anh Thƣ (2005), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] Đinh Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản
Giáo dục.
[12] Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học sƣ
phạm.
[13] Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội
[14] Lê Thanh Vân (2003), Sinh lý học trẻ em, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm Hà Nội
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
173
[15] Jean Piaget (1997), Tâm lý học và giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục.
[16] Tạp chí Tâm lý học
[17] WWW. Tamlyhoc.net
[18] WWW.tamlyhoc.com.vn