Đề tài Tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu cảu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991

Chủ nghĩa Mác là thế giới quan duy vật khoa học của giai cấp công nhân quốc tế và các Đảng Cộng Sản do C. Mác, Ph. Ăngghen sang lập vào những năm 40 thế kỷ XIX. Với tư cách là thế giới quan duy vật khoa học, chủ nghĩa Mác khắc hẳn về chất so với các loại hình thế giới quan khác đã tồn tại trước đó. Nó là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Chủ nghĩa Mác là khoa học về những quy luật chung nhất là sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội, về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô dịch; về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác là hệ thống chỉnh thể thống nhất hữu cơ không tách rời nhau của ba bộ phận cấu thành: triết học, kinh tế- chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc, nó phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Bước vào thập kỷ 90 thế kỷ XIX, kinh tế của các nước tư bản có những hiện tượng mới, đó là việc tích tụ, tập trung sản xuất tư bản đã thật sự đạt tới “quy mô khổng lồ”, đưa đến sự hình thành các liên hiệp tư bản độc quyền quy mô rất lớn. Các liên hiệp xí nghiệp công nghiệp đã gắn chặt với các ngân hàng tạo ra một loại tư bản mới, đó là tư bản tài chính – tập đoàn những đầu sỏ công nghiệp và ngân hàng- khống chế nền kinh tế và do đó trở thành những thế lực thống trị ở các nước tư bản; quyết định toàn bộ chính sách đối nội cũng như đối ngoại của từng nước; đẩy mạnh tranh giành thị trường trong nước và tạo ra các liên minh quốc tế để xâm chiếm thị trường bên ngoài ,phân chia nhau toàn bộ thế giới. Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia lãnh thổ thế giới đã hoàn thành, hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chiếm gần 55% diện tích đất đai và 35% dân số thế giới.

doc118 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quá trình hình thành và thành tựu cảu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từ 1917 đến 1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ CỦA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI TỪ 1917 ĐẾN 1991 Giáo Viên Hướng Dẫn : TS Nguyễn Tiến Đạt Sinh Viên Thực Hiên : Đặng Thị Kiều Mỹ Hương Mã Số Sinh Viên : 33602212 Năm 2010 - 2011 PHẦN A - LỜI MỞ ĐẦU PHẦN B - NỘI DUNG CHƯƠNG I - SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG NGA a)Sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga và việc thành lập đảng của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác là thế giới quan duy vật khoa học của giai cấp công nhân quốc tế và các Đảng Cộng Sản do C. Mác, Ph. Ăngghen sang lập vào những năm 40 thế kỷ XIX. Với tư cách là thế giới quan duy vật khoa học, chủ nghĩa Mác khắc hẳn về chất so với các loại hình thế giới quan khác đã tồn tại trước đó. Nó là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Chủ nghĩa Mác là khoa học về những quy luật chung nhất là sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội, về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô dịch; về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác là hệ thống chỉnh thể thống nhất hữu cơ không tách rời nhau của ba bộ phận cấu thành: triết học, kinh tế- chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc, nó phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Bước vào thập kỷ 90 thế kỷ XIX, kinh tế của các nước tư bản có những hiện tượng mới, đó là việc tích tụ, tập trung sản xuất tư bản đã thật sự đạt tới “quy mô khổng lồ”, đưa đến sự hình thành các liên hiệp tư bản độc quyền quy mô rất lớn. Các liên hiệp xí nghiệp công nghiệp đã gắn chặt với các ngân hàng tạo ra một loại tư bản mới, đó là tư bản tài chính – tập đoàn những đầu sỏ công nghiệp và ngân hàng- khống chế nền kinh tế và do đó trở thành những thế lực thống trị ở các nước tư bản; quyết định toàn bộ chính sách đối nội cũng như đối ngoại của từng nước; đẩy mạnh tranh giành thị trường trong nước và tạo ra các liên minh quốc tế để xâm chiếm thị trường bên ngoài ,phân chia nhau toàn bộ thế giới. Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia lãnh thổ thế giới đã hoàn thành, hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chiếm gần 55% diện tích đất đai và 35% dân số thế giới. Sự xác lập chủ nghĩa đế quốc làm cho tấc cả các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực kỳ gay gắt. Từ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã biểu hiện thành mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Về chính trị, giai cấp tư sản lúc này đã phản động trên tất cả các mặt, tăng cường thủ đoạn chia rẽ giai cấp công nhân để phá hoại phong trào công nhân. Hơn thế, ở khắp mọi nơi, giai cấp tư sản tìm cách câu kết với địa chủ làm cho ách áp bức đối với quần chúng lao động càng nặng nề hơn. Trong khi đó, giai cấp vô sản cùng với sự gia tăng đông đảo về số lượng, qua thực tiễn đấu tranh đã ngày càng trưởng thành về ý thức giai cấp, từng bước tiếp thu được chủ nghĩa Mác, dẫn đến sự thành lập chình đảng ở nhiều nơi. Giai cấp vô sản đang thực sự trở thành giai cấp cách mạng nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng. Trong bối cảnh trên, phong trào công nhân Nga cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, nước Nga đang trở thành trung tâm cách mạng thế giới. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. Quả vậy, sau khi chế độ nông nô bị thủ tiêu (1861), chủ nghĩa tư bản công nghiệp ở Nga lại phát triển khá nhanh. Thế nhưng, chủ nghĩa tư bản Nga lại cấu kết với Nga hoàng ra sức bóc lột nhân dân lao động. Người dân Nga không có một chút quyền lợi chính trị gì. Bốn phần năm dân số là những người mù chữ. Nước Nga khi ấy còn được mệnh danh là nhà tù của các dân tộc: các dân tộc thiểu số bị khinh miệt, văn hóa của họ bị hủy hoại. Nga hoàng còn cấm các dân tộc thiểu số dạy học, xuất bản sách báo rằng tiếng mẹ đẻ; sử dụng chính sách “dị chủng’’. Xúi giục dân tộc này chống lại dân tộc khác, tổ chức những cuộc tàn sát người Do Thái. Nước Nga là nơi tập trung các mâu thuẫn cơ bản của thế giới: mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, mâu thuẫn giữa thuộc địa và đế quốc, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Ngoài ra, nước Nga còn chứa đựng mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ. Chủ nghĩa tư bản ở Nga đã kết hợp với mọi tàn tích của chế độ nông nô bóc lột tàn nhẫn người lao động, xâm nhập vào nông thôn, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển nhưng làm cho nông thôn bị phân hóa thành phú nông, trung nông, bần công, cố nông. Hằng năm, có từ 5 đến 6 triệu nông dân phải rời bỏ nông thôn lang thang vào thành thị kiếm sống. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga gây nên những thay đổi căn bản về thành phần giai cấp- xã hội. Trước kia, dưới chế độ nông nô vốn hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản công nghiệp vừa mới ra đời nhưng đã tăng lên rất nhanh về số lượng. Từ năm 1865 đến năm 1890, số công nhân ở Nga đã tăng từ 706 nghìn đến 1.433 triệu người. Đó là giai cấp vô sản công nghiệp hiện đại, hoàn toàn khác hẳn công nhân trong các xưởng và các nghành tiểu thủ công. Từ những năm 70 và nhất là từ những năm 80 thế kỷ XIX, giai cấp công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh, đấu tranh chống bọn tư bản. Những tổ chức công nhân xuất hiện. Năm 1875, ở Ôđetxa, Hội Liên Hiệp công nhân miền Nam nước Nga thành lập; năm 1878, ở Pêtécbua, Hội Công nhân miền Bắc nước Nga ra đời. Đây là những tổ chức đầu tiên của giai cấp vô sản Nga. Điều quan trọng khác khiến cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga ngày càng được đẩy mạnh, đó là sự xuất hiện những nhà cách mạng trưởng thành trong đấu tranh, tiếp cận với học thuyết của chủ nghĩa Mác, coi đây là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống áp bức của giai cấp tư sản và chế độ chuyên chế. Trong số đó, không ít người đã kiên quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa dân túy cũng như với những ảo tưởng xã hội khác. Chẳng hạn như Plekhanốp trước kia cũng ở trong phái dân túy- phái thù địch với chủ nghĩa Mác- nhưng khi ra nước và tiếp xúc với chủ nghĩa Mác- nhưng khi ra nước ngoài và tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, ông đã đoạn tuyệt với phái dân túy và trở thành một nhà tuyên truyền xuất sắc cho chủ nghĩa Mác. Năm 1883, Plekhainốp đã tổ chức nhóm Macxit đầu tiên lấy tên là Nhóm giải phóng lao động. Nhóm này đã dịch và in nhiều tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen ra tiếng Nga, như Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản; Lao động làm thuê và tư bản; Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, rồi bí mật chuyển vào nước Nga. Chính Plekhanốp và những hội viên khác trong nhóm đã viết nhiều bài giải thích học thuyết của Mác, giải thích tư tưởng chủ nghĩa cộng sản khoa học. Plekhanốp bênh vực học thuyết của chủ nghĩa Mác và cho rằng học thuyết ấy hoàn toàn có thể áp dụng vào nước Nga. Tuy nhiên, Pekhanốp và Nhóm giải phóng lao động cũng có những sai lầm do không thấy được vai trò của giai cấp nông dân và đây cũng chính là mần mống của những quan điểm Mensêvích của Plêkhanốp sau này. Mặc khác, Nhóm giải phóng lao động và các tổ chức Mácxit lúc ấy đều chưa liên hệ với phong trào công nhân. Giai cấp vô sản Nga phát triển và giác ngộ sớm, sống rất tập trung, lại ra đời khi chủ nghĩa Mác đã chiến thắng các trào lưu xã hội chủ nghĩa khác, nên mặc dầu có chụi ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy, nhưng giai cấp vô sản Nga vẫn sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Cho nên, ngay từ năm 1902, Lênin đã tin một cách chắc chắn thế lực phản động Châu Âu, Châu Á, và sẽ trở thành “đội tiên phong của giai cấp vô sản cách mạng quốc tế”. V.I. Lênnin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1975, t.6, tr.35. Với một niềm tin như vậy, Lênnin đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là người bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống mọi trào lưu cơ hội chủ nghĩa; và truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga, đồng thời phát triển chủ nghĩa Mác trong những điều kiện lịch sử mới. Năm 1888, Lênnin bắt đầu nghiên cứu bộ Tư bản và gia nhập các tổ chức Macxit ở Canda, Xamara. Từ năm 1889, Len6nin tiếp tục nghiên cứu những tác phẩm khác của Mác, Ăngghen, đồng thời đã vận dụng phương pháp luận nghiên cứu các hiện tượng xã hội của Mác vào thực tế nước Nga. Năm 1893, Lênnin viết tác phẩm Những đổi mới về kinh tế trong đời sống nông dân, trong đó khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa Mác: những hy vọng và tiến bộ xã hội phải gắn bó với giai cấp công nhân hiện đại. Lênnin tuyên truyền chủ nghĩa Mác cho những thanh niên có tinh thần cách mạng ở Xamara, Pêtécbua. Tại Pêtécbua, Lênnin đặt ra nhiệm vụ mở rộng phạm vi tuyên truyển chủ nghĩa Mác và đánh tan chủ nghĩa dân túy về tư tưởng. Năm 1894, Lênin viết tác phẩm “ Những người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao? Và trực tiếp giảng những nguyên lý Macxit cho những công nhân tiên tiến ở Pêtécbua thành Hội Liên Hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Lênnin đề ra cho Hội nhiệm vụ phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân có tính chất quần chúng và phải lãnh đạo phong trào về mặt chính trị. Từ tuyên truyền chủ nghĩa Mác cho một số công nhân tiên tiến tập hợp trong các tổ tuyên truyền, Lênni đề nghị. Hội chuyển sang công tác cổ động chính trị hằng ngày trong đông đảo giai cấp công nhân. Lênnin đã viết một loạt sách, như: Về công tác cổ động, Giải thích tiền phạt công nhân phải nộp ở nhà máy…Đó là những cuốn sách giáo dục cho công nhân thấy rằng, không chỉ đấu tranh kinh tế mà còn phải đấu tranh chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân gắn cuộc đấu tranh của công nhân đòi thực hiện những yêu sách về kinh tế với cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ Nga hoàng. Lần đầu tiên ở Nga, Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cáp công nhân ở Pêtecbua bắt thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Hội đã thúc đẩy việc thành lập một loạt tổ chức công nhân ở các tỉnh và các miền trong nước Nga. Tổ chức của Hội là mần móng trọng yếu đầu tiên của một chính đảng cách mạng dựa vào phong trào công nhân. Ngay từ những ngày đầu tiên hoạt động cách mạng, Lênin đã đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác, lập trường của giai cấp vô sản cách mạng. Lênin thấy rõ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản Nga, người lãnh đạo toàn thể nhân dân Nga hoàng là người đi tiên phong trong phong trào công nhân quốc tế. Người chỉ rõ, muốn thực hiện được vai trò lịch sử đó, giai cấp vô sản Nga phải thành lập được chính đảng cách mạng của mình. Trong quá trình tiến tới thành lập một chính đảng mácxit, Lênin đã đấu tranh chống các loại chủ nghĩa cơ hội ở Nga, tiêu biểu là phái dân túy- một phong trào xã hội chủ nghĩa không tưởng tiểu tư sản ở Nga, chủ trưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn; phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga; phủ nhận vai trò cách mạng và vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; đưa ra những chương trình cải cách nhỏ không hề đụng chạm đến kinh tế phú nông; coi mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn chỉ là một “tật xấu” tầm thường có thể dễ dàng khắc phục. Thực chất đó là thái độ thỏa hiệp với Nga hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng, hy vọng vào Chính phủ Nga hoàng đứng lên trên giai cấp có khả năng giúp đỡ nhân dân cải thiện đời sống của họ. Bởi vậy, muốn kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân, muốn thành lập chính đảng mácxit cách mạng ở Nga, nhất thiết phải đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy. Điều này đã được Plêkhanốp và Nhóm giải phóng lao động thực hiện, nhưng chỉ đến Lênin và những cuộc đấu tranh của Người mới đẩy lùi được chủ nghĩa dân túy. Các tác phậm của Lênin: Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao? Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga và bài Gửi nông dân nghèo đã vạch trần tính chất ảo tưởng của chủ nghĩa dân túy, đồng thời nêu lên những nguyên lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga và liên minh công nông. Cùng với phái dân túy. “phái mácxit hợp pháp” là nhóm tri thức tư sản tự do, núp dưới chiêu bài chủ nghĩa Mác, phê phán chủ nghĩa dân túy là kể bảo vệ nền sản xuất nhỏ, nhưng lại tán dương chủ nghĩa tư bản, tìm cách làm cho chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân thích nghi với chủ nghĩa tư bản. Lênin tạm thời bắt tay với phái này để cùng chống phái dân túy, nhưng về nguyên tắc vẫn kịch liệt phê phán “ phái mácxit” là cắn xén chủ nghĩa Mác, mưu toan làm cho chủ nghĩa Mác thích nghi với chủ nghĩa tư bản, là xét lại chủ nghĩa Mác. Lênin gọi phái dân túy là kẻ thù công khai và “phái mácxit hợp pháp” là kẻ thù giấu mặt của phong trào cách mạng Nga. “Phái kinh tế” là trào lưu cơ hội trong phong trào công nhân Nga, là mối nguy cơ đặc biệt đối với cách mạng Nga, tuyên bố công khai đấu tranh cho địa vị và quyền lợi kinh tế, chống chế độ tư bản trên cơ sở những lợi ích hằng ngày, và bãi công là hình thức đấu tranh duy nhất của giai cấp công nhân, còn đấu tranh chính trị là công việc của giai cấp tư sản tự do. Thực chất quan điểm đó là sự phủ nhận việc phải có chính đẳng độc lập của giai cấp vô sản, phủ nhận việc có chính đẳng độc lập của giai cấp vô sản và biến thành giai cấp vô sản thành vật phụ thuộc về chính trị của giai cấp vô tự do. “phái kinh tế” ở Nga là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế II từ sau khi Ăngghen mất. Trong cuộc đấu tranh với các đảng phái dân túy, mácxit hợp pháp, kinh tế, Lênin chỉ rõ, tất cả các phái này về lý luận đều phủ nhận đấu tranh giai cấp, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, phủ nhận cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản; về chính trị, đều hạ thấp đấu tranh chính trị, đề cao đấu tranh kinh tế, chỉ thấy lợi ích trước mắt không thấy lợi ích lâu dài, phủ nhận cách mạng bạo lực đề cao đấu tranh “hợp pháp”, “hòa bình”; về tổ chức, đều sung bái tính tự phát, tính tản mạn tiểu tư sản, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ. Do đó, cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Lênin ở Nga lúc bấy giờ cũng chính là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đang diễn ra trong Quốc tế II nhằm bảo vệ và truyền bá chủ nghĩa Mác. b. Sự thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Nga Trong quá trình tuyên truyền chủ nghĩa Mác và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở nước Nga cũng như trong Quốc tế II, Lênin luôn hướng tới việc thành lập một chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Ngay tư năm 1894, trong tác phầm những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao? Lênin đã đặt ra cho những người xã hội chủ nghĩa nhiệm vụ phải giúp đỡ công nhân tạo ra một tổ chức mang tính quốc tế chất là một lực lượng chính trị. Với vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân Pêtécbua do Lênin sáng lập, sau một thời gian chuẩn bị, nhân dân chủ- xã hội Nga được tổ chức (Đại hội I). Bản Tuyên ngôn được Đại hội I thông qua đã tuyên bố đấu tranh nhằm lật độ chế độ chuyên chế, giành tự do chính trị là điều kiện cơ bản để giai cấp công nhân đấu tranh thắng lợi “nhằm cải thiện từng phần và giải phóng hoàn toàn” là bước đầu để “thực hiện sứ mệnh lịch sử vĩ đại của gia cấp vô sản, tức là xây dựng một chế độ xã hội không có người bóc lột người” Phong trào công nhân quốc tế- Những vấn đề lịch sử và lý luận. NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr, 432. . Tuy nhiên, do những bất đổng nội bộ sâu sắc, Đại hội I đã thông qua cương lĩnh, còn các nghị quyết về vấn đề tổ chức thì có tính chất chung chung và không đáp ứng được nhu cầu cấp bách là làm cho toàn bộ hoạt động của địa phương phục vụ những nhiệm vụ trung tâm của phong trào công nhân và phong trào dân chủ - xã hội nói chung. Sau Đại hội, những người dân chủ- xã hội Nga đã biến thành một “nhóm ô hợp” của tổ chức đảng địa Phuong, vì họ chưa có điều lệ, cương lĩnh và không có sự lãnh đạo từ một trung tâm. Trong Đảng Cộng nhân dân chủ- xã hội Nga, khuynh hướng của “phái kinh tế” và chủ nghĩa cơ hội Bécxtanh chiếm ưu thế, nó đã đưa công nhân Nga đến những cuộc đấu tranh rời rạc và yếu ớt. Cuối năm 1899, trong lúc bị đi đày, nhưng Lênin đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh đấu tranh nhằm biến Đảng Công nhân dân chủ- xã hội Nga thành một đảng chiến đấu của giai cấp vô sản hoạt động dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Lênin nhấn mạnh rằng, nếu không cải tiến tổ chức thì phong trào công nhân Nga không thể tiến lên được. Điểm trung tâm của công tác cải tiến tổ chức là phải xây dựng một cơ quan ngôn luận của Đàng, có sự liên hệ điều đặn với các địa phương để khắc phục cách làm việc “thủ công” và “ phân tán” của Đảng. Nhưng chỉ có cơ quan ngôn luận do các nhà mácxit về mặt tư tưởng, mà còn phải có cương lĩnh của những người công nhân dân chủ- xã hội Nga. Vì thế, Lênin đã viết bài Dự thảo cương lĩnh của Đảng, nhằm khôi phục sự thống nhất thực sự trong Đảng, xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị và những yêu sách cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Củng với việc Dự thảo cương lĩnh của Đảng, Lênin còn viết một tác phẩm phê phán chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa Becxtanh, và hướng dẫn phong trào công nhân đi đến con đường đấu tranh chính trị. Cuối tháng Giêng năm 1900, vừa ra khỏi nhà tù, Lênin liền bắt tay vào việc tổ chức một tờ báo mang tên là Tia lửa đặt ở Muynkhen (Đức). Thông qua báo Tia lửa, Lênin đã kiên trì tuyên truyền cương lĩnh của Đảng và giáo dục công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội để tạo ra một sự thống nhất tư tưởng vững chắc trong những người dân chủ- xã hội Nga. Trong ba năm hoạt động, báo Tia lửa đã giải đáp những vấn đề nóng hổi của đời sống chính trị- xã hội, hưởng ứng những sự kiện liên quan đến lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và những người lao động Nga. Tiếng vang lớn nhất của báo Tia lửa là đã giới thiệu tác phẩm Làm gì? Của Lênin. Chính tác phẩm Làm gì? Là người dẫn đường trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao động Nga, nhanh chóng đoàn kết Đảng Công nhân dân chủ- xã hội Nga trên lập trường chủ nghĩa Mác. Những nguyên lý về xây dựng Đảng đã được Lênin nêu ra trong tác phẩm này, đặc biệt là về phương diện tư tưởng và tổ chức, khi đấu tranh chống “phái kinh tế”, Lênin cho rằng: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” V.I.Lênin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, Matcơva, 1975, t.6, tr.32. . Những nguyên lý này được Lênin rút ra từ sự phân tích sâu sắc phong trào dân chủ- xã hội Nga cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm trong phong trào công nhân quốc tế. Chỉ có nắm vững những nguyên lý đó, kiên trì giữ vững hệ tư tưởng của giai cấp vô sản thì đảng mácxit ở Nga mới có được cương lĩnh và những khẩu hiệu đấu tranh thực tế. Nếu không làm vậy, đảng sẽ đi theo phong trào công nhân tự phát mà “ mọi sự sung bái tính tự phát của phong trào công nhân, mọi việc coi nhẹ vai trò của “yếu tố tự giác”, coi nhẹ vai trò của Đảng dân chủ- xã hội, thì đều có nghĩa-dù người ta muốn hay không muốn- là tăng cường ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản đối với công nhân”. Tác phẩm Làm gì? Còn nêu ra nguyên tắc chủ đạo của đảng vô sản kiểu mới là tập trung dân chủ. Nguyên tác đó chỉ rõ, Đảng không thể hoạt động được nếu không có sự lãnh đạo vững vàng, đầy năng lực chiến đấu và sự phối hợp hành động chặt chẽ của tất cả các bộ phận phối hợp thành của Đảng. Chính nhờ tác phẩm Làm gì? Và kế hoạch của Lênin về việc thành lập một đảng kiểu mới do Lênin nêu ra ở báo Tia Lửa mà hầu hết các đảng bộ từ Mátxcơva, Ôriôn đến Pêtécbua đã đoàn kết xung quanh ban biên tập báo Tia Lửa và sẵn sang đi tới xây dựng chính đảng cách mạng. Sau hơn ba năm chuẩn bị, tháng 7-1903, Đại hội II của Đảng Công nhân dân chủ- xã hội Nga đã họp tại Brúcxen để thành lập đảng vô sản. Đại hội II đã thông qua Cương lĩnh, Điều lệ và bầu ra các cơ quan Trung ương của Đảng. Đại hội II của Đảng Nhân dân chủ- xã hội Nga đã hoàn thành quá trình thống nhất của các tổ chức mácxit cách mạng và lập nên đảng của giai cấp công nhân Nga trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và chính trị, tư tưởng do Lênin vạch ra. Đó là một đảng có nhiệm vụ giải đáp những vấn đề chưa bao giời được đặt ra cho bất cứ đảng xã hội nào trên thế giới. Đại h
Luận văn liên quan